Giáo án Kĩ thuật 4 - Tuần 19 đến tuần 31

Giáo án Kĩ thuật 4 - Tuần 19 đến tuần 31

BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.

2. Kĩ năng

- Biết được cách liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.

3. Thái độ

- Hứng thú với môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa.

 Tranh minh họa lợi ích của việc trồng rau, hoa.

- Học sinh: Tranh, ảnh cây rau, hoa.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 31 trang xuanhoa 10/08/2022 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật 4 - Tuần 19 đến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2019
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Biết được cách liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
3. Thái độ
- Hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa.
 Tranh minh họa lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Học sinh: Tranh, ảnh cây rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Yêu cầu HS quan sát tranh H1(SGK) và TLCH: 
+ Nêu lợi ích của việc trồng rau.
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau còn được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày của gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS quan sát H2 (SGK) nêu tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, TLCH:
+ Nêu đặc điểm khí hậu, đất đai ở nước ta?
+ Nêu ví dụ một số loại cây rau, hoa theo mùa ở địa phương.
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ (SGK).
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát và trả lời:
+ Rau được dùng làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người; rau được dùng làm thức ăn cho vật nuôi,...
+ HS trả lời.
+ Được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu.
+ Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm,...
- Nêu 
- Thảo luận và trả lời:
+ Rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.
+ Rau muống, rau cải, xà lách, hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc,...
- 2 HS đọc.
Tuần 20
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2019
BÀI 10: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.
3. Thái độ
- Vận dụng để trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Hạt giống, một số loại phân hóa học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
- Yêu cầu HS đọc nội dung 1 trong SGK và TLCH: Nêu tên và tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Yêu cầu HS đọc mục 2 (SGK), TLCH về đặc điểm hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
+ Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì?
+ Nêu cách sử dụng cuốc?
- GV nhắc HS thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ. 
- Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ nào?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ (SGK).
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc và trả lời:
+ Hạt giống: không có hạt giống, cây giống thì không thể tiến hành trồng trọt được.
+ Phân bón: là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
+ Đất trồng: nơi nào có đất trồng, nơi đó có thể trồng được cây rau hoặc cây hoa.
- Đọc và trả lời:
+ Lưỡi cuốc được làm bằng gang, cán cuốc được làm bằng tre. 
+ Cách sử dụng: Một tay cầm gần giữa cán, không cầm gần lưỡi cuốc quá, tay kia cầm gần phía đuôi cán.
- Theo dõi.
- Cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ,...
- 2 HS đọc.
Tuần 21
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2019
BÀI 11: ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa.
3. Thái độ
- Có ý thức chăm sóc rau, hoa đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
- Yêu cầu HS quan sát H2 (SGK), TLCH: 
+ Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
- Yêu cầu HS đọc nội dung (SGK). 
- Yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. 
- GV kết luận: Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đất...để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ (SGK).
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát và trả lời:
+ Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
- Đọc.
- Nêu: + Nhiệt độ.
 + Nước.
 + Ánh sáng.
 + Chất dinh dưỡng.
 + Không khí.
- Đọc.
Tuần 22
Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2019 
BÀI 12: TRỒNG CÂY RAU, HOA
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
2. Kĩ năng
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
3. Thái độ
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Các cây con rau, hoa. Túi chứa đất, cuốc, dầm xới, bình tưới nước.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài trong SGK.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau, hoa.
+ Tại sao phải chọn cây con khỏe, không bị cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn.
+ Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK nêu các bước trồng cây con.
- GV nhận xét và giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con:
+ Giữa các cây trồng trên luống cần phải có một khoảng cách nhất định.
+ Hốc trồng cây.
+ Nên cho phân chuồng đã ủ hoai mục vào hốc.
+ Ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng giúp cây không bị nghiêng ngả và không bị héo.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS chọn đất, cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất.
- GV hướng dẫn cách trồng cây con theo các bước trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc.
- Nêu.
+ Sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt.
+ Đất trồng cây con được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi, đi lại chăm sóc dễ dàng.
- Quan sát và nêu.
- Nghe.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
Tuần 23
Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2019 
BÀI 12: TRỒNG CÂY RAU, HOA
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
2. Kĩ năng
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
3. Thái độ
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Các cây con rau, hoa. Túi chứa đất, cuốc, dầm xới, bình tưới nước.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con:
+ Xác định vị trí trồng.
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
+ Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
+ Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS.
- Yêu cầu các nhóm thực hành thao tác lên luống.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhắc lại.
- Theo dõi.
- Thực hành.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
Tuần 24
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2019 
BÀI 13: CHĂM SÓC RAU, HOA
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
3. Thái độ
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Cây trồng trong chậu, bầu đất; Bình tưới nước, rổ đựng cỏ, cuốc.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây.
1) Tưới nước cho cây
- Yêu cầu HS nêu mục đích của việc tưới nước.
- Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào?
+ Tưới bằng dụng cụ gì?
+ Trong H1 (SGK) người ta tưới nước cho cây bằng cách nào?
- GV làm mẫu cách tưới nước.
- Gọi HS lên làm lại thao tác tưới nước.
2) Tỉa cây
- Thế nào là tỉa cây?
- Tỉa cây nhằm mục đích gì?
- Hướng dẫn HS quan sát H2 (SGK) và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt H2a, b. 
- GV hướng dẫn HS cách tỉa cây.
3) Làm cỏ
- Yêu cầu HS quan sát và nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.
- Tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
- Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau, hoa bằng cách nào?
- Tại sao phải diệt cỏ dại vào ngày nắng?
- Làm cỏ bằng dụng cụ gì?
- GV nhận xét hướng dẫn HS cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới.
4) Vun xới đất cho rau, hoa
- Hướng dẫn HS quan sát và nêu những biểu hiện của đất ở trên luống hoặc trong chậu cây.
- Nêu tác dụng của việc vun gốc?
- Hướng dẫn HS quan sát H3 (SGK) và nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất.
- GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
+ Lúc trời râm mát.
+ Tưới bằng vòi phun làm cho đất và không khí xung quanh cây đều ẩm, mất ít công sức, hạt nước rơi nhanh nên đất ít bị đóng váng.
+ Dùng gáo múc nước, tưới bằng bình có vòi hoa sen, hoặc tưới bằng vòi phun, hoặc tưới bằng bình xịt.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Là nhổ loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển.
- Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng.
- Quan sát và nêu.
- Theo dõi.
- Quan sát và nêu.
- Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất. 
- Nhổ cỏ.
- Cỏ mau khô.
- Cuốc hoặc dầm xới.
- Theo dõi.
- Quan sát và nêu.
- Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh.
- Quan sát và nêu.
- Theo dõi.
Tuần 25
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2019 
BÀI 13: CHĂM SÓC RAU, HOA (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
3. Thái độ
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Cây trồng trong chậu, bầu đất; Bình tưới nước, rổ đựng cỏ, cuốc.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 2: HS thực chăm sóc rau, hoa.
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc, mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc rau, hoa.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS.
- Yêu cầu các nhóm thực hành chăm sóc rau, hoa.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
+ Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- Nhắc lại.
- Thực hành.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
Tuần 26
Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2019 
BÀI 14: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH 
KĨ THUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, hình dáng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
2. Kĩ năng
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.
3. Thái độ
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Học sinh: SGK Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.
- GV giới thiệu từng nhóm chi tiết chính theo mục 1 (SGK).
- Yêu cầu HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H1 – SGK).
- GV chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó.
- GV hướng dẫn và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp.
- GV cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như H1 (SGK).
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít.
a) Lắp vít
- GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước:
+ Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít.
+ Sau khi ren của ốc khớp vào với ren của vít, dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vít theo chiều kim đồng hồ.
+ Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau.
- Gọi HS lên bảng thao tác lắp vít.
b) Tháo vít
- Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ.
- Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK) và thực hành cách tháo vít.
c) Lắp ghép một số chi tiết
- GV thao tác mẫu một trong bốn mối ghép trong H4 (SGK).
- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở H4a, b, c, d, e.
- Yêu cầu HS thực hành lắp ghép các mối ghép.
- Hướng dẫn HS:
+ Phải sử dụng cờ-lê, tua-vít để tháo, lắp các chi tiết.
+ Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít.
+ Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi.
+ Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng quy trình.
+ Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nghe.
- Thực hiện.
- Trả lời.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- 2 – 3 HS thực hiện.
- Nghe.
- Quan sát và thực hiện.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Thảo luận và đếm số lượng.
- Thực hành.
- Theo dõi.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm
Tuần 27
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2019 
BÀI 15: LẮP CÁI ĐU
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
2. Kĩ năng
- Lắp được cái đu theo mẫu.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi:
+ Cái đu có những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của cái đu trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.
- GV gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ đu (H2 – SGK)
- Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào?
- Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì?
* Lắp ghế đu (H3 – SGK)
- Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
* Lắp trục đu vào ghế đu (H4 – SGK)
- Yêu cầu HS quan sát H4, gọi HS lên lắp.
- Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm?
c) Lắp ráp cái đu
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận để hoàn thành cái đu như H1.
- Yêu cầu HS kiểm tra sự dao động của cái đu.
d) Hướng dẫn thao tác tháo các chi tiết
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát.
- Theo dõi.
+ Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
- Ở các trường mầm non, công viên ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
- Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
- Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Quan sát và lên lắp.
- Cần 4 vòng hãm.
- Theo dõi.
- Kiểm tra.
- Nghe.
Tuần 28
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019 
BÀI 15: LẮP CÁI ĐU
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
2. Kĩ năng
- Lắp được cái đu theo mẫu.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu.
a) Chọn các chi tiết để lắp cái đu
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV lưu ý một số điểm sau:
+ Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
+ Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ khi lắp ghế đu.
+ Vị trí của các vòng hãm.
c) Lắp ráp cái đu
- Yêu cầu HS quan sát H1 để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu.
- Theo dõi, quan sát HS thực hành để kịp thời uốn nắn cho các em còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Thực hành.
- Quan sát.
- Kiểm tra.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
Tuần 29
Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019
BÀI 16: LẮP XE NÔI
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
2. Kĩ năng
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi:
+ Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận?
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK cho đúng, đủ.
- Yêu cầu HS xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp tay kéo (H2 – SGK)
- Để lắp được tay kéo cần phải có những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK.
* Lắp giá đỡ trục bánh xe (H3 – SGK)
- Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK), gọi HS lên lắp.
- GV thực hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
* Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe (H4 – SGK)
- Yêu cầu HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe.
- GV gọi HS lên lắp bộ phận này.
- GV nhận xét.
* Lắp thành xe với mui xe (H5 – SGK)
- GV lắp theo các bước trong SGK.
- Khi lắp thành xe với mui xe, cần chú ý đến gì?
* Lắp trục bánh xe (H6 – SGK)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
- Sau khi lắp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
c) Lắp ráp xe nôi
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận để hoàn thành xe nôi.
- Yêu cầu HS kiểm tra sự chuyển động.
d) Hướng dẫn thao tác tháo các chi tiết
- Tháo rời từng bộ phận, từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát.
- Theo dõi.
+ 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
- Các em bé nằm hoặc ngồi trong xe nôi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Theo dõi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát.
- 1 tấm lớn, 2 thanh chữ U dài.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Vị trí tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U.
- Trả lời.
- Theo dõi.
- Quan sát.
- Kiểm tra.
Tuần 30
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2019 
BÀI 16: LẮP XE NÔI
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
2. Kĩ năng
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi.
a) Chọn các chi tiết để lắp xe nôi
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV lưu ý một số điểm sau:
+ Vị trí trong, ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
c) Lắp ráp xe nôi
- GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe nôi.
- Theo dõi, quan sát HS thực hành để kịp thời uốn nắn cho các em còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Xe nôi chuyển động được.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Kiểm tra.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
Tuần 31
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019 
BÀI 17: LẮP Ô TÔ TẢI
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
2. Kĩ năng
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn quan sát từng bộ phận của ô tô tải và đặt câu hỏi:
+ Để lắp được ô tô tải, cần bao nhiêu bộ phận?
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK cho đúng, đủ.
- Yêu cầu HS xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H2 – SGK)
- Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
- GV tiến hành lắp từng phần.
* Lắp ca bin (H3 – SGK)
- Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK) nêu các bước lắp ca bin.
- GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK.
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (H4, 5 – SGK)
- GV gọi HS lên lắp bộ phận này.
- GV nhận xét.
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK.
- Yêu cầu HS kiểm tra sự chuyển động.
d) Hướng dẫn thao tác tháo các chi tiết
- Tháo rời từng bộ phận, từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát.
- Theo dõi.
+ 3 bộ phận: giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, ca bin, thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
- Chúng ta thường thấy các xe ô tô tải chạy trên đường, trên xe chở đầy hàng hóa.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Cần lắp 2 phần: giá đỡ trục bánh xe, sàn ca bin.
- Theo dõi.
- Có 4 bước.
- Quan sát.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Kiểm tra.
Tuần 32
Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2019 
BÀI 17: LẮP XE Ô TÔ TẢI
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
2. Kĩ năng
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp ô tô tải.
a) Chọn các chi tiết để lắp ô tô tải
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV lưu ý một số điểm sau:
+ Khi lắp sàn ca bin, cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Khi lắp ca bin, chú ý lắp tuần tự theo H3a), b), c), d) để đảm bảo đúng quy trình.
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV lưu ý khi lắp các bộ phận phải:
+ Chú ý vị trí trong, ngoài của các bộ phận với nhau.
+ Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch. 
- Theo dõi, quan sát HS thực hành để kịp thời uốn nắn cho các em còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Ô tô tải lắp chắc chắn, không xộc xệch.
+ Ô tô tải chuyển động được.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
Tuần 33
Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019 
BÀI 18: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
- Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện:
+ Lắp cầu vượt.
+ Lắp ô tô kéo.
+ Lắp cáp treo.
- Quan sát.
Tuần 34
Thứ năm ngày 2 tháng 5 năm 2019 
BÀI 18: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết.
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK.
- Các chi tiết phải xếp từng loại vào nắp hộp.
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
- Yêu cầu HS lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp mô hình hoàn chỉnh.
Tuần 35
Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2019 
BÀI 18: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(TIẾT 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
- Nhận xét, đánh giá k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_4_tuan_19_den_tuan_31.doc