Giáo án môn Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Bài: Nhân vật trong truyện

Giáo án môn Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Bài: Nhân vật trong truyện

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung ghi nhớ).

- Văn kể chuyện phải có nhân vật, Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá.

- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong cõu chuyện Ba anh em (BT1, mục I).

2. Kĩ năng: Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách của nhân vật (BT2, mục III).

3. Thái độ: Giáo dục hs học tập những tính cách tốt.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ , NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề,.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bài giảng điện tử, Bảng phụ.

- HS: Đọc và tìm hiểu tính cách của nhân vật trong truyện.

 

doc 5 trang xuanhoa 10/08/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn 4 - Tuần 1 - Bài: Nhân vật trong truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng: 
1. Kiến thức:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung ghi nhớ).
- Văn kể chuyện phải có nhân vật, Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá.
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong cõu chuyện Ba anh em (BT1, mục I). 
2. Kĩ năng: Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách của nhân vật (BT2, mục III).
3. Thái độ: Giáo dục hs học tập những tính cách tốt.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ , NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề,...
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bài giảng điện tử, Bảng phụ.
- HS: Đọc và tìm hiểu tính cách của nhân vật trong truyện.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước chúng ta học bài gì?
- Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải kể chuyện ở những điểm nào?
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
Các em ạ, bài văn kể chuyện hấp dẫn thường để lại cho người đọc, người nghe những ấn tượng sõu sắc về nhân vật với những hoạt động, lời núi, suy nghĩ nói lên tính cách của nhân vật đó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em bước đầu tìm hiểu về nhân vật trong truyện.
 b. Nhận xét:
*Bài1: - Gọi 1 hs đọc mục 1 phần NX
- Gọi hs nêu yc của bài
- Những truyện em mới học trong giờ Tập đọc và giờ Kể chuyện là những truyện nào? (GV ghi tên 2 truyện lên bảng)
- Cho hs hoạt động theo nhóm đôi
GV : Trong 2 truyện này thì những nhân vật nào là người thì các con ghi vào dòng trên, những nhân vật nào là vật thì ghi vào dòng dưới.(Phát phiếu cho hs)
- Các nhóm làm việc
- Gọi đại diện các nhóm lên gắn phiếu
- Đại diện các nhóm gắn phiếu đọc kq của nhóm mình
- Gọi các nhóm nhận xét
- Giáo viên nhận xét
- Nhắc lại: + Nhân vật là người cô mời 1 bạn nhắc lại? (GV ghi bảng)
+Còn những nhân vật là vật trong 2 câu chuyện trên là những nhân vật nào?(gv ghi b)
- Như vậy qua tìm hiểu chúng ta biết được nhân vật trong truyện có thể là ai?
GV ghi bảng nhận xét 1
Chốt: Các nhân vật trong truyện có thể là người hay các con vật, đồ vật, cây cối đã được nhân hóa.Và trong số các nhân vật trong hai truyện trên thì mẹ con bà nông dân và Dế Mèn (gạch chân) là những nhân vật chính vì họ xuất hiện từ đầu đến cuối truyện thể hiện rõ ý nghĩa của truyện. Vậy những nhân vật chính trong hai câu chuyện này có những tính cách như thế nào chúng ta cùng chuyển sang bài 2 phần NX.
* Bài 2: - Gọi hs đọc bài 2
- Gọi hs nêu yc của bài
+ Trước hết các con hãy nhận xét về tính cách nhân vật Dế Mèn. Qua truyện các con thấy DM là người có tính cách thế nào?
+ Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
GV: DM là 1 nhân vật có tính khảng khái, có lòng thương người sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu, đó chính là tính cách của DM. Tính cách của DM được thể hiện qua hành động, lời nói che chở và giúp đỡ Nhà Trò.
- Còn qua truyện Sự tích các bạn thấy mẹ con bà nông dân có điểm gì nổi bật về tính cách?
- Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
GV: Qua thái độ và hành động như sẵn sàng cho bà lão ăn xin vào ngủ trong nhà, chèo thuyền đi giúp những người bị nạn ta thấy mẹ con bà nông dân rất thương người và luôn nghĩ đến người khác.
- Qua việc tìm hiểu các nhân vật trong hai truyện trên, để có nhận xét về tính cách của nhân vật ta dựa vào đâu?
 GV: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói suy nghĩ của nhân vật
Nhận xét 2 : Ghi bảng
- GV đọc lại 2 NX : Đó chính là nội dung phần ghi nhớ.
 b. Ghi nhớ
VD: Hãy lấy VD về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe
- GV nhắc lại phần ghi nhớ để khắc sâu kiến thức 
c. Luyện tập:
* Bài 1: - Gọi hs đọc bài (cả phần chú giải)
- Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào? 
- Cho hs thảo luận nhóm 4
+ Câu chuyện : Ba anh em có những nhân vật nào?
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? 
+ Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao?
+ Dựa vào đâu mà bà có nhận xét về tính cách của Ni-ki- ta và Gô- sa như vậy?
+ Thế qua hành động nào mà bà có nhận xét về Chi - ôm - ca?
- Qua câu chuyện các con học tập tính cách của nhân vật nào?
GV giảng: Qua BT1 ta thấy hành động của các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình. Dựa vào ý hiểu của bài chúng ta cùng chuyển sang BT2
* Bài 2: Gọi hs đọc bài
- Nêu yêu cầu của bài
- Nhân vật trong truyện em sắp kể là những ai?
- Em kể chuyện theo vai người chứng kiến hay người tham gia?
* Cho hs thảo luận nhóm đôi (1phut) các tình huống có thể xảy ra : Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì? Còn nếu là người không quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo:
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người không quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- Tiếp tục duy trì nhóm 2 kể tiếp theo hai hướng nêu trên
- Tổ chức cho HS thi kể theo 2 hướng.
- Gọi 1 HS lên kể : Câu chuyện bạn vừa kể theo hướng nào? Vì sao con biết?
- Gọi tiếp 1 hs lên kể theo hướng 1
- HS đặt câu hỏi để các bạn trả lời sau khi nghe bạn thứ hai kể theo hướng 1:
 + Chuyện bạn vừa kể có những nhân vật nào ?
 + Nhân vật nào là nhân vật chính ? 
 + Nhân vật chính đã có những hành động, lời nói, suy nghĩ gì ?
 + Điều đó chứng tỏ nhân vật đó là người thế nào ? Đáng khen hay đáng chê ? Vì sao?
GV: Chúng ta vừa nghe 2 bạn kể theo hướng 1. Bạn nào có thể kể theo hướng 2?
- Bạn nào kể chuyện vừa đúng, vừa hay nhất?
- Nhận xét học sinh
* Nếu bạn nhỏ trong câu chuyện là con thì con sẽ là gì lúc đó?
 4. Củng cố: Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- Khi kể về các nhân vật, cần lưu ý điều gì?
- Vì sao phải kể rõ lời nói, hành động của nhân vật?
-Nhận xét tiết học
- Lớp hát đầu giờ.
+ HS nêu
- ở điểm bài văn kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc cú ý nghĩa.
- Nhắc lại đầu bài.
* HS tìm hiểu ví dụ
- HS đọc yêu cầu SGK
- Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể.
- Làm việc theo nhóm đôi:
* Sự tích hồ Ba Bể:
- N/ vật là người:
 + Hai mẹ con bà nông dân
 + Bà cụ ăn xin
 + Những người dự lễ hội
- N/ vật là vật: Giao long.
* Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
+ N/ vật là vật : Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện
- Hs nhắc lại
- HS nhắc lại
- Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật.
- Hs lắng nghe
-1 HS đọc Y/c SGK, thảo luận cặp đôi.
+ Khảng khái, thương người, ghét bỏ áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu.
+Dựa vào hành động và lời nói của DM: “ Xoè cả hai cánh ra”, “ dắt Nhà Trò đi” và lời nói: “ Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Giàu lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn. 
+ Căn cứ vào việc làm: Cho bà lão ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp dân làng.
+ Dựa vào hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật đó.
- 2 - > 3 HS đọc ghi nhớ.
* Nhân vật Thỏ trong truyện là con vật có tính cách kiêu ngạo, huênh hoang, coi thường người khác khi chế nhạo và thách đấu với Rùa.
* Rùa là con vật khiêm tốn, kiên trì, bền bỉ khi trả lời và chạy thi với Thỏ.
* Ngựa con trong truyện Cuộc chạy đua trong rừng có tính chủ quan khi không nghe lời ngựa cha.
- HS đọc y/c và nội dung câu chuyện: Ba anh em.
- Có 3 yêu cầu
- Hs thảo luận nhóm 4
+ Câu chuyện có các nhân vật: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại.
+ Ni - ki - ta: chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. 
+ Gô - sa: láu lỉnh (khôn, tinh ranh)
+ Chi- ôm- ca: nhân hậu, chăm chỉ.
+ Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Vì qua việc làm của từng cháu đã bộc lộ tính cách của mình.
+Nhờ quan sát hành động của bà: - Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. Còn Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn.
- Cậu thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn nghĩ đến cả những con chim bồ câu 
- Hs trả lời
- 2 HS đọc yêu cầu SGK
- Kể tiếp câu chuyện theo 2 hướng..
- Một bạn nhỏ, em bé.
- Người chứng kiến kể lại
- Các nhóm thảo luận
+ Chạy lại nâng em bé dậy, phủi bụi , xin lỗi em, dỗ em bé nín khóc, đưa em bé về lớp (hoặc nhà ), cùng chơi.
+ Bạn nhỏ bỏ chạy để tiếp tục nô đùa, cứ vui chơi mà chẳng để ý gì đến em bé cả.
- Thảo luận nhóm để kể theo hai hướng.
- HS thi kể trước lớp. Các HS khác nghe và nhận xét, góp ý và bình chọn bạn kể hay.
- Kể rõ hành động, lời nói của nhân vật đó.
- Vì dựa vào lời nói, hành động, người đọc, người nghe có thể biết được tính cách của nhân vật.
-Về học thuộc phần ghi nhớ
IV. Định hướng học tập:
- VN tiếp tục sáng tạo và hoàn thiện câu chuyện ở BT2 và viết lại vào vở câu chuyện mình vừa xây dựng.
- Đọc và tìm hiểu tính cách của nhân vật trong truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_lam_van_4_tuan_1_bai_nhan_vat_trong_truyen.doc