Giáo án môn Khoa học 4 - Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão

Giáo án môn Khoa học 4 - Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão

GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO

Sau bài học, học sinh có khả năng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

- Nêu được một số cách phòng chống bão

2. Kĩ năng:

- Xác định được một số cấp của gió và tác động của nó lên các vật xung quanh

3. Thái độ:

- Có ý thức phòng tránh gió bão

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử

+ Sưu tầm những bản tin thời tiết có liên quan đến gió, bão.

2. Học sinh: Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra

 

docx 3 trang xuanhoa 12/08/2022 3690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học 4 - Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC 
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
Sau bài học, học sinh có khả năng:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu được một số cách phòng chống bão
2. Kĩ năng:
- Xác định được một số cấp của gió và tác động của nó lên các vật xung quanh
3. Thái độ:
- Có ý thức phòng tránh gió bão
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
+ Bài giảng điện tử
+ Sưu tầm những bản tin thời tiết có liên quan đến gió, bão.
2. Học sinh: Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của thầy
Hoạt đông của của trò
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy chọn ý đúng
Câu 1: Tại sao có gió?
Do ta chạy
Do không khí chuyển động
Do cánh quạt quay
Câu 2: Vào ban ngày gió thổi theo hướng nào?
Từ biển thổi vào đất liền
Từ đất liền thổi ra biển
Không theo 2 hướng trên
- GV nhận xét, khen/ động viên HS.
2. Bài mới:
a. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
b. Kết nối: 
+ Do không khí chuyển động
+ Từ biển thổi vào đất liền
- Nhắc lại đầu bài
Mục tiêu: 
- Xác định được một số cấp của gió và tác động của nó lên các vật xung quanh
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu được một số cách phòng chống bão
HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió. 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong sách trang 76, điền các cấp gió và tác động của nó đến các vật xung quanh
- GV: Gió ở cấp độ 2, 3 rất cần thiết cho cuộc sống vì nó mang đến luồng khí mát, làm cho không khí trong lành. Nhưng từ cấp độ 4-5 trở đi, gió sẽ mang đến những tác động tiêu cực với các vật xung quanh
HĐ2: Thiệt hại của bão và cách phòng chống: 
- Hỏi:
+ Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông?
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão?
- Hướng dẫn HS quan sát hình 5, 6 đọc mục cần biết trang 77 SGK.
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão – liên hệ thực tế ở địa phương?
+ Nêu cách phòng chống bão 
- GV nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Các hiện tượng dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và nhà cửa càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền như ở một số tranh ảnh các em đã sưu tầm. Vì vậy cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra.
HĐ 3: Trò chơi ghép chữ vào hình: 
- Cho HS vẽ hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lới chú giải vào các tấm phiếu rời.
- GV tổng kết trò chơi
- Chốt nội dung bài học
3. Củng cố:
*GD BVMT: Gió mạnh gây ra những tác động xấu đến môi trường. Ở những vùng gió mạnh, chúng ta có những cách nào để hạn chế sức gió?
- Nhận xét tiết học
 - HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ.
- HS làm việc theo nhóm điền các cấp gió và tác động của nó đến các vật xung quanh
- Xác định cấp gió ngoài trời ở thời điểm hiện tại
- HS lắng nghe
+ Khi có gió mạng kèm theo mưa to là dấu hiệu của trời có dông.
+ Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió quáy.
- HS quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết.
+ Bão gây ra sập nhà, chết người thiệt hại hoa màu, và kinh tế 
+ Ở địa phương: sập nhà, bay mái, không đánh cá được 
+ Theo dõi tin thời tiết bảo vệ nhà cửa, thuyền ghe và người đi trú ẩn – cắt điện 
- Liên hệ: Những trận bão đi qua địa phương em, tác hại của bão và cách phòng chống bão của địa phương
- Cả lớp nhận xét. 
- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào nhanh, đúng là thắng cuộc.
- HS đọc Bài học
- Trồng cây, trồng rừng chắn gió ven biển,...
IV. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO:
- Chuẩn bị bài sau
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_4_bai_38_gio_nhe_gio_manh_phong_chong_b.docx