Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 11 - Bài: Ông Trạng thả diều

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 11 - Bài: Ông Trạng thả diều

Ông Trạng thả diều.

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

2. Kĩ năng :

- HS đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: BGĐT

2. Học sinh:

- SGK, vở viết

 

docx 9 trang xuanhoa 10/08/2022 1650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tuần 11 - Bài: Ông Trạng thả diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Ông Trạng thả diều.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
2. Kĩ năng :
HS đọc lưu loát toàn bài. 
Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Thái độ:
Giáo dục HS học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền. 
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: BGĐT
2. Học sinh:
- SGK, vở viết
III/ Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Khởi động:
Vì tuần trước là tuần ôn tập nên cô không kiểm tra bài cũ. Chúng ta sẽ cùng vào bài học hôm nay nhé.
- Chúng ta đã học 3 chủ điểm : Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ. Ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ sang 1 chủ điểm mới, vậy cô đố các con biết chủ điểm mới hôm nay chúng ta học có tên là gì?
- GV chiếu tranh chủ điểm: Hãy mô tả những gì con nhìn thấy trong bức tranh?
GV giới thiệu: Đúng rồi đấy các con ạ! Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu với các con những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Và để mở đầu cho chủ đề ngày hôm nay, chúng ta sẽ vào bài đầu tiên. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu tranh minh họa và hỏi: Hãy quan sát bức tranh trên màn hình và cho biết tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài: Câu chuyện “Ông trạng thả diều” hôm nay sẽ nói về ý chí của cậu bé đã từng đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài trong bức tranh trên. Vậy cậu bé đó là ai, cô và các con cùng vào bài Tập đọc hôm nay nhé (GV chiếu đầu bài)
- Trong bài học này, cô và các con sẽ trải qua 3 phần: + Luyện đọc + Tìm hiểu bài + Luyện đọc diễn cảm 
- Để biết được bài văn này đọc như thế nào. Cô trò mình cùng tìm hiểu qua phần luyện đọccủabàinhé!
2. Giảng bài:
a. Luyện đọc
Luyện đọc nối tiếp lần 1:
- Cô mời 1 bạn đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi và xác định bài Tập đọc có mấy đoạn?, dùng bút chì gạch chân từ ngữ khó đọc, câu văn dài.(Linh Nhi)
- Các con vừa được nghe bạn đọc, vậy theo các con bài này có thể chia làm mấy đoạn?
- Cô mời . nhận xét cách chia đoạn bạn nào?
- Có bạn nào có ý kiến khác không?
-Cô cũng đồng ý với cách chia đoạn của các con đấy. Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
Đoạn 1: Vào đời vua – làm diều để chơi
Đoạn 2: Lên sáu tuổi – chơi diều
Đoạn 3: Sau vì nhà nghèo quá – học trò của thầy
Đoạn 4: Thế rồi- nước Nam ta
- Cô mời 4 bạn đọc nối tiếp đoạn lần 1, các bạn khác chú ý đọc thầm, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ khó đọc.
- Qua phần luyện đọc đoạn vừa rồi , các con thấy có những từ ngữ nào khó đọc, chúng mình cùng ghi nhanh vào ô chat nhé.
Cô thấy rất nhiều bạn phát hiện đúng các từ khó đọc. Vậy hãy cùng nhìn lên màn hình xem những từ khó đọc cô đưa ra có giống với các con không nào: trang sách, lưng trâu, mảnh gạch vỡ, vi vút
Cả lớp nghe cô đọc mẫu các từ
-Cô mời một số bạn đọc lại toàn bộ từ khó này nhé.
-GV nhận xét
Chuyển: Qua lần đọc đầu tiên cô thấy các con đã đọc đúng được một số từ khó rồi. Trong bài còn một số từ mới và một số câu dài cần ngắt nghỉ cho đúng . Cô cùng các con đọc nối tiếp đoạn lần 2
Luyện đọc nối tiếp lần 2:
- Đọc đoạn 1: cô mời 
- GV gọi HS nhận xét.
-Các con ạ, cô thấy trong đoạn 1 của bài có từ “diều” được nhắc tới. Các con đã bao giờ chơi thả diều chưa? À, đây là trò chơi dân gian hấp dẫn với mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em vùng nông thôn Việt Nam. Các con cùng quan sát 1 số hình ảnh về con diều. Diều được làm từ nhiều chất liệu, có màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Trước kia diều được làm bằng tre, gỗ, hoặc giấy. Ngày nay chúng ta thấy những con diều thường được làm bằng luạ, nilon với kiểu dáng rất bắt mắt đúng không nào.
- Tiếp theo, cô mời 1 bạn đọc tiếp Đ2. Cô mời: ..
- Nhận xét bạn đọc.
- Ở lượt đọc thứ 2 bạn nào giỏi đã phát hiện câu văn dài cần ngắt nghỉ nào?.....cô mời bạn khác nxet. Rất tốt, cô cũng đồng ý với ý kiến của các con.
- Theo con câu văn này cần ngắt hơi ở chỗ nào?
Thầy phải kinh ngạc/ vì chú học đến đâu/ hiểu ngay đến đó/ và có trí nhớ lạ thường.
- Cô mời con đọc lại cho cả lớp nghe nào?
- Cô mời bạn đọc đoạn 3:
- Ở đoạn 3 cần chú ý ngắt hơi ở câu dài sau, các con cùng nghe cô đọc, phát hiện xem cô ngắt hơi ở chỗ nào?
Đã học thì cũng phải đèn sách như ai/ nhưng sách của chú là lưng trâu, 
nền cát, bút là ngón tay/ hay mảnh gạch vỡ, còn đèn / là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.
- Bạn nào đã phát hiện ra cách ngắt nghỉ của câu văn này?
- Cô mời 1 bạn đọc lại câu văn này ?
- Cô mời bạn .. đọc Đ4 cho cô nào?
Chuyển: Các con vừa luyện đọc các từ phát âm khó và luyện đọc câu tương đối tốt rồi, bây giờ chia phòng zoom theo nhóm, chúng mình cùng luyện đọc theo nhóm 4 trong thời gian 2 phút, thời gian bắt đầu. Cô thấy các con đọc nhóm sửa lỗi cho bạn rất tốt, cô mời đại diện 1 nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- Cô nhất trí với ý kiến của con. Cô khen 4 bạn đọc bài rất tốt
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Sau đây cô sẽ đọc toàn bài, khi đọc chúng ta chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái, cả lớp cùng lắng nghe và đọc thầm theo cô nhé.
Chuyển: Như vậy vừa rồi, cô trò mình đã cùng nhau LĐ bài TĐ Ông trạng thả diều . Để hiểu rõ hơn nội dung của bài thì chúng mình cùng nhau chuyển sang phần tiếp theo.
b. Tìm hiểu bài
- Trong quá trình THB các con kết hợp nghe-ghi những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết và nội dung bài học vào vở nhé
- YC HS đọc thầm đoạn 1, 2 và cho cô biết:
+ Nguyễn Hiền sinh ra trong hoàn cảnh nào? Cậu thích chơi trò chơi gì?
Tuy rất thích chơi thả diều nhưng Nguyễn Hiền học rất giỏi, vì sao vậy? ( Cô mời .đúng rồi, rất tốt con đã phát hiện ra chú là người rất thông minh)
+ Vậy hãy tìm cho cô những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- HS nxet
- Cô cũng đồng ý với các con. Các con ạ sự thông minh của chú bé NH đã được bộc lộ từ khi còn rất nhỏ, lên sáu tuổi chú đã khiến thầy dạy chú phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Vậy con hiểu thế nào là “kinh ngạc”? 
- Bạn trả lời đúng rồi đấy các con ạ, kinh ngạc là cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.
- Vừa rồi cô và các con đã cùng đi tìm hiểu Đ1 và Đ2 vậy 2 đoạn này cho con biết điều gì?
- Bạn TL đúng rồi đấy. Ý chính Đ1:
Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
Chuyển: Qua đoạn 1 và đoạn 2 chúng mình thấy NH đã sớm bộc lộ tư chất thông minh ngay từ khi còn nhỏ. Chú thông minh như thế, tài giỏi như thế vậy chú có cố gắng vượt khó để đạt được những thành công hay không? Thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- YC HS đọc thầm đoạn 3
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn?
( Nhà nghèo, phải nghỉ học
Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ
Tối chờ bạn học thuộc bài rồi mượn vở về học)
- Gọi HS nx
- Đoạn 3 của bài có nhắc đến từ “đom đóm”:Đã bạn nào từng nhìn thấy con vật này chưa? Con thấy nó có điểm gì đặc biệt?
À, đúng rồi, để biết rõ hơn con đom đóm ntn cô mời các con hướng lên màn hình của cô:
(Đom đóm là một loài côn trùng cánh cứng nhỏ, có khả năng tự phát sáng chính vì điều này mà Nguyễn Hiền đã biết bắt con đom đóm thả vào vỏ trứng để tạo ánh sáng khi học bài đấy con ạ, qua đây chúng ta lại càng thấy được sự thông minh và ham học của NH đúng không nào?)
+ Ý chính của đoạn 3 là gì?
GV chiếu màn hình: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
Chuyển: Với tư chất thông minh có tinh thần ham học, vượt khó vậy NH đã đạt được những thành công gì trong cuộc sống. Cô trò mình cùng tiếp tục tìm hiểu đoạn 4. 
- Các con đọc thầm đoạn 4 và cho cô biết NH đã đạt được thành công gì? 
- Gọi HS nxet
- À, các con rất giỏi. NH đỗ TN. Ông Trạng khi ấy mới có13 tuổi. Vậy con hiểu nghĩa của từ “Trạng” ở đây là gì?
- Bạn tl rất chính xác. Trạng tức Trạng nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.
Vậy Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
- Cô mời 1 bạn đọc câu hỏi 4 trong sgk
- Với câu hỏi này. Cô cho các con trao đổi nhóm 2 trong thời gian 2 phút.
+ Thời gian TLN kết thúc, mời các nhóm trình bày trình bày thảo luận của mình nào?
- Mời nhóm khác nx
GVNX: Cảm ơn con, cô thấy các con hoạt động nhóm rất tốt, cô đồng ý với ý kiến của các nhóm.
(* Câu Trẻ tuổi tài cao nói lên ông còn nhỏ mà đã có tài.
* Câu Có chí thì nên nói lên ông còn nhỏ mà đã có chí hướng.
* Câu Công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, vinh quang đã đạt được.)
- KL : Cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. NH là người Tuổi trẻ tài cao và cũng là người Công thành danh toại. Nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là Có chí thì nên. Câu TN Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. 
- Đoạn cuối bài cho con biết điều gì?
- Qua phần tìm hiểu bài vừa rồi cô thấy các con đã trả lời rất tốt các câu hỏi. Vậy bạn nào giỏi nêu nội dung của bài tập đọc này nào ? 
- Ghi nội dung chính của bài.
Chuyển: Vừa rồi chúng mình đã tìm hiểu bài rất sôi nổi, để các con có thể đọc đúng và hay hơn thì cô trò chúng ta cùng qua phần luyện đọc diễn cảm
c. Đọc diễn cảm
- Toàn bài chúng ta đọc với giọng như thế nào ?
GV: Khi đọc chúng ta chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tinh thần vượt khó của NH
- Cô mời 4 bạn đọc lại 4 đoạn 
 Trong 4 đoạn cô chọn đoạn 3 để đọc hay
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 3.
-Để thực hiện tốt giọng đọc cả lớp cùng lắng nghe cô đọc bài (Giáo viên đọc mẫu đoạn 3)
Hỏi: Cô đã nhấn giọng ở những từ nào? 
Giáo viên bật máy gạch chân các từ đó.
- Cô còn nhấn giọng ở những từ nào nữa?
Giáo viên bật máy: gạch chân tiếp.
GVNX: Cô thấy các con đã tìm được rất tốt các từ ngữ mà cô nhấn giọng trong bài. Bây giờ chúng mình cùng luyện đọc theo nhóm 2 (1phút)
-Sau đây cô cho các con thi đọc diễn cảm
-Cô mời 3 bạn đọc 
-Các con ở dưới theo dõi và bình chọn xem bạn nào đọc tốt, đọc hay nhé.
 (Cô mời nhận xét 3 bạn đọc)
- GVNX: Cô thấy cả 3 đều đọc tốt, hay rồi, cô khen cả 3 con. Hay hơn cả cô thấy . Cả lớp mình tặng bạn một tràng pháo tay
- Các con đã THB và luyện đọc diễn cảm rất tốt, vậy ai có thể nhắc lại cho cô nội dung bài nào?
-GVNX: con nêu đúng rồi đấy.
Bật máy: Nội Dung bài.
C. Củng cố
Qua tiết học hôm nay cô thấy các con chuẩn bị bài rất tốt, một số bạn đọc to rõ ràng, và biết tìm ra cách đọc của từng đoạn và biết đọc nhấn giọng ở một số từ ngữ của phần đọc diễn cảm rất tốt, biết cách đọc đúng đọc hay.. Ngay sau đây cô sẽ thưởng cho cả lớp 1 trò chơi mang tên: Hộp quà bí mật
Cách chơi: Trong mỗi hộp quà sẽ chứa các câu câu hỏi. Con trả lời đúng sẽ nhận được một phần thưởng trong hộp quà đó.
( Câu hỏi cuối GV mở rộng nv Mạc Đĩnh Chi: Ông sinh ra ở đời vua Trần Anh Tông, quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Được người đời biết đến với tấm gương vượt khó và đã thành tài, Không chỉ là trạng nguyên của nước Việt.Mà còn là ‘’Lưỡng Quốc Trạng Nguyên’’(Trạng nguyên của cả Trung Hoa xưa và Đại Việt).Danh hiệu này được phong tặng vì sự thông minh và hiểu biêt sâu rộng của ông trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã khiến cả triều đại nhà Thanh phải ngã mũ kính phụcvà ông cũng là người dùng cách bắt đom đóm thả vào trong vỏ trứng làm đèn để học giống như Nguyễn Hiền đấy các con ạ.
Liên hê: Con hãy nêu nhữnng tấm gương giàu nghị lực, vượt khó và đã thành công mà con biết?
+ Gd: Cần học tập chăm chỉ, làm việc theo gương TN Nguyễn Hiền.
- Chủ điểm: Có chí thì nên
- Vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: Các e nhỏ chăm chú ngồi nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập và đã trở thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội
- HS nhận xét.
- Vẽ 1 cậu bé đang đứng ngoài cửa nghe thầy đồ giảng bài.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- 1 HS đọc to
- 4 đoạn
- 4 HS tiếp nối nhau đọc
-HS thực hiện yêu cầu
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
-1 HS đọc
-HS nxet
- HS đọc câu dài
-HS đọc đoạn 3
- HS trả lời
- HS đọc
- HS đọc
- HS nxet
-HS lắng nghe
+ Sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Cậu bé rất ham thích chơi diều.
+ Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. cậu có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
-HS trả lời
*Ý1:Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi, TLCH.
+ Đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối mượn vở của bạn. 
+ Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
-HS trả lời
* Ý2: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- 1 HS đọc to
-HS trả lời
- HS trả lời
+ Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm cậu mới có 13 tuổi. Lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
-HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi.
+ HS phát biểu theo suy nghĩ của nhóm.
* Ý3: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên.
+ ND: Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
- 2 HS nhắc lại.
-HSTL
- 4 HS đọc. HS cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay.
-1HS đọc
-HS lắng nghe
-HS nêu
- HS luyện đọc nhóm đôi
- 3 HS lần lượt đọc
- HS lắng nghe, bình chọn
- Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_4_tuan_11_bai_ong_trang_tha_dieu.docx