Giáo án Kĩ thuật 4 - Bài 3: Khâu thường
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được quy trình khâu thường
2. Kĩ năng
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: - Tranh quy trình khâu thường.
- Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm.
+ Len (hoặc sợi) khác màu với vải.
+ Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch.
- HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.
KĨ THUẬT KHÂU THƯỜNG (tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nắm được quy trình khâu thường 2. Kĩ năng - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm. * Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau.Đường khâu ít bị dúm. 3. Thái độ - Giáo dục tính cẩn thận, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: - Tranh quy trình khâu thường. - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thườmg. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu kích 20 – 30cm. + Len (hoặc sợi) khác màu với vải. + Kim khâu len (kim khâu cỡ to), thước may, kéo, phấn vạch. - HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, phòng tranh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2.Bài mới: (35p) * Mục tiêu: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường * Cách tiến hành: Cá nhân-Lớp HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới và khâu luôn. - GV bổ sung và kết luận đặc điểm của mũi khâu thường: + Đường khâu ở mặt trái và phải giống nhau. + Mũi khâu ở mặt phải và ở mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau. - Vậy thế nào là khâu thường? HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản. - Đây là bài học đầu tiên về khâu, thêu nên trước khi hướng dẫn khâu thường HS phải biết cách cầm vải, kim, cách lên xuống kim. - Cho HS quan sát H1 và gọi HS nêu cách lên xuống kim. - GV hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý: + Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ. Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu. + Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu. + Cần giữ an toàn tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh. - GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác. GV hướng dẫn kỹ thuật khâu thường: - GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường. - GV hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường. - GV hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần làm gì? - GV hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK. - GV lưu ý: + Khâu từ phải sang trái. + Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhip nhàng. + Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không dứt hoặc dùng răng cắn chỉ. - Cho HS đọc ghi nhớ - GV tổ chức HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy kẻ ô li. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS quan sát sản phẩm. - HS quan sát mặt trái mặt phải của H.3a, H.3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường. - HS nêu khái niệm - HS quan sát H.1 SGK nêu cách cầm vải, kim. - HS theo dõi. - HS thực hiện thao tác cầm kim, lên kim, xuống kim (3-5HS) - HS quan sát hình 4, thảo luận nhóm 4, nêu các bước khâu thường và chia sẻ trước lớp +B1: Vạch dấu theo đường khâu hoặc gẩy sợi vải và rút chỉ +B2: Thực hiện khâu theo đường vạch dấu + Ta cần thắt chỉ để chỉ không bị tuột - HS quan sát - HS đọc ghi nhớ cuối bài. - HS thực hành trên giấy ô li - Thực hành khâu thường tại nhà vào giấy ô li - Dùng mũi khâu thường để khâu chiếc túi vải ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. 2. Kĩ năng - Chọn lựa. phân biệt được hành vi thể hiện tinh thần vượt khó trong học tập 3. Thái độ - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo *KNS: - Lập kế hoạch vượt khó trong học tập - Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ + Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: (5p) + Gọi Hs kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập - GV kết nối bài học - 1 HS kể 2.Tìm hiểu bài (28p) * Mục tiêu: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp *HĐ1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó. - GV giới thiệu: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn rủi ro. Chúng ta hãy xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào? - GV kể chuyện. *HĐ 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2, 3- SGK trang 6): - GV chia lớp theo nhóm 4 + Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày? + Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? - GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. + Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? - GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất. + Tại sao cần vượt khó trong học tập? *HĐ 3: Phân biệt hành vi (BT 1) - GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao? a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c. Chép luôn bài của bạn. d. Nhờ người khác làm bài hộ. đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. e. Bỏ không làm. - GV kết luận: Cách a, b, đ là những cách giải quyết tích cực. - GV hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì? - GV nhận xét, kết luận phần bài học. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Nhóm 4 - Lớp - Cả lớp nghe. 1- 2 HS tóm tắt lại câu chuyện. - Các nhóm thảo luận – Chia sẻ lớp + Thảo gặp những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống là: * Nhà ở xa trường. * Nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu, Thảo phải làm nhiều việc nhà giúp bố mẹ. + Ở lớp Thảo tập trung học tập, chỗ nào không hiểu hỏi cô giáo hoặc các bạn. Buổi tối học bài, làm bài. Sáng dậy sớm học các bài thuộc lòng. - HS lắng nghe - HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết. - HS nêu (vượt khó giúp em mau tiến bộ, ...) Cá nhân – Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do. (HS giơ thẻ mặt cười với những cách làm đúng, mặt mếu với những cách làm chưa đúng.) - HS lắng nghe - HS đọc nội dung Ghi nhớ - Thực hiện vượt khó trong học tập - VN sưu tầm các câu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ki_thuat_4_bai_3_khau_thuong.doc