Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

Tiết 1: Kĩ thuật

Tiết 7: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2)

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- HS biết cách khâu thường, đường khâu ít bị dúm. - Biết khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường

 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

 - Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường, các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận, thực hành khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.

3. NL, PC:

- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.

II. Chuẩn bị:

- GV: Mẫu khâu ghép hai mép vải . Bộ đồ dùng khâu, thêu

- HS: Bộ đồ dùng khâu, thêu

 

doc 8 trang xuanhoa 09/08/2022 1930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn:27/10/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29/10/2018
Tiết 1: Kĩ thuật 
Tiết 7: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết cách khâu thường, đường khâu ít bị dúm.
- Biết khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường, các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận, thực hành khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
3. NL, PC: 
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu khâu ghép hai mép vải ... Bộ đồ dùng khâu, thêu
- HS: Bộ đồ dùng khâu, thêu
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 1 HS trả lời.
1. Hoạt động 1: Học sinh thực hành
- 2 HS nhắc lại.
+ Vạch đường khâu
+ Khâu lược
+ Thực hành khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường
- Để đồ dùng lên bàn.
- Thực hành theo cặp.
- Ghi tên vào sản phẩm.
2. Hoạt động 2: đánh giá kết quả học tập của HS
- Nhận xét sản phẩm của bạn.
- Vệ sinh nơi thực hành.
* HS nêu.
- Lắng nghe.
* Nêu quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
- Nhận xét
*G/T bài: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Tổ chức thực hành theo cặp.
- Chỉ định 1/3 số sản phẩm của HS để trưng bày.
- Gọi HS nhận xét sản phẩm của bạn.
* PA2: Thực hiện đúng quy trình chưa? Các mũi khâu ntn? Vải có bị dúm không?
- Nhận xét 
* Nêu quy trình thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
- Chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 2: Kĩ thuật
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết khâu thường.
- Biết khâu đột thưa.
Tiết 8: KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dài
- Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dời.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, tự nhận thức.
* PTTNTT: Cẩn thận khi sử dụng đồ vật sắc nhọn
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu khâu đột thưa. Bộ đồ dùng khâu thêu
 - HS: Bộ đồ dùng khung thêu
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- 1 HS trả lời
+ Vạch đường khâu
+ Khâu lược
+ Thực hành khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường
1.Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- Quan sát mẫu, hình 1.
- Giống nhau.
- 2 HS đọc: Khâu đột thưa là cách khâu từng mũi một để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên mũi khâu một phần ba mũi khâu trước liền kề. 
- Quan sát hình 2, 3, 4 SGK nêu:
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- HS quan sát hình 2, 3, 4 SGK:
- Nêu các bước thực hiện khâu đột 
- 2 HS thao tác.
- 2 HS đọc: Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và được thực hiện theo quy tắc lùi một mũi, tiến ba mũi trên đường dấu. 
- Quan sát.
- HS thực hành.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
* Nêu qui trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
- Nhận xét khen ngợi
* Giới thiệu bài:
- Hướng dẫn HS quan sát mặt phải, mặt trái mẫu khâu và hình 1 SGK nhận xét đặc điểm đường khâu
- So sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường ở mặt phải đường khâu?
- Nhận xét; kết luận 
- Mục 1 phần ghi nhớ: SGK
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4 SGK:
- Nêu các bước thực hiện khâu đột thưa?
- Vạch dấu, khâu đột thưa.
- Gọi HS thao tác.
- Mục 2 phần ghi nhớ: SGK.
- Thao tác nhanh lần 2.
- Tổ chức cho HS tập trên giấy ô li.
* PA2: HS thực hành trên giấy.
* PTTNTT: Nhắc HS cẩn thận khi sử dụng đồ vật sắc nhọn
* Nêu quy trình khâu đột thưa?
- Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
Tiết 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết khi bị bệnh thì phải uống thuốc.
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh và phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với cha mẹ, người lớn khi mình cảm thấy khó chịu, không bình thường
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, trình bày cho HS.
3. NL, PC: 
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
* GDKNS: 
- Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết 1 số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, phiếu ghi các tình huống
- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 HS
- Nhận xét
1. Hoạt động 1: Quan sát hình trong sgk và kể chuyện theo tranh
- HS nhận nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm
- 1 số HS
2. Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh
- 1 số HS nêu
- Em nói với bố mẹ hoặc người lớn để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị
- HS nghe
- 3 HS
3. Hoạt động 3: Trò chơi "Mẹ ơi con bị ốm"
- HS nhận nhiệm vụ thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Nhóm 1: 
HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm.
HS 2: Con thấy trong người thế nào?
HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm.
HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống.
+ Nhóm 2: Bắc nói: con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao hả mẹ.
+ Nhóm 3: Mẹ ơi con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẽ răng mẹ ạ.
+ Nhóm 4: Linh sẽ sang nhờ bác hàng xóm mua thuốc và nói với bác linh cảm thấy khó thở, ho nhiều và khi ho có đờm.
+ Nhóm 5: Gọi điện cho bố mẹ và nói là em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc (Sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi).
- 2 HS
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá
- GV giới thiệu bài mới - ghi đầu bài
- GV giao n/vụ cho các nhóm: Thực hiện theo y/c ở mục quan sát và thực hành 
- Các nhóm làm việc
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Em đã từng bị mắc bệnh gì? Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người ntn? - Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao làm như vậy? Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy dễ chịu thoải mái, khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết sgk 
- GV nêu tên trò chơi. - GV phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm y/c các nhóm đóng vai các nhân vật theo tình huống, hội ý lời thoại và diễn xuất 
+ Nhóm 1 - TH 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
+ Nhóm 2 - TH 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau, Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ?
+ Nhóm 3 - TH 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt.
+ Nhóm 4 - TH 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì?
+ Nhóm 5 - TH 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì? 
- Gọi các nhóm trình bày. Nhận xét khen ngợi. 
- Khi bị bệnh em cần làm gì?
- Học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/10/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 30/10/2018
Tiết 1: Khoa học
Bài 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH.
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành trong bài 
- Biết được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. 
- Biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh và chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
I. Mục tiêu:
1. KT- KN: Nhận biết người bị bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh; Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
2. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, tự khám phá và tìm kiến thức mới.
3. Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực, đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ (T34 - 35) SGK.
- Một nắm gạo 1 ít muối, 1cái bát ăn cơm, 1 gói ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch chia.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học.
2. HĐ 2: 
a. Chế độ ăn uống khi bị bệnh
- HS tiến hành hoạt động nhóm
- QS, thảo luận, đại diện trình bày.
- Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. 
- Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn thức ăn loãng.
- Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn nhiều bữa 
- HS trả lời 
- Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK
b. Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy
- Các nhóm báo cáo
- Tiến hành thảo luận
- Đại diện 2 nhóm thi
c. Trò chơi: Em tập làm bác sĩ
- Nhận phiếu, thảo luận, đóng vai
- Đại diện 2 nhóm sắm vai
- HS nêu
- Lắng nghe.
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học để lên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to-nhẩm-thầm
- GV YCHS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 SGK .
- Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
- Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng?
- Đối với ngời ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
- Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
- Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- Gọi các nhóm trình bày, GV tổng hợp ý kiến
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- GV các nhóm báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của nhóm.
- Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ SGK trang 35 và thực hành làm theo hướng dẫn nấu cháo muối (không nấu cháo ở lớp); pha dung dịch ô-rê-dôn
- Gọi 2 nhóm lên thi
- Nhận xét, kết luận
- YCTL nhóm, phát phiếu ghi tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết, tập diễn và diễn trong nhóm
- Gọi các nhóm thi diễn
- Nhận xét, tuyên dương
è Khi bị bệnh cần ăn uống như thế nào?
+ Nhận xét giờ học.
+ Về thực hành nội dung bài học và chuẩn bị giờ sau. 
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành trong bài 
- Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày.
I. Mục tiêu: 
1. KT – KN: HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của (Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của)
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước, trong cuộc sống hàng ngày.
* Nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện tiết kiệm tiền của.
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi việc làm lãng phí tiền của.
* KNS: Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm tiền của bản thân.
2. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, tự khám phá và tìm kiến thức mới.
3. Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực, đoàn kết, yêu thương bạn.
II. Chuẩn bị:
- SGK đạo đức 4. Đồ dùng để chơi đóng vai. Đồ dùng học tập đầy đủ
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học.
2. HĐ 2: Em đã tiết kiệm chưa?
- 1 HS đọc bài tập
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời và lên đánh dấu x trước câu chọn 
+ a, b, g, h, k là những việc làm tiết kiệm tiền của.
+ c, d, đ, e , i là những việc làm lãng phí tiền của.
- Lắng nghe
3. HĐ 3: Xử lí tình huống
* 1 HS đọc bài tập 5
- Lắng nghe, thực hiện
- Lần lượt từng nhóm lên thể hiện
a) Tuấn không xé vở và khuyên bằng chơi trò chơi khác
b) Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có, như thế mới là bé ngoan
c) Cường nói: Giấy trắng còn nhiều quá sao bạn lại bỏ mà dùng tập mới? Bạn làm như vậy là lãng phí tiền của. Nếu tập còn sử dụng được thì bạn hãy dùng tiếp như vậy là bạn tiết kiệm tiền của.
- HS nhận xét 
- Chúng ta cần sử dụng tiền của đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí và biết giữ gìn các đồ dùng của mình cũng như của người khác.
- Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
4. HĐ 4: Liên hệ thực tế.
- Giữ gìn đồ chơi cẩn thận để được chơi lâu, không bỏ trống tập vở, không xé vở làm đồ chơi,...
- HS lần lượt kể trước lớp.
- HS trả lời theo sự suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe
- 1HS đọc to trước lớp
- Lắng nghe, thực hiện
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học để lên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to-nhẩm-thầm.
- GV nhấn mạnh một số yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài tập 4 SGK/13
- Y/c HS thảo luận nhóm để lựa chọn những việc làm nào là tiết kiệm tiền của.
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Treo bảng phụ (viết sẵn bài tập) gọi đại diện nhóm đã trả lời lên đánh dấu x vào trước việc làm tiết kiệm tiền của.
= >Kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, các em cần phải thực hiện những việc làm tiết kiệm tiền của để vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- Gọi HS đọc bài tập 5 SGK/13
- Các em hãy thảo luận nhóm, chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí 
- Gọi lần lượt từng nhóm lên đóng vai thể hiện trước lớp.
- Gọi các nhóm khác nhận xét cách giải quyết của nhóm bạn.
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? Hãy kể một số việc làm mà em cho rằng gia đình em tiết kiệm?
- Hãy kể một số việc làm mà gia đình em không tiết kiệm tiền của và em sẽ nói với gia đình như thế nào để mọi người tiết kiệm tiền của?
=>Kết luận: 
è Gọi hs đọc lại ghi nhớ SGK/12
- Nhận xét tiết học
- Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của. CB bài sau: Tiết kiệm thời giờ
Điều chỉnh bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.doc