Giáo án môn Tin học 4 (Chương trình cả năm)

Giáo án môn Tin học 4 (Chương trình cả năm)

CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.

+ Học sinh nhận biết được các bộ phận của máy tính, biết cách tạo thư mục.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết nhanh, chính xác các bộ phận của máy tính; kỹ năng tạo thư mục.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )

 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Phòng tin học.

 

docx 82 trang xuanhoa 03/08/2022 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 4 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2020
Tin học
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con. 
+ Học sinh nhận biết được các bộ phận của máy tính, biết cách tạo thư mục.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết nhanh, chính xác các bộ phận của máy tính; kỹ năng tạo thư mục.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Phòng tin học.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính
- GV yêu cầu học sinh đọc các bài tập 1a, 1b, 1c SGK - Tr7, 8 và sau đó làm cá nhân.
- Ở mỗi bài GV gọi HS đọc bài làm của mình, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.
- Nhận xét, chốt ý.
à Giúp HS ôn tập các kiến thức: Máy tính có 4 bộ phận chính: Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím. 
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4, thảo luận nêu chức năng của từng bộ phận.
- Nhận xét, tuyên dương. Chốt ý
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc yêu cầu và làm vào sách
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
8’
Hoạt động 2: Các thao với thư mục
- Hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục: Nháy chuột phải / New / Folder / gõ tên / Enter.
- GV làm mẫu tạo thư mục. 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Gọi 2 - 3 HS làm mẫu
- Yêu cầu thực hiện nhóm đôi tạo thư mục có tên lớp, thư mục có tên mình và bạn ngồi cùng nhóm.
- Quan sát, sửa sai. Hướng dẫn lại những học sinh chưa thực hiện được
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh quan sát.
- 4 học sinh nhắc lại.
- Học sinh thực hiện. Quan sát, nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
7’
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
Bài tập 2: (SGK - 8) Em tạo thư mục LOP4A trên màn hình nền
- Yêu cầu HS làm các bài 2a, 2b. 
 - Ở mỗi bài GV kiểm tra kết quả của HS, gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt ý.
- Bài tập 3a, 3b, 3c (SGK - 9) yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi chung máy tạo các thư mục sau:
	- Thư mục KHOILOP4.
	- Thư mục con của thư mục KHOILOP4 có tên lớp em (ví dụ LOP41; LOP42, )
- Trong thư mục lớp em, tạo thư mục con có tên em và tên một vài bạn trong lớp.
à Quan sát và kịp thời giúp đỡ, chỉ bảo các em gặp khó khăn khi tạo thư mục.
Bài tập 3d: (SGK - 9) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3d. 
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách bằng bút chì (3ph)
- Gọi 2 - 3 HS đọc bài làm của mình.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét + tuyên dương
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
- Học sinh thực hiện cá nhân.
- Học sinh trả lời, lắng nghe và nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Làm trên máy theo nhóm.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh thực hiện cá nhân.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
6’
Hoạt động 4: Ứng dụng mở rộng
- Yêu cầu HS mở thư mục tên lớp em đã tạo ở hoạtđộng 3b. 
- Tạo thư mục LAN là thư mục con của thư mục có tên lớp em theo cách sau:
	- Mở thư mục tên lớp em;
	- Nháy chọn New folder;
	- Gõ tên thư mục là LAN rồi nhấn Enter.
 à Như vậy các em có thể tạo thư mục bằng cách khác như sau: Nháy chọn New Folder/ Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
- Yêu cầu học sinh thực hiện tạo thư mục tên mình và bạn ngồi cùng theo nhóm đôi theo cách vừa thực hiện.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Lắng nghe và thực hiện mở thư mục
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Thực hiện dưới sự giúp đỡ của GV và bạn bè
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
- Nhắc lại cách tạo thư mục.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học.
TUẦN 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tin học
Bài 2: CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Biết được các thao tác: sao chép, đổi tên thư mục, xóa thư mục 
2. Kỹ năng: Học sinh thực hiện được sao chép, đổi tên hoặc xóa thư mục.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh sắp xếp tài liệu một cách khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Phòng tin học.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
Hoạt động 1: Nhắc lại các thao tác với thư mục, mở thư mục.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin phần A. Hoạt động cơ bản.
a) Mở thư mục KHOILOP4 đã tạo ở hoạt động 3, mục A của bài 1, tạo các thư mục theo mô tả:
	- Thư mục LOP4B là thư mục con của thư mục KHOILOP4.
	- Thư mục TO1, TO2, TO3 là thư mục con của thư mục LOP4B.
	- Thư mục An, Binh, Khiem là thư mục con của thư mục TO1.
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm máy.
- Hiển thị kết quả một số máy để HS nhận xét và rút kinh nghiệm.
- Nhận xét và tuyên dương những em làm tốt.
b) Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
- Thư mục LOP4B có các thư mục con.......
- Thư mục TO1 có các thư mục con ..........
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách bằng bút chì.
- Gọi 2-3 HS nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, tuyên dương, chốt ý.
c) Đánh dấu X vào ô ở sau câu đúng.
- Để mở thư mục LOP4B em phải thực hiện thao tác nào dưới đây?
+ Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4B, chọn Open.
+Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4B, chọn New.
+ Nháy chuột vào thư mục LOP4B.
+ Nháy đúp chuột vào thư mục LOP4B.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách bằng bút chì.
- Gọi 2-3 HS nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, tuyên dương, chốt ý.
- Học sinh đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc thông tin SGK.
- Học sinh thực hiện.
- Trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc thông tin SGK.
- Học sinh làm cá nhân
- Nêu bài làm của mình.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
8’
Hoạt động 2: Sao chép (Copy) thư mục
- Giáo viên hướng dẫn các thao tác sao chép.
a) Trao đổi với bạn, thực hiện các thao tác sao chép thư mục theo hướng dẫn:
 - Quan sát học sinh thực hành.
- Nhận xét và tuyên dương.
b) Điền từ vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Quan sát, ghi nhớ.
- Học sinh thực hiện.
- Thực hiện sao chép thư mục Khiem và dán vào thư mục TO2.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thảo luận và thực hiện theo nhóm đôi. 
- Quan sát, nhận xét và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
7’
Hoạt động 3: Đổi tên (Rename) thư mục
- Giáo viên thực hiện các thao tác thay đổi tên thư mục.
- Trao đổi với bạn, thực hiện đổi tên thư mục theo hướng dẫn:
- Nhận xét, sửa sai.
- Điền dấu vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
- Thực hiện thao tác đổi tên thư mục theo đúng yêu cầu bài.
 - Thư mục TO3 đã được đổi tên thành thư mục to3.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Thảo luận và thực hiện theo nhóm đôi. 
- Quan sát, nhận xét và rút kinh nghiệm.
5’
Hoạt động 4: Nhắc lại thao tác xóa thư mục.
- Em thực hiện thao tác xóa thư mục to3 đã đổi tên ở hoạt động 3 rồi điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (...).
- Để xóa thư mục to3, em nháy nút phải chuột vào thư mục to3, chọn phím Delete rồi nhấn phím Enter để xóa.
- Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
- Quan sát, sửa sai, nhận xét.
- Thực hiện các thao tác xóa thư mục theo yêu cầu.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Nhắc lại các thao tác sao chép, đổi tên thư mục, xóa thư mục 
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài mới.
TUẦN 3
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
Tin học
BÀI 3: LÀM QUEN VỚI TỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Làm quen với tệp
2. Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được các thao tác tạo tệp.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, hào hứng.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Phòng tin học.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
 15’
15’
HĐ 1: GIỚI THIỆU BÀI
Gv giới thiệu: Để biết các bài vẽ, bài soạn thảo, bài trình chiếu được lưu trong máy tính như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài tiếp theo: Làm quen với tệp.
HĐ 2: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Tạo tệp
 * Em thực hiện các yêu cầu sau:
 a) Tạo thư mục HOCTAP và các thư mục con Soanthao, Trinhchieu, Ve.
 -> Nhận xét.
 b) Khởi động chương trình soạn thảo văn bản Word, soạn và trình bày nội dung theo mẫu.
 -> Nhận xét.
 c) Khởi động chương trình Paint, vẽ hình vuông rồi lưu vào thư mục HOCTAP với tên là Hinhvuong.
 -> Nhận xét.
 d)Khởi động chương trình PowerPoint, tạo bài trình chiếu có 1 trang, gõ tên, ngày, tháng, năm sinh của em vào trang trình chiếu rồi lưu vào thư mục HOCTAP với tên là Gioithieu.
 -> Nhận xét.
-Thế các bài có tên Baisoan, Hinhvuong, Gioithieu được lưu vào thư mục HOCTAP được gọi là gì?
 -> Nhận xét và giới thiệu về tệp tuyên dương các học sinh tạo được tệp và lưu đúng vào thư mục theo yêu cầu.
 => Những bài soạn thảo, bài vẽ, bài trình chiếu được lưu trong máy tính được gọi là tệp.
HĐ 3: THỰC HÀNH
 Em mở thư mục HOCTAP đã tạo ở hoạt động 1, mục A rồi thực hiện các yêu cầu sau: 
 a) Nháy đúp chuột vào biểu tượng tệp, quan sát rồi đánh dấu X vào ô 5 ở cuối câu đúng.
 -> Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương các nhóm làm đúng và nhanh.
 b) Em hãy viết phần tên và phần mở rộng của các tệp tương ứng vào bảng sau:
 -> Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương các nhóm làm đúng và nhanh
- Nghe.
- Từng cá nhân tạo thư mục rồi báo cáo kết quả.
- Nghe.
- Soạn thảo theo yêu cầu và lưu bài có tên Baisoan vào thư mục HOCTAP.
- Nghe.
- Vẽ hình vuông theo yêu cầu bài và lưu bài vào thư mục HOCTAP có tên là Hinhvuong.
- Nghe.
- Thiết kế bài trình chiếu bằng cách ghi tên, ngày, tháng, năm sinh vào thư mục HOCTAP với tên là Gioithieu.
- Nghe.
- Các bài có tên Baisoan, Hinhvuong, Gioithieu được lưu vào thư mục HOCTAP được gọi là Tệp.
- Nghe, hoan hô.
- Ghi bài .
- Nghe.
- Nghe.
- Thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu của câu a.
-> Học sinh báo cáo kết quả thực hành với giáo viên.
- Nghe và hoan hô.
- Nghe.
- Thảo luận nhóm đôi và điền kết quả vào SGK -> các nhóm thi nhau trả lời. 
 + Kết quả là:
.Hinhvuong.png:-phần tên là Hinhvuong
 - phần mở rộng là png
.Baisoan.docx: - phần tên là Baisoan
 - phần mở rộng là docx
.Gioithieu: - phần tên là Gioithieu
 - phần mở rộng là pptx.
- Báo cáo kết quả với giáo viên.
- Nghe và hoan hô.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Thực hiện lại các thao tác tạo tệp
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 4
Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tin học
BÀI 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Thực hiện được các thao tác: sao chép, đổi tên, xóa tệp.
2. Kỹ năng: - Học sinh thực hiện được các thao tác tạo tệp.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, hào hứng.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Phòng tin học.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
12’
9’
9’
1. Ổn định lớp
2. Dạy bài mới
 * Giới thiệu bài
 Các em đã tìm hiểu và tạo tệp như ở bài trước, hôm nay chúng ta sẽ thực hiện một số thao tác tệp.
 * Bài mới
 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Đổi tên tệp
 Em thực hiện các thao tác đổi tên tệp theo hướng dẫn.
 - Giáo viên thực mẫu thao tác đổi tên tệp để học sinh quan sát và thực hiện theo.
 -> Nhận xét và tuyên dương học sinh làm đúng các thao tác theo yêu cầu của bài.
 * Chú ý: 
 + Không được dùng các kí hiệu sau trong tên tệp: \ / : ? “ 
 + Tên tệp không quá 255 kí tự.
 + Nếu đổi tên tệp giống tệp có sẵn (có cùng phần tên và phần mở rộng) trong cùng thư mục, máy tính sẽ hiển thị cửa sổ cảnh báo việc đặt trùng tên. Em có thể chọn Yes để đồng ý đổi tên hoặc chọn No để hủy bỏ việc đổi tên.
 2. Sao chép tệp
 Em thực hiện thao tác sao chép tệp từ thư mục này sang thư mục khác theo hướng dẫn.
 - Giáo viên thực mẫu thao tác đổi tên tệp để học sinh quan sát và thực hiện theo.
 -> Nhận xét và tuyên dương học sinh sao chép đúng tệp từ thư mục này sang thư mục khác. 
 => Em vừa sao chép tệp Hinhvuong.png sang thư mục Ve. Mở thư mục Ve, em sẽ thấy có tên tệp Hinhvuong.png trong đó.
 3. Xóa tệp
 Mở thư mục HOCTAP rồi thự chiện các bước sau: 
 - Giáo viên thực hiện mẫu
 -> Nhận xét và tuyên dương học sinh làm đúng các thao tác xóa tệp.
 => Nhận xét, nêu lại kiến thức đã vừa học và tuyên dương.
- Hát.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý quan sát giáo viên thực hiện các bước đổi tên tệp.
- Từng cá nhân tiến hành đổi tên tệp theo các bước đã hướng dẫn rồi xem sự thay đổi tên của tệp.
-> Học sinh khác nhận xét.
- Lắng nghe, hoan hô.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát giáo viên thực hiện các bước sao chép tệp.
- Thực hiện theo từng cá nhân, sao chép tệp theo hướng dẫn rồi báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
- Lắng nghe và hoan hô.
- Quan sát kết quả vừa thực hiện.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát giáo viên thực hiện.
- Thực hiện xóa tệp theo hướng dẫn.
-. Báo cáo kết quả với giáo viên.
- Lắng nghe và hoan hô.
=> Em báo cáo kết quả sau khi tìm hiểu phần hoạt động cơ bản với thầy/cô giáo.
- Lắng nghe và hoan hô.
- Thực hiện các thao tác với tệp.
- Chú ý lắng nghe.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Thực hiện lại các thao tác cơ bản với tệp.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 5
Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2019
Tin học
BÀI 5: SỬ DỤNG THIẾT BỊ LƯU TRỮ NGOÀI.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Biết một số thiết bị lưu trữ thông tin phổ biến như USB (Flash), đĩa CD, VCD, ổ đĩa ngoài.
2. Kỹ năng: 
+ Sử dụng được USB (Flash), đĩa CD, VCD, ổ đĩa ngoài để lưu trữ, trao đổi thông tin.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết cách bảo quản các thiết bị lưu trữ.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Sách hướng dẫn học+sách bài tập.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
12’
Hoạt động 1: Khám phá Computer
- Giáo viên khởi động Computer.
- Cho HS trao đổi với nhau em nhìn thấy những gì?
- Cho HS báo cáo kết quả nhìn thấy
- Nhận xét và tuyên dương. 
- Chốt ý hướng dẫn học sinh nhận biết các vị trí sau:
+ Cửa sổ Computer.
+ Vị trí các ổ đĩa cứng C, D, E
+ Ổ đĩa DVD
+ Ổ đĩa CD.
- Yêu cầu 3 học sinh lên màn hình chỉ lại vị trí các ổ đĩa.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh quan sát.
- Trao đổi đôi bạn với nhau xem nhìn thấy những gì.
- Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe. 
- Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- 3 học sinh thực hiện, nhận xét.
- Lắng nghe.
18’
Hoạt động 2: Thiết bị lưu trữ USB
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh thiết bị USB SGK trang 22 và cho biết em có thể dùng USB để lưu trữ các sản phẩm, dữ liệu khi làm việc với máy tính; USB rất thuận tiện khi sử dụng.
- Giới thiệu USB thật 
 	a) Giáo viên mở cửa sổ Computer, gắn USB vào máy tính, yêu cầu HS quan sát sự thay đổi trong cửa sổ.
- Khi gắn USB vào máy tính, trong cửa sổ Computer xuất hiện biểu tượng của USB.
- USB và các ổ đĩa khác là các thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính.
- Gọi 2-3 HS lên thực hiện gắn USB vào máy tính. HS khác quan sát và nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đóng thiết bị USB lại khi không còn cần sử dụng.
- Yêu cầu 2 học sinh lên thực hiện
- Quan sát, sửa sai, nhận xét, tuyên dương.
	b) Giáo viên thực hiện nháy đúp chuột vào biểu tượng USB yêu cầu HS quan sát trên màn hình, thảo luận theo nhóm đôi và điền thông tin vào SGK trang 22?
- Gọi HS nêu bài làm của mình, HS khác nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát.
- Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lên thực hiện.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ cách thực hiện.
- 2 học sinh thực hiện, nhận xét.
- Quan sát thao tác của GV, thảo luận nhóm đôi sau đó điền thông tin vào SGK trang 22.
- Trình bày, nhón khác nhận xét và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Nhắc lại vị trí các ổ đĩa C, D, E.
- Cách nhận biết thiết bị USD đã được cắm vào máy tính.
- Cách đóng USB khi không sử dụng
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 6
Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2019
Tin học
BÀI 6: TÌM KIẾM THÔNG TIN TỪ INTERNET.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Làm quen với Internet.
- Biết máy tính có thể truy cập Internet khi được kết nối Internet.
2. Kỹ năng: 
Tìm được thông tin (văn bản, hình ảnh) phục vụ học tập và giải trí từ Internet;
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết cách bảo quản các thiết bị lưu trữ.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Sách hướng dẫn học+sách bài tập.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
Hoạt động 1: Internet
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh.
- Nhiều máy tính trên thế giới kết nối với nhau tạo thành gì?
- Mạng máy tính lớn nhất trong số đó gọi là Internet.
- Nhận xét, tuyên dương và chốt ý: 
Rất nhiều máy tính trên thế giới kết nối với nhau tạo thành mạng máy tính. Mạng máy tính lớn nhất trong số đó được gọi là Internet.
- Vậy Internet giúp em làm được những việc gì?
- Nhận xét, tuyên dương và chốt ý.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời, nhận xét, nêu ý kiến khác.
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại định nghĩa Internet.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, đại diện các nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung.
20’
Hoạt động 2: Truy cập Internet
a) Trình duyệt:
- Giới viên giới thiệu các trình duyệt web.
1. Trình duyệt Internet Explorer:
2. Trình duyệt firefox.
3. Trình duyệt Google Chrom.
4. Trình duyệt Cốc Cốc.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi, thảo luận các cách khởi động trình duyệt.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương và chốt ý.
- Yêu cầu 3 học sinh lên thực hiện khởi động theo 3 cách.
b. Cửa sổ trang web
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt web
- Chức năng của các nút lệnh điều khiển cửa sổ trang web giống chức năng các nút lệnh điều khiển cửa sổ thư mục
c. Truy cập web
- Khởi động trình duyệt 
 - Nhập địa chỉ trang web và nhấn Enter
- Hs luân phiên thực hiện nháy chuột vào các nút lệnh, quan sát, trao đổi với bạn và ghi lại kết quả vào bảng.
- Yêu cầu các nhóm trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
Nháy chuột vào
Kết quả
Nút lệnh 
Nút lệnh 
Nút lệnh 
- Học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
- Học sinh thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung
- Hs lắng nghe.
- 3 học sinh lên thực hiện khởi động.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
- Học sinh khởi động trình duyệt Cốc Cốc.
- Quan sát.
- Quan sát và thực hiện theo yêu cầu, trao đổi với bạn điền kết quả vào bảng.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Nhắc lại định nghĩa Internet. Cách truy cập Internet, tên các trình duyệt.
- Nhận xét, tuyên dương ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 7
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2019
Tin học
HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
CÙNG LUYỆN TOÁN VỚI PHẦN MỀM 2+2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Nắm được tác dụng của phần mềm luyện toán 2+2
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện được kĩ năng thực hiện các phép toán số học thông qua các trò chơi 
3.Thái độ: Thể hiện tính nhanh nhẹn, cẩn thận khi làm toán.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Sách hướng dẫn học+sách bài tập.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
27’
Khởi động: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin trên Internet.
 Bài mới: Cùng luyện toán với phần mềm 2+2
1. Giới thiệu phần mềm:
- Cho HS đọc thông tin ở SGK trang 29.
2. Khởi động trò chơi và chọn màn chơi.
- Cho HS tự đọc thông tin và báo cáo cho GV cách khởi động trò chơi.
- Gọi HS lên khởi động trò chơi trên máy tính.
- Cho HS đọc thông tin trong sgk sau đó GV giới thiệu trò chơi và cách chọn và chơi.
- GV hướng dẫn HS cách chọn phép tính rồi tập luyện. 
3. Thoát khỏi trò chơi
- GV hướng dẫn học sinh cách thoát khỏi trò chơi.
ESC
Để thoát khỏi trò chơi và quay lại màn hình chính, em nhấn phím ESC. Để thoát khỏi phần mềm em nhấn phím thêm một lần nữa. Phần mềm sẽ hiển thị thông báo như hình sau, chọn Yes để thoát khỏi phần mềm.
- HS tổ chức chơi trò chơi
- HS lên thao tácà Lớp nhận xét
1. Giới thiệu phần mềm:
- HS đọc thông tin ở SGK
HS làm việc cá nhân và rút ra kết luận.
Để khởi động phần mềm, nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
HS thực hành khởi động trò chơi.
HS quan sát, lắng nghe.
HS tập luyện trò chơi.
3. Thoát khỏi trò chơi
HS quan sát sau đó thực hành thoát khỏi trò chơi.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Khởi động trò chơi và chọn màn chơi 
- Nhận xét, tuyên dương ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 8
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2019
Tin học
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Ôn tập các kiến thức đã học về cách vẽ hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ;
+ Lưu bài vẽ vào máy tính và mở bài vẽ đã lưu để chỉnh sửa.
2. Kỹ năng: 
+ Rèn luyện được kĩ năng đã học về cách vẽ hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ;
3.Thái độ: Thể hiện tính sánh tạo, thẩm mỹ khi vẽ hình.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Sách hướng dẫn học+sách bài tập.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
29’
1. Ổn định lớp
2. Dạy bài mới
 * Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại kiến thức và thực hành các thao tác với hình vẽ trên máy tính.
 * Bài mới
 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 1. Trao đổi với bạn, nối theo mẫu.
 -> Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương học sinh làm đúng.
 2. Em và bạn thực hiện các yêu cầu sau:
 a) Mở chương trình vẽ Paint.
 b) Vẽ hình rồi tô màu cho hình theo mẫu, lưu bài vẽ có tên lần lượt là Bài vẽ 1 và Bài vẽ 2 vào thư mục của em trên máy tính.
 -> Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương các nhóm làm đúng và nhanh theo yêu cầu.
 3. Em và bạn trao đổi cách đổi tên hai bài vẽ ở hoạt động 2 thành tên Đèn giao thông và Con diều.
 -> Nhận xét.
 4. Em mở bài vẽ Đèn giao thông, vẽ thêm chiếc ô tô bên cạnh chiếc đèn giao thông rồi lưu bài vẽ vào thư mục của em trên máy tính.
 -> Nhận xét.
 5. Mở bài vẽ Con diều, sử dụng công cụ sao chép để sao chép thành nhiều con diều khác. Vẽ thêm mặt trời và các đám mây rồi tô màu để bức tranh sinh động hơn.
 -> Nhận xét.
 -> Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương học sinh làm đúng, làm nhanh và làm sinh động thêm bài vẽ.
 B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
 - Trao đổi với bạn để tìm hiểu chức năng của công cụ vẽ đường gấp khúc.
 - So sánh điểm giống nhau và khác nhau của công cụ vẽ đường gấp khúc và công cụ vẽ đường thẳng rồi điền vào bảng sau:
 -> Nhận xét, nêu kết quả đúng và tuyên dương những học sinh làm đúng.
 => Nhận xét, nêu lại kiến thức đã vừa học và tuyên dương.
- Hát.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
-> Trao đổi với bạn và nối kết quả theo mẫu. So sánh kết quả với bạn.
-> Báo cáo kết quả làm được với giáo viên.
- Lắng nghe, hoan hô.
- Chú ý lắng nghe.
-> Từng nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu bài đề ra, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên.
- Lắng nghe, hoan hô.
- Lắng nghe.
-> Thực hiện nhóm đôi và đổi tên theo yêu cầu bài đề ra.
-> Báo cáo kết quả điền với giáo viên.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
-> Từng cá nhân thực hiện theo yêu cầu bài đề ra.
-> Báo cáo kết quả điền với giáo viên.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
-> Từng cá nhân thực hiện theo yêu cầu bài đề ra, nhằm tạo cho bài vẽ trở nên sinh động hơn.
-> Báo cáo kết quả điền với giáo viên.
- Lắng nghe.
=> Em báo cáo kết quả sau khi tìm hiểu phần hoạt động cơ bản với thầy/cô giáo.
- Lắng nghe, hoan hô.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu bài đề ra, rồi điền kết quả vào bảng.
-> So sánh kết quả với bạn.
-> Báo cáo kết quả với giáo viên.
- Lắng nghe, hoan hô.
- Lắng nghe, hoan hô.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Hãy chỉ ra công cụ chọn hình và công cụ tô màu trong chương trình vẽ Paint.
- Em hãy đọc phần ghi nhớ.
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 9
Thứ hai ngày 04 tháng 11 năm 2019
Tin học
BÀI 2. XOAY HÌNH, VIẾT CHỮ LÊN HÌNH VẼ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết cách xoay hình theo nhiều hướng khác nhau.
- Biết cách viết được chữ lên hình vẽ.
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện được lật, xoay hình vẽ, viets dược chữ lên hình vẽ.
3.Thái độ: Hào hứng, thích thú học tập, giữ gìn vệ sinh phòng máy.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. 
 - Phương pháp (Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập )
 - Phương tiện dạy học: Sách hướng dẫn học+sách bài tập.
III. NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Cá nhân: Nghe giảng, ghi chép bài 
Nhóm: Làm việc theo nhóm đôi, nhóm 3.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
20’
Hoạt động 1: Xoay hình
a. Vẽ đèn ông sao:
H: - Trao đổi với bạn để thực hiện vẽ đèn ông sao như mẫu:
- Giáo viên mời 1 học sinh lên thực hiện vẻ đèn ông sao.
- GV nhận xét. tuyên dương và nêu lại cách vẽ đèn ông sao.
b. Sao chép đèn ông sao:
H: - Trao đổi với bạn để thực hiện sao chép một số đèn ông sao, di chuyển vào các vị trí thích hợp trên bài vẽ:
- Giáo viên mời 1 học sinh lên thực hiện sao chép đèn ông sao.
- GV nhận xét. tuyên dương và nêu lại cách vẽ đèn ông sao.
c. Xoay hình:
H: - Trao đổi với bạn để thực hiện xoay hướng đèn ông sao?
- Giáo viên mời một số học sinh lên thực hiện sao chép đèn ông sao.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
H: - Có bao nhiêu kiểu lật và xoay hình vẽ?
 Các bước thực hiện lật và xoay hìn vẽ.
H: - Để thực hiện lật và xoay hình vẽ ta cần bao nhiêu bước thực hiện?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương và chốt lại các bước thực hiện:
*Các bước thực hiện: 
+ Bước 1: Nháy chọn Select, chọn hình ngôi sao cần xoay.
+ Bước 2: Chọn Rotate.
+ Bước 3: Chón hướng muốn xoay từ danh sách.
- Giáo viên thực hiện lại các bước lật và xoay hình vẽ.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thực hiện, nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm đôi cách sao chép.
- HS thực hiện, nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm đôi cách thực hiện xoay hướng đèn ông sao.
- HS thực hiện, quan sát, nhận xét.
- HS trả lời: Có 5 kiểu lật và xoay hình vẽ:
+ Xoay phải 90°.
+ Xoay trái 90°.
+ Xoay 180°.
+ Lật hình theo chiều dọc.
+ Lật hình theo chiều ngang.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, ghi nhớ.
10’
Hoạt động 2: Viết chữ lên hình vẽ
H: - Hãy trao đổi với bạn cách thực hiện viết chữ lên hình vẽ?
- Giáo viên mời vài học sinh lên thực hiện viết chữ lên hình vẽ với bài mẫu “con dieu” đã vẽ ở Bài 1.
H: - Vậy để thực hiện viết chữ lên hình vẽ ta cần bao nhiêu bước thực hiện?
- GV mời vài học sinh nêu lại các bước thực hiện viết chữ lên hình vẽ.
*Các bước thực hiện: 
+ Bước 1: Chọn công cụ viết chữ trong thẻ Home.
+ Bước 2: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần viết chữ, nháy chuột.
+ Bước 3: Chọn cỡ chữ, màu chữ, phông chữ.
+ Bước 4: Gõ nội dung lên hình vẽ rồi nháy chuột bên ngoài khung chữ để kết thúc.
- GV thực hiện lại các bước viết chữ lên hình vẽ. Vừa thực hiện vừa hướng dẫn những lỗi sai HS thường mắc phải và cách khắc phục.
*Em hãy báo cáo kết quả đã làm được trong tiết học hôm nay.
- HS trao đổi với bạn cách thực hiện viết chữ lên hình vẽ.
- HS thực hiện, quan sát, nhận xét.
- HS trả lời: 4 bước thực hiện.
- HS nêu lại các bước thực hiện.
- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
- 1 HS báo cáo kết quả làm được.
V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ(3p)
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức bằng phiếu bài tập nhóm.
*Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng:
Rotate right 90°
Lật theo chiều dọc
Rotate left 90°
Xoay hình 180°
Rotate 180°
Lật theo chiều ngang
Flip vertical
Xoay hình qua phải 90°
Flip horizontal
Xoay hình qua trái 90°
VI. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO(2p)
 - Học bài và xem trước phần còn lại của bài đã học.
TUẦN 10
Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019
Tin học
BÀI 3. TÌM HIỂU THẺ VIEW
THAY ĐỔI KÍCH T

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_4_chuong_trinh_ca_nam.docx