Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 2: TOÁN

Tiết 60: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.

2. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

 - HS: Vở BT, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx 41 trang xuanhoa 12/08/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 25/10/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021
Tiết 2: TOÁN
Tiết 60: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
2. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ
 - HS: Vở BT, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
 Bài 2 cột 1, 2: (HSNK hoàn thành cả bài)
- Treo bảng phụ
- Gọi HS nêu nội dung từng dòng, từng cột trong bảng.
- Nhận xét, chốt đáp án, nêu cách tính giá trị của BT có chứa chữ.
 Bài 3
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS trong vở
Bài 4+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. HĐ vận dụng 
4. HĐ sáng tạo 
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đ/a:
x
x
x
 17 428 2057 
 53 39 23 
 51 3852 6171
 85 1284 4114
 901 16692 47311
Nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đ/a:
m
3
30
m x 78
234
2340
Cá nhân- Lớp
- HS đọc đề bài- Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán
- Làm bài cá nhân- Chia sẻ lớp
Bài giải
24 giờ có số phút là: 
60 x 24 = 1440 (phút)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là: 
75 x 1440 = 108 000 (lần)
 Đáp số: 108 000 lần
- HS làm vào vở Tự học- Chia sẻ lớp
Bài 4: Bài giải
 Cửa hàng thu được số tiền là:
 5200x13 + 5500x18 = 166 600 (đồng)
 Đáp số: 166 600 đồng
Bài 5:
Bài giải
Số học sinh của 12 lớp là:
30 x 12 = 360 (học sinh)
Số học sinh của 6 lớp là:
35 x 6 = 210 (học sinh)
Tổng số học sinh của trường là:
360 + 210 = 570 (học sinh)
 Đáp số: 570 học sinh
- Ghi nhớ cách nhân với số có 2 c/s
- Suy nghĩ tìm cách giải ngắn gọn với các bài tập 3,4,5
Tiết 3: TẬP ĐỌC
	VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS hiểu được ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
2. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Đọc lại bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ. 
- GV nhận xét, dẫn vào bài
- 2 HS thực hiện
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoạn, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi. 
*Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi đến ăn học. 
+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi ...không nản chí. 
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi đến Trưng Nhị. 
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lịch sự,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chvận tỏ ông là một người có chí?
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Bài văn ca ngợi ai?
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau khi được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi học Bạch và cho ăn học. 
+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, 
+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí. 
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông của miền Bắc. 
+ Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu để diễn thuyết kêu gọi khách hàng với khẩu hiệu 
- VD:Là những người dành được những thắng lợi to lớn trong kinh doanh. 
 + Là những người đã chiến thắng trong thương trường.
 + Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh. 
 + Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc 
- Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh: biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu VN;giúp kinh tế Việt Nam phát triển: Bạch Thái Bưởi là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh. 
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. 
- HS ghi lại ý nghĩa của bài
4. Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng 
+ Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?
- Liên hệ giáo dục: ý chí nghị lưc vươn lên.
6. Hoạt động sáng tạo 
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu
- Nêu các tấm gương nghị lực mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.
Tiết 4: CHÍNH TẢ
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài viết.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
2. Năng lực: 
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: 
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ.
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: long lanh, nao núng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 
 - Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì?
- HS nêu cách trình bày bài thơ.
+ Nêu một số từ khó.
+ Em hãy nêu cách trình bày bài thơ?
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp.
- Cây lớn nhanh ànhiều quả àthành người lớn để làm việc àkhông có mùa đôngàkhông có chiến tranh....
- Từ khó: triệu vì sao, trái bom, trong ruột, hạt giống,...
- Viết thể thơ 6 tiếng.
. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK. 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện có điều gì cảm động?
- Liên hệ giáo dục QPAN: Hoạ sĩ Lê Duy Vận cũng giống như những người chiến sĩ khác không quản, khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành n/v. Chúng ta cần trân trọng và biết ơn những con người như thế.
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- Lưu ý các từ ngữ: tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng viết bằng số và các từ Sài Gòn, Lê Duy Vận, Bác Hồ là danh từ riêng cần phải viết hoa
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy Vận. 
+ Viết về Lê Duy Vận đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh. 
- HS lắng nghe
- HS nêu từ khó viết: chiến đấu, quệt máu chảy, chân dung, triển lãm, trân trọng
- Viết từ khó vào vở nháp
4. Hoạt động vận dụng: * Hoạt động cá nhân:
- Học sinh đọc đề bài và làm bài tập.
- Trình bày bài làm, nhận xét đ/s.
* Hoạt động cá nhân:
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh lên bảng làm – lớp làm VBT.
- Chữa bài, nhận xét.
- 2 HS đọc lại bài thơ.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm yêu cầu - làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
+ Những câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Bài 2: (a) Điền vào chỗ trống s hoặc x
- lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng.
Bài 3: Viết lại các câu cho đúng chính tả:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Xấu người đẹp nết.
- Trăng mờ còn tỏ hơn sao.
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
-Giáo viên gọi nhận xét.
Lời giải: Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu, chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi. 
- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
Tiết 5: Lịch Sử
Bài: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La; vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập Vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La & đổi tên Kinh đô làThăng long.
2. Năng lực: 
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- PBT in sẵn mẫu như SGV.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 . Khởi động: Hát 
2 . KTBC : 2 HS đọc bài học Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
3 .Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài + ghi đề .
*Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nhà Lý .
-GV giới thiệu: Năm 1005, Vua Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây. 
*Hoạt động 2: HD HS nhận biết vị trí của Kinh đô Hoa Lư & Đại La trên bản đồ & làm PBT.
-GV treo bảng đồ hành chính Việt Nam rồi YC HS xác định vị trí Kinh đô Hoa Lư & Đại La (Thăng Long).
- YC HS dựa vào kênh chữ trong SGK đoạn: Mùa xuân năm 1010 màu mỡ này. để lập bảng so sánh theo mẫu như SGV.
- Nêu CH 1 để HS trả lời.
-GV giới thiệu: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra đại La & đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. (GV giải thích từ “Thăng Long” & “Đại Việt”. 
-YC HS TLCH 2 – SGK.
-YC HS nêu bài học .
4. Củng cố- dặn dò
- Củng cố : Nhấn mạnh lại ND bài .
- Dặn dò:Về học bài, xem bài :Chùa thời Lý.
- Nhận xét tiết học .
-Nhắc đề .
-Theo dõi & nhắc lại.
-Theo dõi & thực hiện .
-Làm nhóm 2 PBT.
-HS TL,lớp theo dõi bổ sung.
-Theo dõi & nhắc lại.
-HS TL, lớp theo dõi bổ sung.
- HS nêu .
Tiết 6: TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết cách nhân với số có 3 chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ 2 và tích riêng thứ 3.
- Vận dụng hoàn thành các bài tập.
2. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
 Năng lực mô hình hoá toán học: 
Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
3. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh. 
 -HS: SGK, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (5 phút )
- Áp dụng tính chất một số nhân một tổng tính:
 164 x 123 =?
164 x 123 
= 164 x (100 + 20 + 3)
= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
= 1640 + 3280 + 492 = 20172. 
- GV chữa bài, nhận xét, khen/ động viên.
- Dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động Khám phá: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV đưa VD: 164 x 123 = ?
- HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
Vậy 164 x 123 bằng bao nhiêu?
- GV nêu vấn đề: Theo cách trên chúng ta phải thực hiện rất nhiều phép nhân 
- Yêu cầu HS dựa vào cách nhân với số có 2 chữ số, tự tìm cách tính.
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng.
- HS trình bày cách tính.
- GV chốt cách tính như SGK.
+ 492 là tích riêng thứ mấy của phép nhân? 
+ 328 là tích riêng thứ mấy của phép nhân? 
+Khi viết tích riêng thứ hai cần lưu ý điều gì ? 
+ 164 là tích riêng thứ mấy của phép nhân? 
+ Khi viết tích riêng thứ ba cần lưu ý điều gì? 
+ 20172 gọi là gì của phép nhân? 
+Nhắc lại các bước thực hiện nhân với số có ba chữ số?
+ Nhân với số có 2 chữ số khác với nhân với số có 3 chữ số ở điểm nào? Giống ở điểm nào?
*Kết luận: Chú ý đặt thẳng hàng, tích riêng thứ hai lùi một hàng so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba lùi một hàng so với tích riêng thứ hai.
1. Phép nhân 164 x 123:
a.Ta có thể tính như sau:
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)
 = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3
 = 16400 + 3280 + 492
 = 20172
b. Thông thường ta đặt tính và tính như sau:
 164 
 x 123 
 492 
 328 
 164 
 20172
c. Trong cách tính trên:
- 492 gọi là tích riêng thứ nhất.
- 328 gọi là tích riêng thứ hai. 
- Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột (so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 328 chục, viết đầy đủ là 3280.
- 164 gọi là tích riêng thứ ba. 
- Tích riêng thứ 3 được viết lùi sang bên trái hai cột (so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 164 trăm, viết đầy đủ là 16400.
3. Hoạt động luyện tập: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Trình bày và giải thích cách làm.
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi bài kiểm tra.
*Kết luận: HS nhắc lại cách đặt tính nhân với số có ba chữ số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm.
+ Nhận xét đúng sai.
+ Một HS đọc cả lớp soát bài.
*Kết luận: HS nhắc lại cách thực hiện biểu thức có chứa hai chữ và cách nhân với số có ba chữ số.
Bài 1/73: Đặt tính rồi tính:
 a. 248 b. 1163 c. 3124
 x x x
 321 125 213 
 248 5815 9372
 496 2326 3124
 744 1163 6248
79608 145375 665412
Bài 2:Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:
a
 262
 262
 263
b
 130
 131
 131
a x b
34060
34322
34453
4. Hoạt động vận dụng: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng. 
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm.
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi vở kiểm tra.
+ Bài tập 3 củng cố kiến thức và kĩ năng gì?
*Kết luận: Củng cố cách tính diện tích hình vuông.
5. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Bài 3: Tóm tắt:
Mảnh vườn hình vuông cạnh: 125 m
Diện tích mảnh vườn :...............m2?
Bài giải:
Diện tích mảnh vườn hình vuông là:
 125 x 125 = 15625 (m2)
 Đáp số: 15625 m2
Tiết 7: ÂM NHẠC
Ôn hát Trên ngựa ta phi nhanh
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2
A / Mục tiêu :
 Kiến thức:- HS đọc được TĐN số 2, thể hiện được độ ngân dài của nốt đen, nốt trắng.
 Năng lực: - HS hát hoàn chỉnh bài hát và bài TĐN số 2
 Phẩm chất: - Qua nội dung bài học giúp các em thêm yêu thiên nhiên đất nước.
B / Chuẩn bị : - Đàn organ, băng đĩa hát, máy nghe ( nếu có )
C / Nội dung tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :Kiểm tra sỉ số , vệ sinh .
2. Kiểm tra bài cũ :Đan xen trong bài
3. Bài mới :
* Hoạt động 1:
GV ghi bảng: Ôn bài Trên ngựa ta phi nhanh
 Nhạc và lời: Phong Nhã
GV: Mở băng đĩa HS nghe bài hát mẫu.
GV: Luyện thanh khởi giọng
GV: Cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát. 
GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
GV: Cho HS tập biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
GV: Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp.
GV: Chia lớp thành 2nhóm
Nhóm A hát – Nhóm B gõ nhịp và ngược lại
GV: Cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát, kết hợp gõ nhịp. GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
GV: Gọi từng nhóm HS lên thực hiện trước lớp
* Hoạt động 2:
GV ghi bảng: Tập đọc nhạc: TĐN số 2
GV treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN :Nắng vàng
GV : - Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp gì?
 - Trong bài có những hình nốt nào?
 - Gồm những nốt gì? Kể tên?
 - Nêu nốt cao nhất, thấp nhất của bài?
Luyện tập cao độ:Đô – Rê – Mi – Son – La
Bước 1: HS nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của GV
Bước 2: GV đọc mẫu 5 âm
Bước 3: Chỉ nốt trên khuông cho HS đọc đúng cao độ
Luyện tập tiết tấu: 
GV vỗ mẫu và sửa sai cho HS
Đọc bài TĐN số 2
GV: Đàn và hướng dẫn học sinh đọc bài TĐN 
GV: Đọc kết hợp vỗ tay theo phách, ghép lời ca
 GV: Chia 2 nhóm, Nhóm A đọc nhạc, nhóm B hát lời và ngược lại.
GV: Gọi một nhóm HS khá lên đọc bài TĐN trước lớp. Sau đó GV nhận xét và sữa sai (nếu có)
4 /Củng cố :
 - Gọi nhóm 5 HS lên bảng trình bày bài TĐN số 2.
 - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét 
 - GV sửa sai & cho cả lớp hát lại một lần cuối 
5/ Dặn dò : - Về nhà tập chép bài TĐN vào vở
HS: Theo dõi và viết bài
HS: Nghe và cảm nhận
HS: Thực hiện theo sự HD của GV.
HS: Hát hoàn chỉnh bài hát
HS: Thực hiện theo sự HD của GV
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
HS: Tập hát và biểu diễn
HS: Theo dõi và viết bài
HS: Được viết ở nhịp 
HS: Hình nốt q , nốt h
HS: Gồm những nốt D, E, G
HS: Nốt cao nhất là G, nốt thấp nhất là C
HS đọc hình nốt và vỗ tay theo phách
HS: Chú ý và đọc cho đúng
HS: Lắng nghe để đọc lại
HS: Đọc theo dãy bàn
HS: Tập vỗ tay theo tiết tấu
HS: Đọc theo sự hướng dẫn của GV
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
HS: Lên bảng thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm kết hợp gõ theo phách, tiết tấu...
HS: Lên bảng thực hiện
HS: Ghi nhớ
Ngày soạn: 27/10/2021
Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: TOÁN
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
- Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
Năng lực mô hình hoá toán học: 
 Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
3. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh. 
 - Học sinh: Sách, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: 
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng
 2 x 134 x 5 42 x 5 x 2 138 x 4 x 25 5 x 9 x 3 x 2
- GV giới thiệu vào bài.
2. Hoạt động Khám phá: 
* Hoạt động cả lớp:
- GV viết phép tính: 27 x 11
- HS đặt tính và tính. 
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
+ HS nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.
+ Nhận xét tích của phép nhân với thừa số thứ nhất?
+ Nêu cách tính nhẩm 27 x 11? 
- HS nhân nhẩm 41 x 11.
- GV chốt cách nhân nhẩm với 11(trường hợp tổng hai số bé hơn 10)
* Hoạt động cá nhân: 
- GV đưa VD: 48 x 11.
- HS tự tìm cách tính nhẩm.
- HS trình bày cách tính, thử lại bằng cách đặt tính.
*Kết luận : Trường hợp tổng 2 chữ số>=10 ta phải nhớ 1 vào hàng liền trước của chữ số vừa viết.
1. Phép nhân 27 x 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
- Đặt tính và tính:
 27 
x 11 
 27 
 27o 
 297 
Hai tích riêng đều bằng 27.
Khi cộng hai tích riêng ta chỉ cần cộng hai chữ số của số 27.
 (2 +7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của 27.
Từ đó ta có cách nhẩm:
- 2 cộng 7 bằng 9.
- Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27, được 297.
2. Phép nhân 48 x 11:( Trường hợp tổng 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 10):
Cách nhẩm:
- 4 cộng 8 bằng 12.
- Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48, được 428.
- Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
- Vậy 48 x 11 = 528.
2. Hoạt động luyện tập:
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm.
+ Nhận xét đúng sai.
+ Cả lớp đối chiếu bài trên bảng.
- HS nêu cách nhân nhẩm với 11?
*Kết luận: Chú ý phân biệt các chữ số có tổng lớn hơn 10.
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc đề bài.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi chéo vở kiểm tra.
*Kết luận: cách tìm thành phần chưa biết trong phép chia và cách nhân nhẩm với 11.
Bài 1/71: Tính nhẩm:
a. 34 x 11 = 374
b. 11 x 95 = 1045
c. 82 x 11 = 902
Bài 2: Tìm x:
a. x : 11 = 25
 x = 25 x 11
 x = 275
b. x : 11 = 78
 x = 78 x 11
 x = 858
3. Hoạt động vận dụng
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm.
+ Nhận xét đúng sai. Thống nhất kết quả. 
+ Đối chiếu bài làm đúng.
+ Nêu cách giải khác.
+ Bài tập 3 củng cố kĩ năng gì?
*Kết luận: áp dụng cách nhân nhẩm với 11 để giải bài toán có lời văn.
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài: + trình bày bài làm,
+ nhận xét đúng sai, 
+ giải thích rõ cách làm, nhận xét đúng sai, 
+ kết luận đáp án đúng.
Bài 3/71:
 Khối 4: 17 hàng, Mỗi hàng: 11 HS
 Khối 5: 15 hàng, Mỗi hàng: 11 HS
Cả hai khối:............HS?
 Bài giải:
C1:
Khối 4 có tất cả số học sinh là:
 17 x 11 = 187 (hs)
 Khối 5 có số học sinh là:
 15 x 11 = 165 (HS)
 Cả hai khối có số học sinh là:
 187 + 165 = 352 (HS)
 Đáp số: 352 HS
C2: Cả hai khối có số hàng là:
 17 + 15 = 32 (hàng)
 Cả hai khối có số học sinh là:
 11 x 32 = 352 (HS)
 Đáp số: 352 HS
Bài 4/71:
Bài giải:
 Phòng A có: 11 x 12 = 132 người
 Phòng B có: 9 x 14 = 126 người
 Vậy câu b đúng, các câu a,c,d sai.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Nêu cách nhân nhẩm với 11?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tính từ.
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn.
- Biết đặt câu với những tính từ.
- Có kỹ năng xác định tính từ. Rèn kỹ năng đặt câu.
- Đặt câu có sử dụng từ ngữ, hình ảnh hay.
2. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
 Năng lực ngôn ngữ. Năng lực văn học: 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh. 
- Học sinh:Vở BT, bút, ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động 
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Đặt một câu có từ bổ sung ý nghĩa cho ĐT?
- VD : Em đang ăn cơm.
+ Em hãy chỉ ra đâu là Động từ trong câu? (ăn)
+ Từ nào bổ sung ý nghĩa cho Động từ ăn? (đang)
+ Từ bổ sung ý nghĩa cho từ ăn có tác dụng gì? (Làm cho câu thêm rõ nghĩa.)
+Động từ là gì? (Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.)
- Dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động Khám phá: 
* Hoạt động cả lớp:
- HS đọc truyện: Cậu học sinh ở Ác-boa.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
+ Câu chuyện kể về ai? 
- GV nêu tóm tắt tiểu sử : Lu – i Pa – xtơ ông sinh năm 1822- ông mất năm 1895 ông thọ 73 tuổi. Ông là nhà bác học nổi tiếng người Pháp, ông đã chế ra loại vắc xin chữa bệnh dại.
* Hoạt động cặp đôi:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+Bài tập 2 yêu cầu gì ?
+Phần a yêu cầu tìm các từ miêu tả đặc điểm nào của cậu bé Lu- i ?
+Hiểu tính tình là gì ? 
+Hiểu tư chất là gì ? 
+ Phần b yêu cầu tìm các từ chỉ đặc điểm nào của chiếc cầu, mái tóc của thầy Rơ - nê ? 
+Phần c yêu cầu gì ?
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài. 
- HS trình bày bài ; Nhận xét, chữa bài.
- GV chốt những từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
* Hoạt động cả lớp:
- GV viết lên bảng cụm từ: “đi lại vẫn nhanh nhẹn” 
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào?
GV: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ.
+ Thế nào là tính từ?
- 3 học sinh nhắc lại.
- Học sinh đặt câu có tính từ. 
1. Nhận xét:
Bài 1: Đọc truyện cậu học sinh ở Ác –boa.
- Nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.
Bài 2: Tìm các từ trong truyện miêu tả:
+ Tìm các từ trong truyện miêu tả các đặc điểm của người và vật.
+ Tính tình, tư chất của cậu bé Lu – i.
+ Tính tình: Là đặc điểm về tình cảm hành vi của con người.
+ Tư chất: Là tính cách mỗi người thường biểu hiện về mặt trí tuệ.
+ Tìm từ chỉ màu sắc.
+ Tìm các từ chỉ hình dáng, kích thước và đặc điểm khác của sự vật.
a. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: Chăm chỉ, giỏi.
b. Màu sắc của sự vật:
- Những chiếc cầu: trắng phau.
- Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám.
c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn: nhỏ.
- Vườn nho: con con.
- Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính. 
- Dòng sông: hiền hoà.
- Da của thầy Rơ -nê: nhăn nheo.
Bài 3: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ:
- từ “ đi lại”
- dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất...
2. Ghi nhớ/(SGK)
2. Hoạt động luyện tập: 
* Hoạt động cặp đôi:
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi cặp đôi, 2 nhóm làm bảng phụ.
- Trình bày KQ, HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng.
 +Vì sao cho từ gầy gò là tính từ? 
+ Vì sao cho từ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng,... là tính từ? 
+ Đoạn văn ở phần a miêu tả về ai? 
GV: Qua trang phục cách thể hiện và giọng nói của Bác cho chúng ta thấy Bác là một người thật giản dị và cũng thật là thanh cao.
- Yêu cầu HS nêu đáp án của phần b.
+Tại sao cho từ hồng là tính từ?
+ Đoạn văn ở phần b miêu tả gì? 
GV: Qua đoạn văn ở phần b miêu tả cảnh bầu trời sau cơn mưa với cách sử dụng tính từ kết hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong đoạn văn cho ta thấy cảnh vật sau cơn mưa thật là sinh động và thật là hấp dẫn.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu, GV định hướng:
+ Người bạn, người thân của em có đặc điểm gì? tính tình ra sao? Tư chất như thế nào?
- HS đặt câu, nối tiếp trình bày.
- Nhận xét, uốn nắn.
3. Luyện tập: 
 Bài 1: Gạch dưới tính từ trong các đoạn văn: 
a. gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
+ Vì từ gầy gò là từ chỉ đặc điểm về hình dáng của Bác.
+ ... từ miêu tả đặc điểm lời nói của Bác...
 + Bác Hồ.
b. quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, thanh mảnh.
+ Từ đó chỉ màu sắc.
+ Miêu tả bầu trời.
Bài 2: Đặt câu có tính từ:
a. Nói về 1 người bạn hoặc người thân của em:
- Hiền lành, dịu dàng 
- Thông minh, sáng dạ, giỏi
- Mẹ em vừa nhân hậu, vừa đảm đang.
b.Nói về một sự vật quen thuộc với em
- Con sông quê em hiền hòa uốn quanh đồng lúa.
- Chú mèo nhà em rất tinh nghịch.
3. Hoạt động vận dụng 
+Thế nào là tính từ?
+ Đã học từ loại nào? 
- GV: Khi nói, viết một câu văn hay một đoạn văn để người đọc, người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu văn hay đoạn văn ta cần phải biết sử dụng tính từ sao cho phù hợp và kết hợp với các BP NT trong khi nói, viết như nhân hoá, so sánh, liên tưởng để câu văn sinh động hơn và hấp dẫn hơn.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau, tra từ điển hiểu nghĩa các từ thuộc chủ điểm ý chí, nghị lực.
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- Danh từ, Động từ, Tính từ.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện 
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học 
2. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
3. Phẩm chất
- Có Phẩm chất đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ. 
 - HS: Vở BT, sgk.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành KT:
a. Nhận xét:
- Cho HS quan sát tranh.
+ Em biết gì qua bức tranh này?
Bài 1: Đọc truyện sau: 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. 
Bài 2: 
- Nêu phần mở bài của câu chuyện?
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm. 
+Hãy so sánh hai cách mở bài?
- GV: Đó là hai cách mở bài trong bài văn KC. 
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
 b. Ghi nhớ: 
- YC HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. 
Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát tranh. 
+ Đây là tranh minh hoạ truyện: Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chvận kiến của nhiều muông thú. 
- HS tiếp nối nhau đọc truyện. 
- HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện –Chia sẻ nhóm đôi 
- Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy. 
- Hs thảo luận nhóm 2
+ Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện. 
+ Còn cách mở bài thứ hai là: Không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể. 
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. 
- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. 
3. HĐ thực hành 
Bài 1: Đọc các mở bài sau và . . 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Nhận xét chung, kết luận về lời 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2021_2022_chuan_kien_th.docx