Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

Bài 3. Thông tin được lưu ở đâu trong máy tính (tiếp)

I. Mục tiêu, yêu cầu:

 - Biết được các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.

 - Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD và thiết bị nhớ flash.

II. Chuẩn bị:

- Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, phòng máy.

III. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Củng cố các thiết bị lưu trữ.

- Yêu cầu học sinh nêu các thiết bị lưu trữ

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2: Thực hành

- Yêu cầu học sinh quan sát một máy tính để bàn, tìm vị trí ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD trên máy tính.

- Quan sát học sinh thực hành.

- Yêu cầu học sinh quan sát một đĩa mềm: chỉ ra mặt trên, mặt dưới và cho biết cách đưa đĩa vào ổ đĩa

- Hướng dẫn học sinh thực hành với đĩa CD và ổ đĩa CD

- Quan sát và nhận xét học sinh thực hành.

- Hướng dẫn học sinh thực hành với thiết bị nhớ flash.

- Quan sát học sinh thực hành.

Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại kiến thức đã học.

- Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước nội dung của bài “Những gì em đã biết” (Phần 2. Em tập vẽ)

- Học sinh trả lời.

- Quan sát máy tính và tìm vị trí ổ đĩa mềm, đĩa CD

- Quan sát và thực hành.

- Thực hành với đĩa CD và ổ đĩa CD:

 Quan sát ổ đĩa CD, thực hiện thao tác mở, đóng ổ đĩa.

 Quan sát đĩa CD, nhận biết mặt trên, mặt dưới và cách đưa đĩa CD vào ổ đĩa.

 Thực hiện các thao tác để đưa một đĩa CD vào ổ đĩa, quan sát chuyển động của ngăn chứa đĩa, sự thay đỏi của đèn tín hiệu trên ổ đĩa và thông báo trên màn hình.

- Chú ý thực hành

- Thực hành với thiết bị nhớ flash:

 Quan sát máy tính và nhận biết khe cắm USB

 Thực hành thao tác cắm USB vào khe.

 Quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu trên thiết bị nhớ flash và thông báo trên màn hình.

- Chú ý thực hành.

- Chú ý lắng nghe.

 

doc 114 trang cuckoo782 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 4:
Tuần 1
Tiết 1:
Lớp 4A – Tiết 1: 09/09/2016
Lớp 4B – Tiết 3: 09/09/2016
Lớp 4C – Tiết 1: 07/09/2016
Lớp 4D – Tiết 1: 06/09/2016
CHƯƠNG I. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Bài 1. Những gì em đã biết 
I. Mục tiêu:
	Ôn tập cho học sinh những kiến thức cơ bản đã học trong Quyển 1:
Các dạng thông tin cơ bản và phân loại;
Nhận diên các bộ phận của máy tính và biết được chức năng cơ bản cảu mỗi bộ phận;
Các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen;
Vai trò của máy tính trong đời sống
II. Chuẩn bị:
Giáo án, SGK, máy vi tính
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới
- Giới thiệu bài mới: Ở chương trình học lớp 3 các em đã bước đầu được làm quen với máy tính các em có thích không? Hôm này cô cùng các em ôn lại những kiến thức đã học ở lớp 3 qua bài học “ Những gì em đã biết”.
Hoạt động 2: Ôn tập
- Máy tính gồm mấy bộ phận chính? đó là những bộ phận nào?
- Các em nhận xét câu trả lời của bạn?
Vậy là máy tính gồm có 4 bộ phận là phần thân máy, chuột, bàn phím và màn hình.
Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng đó là những hàng nào?
- Các em nhận xét câu trả lời của bạn?
- Khi cầm chuột thì cầm bằng tay nào? Em hãy nêu lại cách cầm chuột?
- Có mấy dạng thông tin? Đó là những dạng thông tin nào? 
- Một bạn hãy lấy 1 ví dụ về các dạng thông tin đã học ?
- Đưa ra 1 chủ để, yêu cầu học sinh thu tập thông tin trong chủ đề GV đưa ra, sau đó phân loại thông tin theo các dạng cơ bản
- Máy tính đã giúp chúng ta những gì trong đời sống
- Các em nhận xét câu trả lời của bạn?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Các em mở SGK trang 4 làm cho cô các bài tập 1, 2, 3.
- Gọi 3 hs lên bảng làm bài tập.
- Các nhận xét bài tập và chữa bài.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức trong bài
- Chú ý lắng nghe.
- 4 bộ phận là phần thân máy, chuột, bàn phím và màn hình.
- Bạn trả lời đúng.
- 3 hàng phín trên, hàng cơ sở và hàng phím dưới.
- Bạn trả lời thiếu còn có hàng phím số.
- Cầm bằng tay phải, cách cầm úp bàn tay phải xuống .
- Chú ý trả lời
- Một học sinh trả lời
- Học sinh chia theo nhóm và làm theo yêu cầu của Gv
- Chú ý trả lời
- HS làm bài tập
- HS lên bảng làm bài tập 1, 2, 3.
- HS chữa bài vào vở
Khối 4
Tuần 1
Tiết 2:
Lớp 4A – Tiết 2: 09/09/2016
Lớp 4B – Tiết 3: 09/09/2016
Lớp 4C – Tiết 2: 07/09/2016
Lớp 4D – Tiết 2: 06/09/2016
Bài 1. Những gì em đã biết (tiếp)
I. Mục tiêu:
	Ôn tập cho học sinh những kiến thức cơ bản đã học trong Quyển 1:
Các dạng thông tin cơ bản và phân loại;
Nhận diên các bộ phận của máy tính và biết được chức năng cơ bản cảu mỗi bộ phận;
Các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen;
Vai trò của máy tính trong đời sống
II. Chuẩn bị:
Giáo án, SGK, máy vi tính
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành
T1: Em hãy khởi động phần mềm Paint, sử dụng những công cụ đã học ở lớp 3 để vẽ một bức tranh.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động phần mềm Paint.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các công cụ trong phần mềm paint đã học ở lớp 3.
- Khởi động phần mềm và thực hành.
T2: Em hãy khởi động phần mềm Word, gõ một bài thơ, bài hát mà em thích.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách khởi động phần mềm.
- Khởi động phần mềm và thực hành.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại kiến thức trong bài
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trả lời.
- Chú ý thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 2
Tiết 3:
Lớp 4A - Tiết 3: 10/09/2015
Lớp 4B - Tiết 1: 09/09/2015
Lớp 4C - Tiết 1: 10/09/2015
Lớp 4D - Tiết 1: 08/09/2015
	 Bài 2. Khám phá máy tính 
I. Mục tiêu 
	- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay;
	- Biết đặc điểm chung của các loại máy tính đó là khả năng thực hiện tự động các chương trình;
	- Nắm được khái niệm chương trình.
II. Chuẩn bị
- Giáo án, SGK, ..
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Ở lớp 3 các em đã được làm quen với chiếc máy tính. Các em có biết chiếc máy tính đầu tiên ra đời khi nào và nó có đặc điểm thế nào không? Và vì sao con người có thể sử dụng máy tính để làm được nhiều việc? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài “Khám phá mày tính”
Hoạt động 2: Tìm hiểu máy tính xưa và nay
- Đưa hình ảnh về chiếc máy tính đầu tiên để học sinh quan sát
- Em có nhận xét gì về đặc điểm của chiếc máy tính điệm tử đầu tiên.
- Giới thiệu chiếc máy tính điện tử đầu tiên:
 Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945 có tên gọi là ENIAC. Chiếc máy tính này nặng gần 27 tấn và chiếm diện tích gần 167m2.
- Và từ đó đến nay công nghệ chế tạo máy tính ngày càng phát triển. Máy tính ngày càng nhỏ gọn hơn, tính toán nhanh hơn, tiêu tốn ít điện hơn, giá thành rẻ hơn và giao tiếp thân thiện hơn với con người.
- Chính vì đặc điểm này mà máy tính ngày nay càng trở nên phổ biến hơn.
- Chiếc máy tính để bàn hiện nay6 chỉ nặng khoảng 15kg và chỉ chiếm diện tích khoảng ½ m2.
- Để so sánh chiếc máy điện tử đầu tiên và chiếc máy ngày nay, các em hãy làm Bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Ngày nay ngoài máy tính để bàn, các em còn thấy nhiều loại máy tính khác với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau:
Máy tính trợ giúp cá nhân.
Máy tính bỏ túi.
Máy tính xách tay.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm chương trình
- Tuy có nhiều hình dạngvà kích thước khác nhau, nhưng các máy tính có đặc điểm chung: chúng có khả năng thực hiện tự động các chương trình. Vậy chương trình là gi?
- Chương trình là tập hợp các lệnh đực viết theo một trình tự nhất định, mỗi lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một công việc cụ thể. Một công việc được phân rã thành dãy các công việc đơn giản hơn và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi máy tính có thể thực hiện được. Như vậy để máy tính thực hiện được công việc mông muốn của con người, các lệnh trong chương trình cần phải được viết đúng trật tự.
- Và nhờ có chương trình, chúng ta có thể sử dụng máy tính làm nhiều việc khác nhau như: có thể vẽ những bức tranh đẹp hay nghe nhạc, xem phim bằng các chương trình chạy trên máy tính.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại kiến thức vừa học
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát
- Chiếc máy tính đầu tiên rất lớn
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Làm bài tập
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
Khối 4
Tuần 2
Tiết 4:
Lớp 4A – Tiết 4: 10/09/2015 
Lớp 4B – Tiết 2: 09/09/2015
Lớp 4C – Tiết 2: 10/09/2015
Lớp 4D – Tiết 2: 08/09/2015
Bài 2. Khám phá máy tính (tiếp)
I. Mục tiêu 
- Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng cảu máy tính hiện nay;
- Biết đặc điểm chung của các loại máy tính đó là khả năng thực hiện tự động các chương trình;
- Nắm được khái niệm chương trình.
- Biết mô hình hoạt động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin, xuất thông tin.
II. Chuẩn bị
- Giáo án, SGK, ..
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố khái niệm chương trình và lịch sử ra đời của máy tính.
- Chiếc máy tính điện tử ra đời vào năm nào và có tên gọi là gì?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Chương trình là gì?
- Giáo viên chột và cho điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mô hình hoạt động của máy tính
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận quan trọng của máy tính.
- Bộ phận nào là quan trọng nhất?
- Giới thiệu vai trò của các bộ phận:
Bàn phím và chuột giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lí theo chỉ dẫn của chương trình.
Màn hình cho em biết thông tin ra (kết quả) sau khi được máy tính xử lí.
- Ví dụ: khi em cần tính tổng của 15 và 26, thông tin vào là 15 và 26, còn thông tin ra là 41
- Ngoài ra hằng ngày, em còn gặp nhiều hoạt động có thể mô ta giống như hoạt động của máy tính. Chẳng hạn, nếu thấy bầu trời nhiều mây đen, em nhắc bố mang áo mưa khi đi làm. Bầu trời đầy mây đen cho em thông tin vào (có thể trời sẽ mưa), còn lời nhắc là thông tin ra sau khi em đã xử lí thồng tin vào. Bộ não của em chính là bộ phận xử lí thông tin.
Hoạt động 2: Làm bài tập
- Để hiểu hơn về mô hình hoạt động của máy tính, chúng ta sẽ đi làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm bài tập vào vở.
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại kiến thức vừa học.
- Yêu cầu học sinh về đọc trước bài 3: "Chương trình máy tính được lưu ở đâu?"
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Chú ý trả lời.
Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Đọc đề bài và làm bài
- Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh ở dưới làm bài vào vở.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 3
Bài 3. Chương trình máy tính được lưu ở đâu? 
I. Mục tiêu, yêu cầu:
- Biết được các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.
- Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, phòng máy....
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố mô hình hoạt động của máy tính.
- Yêu cầu học sinh nêu mô hình hoạt động của máy tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đĩa cứng.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm chương trình máy tính.
- Các chương trình máy tính và các thông tin khác (cả kết quả làm việc) đựơc lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ.
- Một số thiết bị lưu trữ thường dùng là: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash (USB).
- Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất và nó được lắp đặt trong thân máy.
- Quan sát hình ảnh đĩa cứng trên màn hình.
- Yêu cầu học sinh xác định vị trí của đĩa cứng trong thân máy
- Những chương trình máy tính và các thông tin quan trọng thường được lưu trên đĩa cứng . 
Hoạt động 3: Tìm hiểu đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash
- Để thuận thiện cho việc trao đổi, thông tin còn được ghi trong đĩa mềm, đĩa CD hoặc trong thiết bị nhớ flash và được nạp vào máy tính khi cần thiết.
- Cho học sinh quan sát hình ảnh đĩa mềm. đĩa CD, thiết bị nhớ flash trên màn hình.
- Đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash có thể được lắp và máy tính để sử dụng hoặc tháo ra khỏi máy tính một cách dễ dàng, thuận tiện.
- Các em nhớ cần bảo quản để đĩa mềm, đĩa CD không bị cong vênh, bị xước hay bám bụi. Không để đĩa ở nơi ẩm, hoặc nóng quá.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Suy nghĩ trả lời
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát hình.
- Quan sát và xác định vị trí của đĩa cứng trong thân máy.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát và phân biệt các thiết bị nhớ.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 3
Bài 3. Thông tin được lưu ở đâu trong máy tính (tiếp)
I. Mục tiêu, yêu cầu:
	- Biết được các thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.
	- Nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, phòng máy....
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố các thiết bị lưu trữ.
- Yêu cầu học sinh nêu các thiết bị lưu trữ
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu học sinh quan sát một máy tính để bàn, tìm vị trí ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD trên máy tính.
- Quan sát học sinh thực hành.
- Yêu cầu học sinh quan sát một đĩa mềm: chỉ ra mặt trên, mặt dưới và cho biết cách đưa đĩa vào ổ đĩa
- Hướng dẫn học sinh thực hành với đĩa CD và ổ đĩa CD
- Quan sát và nhận xét học sinh thực hành.
- Hướng dẫn học sinh thực hành với thiết bị nhớ flash.
- Quan sát học sinh thực hành.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước nội dung của bài “Những gì em đã biết” (Phần 2. Em tập vẽ)
- Học sinh trả lời.
- Quan sát máy tính và tìm vị trí ổ đĩa mềm, đĩa CD
- Quan sát và thực hành.
- Thực hành với đĩa CD và ổ đĩa CD:
Quan sát ổ đĩa CD, thực hiện thao tác mở, đóng ổ đĩa.
Quan sát đĩa CD, nhận biết mặt trên, mặt dưới và cách đưa đĩa CD vào ổ đĩa.
Thực hiện các thao tác để đưa một đĩa CD vào ổ đĩa, quan sát chuyển động của ngăn chứa đĩa, sự thay đỏi của đèn tín hiệu trên ổ đĩa và thông báo trên màn hình.
- Chú ý thực hành
- Thực hành với thiết bị nhớ flash:
Quan sát máy tính và nhận biết khe cắm USB
Thực hành thao tác cắm USB vào khe.
Quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu trên thiết bị nhớ flash và thông báo trên màn hình.
- Chú ý thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 4
Chương 2. Em tập vẽ
Bài 1. Những gì em đã biết 
I. Mục tiêu:
Ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã học trong quyển 1: cách khởi động, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền.
Ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ 
Luyện kĩ năng vẽ với các công cụ tô màu, đường thẳng, đường cong 
II. Chuẩn bị:
Giáo án, phòng máy 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập tô màu
- Em chọn màu vẽ bằng cách nháy chuột nào? Ở đâu?
- Em chọn màu nền bằng cách nào?
- Em hãy chỉ ra công cụ tô màu trong hộp công cụ và các thao tác tô màu một vùng hình vẽ
Hoạt động 2: Ôn tập vẽ đường thẳng, vẽ đường cong
- Để vẽ đường thẳng ta dùng công cụ nào? Nêu cách vẽ?
- Để vẽ đường cong ta sử dụng công cụ nào? Nêu cách vẽ.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nhắc lại kiến thức đã học
- Nháy nút chuột trái để chọn màu vẽ 
- Nháy chuột phải để chọn màu nền 
- Suy nghĩ trả lời
 - Cách vẽ:
+ Chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ.
+ Chọn màu vẽ.
+ Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của đoạn thẳng.
- Trả lời câu hỏi.
- Cách vẽ: 
+ Chọn công cụ để vẽ đường cong.
+ Chọn màu vẽ, nét vẽ.
+Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối.
+ Nhấn giữ kéo chuột trái để uốn cong đoạn thẳng.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 4
Bài 1. Những gì em đã biết (tiếp)
I. Mục tiêu:
Ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã học trong quyển 1: cách khởi động, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền.
Ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ 
Luyện kĩ năng vẽ với các công cụ tô màu, đường thẳng, đường cong 
II. Chuẩn bị:
Giáo án, phòng máy 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành
T1: Mở tệp Ontap 1.bmp và tô màu hình 11 để được hình 12.
- Chú ý, mỗi khi tô nhầm, em nhấn đồng thời các phím Ctrl và Z để khôi phục lại.
T2: Vẽ và tô màu ngôi nhà theo mẫu như hình 14.
Hướng dẫn:
- Chọn công cụ Đường thẳng.
- Chọn nét vẽ thích hợp phía dưới hộp công cụ và chọn nét vẽ.
- Vẽ các đường thẳng lần lượt tạo thành mái nhà, nền nhà, cửa chính và cửa sổ theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh thực hành.
Cách vẽ: Sử dụng công cụ vẽ đường cong.
- Làm mẫu.
T3: Mở tệp Ontap 3.bmp để có hình bông hoa. Em hãy dùng công cụ Đường cong để vẽ lọ hoa nhưn hình a. Sau đó cắm bông ha vào lọ hoa như hình b.
Hướng dẫn:
- Vẽ miệng lọ hoa bằng công cụ Đường cong.
- Vẽ đoạn thẳng dọc thân lọ hoa.
Hoàn thiện lọ hoa bằng cách vẽ hai đường cong hai bên làm thành lọ hoa.
- Chọn phần lọ hoa đã vẽ, sau đó di chuyển nó xuống phía dưới bông hoa để cắm vào lọ hoa.
- Yêu cầu học sinh thực hành.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục thực hành tiếp các bài T4, T5, T6.
- Quan sát học sinh thực hành.
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò
- Nhắc lại kiến thức đã học
- Học sinh thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý thực hành.
- Chú ý thực hành.
Khối 4
Tuần 5
Bài 2. Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
I. Mục tiêu:
Học sinh biết sử dụng công cụ Hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhâtk, hình vuông.
Học sinh biết két hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cog và các nét vẽ thích hợ để tạo được những hình vẽ đơn giản.
II. Chuẩn bị:
Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu công cụ vẽ hình chữ nhật
- Công cụ hình chữ nhật giúp các em vẽ hình chữ nhật nhanh và chính xác hơn rất nhiều
- Giới thiệu công cụ vẽ hình chữ nhật trên hộp công cụ
- Trình bày các thao tác vẽ hình chữ nhật
Chọn công cụ trong hộp công cụ
Chọn một kiểu vẽ hình chữ nhật ở phía dưới hộp công cụ
Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng chéo đến điểm kết thúc
- Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác vẽ hình chữ nhật
- Chú ý: Trước khi chọn công cụ hình chữ nhật em có thể:
Chọn công cụ đường thẳng rồi chọn nét vẽ đường biên
Chọn màu vẽ đường biên, màu nền bên trong
Để vẽ hình vuông, em nhấn phím Shift trong khi kéo thả chuột
- Thực hiện thao tác vẽ hình vuông để học sinh quan sát
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu vẽ hình chữ nhật
- Giới thiệu các kiểu vẽ hình chữ nhật khác nhau
Hình chữ nhật chỉ có đường biên
Hình chữ nhật có đường biên và tô màu bên trong
Hình chữ nhật chỉ tô màu bên trong
- Thực hành thao tác vẽ các kiểu hình chữ nhật khác nhau để học sinh quan sát
- Yêu cầu học sinh thực hành vẽ các hình chữ nhật khác nhau
Hoạt động 3: Củng cố nhắc nhở
- Nhắc lại những kiến thức đã học
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát
- Chú ý lắng nghe và ghi bài
- Chú ý và thực hành
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát thao tác của giáo viên
 - Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát thao tác của giáo viên
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 5
Bài 2. Vẽ hình chữ nhật, hình vuông (tiếp)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết sử dụng công cụ Hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhâtk, hình vuông.
Học sinh biết két hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong và các nét vẽ thích hợ để tạo được những hình vẽ đơn giản.
II. Chuẩn bị:
Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố công cụ vẽ hình chữ nhật.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lại các bước vẽ hình chữ nhật.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2: Hình chữ nhật tròn góc
- Ngoài công cụ vẽ hình chữ nhật mà các em vừa tìm hiểu, còn có công cụ vẽ hình chữ nhật tròn góc 
- Giới thiệu vị trí của công cụ trên hộp công cụ
- Thực hiện các thao tác vẽ hình chữ nhật tròn góc
- Yêu cầu học sinh sủ dụng công cụ để vẽ các kiểu hình chữ nhật góc tròn khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu học sinh thực hành các bài T2, T3, T4, T5 SGK/trang 20, 21.
Hoạt động 4: Củng cố nhắc nhở
- Nhắc lại những kiến thức đã học
- Yêu cầu học sinh vẽ nhà ôn lại các thao tác vẽ hình chữ nhật và vẽ hình chữ nhật góc tròn và đọc trước bài 3
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát
- Chú ý quan sát
- Học sinh thực hành
- Chú ý thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 6
Tiết 9
Lớp 4D – Tiết 1: 04/10/2016
Lớp 4C – Tiết 1: 05/10/2010
Lớp 4A – Tiết 1: 07/10/2016
Lớp 4B – Tiết 3: 07/10/2016
Bài 3. Sao chép hình
I. Mục tiêu:
Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính
Thực hiện được thao tác sao chép một phần hình vẽ
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy, sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố cách vẽ Hình chữ nhật. 
- Nêu thao tác vẽ hình chữ nhật.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Giơí thiệu bài mới:
Hoạt động 2: Ôn tập cách chọn một phần hình vẽ
Bài 1: Em hãy chỉ ra các công cụ chọn một phần hình vẽ?
Bài 2: Đánh dáu vào các thao tac đúng để chọn một phần hình vẽ
Hoạt động 3: Sao chép hình
- Để vẽ được các phần giống nhau, em phải lặp lại cac thao tác nhưng cũng khó có kết quả giống hệt nhau, để làm được điều đó ta sử dụng công cụ sao chép
- Cách bước thực hiện:
1. Chọn phần hình vẽ muốn sao chép
2. Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới
3. Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc
- Vẽ một hình tròn sau đó sao chép thành 4 hình có kích thước bằng nhau
- Làm mẫu để học sinh quan sát
- Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác sao chép hình
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhắc lại kiến thức đã học
- Học sinh trả lời.
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- Thảo luận và trả lời câu hỏi
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát giáo viên thực hiên
- Chú ý thực hành
- Chú ý lắng nghe.
Tiết 10
Lớp 4D – Tiết 2: 04/10/2016
Lớp 4C – Tiết 2: 05/10/2010
Lớp 4A – Tiết 2: 07/10/2016
Lớp 4B – Tiết 4: 07/10/2016
Bài 3. Sao chép hình (tiếp)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc trên máy tính
Thực hiện được thao tác sao chép một phần hình vẽ
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy, sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố cách sao chép 1 phần hình vẽ.
- Em hãy nêu các bước thực hiện để sao chép 1 phần hình vẽ.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Giơí thiệu bài mới:
Hoạt động 2:Sử dụng biểu tượng “trong suốt”
- Sau khi chọn công cụ di chuyển hoặc sao chép, bên dưới hộp công cụ có hai biểu tượng như hình 37. Biểu tượng gọi là biểu tượng trong suốt
- Sau khi sao chép hình sau sẽ đè lên hình trước (hình trước sẽ bị mất đi, nếu ta để các hình cạnh nhau) để các hình trức đó không bị mất đi ta nhấn chuột vào biểu tượng trong suốt trước khi sao chép.
- Làm mấu: Vẽ hình tròn rồi sao chép thành 2 quả táo
Hoạt động 3:Thực hành
- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm Paint và thực hành
- Chú ý khi sử dụng biểu tượng trong suốt và không trong suốt
- Chú ý bài thực hành T3
+ Các em chú ý di chuyển các quả nho trước rồi mới di chuyển các lá nho
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh và sửa lỗi
 Hoạt động 4: Củng cố
- Nhắc lại kiến thức đã học
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước nội dung bài 4 "Vẽ hình e - líp, hình tròn".
- Học sinh trả lời.
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý quan sát và thực hành
- Chú ý thực hành
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 7
Tiết 11
Lớp 4D – Tiết 1: 11/10/2016
Lớp 4C – Tiết 1: 12/10/2010
Lớp 4A – Tiết 1: 14/10/2016
Lớp 4B – Tiết 3: 14/10/2016
Bài 4. Vẽ hình elip, hình tròn
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết sử dụng công cụ Hình e – líp để vẽ các hình e – líp và hình tròn.
	- Học sinh biết kết hợp các hình e – líp, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình vẽ thực hơn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Củng cố các bước sao chép hình.
- Yêu càu học sinh thực hiệc các bước sao chép 1 hình vẽ.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Vẽ hình tròn, hình elip
- Giới thiệu cách vẽ hình e-lip:
- Chú ý: Ta có thể vẽ hình E-lip vừa có đường viền vừa có màu nền bên trong giống như khi vẽ hình chữ nhật.
- Thực hiện trên máy để học sinh quan sát
- Gọi hai H sinh lần lượt lên thực hành
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn.
+ Để vẽ hình tròn em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift.
- Giáo viên thực hành mẫu cho học sinh quan sát
- Yêu cầu hai học sinh lên thực hành vẽ hình tròn.
Hoạt động 3: Củng cố nhắc nhở
- Nhắc lại kiến thức vừa học
- Học sinh thực hiện.
- Một học sinh lên bảng trả lời
- Chú ý lắng nghe + ghi chép.
+ Chọn công cụ 	trong
hộp công cụ.
+ Nháy chuột để chọn một phần kiểu vẽ hình e-lip ở phía dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả chuột.
- Quan sát giáo viên thực hiện
- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên
- Chú ý lắng nghe + ghi vào vở.
- Chú ý quan sát
- Thực hành theo yêu cầu của giáo viên
- Chú ý lắng nghe
Tiết 12
Lớp 4D – Tiết 2: 11/10/2016
Lớp 4C – Tiết 2: 12/10/2010
Lớp 4A – Tiết 2: 14/10/2016
Lớp 4B – Tiết 4: 14/10/2016
Bài 4. Vẽ hình elip, hình tròn (tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết sử dụng công cụ Hình e – líp để vẽ các hình e – líp và hình tròn.
	- Học sinh biết kết hợp các hình e – líp, hình tròn với các nét vẽ khác để tạo được những hình vẽ thực hơn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Củng cố cách vẽ hình tròn, hình e-lip.
- Yêu cầu học sinh nêu các bước vẽ Hình tròn, hình elip.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện tập
T1: Sử dụng công cụ hình e-lip vẽ hình minh hoạ hệ mặt trời(hình 49 trang 29 SGK).
- Để vẽ hình 49 em sử dụng những công cụ nào?
- Nhận xét câu trả lời
- Hướng dẫn cách vẽ:
Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình e-lip và 4 hình tròn.
Dùng công cụ đường thẳng để vẽ các tia nắng mặt trời
T2: Dùng công cụ hình e-lip và công cụ đã học để vẽ hình 50 (trang 30 SGK).
- Để vẽ hình 50 em sử dụng những công cụ nào?
- Nhận xét câu trả lời
- Hướng dẫn cách vẽ:
+ Dùng công cụ e-lip vẽ hình 1. 
+ Dùng công cụ sao chép để sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3, hình 3 thành hình 4.
+ Dùng công cụ đường thẳng, đường công vẽ các chi tiết còn lại
- Làm mẫu cho hs quan sát.
T3: Vẽ lọ hoa và hoa hình 51(trang 31 SGK).
- Cách vẽ: 
+ Dùng công cụ đường cong và e-lip để vẽ.
+ Thực hiện sao chép hình 1 thành thành hình 2, hình 2 thành hình 3.
- Làm mẫu.
T4: Vẽ hình 52 trang 31 SGK.
- Cách vẽ:
+ Dùng công cụ hình e-lip để vẽ đường tròn.
+ Dùng công cụ đường cong để vẽ gọng kính.
+ Thực hiện sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3.
- Làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh lưu bài 
- Quan sát học sinh thực hành, sữa lỗi và giải đáp thắc mắc.
Hoạt động 3: Củng cố nhắc nhở
- Nhắc lại kiến thức vừa học
- Học sinh trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Trả lời ( Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình e-lip và 4 hình tròn. Dùng công cụ đường thẳng để vẽ tia nắng mặt trời)
- Lắng nghe
- Thực hành.
- Trả lời ( Dùng công cụ e-lip vẽ thân con cánh cam và đốm lưng, dùng cụ đường thẳng để vẽ chân. Dùng công cụ đường công để vẽ đầu)
- Lắng nghe
- Quan sát + thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát và thực hành.
- Chú ý lắng nghe
Khối 4
Tuần 8
Tiết 13
Lớp 4D – Tiết 1: 18/10/2016
Lớp 4C – Tiết 1: 19/10/2010
Lớp 4A – Tiết 1: 21/10/2016
Lớp 4B – Tiết 3: 21/10/2016
Ôn tập giữa kì 1
I. Mục tiêu, yêu cầu:
	- Ôn tập lại khái niệm chương trình, các thiết bị lưu trữ phổ biến.
	- Ôn tập các công cụ hình chữ nhật, hình e-líp, cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình elip, hình tròn, cách sao chép hình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập
* Phần Khám phá máy tính:
Ôn tập lại lịch sử phát triển của máy tính.
- Chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm nào? Tên gọi là gì?
- Chương trình máy tính là gì?
Nhắc lại vai trò của các bộ phận của máy tính?
Yêu cầu học sinh nêu lại các thiết bị lưu trữ đã học.
* Phần Em tập vẽ
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng công cụ Hình chữ nhật, hình e-líp.
- Để vẽ được hình vuông và hình tròn em phải sử dụng những công cụ nào? Nêu các thao tác để vẽ hình vuông và hình tròn
- Nhắc lại các thao tác sao chép một phần hình vẽ.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại những kiến thức vừa học.
- Chú ý trả lời.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Vai trò của các bộ phận của máy tính:
Bàn phím và chuột giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lí theo chỉ dẫn của chương trình.
Màn hình cho em biết thong tin ra sau khi được máy tính xử lí.
- Học sinh kể tên các thiết bị lưu trữ đã học.
- Học sinh trả lời.
- Chú ý trả lời.
- Chú ý trả lời
- Chú ý lắng nghe.
Tiết 13
Lớp 4D – Tiết 2: 18/10/2016
Lớp 4C – Tiết 2: 19/10/2010
Lớp 4A – Tiết 2: 21/10/2016
Lớp 4B – Tiết 4: 21/10/2016
Ôn tập giữa kì 1 (tiếp)
I. Mục tiêu, yêu cầu:
	- Ôn tập lại khái niệm chương trình, các thiết bị lưu trữ phổ biến.
	- Ôn tập các công cụ hình chữ nhật, hình e-líp, cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình elip, hình tròn, cách sao chép hình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thực hành
T1: Thực hành với ổ CD
- Yêu cầu học sinh nhận biết vị trí ổ CD.
- Yêu cầu học sinh thực hiện được thao tác mở đóng đĩa CD.
T2: Thực hành với thiết bị nhớ flash.
- Yêu cầu học sinh nhận biết được khe cắm thiết bị nhớ flash.
- Yêu cầu học sinh thực hiện thao tác cắm thiết bị nhớ flash vào khe.
T3: Yêu cầu học sinh sử dụng các công cụ đã học để vẽ hình sau:
- Giáo viên quan sát học sinh thực hành, sửa sai cho học sinh
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại những kiến thức vừa học.
- Chú ý thực hành.
- Chú ý thực hành.
- Chú ý thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
Khối 4
Tuần 8
Bài 5. Vẽ tự do bằng cọ vẽ và bút chì
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
Biết cách vẽ bằng cọ vẽ, bút chì.
Vận dụng vào vẽ một số hình đơn giản.
Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng 
II. Chuẩn bị:
- Giáo án, phòng máy...
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Củng cố các thao tác vẽ hình elip và hình tròn.
- Em hãy nêu các bước thực hiện để vẽ hình elip.
- Yêu cầu 1 học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Vẽ bằng cọ vẽ: 
* Các bước thực hiện:
+ Chọn công cụ cọ vẽ trong hộp công cụ.
+ Chọn màu vẽ.
+ Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột để vẽ.
- Giáo viên làm mẫu
- Yêu cầu 2 học sinh lên thực hành
Hoạt động 3: Vẽ bằng bút chì: 
 - Vẽ bằng bút chì cũng giống vẽ bằng cọ vẽ nhưng không cần chọn nét vẽ ở dưới hộp công cụ.
Dùng công cụ cọ vẽ để vẽ cây thông hình 56 (trang 33 SGK).
- Cách vẽ: 
+ Chọn màu nâu sẫm trên bảng màu.
+ Dùng công cụ đường thẳng để vẽ thân cây.
+ Chọn công cụ cọ vẽ và nét vẽ nhỏ nhất ở bên phải trên hàng thứ nhất.
+ Kéo thả chuột để vẽ tán cây và bóng cây.
+ Tô màu tán lá, thân và bóng cây.
- Làm mẫu.
- Yêu cầu 2 học sinh lên thực hành
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cách vẽ bằng cọ vẽ, bút chì.
- Học sinh lên bảng trả lời
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe .
- Chú ý quan sát
- Chú ý quan sát bạn thực hành và nhận xét
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe và ghi vào vở.
- Chú ý quan sát
- Chú ý quan sát bạn thực hành và nhận xét
- Chú

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2016_2017.doc