Giáo án môn Toán học 4 - Bài: Chia cho số có hai chữ số

Giáo án môn Toán học 4 - Bài: Chia cho số có hai chữ số

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nhớ và nêu được 2 bước chia cho số có hai chữ số.

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (phép chia hết, chia có dư).

- Biết cách ước lượng thương khi chia cho số có hai chữ số.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Thành thạo trong việc ước lượng thương khi chia cho số có hai chữ số.

3. Thái độ:

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài.

- Rèn luyện tư duy logic và trí nhớ.

B. Chuẩn bị:

Bảng phụ viết sẵn BT2.

 

docx 6 trang xuanhoa 12/08/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 4 - Bài: Chia cho số có hai chữ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN LỚP 4
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Nhớ và nêu được 2 bước chia cho số có hai chữ số.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (phép chia hết, chia có dư).
- Biết cách ước lượng thương khi chia cho số có hai chữ số.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Thành thạo trong việc ước lượng thương khi chia cho số có hai chữ số.
3. Thái độ: 
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài.
- Rèn luyện tư duy logic và trí nhớ.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn BT2.
C. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV đưa ra 3 câu hỏi để HS chọn đáp đúng và ghi chữ cái trước đáp án đó vào ô chat.
- Khi chia một số cho một tích ta làm như thế nào?
- Nhận xét
2. Khám phá:
 Giới thiệu bài:
- Từ phép chia 672 : 2 = , GV thêm chữ số 1 vào sau chữ số 2 và cho HS nêu phép chia. 
- Số chia là số có mấy chữ số?
GV dẫn dắt để giới thiệu bài.
- Cho HS ghi tên bài
a) Trường hợp chia hết
- GV đưa phép chia: 672 : 21 = ? 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm cách thực hiện phép tính rồi làm vào nháp, ghi chép lại để báo cáo. 
- Gọi 1 nhóm báo cáo
- GV cùng HS nhận xét
- Gọi HS nhóm khác báo cáo.
- GV cùng HS nhận xét
- Trong 2 cách làm trên cách nào ngắn gọn hơn?
GV: Trong thực tế không phải SC nào cũng đưa được về dạng tích. Thông thường chúng ta thường đặt tính rồi thực hiện phép chia 
- GV đặt tính và thực hiện lại phép chia 
672 21
 63 32
 42
 42
 0
+ Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3;
 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 
 3 nhân 2 bằng 6, viết 6; 
 67 trừ 63 bằng 4, viết 4 
+ Lần 2: Hạ 2 được 42; 42 chia 21 được 2, viết 2
 2 nhân 1 bằng 3, viết 2
 2 nhân 2 bằng 4, viết 4; 
 42 trừ 42 bằng 0, viết 0 
- HD các em tập ước lượng thương bằng cách: 67 : 21 được 3, có thể lấy 6 : 2 được 3
 42 : 21 được 2; có thể lấy 4 : 2 được 2
- Thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
 - Lượt chia thứ nhất cần lấy ít nhất mấy chữ số ở SBC để chia? Vì sao?
- Quan sát p/t và cho biết có mấy lượt chia?
- Mỗi lượt chia cần thực hiện ntn?
GV: Thực hiện theo 3 bước nhỏ: Chia - Nhân ngược - Trừ)
- Trong mỗi lượt chia số dư như thế nào so với số chia?
- GV HDHS cách ước lượng thương trong phép tính 672 : 21
* Ước lượng thương: lấy hàng chục chia hàng chục 
- Cho HS tập ước lượng thương
- Muốn chia cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?
GV: Cần thực hiện theo 2 bước: Đặt tính và Tính (chia theo thứ tự trái sang phải) và ước lượng thương để tìm kết quả thuận tiện hơn.
b) Trường hợp chia có dư
- GV đưa ra p/t: 779 : 18 
- Y/c HS cả lớp tự thực hiện vào nháp
- Gọi HS báo cáo bài làm.
- Mời HS nhận xét
- Để kiểm tra p/t bạn thực hiện đúng/sai con làm như thế nào?
- GV thực hiện lại phép tính
 779 18 
 72 43
 59 
 54 
 5 
( GV nêu tương tự như ở phần a)
HDHS ước lượng thương theo Nguyên tắc làm tròn bằng cách làm tròn đến số tròn chục gần nhất.
+ 77 : 18 = Ta làm tròn như sau: 80 : 20 được 4 
+ 59 : 18 = Ta làm tròn 60 : 20 được 3 
- Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất. VD các số 75,76,87, 89 có hàng đơn vị bằng hoặc lớn hơn 5 ta làm lên đến số tròn chục 80, 90. Các số 41, 42, 53, 64 có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống thành 40, 50, 60...
- Cho HS tập ước lượng thương.
- So sánh phép chia 672 : 21 và 779 : 18 có điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Trong phép chia có dư thì só dư ntn số với số chia?
- Muốn chia cho số có hai chữ số ta làm sao? 
- Ở mỗi bước chia ta thực hiện mấy bước? 
*Lưu ý: Trong phép chia, ở mỗi lượt chia thì số dư luôn nhỏ hơn số chia.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c bài.
- BT y/c gì?
- Y/c HS làm nháp.
- Gọi HS báo cáo bài làm
- GV cùng HS nhận xét.
- Ở phần b cần phải lấy mấy chữ số ở SBC để chia cho SC? Vì sao?
- BT củng cố kiến thức gì?
GV: Để thực hiện phép chia thuận tiện các con vận dụng cách ước lượng thương theo 1 trong 2 cách để tìm kết quả thuận tiện.
Bài 2:
- Gọi hs đọc đề bài.
- BT cho biết gì?
- BT y/c gì ?
- Gọi hs nêu tóm tắt miệng.
- Nhận xét 
 Tóm tắt:
 15 phòng : 240 bộ
 1 phòng : ..... bộ? 
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS báo cáo bài làm ( y/c HS thực hiện lại phép chia 240 : 15 )
- GV cùng HS nhận xét.
GV: BT củng cố cách chia cho số có 2 chữ số và vận dụng vào việc giải toán có lời văn.
Liên hệ: GD HS ý thức giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng.
Vận dụng:
Trò chơi: Vui đón Giáng sinh.
- GV nêu luật chơi và cách chơi
- Cho HS chơi
Câu 1: 814 : 26 =?
A. 31 B. 31 ( dư 8) C. 31 (dư 18)
Câu 2: Cách thực hiện phép tính sau đúng hay sai ?
 326 45
 315 7
 11 
A. Đúng B. Sai 
C. Cả A và B đều đúng
Câu 3: Tìm x biết:
 x = 15228
 x = 828
x = 47
- x gọi là gì? Muốn tìm x ta làm thế nào?
GV: Ôn lại cách tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính.
- Nhận xét tiết học. Khen HS tích cực. 
- HS thực hiện.
Chọn đáp án đúng.
1) KQ của phép chia: 5400 : 600 là:
A. 900 B. 90 C. 9
2) BT bằng với biếu thức: 24 : (3x2) là: 
24 : 3 : 2
24 : 3 x 2
24 : 2 x 3
3) Kết quả của phép chia: 672 : 2 là:
A. 363 B. 336 C. 633
- Nhận xét
- HS nêu p/tính: 672 : 21 =
- SC là số có 2 chữ số
- HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện phép tính để tìm kết quả.
+ Nhóm 1: 672 : 21 = ?
* 672 : 21 = 672 : (3 x7)
 = 672 : 3 : 7
 = 224 : 7
 = 32
* 672 : 21 = 672 : (7 x3)
 = 672 : 7 : 3
 = 96 : 3
 = 32
- Nhận xét
+ Nhóm 2: Thực hiện đặt tính rồi chia
 672 21
 63 32
 42
 42
 0
- HS nêu: cách thực hiện tính.
- HS lên bảng làm, vừa nói vừa viết 
+ Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3;
 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 
 3 nhân 2 bằng 6, viết 6; 
 67 trừ 63 bằng 4, viết 4 
- Chia theo thứ tự từ trái sang phải
- Lượt chia thứ nhất cần lấy ít nhất 2 chữ số ở SBC để chia vì SC là số có 2 chữ số.
- Phép tính có 2 lượt chia.
- Chia trước sau đó lấy kết quả nhân ngược lại với SC rồi trừ.
- Trong mỗi lượt chia số dư luôn bé hơn số chia.
- HS ước lượng: 89 : 22 ; 75 : 23
- HS nêu
 779 18 
 72 43
 59 
 54 
 5 
Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư
- Số dư nhỏ hơn số chia 
- Theo dõi 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- HS tập ước lượng: 79 : 28 ; 63 : 18
+ Giống: Đều chia cho số có 2 chữ số. Đều thực hiện theo 2 bước: Đặt tính và tính.
+ Khác: Phép chia 672 : 21 là phép chia hết. Phép chia 779: 18 là phép chia có dư.
- Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Ta đặt tính, sau đó thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải 
- Ta đều thực hiện 3 bước: chia-> nhân ->trừ. 
- HS đọc y/c bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp thực hiện vào nháp
a) 288 : 24 = 12 740 : 45 = 16 dư 20 
 b) 469 : 67 = 7 397 : 56 = 7 dư 5 
- Ở phần b cần phải lấy 3 chữ số ở SBC để chia cho SC vì nếu lấy 2 chữ đầu tiên ở SBC để chia thì nhỏ hơn SC.
- Cách chia cho số có hai chữ số.
- HS đọc đề bài
- Có 240 bộ bàn ghế, xếp đều vào 15 phòng.
- Mỗi phòng có bao nhiêu bộ bàn ghế.
- HS nêu miệng phần tóm tắt
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- HS giải bài toán vào vở.
 Bài giải:
 Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là:
 240 : 15 = 16 (bộ)
 Đáp số: 16 bộ 
- HS nêu cách thực hiện phép chia
- HS nghe
- HS chơi
+ Đáp án: 
 Câu 1: B
 Câu 2: A
 Câu 3: C
D. Định hướng hoạt động tiếp theo:
- Thực hiện lại các phép chia cho số cóa 2 chữ số.
- Chuẩn bị bài sau: Chia cho số có hai chữ số (tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_hoc_4_bai_chia_cho_so_co_hai_chu_so.docx