Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm 2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm 2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc

 Tiết 13: Trung thu độc lập

I. Mục tiêu:

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 -Hiểu ý nghĩa của bài: Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của các anh chiến sĩ ; mơ ước của các anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

 - Đọc trơn toàn bài: Biết đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm yêu mến, sự hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi.

 - Yêu quý và kính trọng các anh chiền sĩ

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Máy chiếu nội dung

 

doc 35 trang xuanhoa 12/08/2022 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 7 - Năm 2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn trường
_________________________________________
Tập đọc
 Tiết 13: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
	 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
	 -Hiểu ý nghĩa của bài: Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của các anh chiến sĩ ; mơ ước của các anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
	- Đọc trơn toàn bài: Biết đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm yêu mến, sự hi vọng của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi.
	- Yêu quý và kính trọng các anh chiền sĩ
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu nội dung
	- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Gọi 2 HS đọc bài: “Chị em tôi”, trả lời câu hỏi .Nhận xét
- GV giới thiệu tranh chủ điểm
- Dùng tranh giới thiệu bài
2. Khám phá:
- YC 1 HS NK đọc
- Tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn đọc.
- Y/C HS chia đoạn. 
- Y/C HS đọc đoạn 
- Theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ: 
+ Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Y/C HS đọc đoạn trong nhóm
- GV đọc toàn bài
*Tìm hiểu nội dung bài
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới đêm Trung thu và các em có gì đặc biệt?
+ Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?
+ Tết Trung thu các em được tổ chức vào ngày tháng nào?
+ Đứng gác trong đêm Trung thu anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì?
Câu 1: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? 
Từ: Trăng ngàn , gió núi, vằng vặc.
Ý 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
Câu 2: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? 
Từ: Tươi đẹp, máy phát điện.
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? 
Câu 3: Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? 
Ý 2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
+ Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì?
Câu 4 Em mơ ước đất nước ta sau này sẽ phát triển như thế nào? 
Từ: độc lập, mong ước.
- Để cho đất nước giàu đẹp và phát triển hơn nữa các em phải làm gì?
+ Từ mong ước là từ ghép hay từ láy? Đặt câu với từ mong ước.
 Ý 3: Niềm tin và những ngày tươi đẹp sẽ đến với các em và đất nước.
 + Bài văn nói lên điều gì?
* Ý chính: Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của các anh chiến sĩ ; mơ ước của các anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.( Máy chiếu)
3. Luyện tập
Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Yc HS chọn đoạn đọc
- Nhận xét.
 4. Vận dụng: - Bài văn nói lên điều gì?
 Biết kính trọng tình cảm của của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào cũng nghĩ về các em thiếu niên, nhi đồng
-Về học bài, chuẩn bị bài sau :
- Vương quốc Tương Lai.
Hoạt động của trò
- Thực hiện 
- Cả lớp theo dõi màn chiếu trả lời câu nỏi
 - Thực hiện 
- Lắng nghe
- HS chia đoạn (3 đoạn)
- HS nối tiếp đọc (2 lượt)
- Lắng nghe
+ Tết Trung
- Đọc theo nhóm 2, nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ ... anh đứng gác ở trại trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên.
+ ...được rước đèn, phá cỗ.
+ 15 tháng 8 ( âm lịch)
+ ...nghĩ tới các em nhỏ và tương lai của các em.
 +Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng sáng vằng vặc chiếu sáng xuống khắp đất nước Việt Nam độc lập...
 - HS quan sát tranh trăng ngàn
- HS đọc đoạn 2, 3.
+ Thác nước đổ xuống chạy máy phát điện, tàu lớn ở giữa biển, có nhiều nông trường to lớn.
+ Đêm Trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo , bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có.
+Ước mơ của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực. Chúng ta đã có các nhà máy thủy điện lớn, coa những con tàu lớn trở hàng, coa cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ. 
- HS quan sát tranh nhà máy, nông trường.......
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi.
+...nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
+ Đất nước ta sau này sẽ giàu đẹp nhất trên thế giới.
- HS trả lời.
- HS trả lời: từ ghép
- HS NK nêu.
- 2 HS đọc
- HS chọn đoạn đọc diễn cảm, nêu lí do chọn đoạn đọc
- HS NK đọc bài trên . Nhận xét
- 2 HS thi đọc, nhận xét
- 2 HS nêu.
- Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Toán:
 Tiết 31: Tính chất giao hoán của phép cộng
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được tính chất giao hoán của phép cộng.
	- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản.
	- HS hứng thú học tập.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu.Bảng phụ bài 2
	- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:	
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa 2 chữ.
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng:
- Hướng dẫn HS so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a. trên (Máy chiếu)
- Nêu: Nếu a = 20 và b = 30 thì a + b = 20 + 30 = 50 và b + a = 30 + 20 = 50.
- So sánh a + b và b + a (vì a + b = 50 và b + a = 50 nên a + b = b + a)
- Hướng dẫn HS tính và so sánh các ý còn lại:
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a + b
20 + 30
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20
250 + 350 = 600
2764 + 1208 = 3972
- Gợi ý cho HS nêu nhận xét (Giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau)
- Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng như thế nào?
3. Luyện tập
Bài 1: Nêu kết quả tính
- Hướng dẫn, giao việc
 Nhận xét, chữa bài
 Củng cố Về t/c giao hoán của phếp cộng.
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm
 HD giao việc
- Gọi HS nêu yêu cầu 
-
 Nhận xét, chữa bài 2.
Củng cố cách nhẩm kết quả
Bài 3:
 4. Vận dụng: - Củng cố lại tính chất giao hoán của phép cộng.
- Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- - Thực hiện . 
- Lắng nghe
- Thực hiện . 
- Thực hiện . 
- Nêu nhận xét 
- HS đọc ghi nhớ ở SGK.
 - Thực hiện . 
- HS thảo luận theo cặp, nêu kết quả, nhận xét.
a. 847; b. 9385; 
 c. 4344
- Thực hiện 
- Thực hiện bài 2 và vở,1 HS làm bài bảng phụ, nhận xét. HS NK làm tiếp BT3
a)
 48 + 12 = 12 + 48
 65+ 297 = 297 + 65
 177+ 89 = 89 + 177
b, m + n = n + m
 84+ 0 = 0 + 84
 a + 0 = 0 + a
- HS NK trình bày kết quả tính.
2975 + 4017
= 4017 + 2975
2975 + 4017
< 4017 + 3000
2975 + 4017 
>4017
+ 2900
8264 + 927
>900 + 8264
8264 + 927
< 927 + 8300
927 + 8264 
 = 8264 + 927
- 2 HS nêu.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Anh văn
Đ/c Hợp dạy
_______________________________________
Chiều:
Khoa học
Tiết 13: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh.Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị lạnh. Biết nói với cha mẹ, người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường. Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh 
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
 - Có kĩ năng biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô- rê- dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. 
 - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân . 
- Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- GV : Hình SGK.
 	- HS:VBT.
 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 - Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Khám phá, luyện tập
Hoạt động1: Quan sát hình trong sách giáo khoa & kể chuyện 
	* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình trang 32 
Hoạt động của trò
- 2 HS tả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- HS xếp các hình thành 3 câu chuyện và kể trong nhóm 2 .
- Kể tên một số bệnh em đã bị mắc 
- Mỗi nhóm trình bày 1 truyện 
Các nhóm khác bổ sung.
- Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào? 
- Đau răng, đau bụng, đau đầu...
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em phải làm gì? Tại sao? 
- HS tự nêu (lo lắng, đau nhức, mệt...)
- Nêu cảm giác khi cơ thể khoẻ và khi bị bệnh 
* HS nêu mục bạn cần biết ý 1.
 KL:Nói với cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị.
 Hoạt động 2: Quan sát hình trong SGK và kể .
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường.
- Cháo, sữa, đường, hoa quả...
- Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
- ...Ăn loãng, vì cơ thể mệt mỏi không muốn ăn.
- Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn?
- Nên cho ăn thành nhiều bữa.
 Kết luận: 
* HS nêu mục bạn cần biết. Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, sữa, hoa, quả...
3. Vận dụng
- Khi bị bệnh em cảm thấy trong người ntn?
 - Cần phải làm gì khi bị bệnh. 
-Về nhà thực hiện tốt những nội dung yêu cầu của bài học.
 -Chuẩn bị bài sau: Ăn uống khi bị bệnh
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Đạo đức:
Tiết 9: Tiết kiệm thời giờ
I. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu: Thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm.
	- Biết cách tiết kiệm thời giờ.
	- Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. 
 - Phát triển năng lực làm chủ trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV+ HS: Tranh SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào? 
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá, luyện tập
 Hoạt động 1: Kể chuyện “ Một phút”
- Tổ chức cho HS kể chuyện “Một phút” ở SGK. 
- Nêu câu hỏi:
+ Mi-chi-ca có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? 
+ Chuyện gì sảy ra với Mi-chi-ca trong cuộc thi trượt tuyết? 
+ Sau chuyện đó Mi-chi-ca đã hiểu ra điều gì?
* Ghi nhớ: SGK 
 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1: 
- Cho 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài rồi trình bày, trao đổi trước lớp
Kết luận:
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Bài 2: 
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận
- Yêu cầu các nhóm trình bày
 Kết luận:
Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ.
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Nhận xét, kết luận: 
Hoạt động tiếp nối: 
- Nêu nội dung ghi nhớ.
3. Vận dụng 
 Nêu thời gian biểu trong ngày.
 Dặn học sinh về nhà học bài.Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- 2 HS
- Cả lớp theo dõi
- Kể dưới hình thức phân vai
- Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
-Bao giờ cũng chậm hơn mọi người, khi mọi người giục thì em trả lời: “chỉ một phút nữa thôi”
- Mi-chi-ca chỉ đạt giải nhì vì em chỉ chậm hơn Vích-to đúng một phút.
- Mi-chi-ca hiểu một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng.
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS nêu, lớp theo dõi.
- Làm bài cá nhân
- Một số em trình bày trước lớp
 Cả lớp nhận xét, bổ sung 
+ ý (a); (c); (d) là tiết kiệm thời giờ
+ ý (b); (đ); (e) là không tiết kiệm thời giờ
- Các nhóm thảo luận về các tình huống: (nhóm 1: tình huống 1; nhóm 2 : tình huống 2; nhóm 3: tình huống 3).
- Đại diện 3 nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
+ Đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng đến kết quả thi.
+ Hành khách đến muộn nhỡ tàu, máy bay
+ Người bệnh cấp cứu chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- HS nêu yêu cầu 
+ ý kiến (d): đúng
+ Các ý kiến (a); (b); (c): sai
- 2 HS đọc
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Thể dục
Bài 13 . Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau đi đều 
vòng phải, vòng trái - Trò chơi “ Kết bạn"
I. Mục tiêu:
	- Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái.
	- Trò chơi “Kết bạn“.
- Thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng với khẩu lệnh.
	- HS nắm được cách chơi, chơi đúng luật, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn
 - Có ý thức trong tập luyện. 
 - NL tự học và tự chủ, NL giao tiếp và hợp tác
II.Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
- Phương tiện: Gv chuẩn bị 1 còi, cờ, sân trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
 Phương pháp -Tổ chức
A. Phần mở đầu: 
1. Tổ chức, nhận lớp.
xxxxxx
xxxxxx x 
xxxxxx
2.Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
3. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông 
- ép dây chằng dọc, ngang.
B. Phần cơ bản:
1.Đội hình đội ngũ.
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi thường chuyển hướng phải, trái. 
 * Củng cố:
- Hs đồng loạt tập theo 3 hàng dọc.
- Gv quan sát, sửa sai giữa các lần tập cho Hs
- Chia tổ tập luyện(tổ trưởng điều khiển) 
- Gv quan sát sửa sai giữa các lần tập.
- Thi trình diễn (các tổ thi trình diễn )
- Gv nhận xét biểu dương tổ tập luyện tốt.
 2.Trò chơi:"Kết bạn".
- Gv yêu cầu Hs nêu tên trò chơi, luật chơi.
- Hs tiến hành chơi trò chơi theo đội hình vòng tròn. Gv điều khiển.
- GV giám sát Hs chơi, nhận xét biểu dương Hs chơi tốt.
C. Phần kết thúc:
1.Hồi tĩnh:
- HS thực hiện theo đội hình vòng tròn.
- Cúi lắc người thả lỏng 
- GV điều khiển.
- Nhảy thả lỏng
2.Hệ thống bài
xxxxxx
- Nhận xét tiết học
xxxxxx
- Giao bài tập cho Hs tự ôn.
xxxxxx
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
Sáng: Tập đọc:
 Tiết 14: Ở vương quốc Tương Lai
I. Mục tiêu:
	- Hiểu nội dung: Ước mơ của bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
	- Biết đọc trơn, đọc trôi chảy, đúng với một văn bản.
 	 - Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
 	 - Đọc đúng các từ dễ phát âm sai. Đọc đúng câu kể, câu hỏi, câu cảm.
	 	- Biết đọc vở kịch rõ ràng, giọng đọc phù hợp. Biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch.
	 - HS hứng thú học tập.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu
	- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:	
1. Khởi động
-Đọc bài: Trung thu độc lập, trả lời câu hỏi về nội dung.
Nhận xét
- Giới thiệu bài - Máy chiếu.
2. Khám phá:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS NK đọc
- GV tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn giọng đọc.
 - Chia đoạn
- Cho HS luyện đọc đoạn. 
- GV sửa lỗi phát âm, nhắc nhở HS đọc đúng giọng đọc
- Đọc theo nhóm.
-Yêu cầu HS đọc cả bài
- GV đọc cả bài
* Tìm hiểu bài:
 Câu 1: Tin-tin và Mi-Tin đến đâu và gặp những ai? 
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai ? 
Câu 2: Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? 
+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người? 
 Từ: sáng chế,hạnh phúc,trường sinh
-> Ý 1: Những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người.
+ Qua bài học em bé ước mơ điều gì?
 Nội dung: Ước mơ của bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.Có những phát minh độc đáo của trẻ em.( Máy chiếu)
Hỏi: Qua bµi häc nµy em cã m¬ ­íc g× ë t­¬ng lai ?
3. Luyện tập
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn HS đọc phân vai màn 2.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Nhận xét
4. Vận dụng: 
 - Vở kịch nói lên điều gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Nếu chúng mình có phép lạ.
- 2 HS
- Quan sát tranh, nêu ND tranh.
- Cả lớp theo dõi
- HS thực hiện đọc, lớp theo dõi SGK
- HS nghe
- HS chia đoạn: (6 đoạn).
- HS đọc nối tiếp (2 lần)
- Đọc theo nhóm 2, nhận xét
- HS thực hiện.
+ Đến vương quốc Tương Lai gặp bạn trẻ sắp ra đời.
+Vì những người sống trong Vương quốc này vẫn chưa ra đời.
+ Vật làm cho con người hạnh phúc; Ba mươi vị thuốc trường sinh; Ánh sáng kỳ lạ; Máy biết bay; Máy dò tìm kho báu.
+ Được sống hạnh phúc, sống lâu, chinh phục được vũ trụ.
- HS NK trả lời
- HS nêu đoạn đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp nêu
-Cho HS thi đọc trước lớp.
- HS lắng nghe.
- 2 nhóm thi đọc phân vai trước lớp, nhóm khác nhận xét 
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán:
 Tiết 32: Biểu thức có chứa ba chữ
 I. Mục tiêu:
 	 - Học sinh nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. 
	 - Biết tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
 - HS tích cực học tập.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu, bảng phụ bài 2. 
	- HS: Bảng con, vở
III. Hoạt động dạy học:	 
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ số:
* Ví dụ: (SGK trang 43)
- Cho 1 HS đọc ví dụ trên (Máy chiếu).
Mỗi chỗ “ .” trong ví dụ chỉ gì? 
- Cho HS nêu vấn đề cần giải quyết (Phải viết số hoặc chữ vào chỗ “ ”
- Hướng dẫn HS tự nêu và viết các dòng tiếp theo của bảng để dòng cuối sẽ có số cá ba bạn câu được là các chữ a; b; c
Số các của An
Số cá của Bình
Số cá
của Cường
Số cá của 3 người
2
5
1
a
3
1
0
b
4
0
2
c
2 + 3 + 4
5 + 1 + 0
1 + 0 + 2
a + b + c
- Giới thiệu thế nào là biểu thức có chứa ba chữ; cho HS nhắc lại
 * Giới thiệu về giá trị của biểu thức có chứa ba chữ:
- Nêu biểu thức a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ rồi hướng dẫn HS thay các chữ bằng số, tính giá trị của biểu thức.
Giá trị của biểu thức:
+ Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
9 là một giá trị của biểu thức a + b + c
+ Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6
6 là một giá trị của biểu thức a + b + c
- Thực hiện tương tự với trường hợp a = 1; b = 0; c = 2
- Gợi ý cho HS nêu nhận xét: mỗi lần thay số ta được 1 giá trị của biểu thức a + b + c
 3. Luyện tập
 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức a + b + c 
- Hướng dẫn HS làm bài tập trên bảng con..
- Nhận xét, chữa bài:
Củng cố cách tính biểu thức chứa ba chữ
Bài 2: a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ 
HD giao việc
- Nhận xét, chữa bài bài 2
Củng cố cách tính biểu thức chứa ba chữ
Bài 3:
Bài 4: 
4. Vận dụng: Nêu cách tính giá trị của biểu thức.
- Về ôn bài.Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc.
- Trả lời: (Chỉ số của mỗi người câu được)
- HS nêu. Nêu mẫu.
- Nêu theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
- Nêu nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Thực hiện.
a) a = 5; b = 7; c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
b) a = 12; b = 15; c = 19 thì
 a + b + c = 12 + 15 +19 = 46
- HS nêu yêu cầu
- 1 HS làm bài bảng phụ, lớp làm vào vở bài 2 HS NK làm thêm bài 3+4
 + Nếu a = 4; b = 3; c = 5 thì 
a x b x c = 4 x 3 x 5 = 60
- HS trình bày kết quả. 
Kết quả: a) 90; b) 0
- HS NK nêu kết quả 
Kết quả: a) 17 c) 20
 17 30
KQ: a) P = a+ b+c
 b, P =5 + 4 + 3 =12(cm)
 P =10 + 10 + 5 = 25(cm)
 P = 6 + 6+ 6 = 18(dm)
- 2HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và viết câu:
 Tiết 13: Cách viết tên người tên địa lí Việt Nam
I. Mục tiêu:
	-Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
	- Vận dụng qui tắc trên để viết đúng một số tên riêng Việt Nam 
	- HS có ý thức viết đúng quy tắc chính tả.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu
	- HS: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
Nêu khái niệm về dang từ ?
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá:
 Hoạt động 1: Nhận xét:
* Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, GV chốt lại: ( Máy chiếu)
Kết luận: (như ghi nhớ SGK).
 3. Luyện tập
 Bài 1: Viết tên em và địa chỉ gia đình em
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 2: Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Viết tên và tìm trên bản đồ
- Hướng dẫn HS làm bài. 
a) Các huyện, thị xã ở tỉnh của em
b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh em.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng: Nêu lại ghi nhớ bài học.
- Về ôn bài.Chuẩn bị bài sau
Hoạt động của trò
- 2 HS nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu
- Đọc thầm, nêu nhận xét 
+ Tên người: Nguyễn Huệ; Hoàng Văn Thụ; Nguyễn Thị Minh Khai.
+ Tên địa lí: Trường Sơn; Sóc Trăng; Vàm Cỏ Tây
- 2 HS đọc
- 1 HS nêu yêu cầu, Tự làm bài vào nháp.
- Nêu kết quả, theo dõi.
- 1 HS nêu yêu cầu, làm bài vào nháp theo nhón bàn. 
- Nêu miệng kết quả.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS khá trình bày kết quả.
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________________________
 Kể chuyện (Luyện từ và câu)
Tiết 7: Mở rộng vốn từ :Ước mơ
I. Mục tiêu:
 	 - Mở rộng và củng cố vốn từ thuộc chủ điểm: “Trên đôi cánh ước mơ”
 	 - Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ “Ước mơ”. 
	- HS biết sử dụng một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm ước mơ. tìm được ví dụ minh hoạ.
	- HS hứng thú học tập.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: bp bài 3
	- HS: Vở bài tập Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
1. Khám phá- Nêu lại ghi nhớ bài “ Dấu ngoặc kép”.
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2.Khám phá, luyện tập
Bài 1:Ghi lại những từ trong bài tập đọc. “Trung thu độc lập” cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp đọc thầm bài “Trung thu độc lập”; tìm từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”
- Gọi HS phát biểu, kết hợp giải nghĩa từ
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Bài 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ “mơ ước”.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập và mẫu
- Nhận xét , chốt kết quả đúng:
Bài 3
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thảo luận theo nhóm .
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 4: Nêu VD minh hoạ về một loại ước mơ trên
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Nhận xét.
3. Vận dụng
Nhận xét giờ học
Về làm các bài tập ở VBT.
Hoạt động của trò
- 2 HS nêu.
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu, lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm cá nhân , tìm từ
Ghi vào nháp.
- Nêu miệng kết quả.
- Lắng nghe
+ Mơ tưởng
+ Mong ước
- 1 HS nêu, lớp theo dõi. 
- Làm bài cá nhân vào VBT.
1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, bổ sung. 
a) Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ tưởng, mơ mộng, 
- 1 HS nêu, lớp theo dõi.
- Thảo luận xong làm bài vào VBT.1 
HS làm bài trên bảng phụ
- Trình bày kết quả.
+ Đánh giá cao: Ước mơ đẹp đẽ; ước mơ cao cả; ước mơ lớn; ước mơ chính đáng.
+ Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+ Đánh giá thấp: Ước mơ viển vông; ước mơ kỳ quặc; ước mơ dại dột.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi.
- Trao đổi theo nhóm 4
- 3 HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét
VD: + Em ước mơ sau này trở thành bác sĩ.
 + Em ước mơ một thế giới hòa bình...
 + Em ước không phải học mà vẫn được điểm cao.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Chiều:
Lịch sử:
Tiết 7: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
(Năm 938)
I. Mục tiêu:
	- Nắm được diễn biến chính và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
	- Kể lại được diễn biến chính và trình bày ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
	- HS trân trọng các sự kiện, di tích lịch sử.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự học và tự chủ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu.
	- HS: VBT.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
 - Kể lại tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài
 2. Khám phá-Luyện tập
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Cho HS đọc thông tin ở SGK để tìm hiểu tiểu sử Ngô Quyền.
+ Ngô Quyền quê ở đâu?.
+ Vì sao Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán? 
* Nhận xét
+ Ngô Quyền đánh Kiều Công Tiễn để trả thù cho cha vợ
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Cho HS đọc đoạn “Sang đánh nước ta hoàn toàn thất bại”
+ Cửa sông Bạch Đằng ở đâu? 
+ Quân Ngô Quyền dựa vào thủy triều để làm gì? 
+ Trận đánh diễn ra như thế nào? 
+ Kết quả trận đánh ra sao ? 
 * Nhận xét
+ Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền làm gì ?
+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Nhận xét, rút ra kết luận:(SGK).
* Ghi nhớ: (Máy chiếu)
- Cho HS đọc ghi nhớ
3. Vận dụng: 
 Nêu lại ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
 Về nhà học bài. Chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 HS kể.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm,
Trả lời:
+ Ở Đường Lâm, Hà Tây
+ Ngô Quyền đánh Kiều Công Tiễn để trả thù cho cha vợ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, nhân đó nhà Hán đem quân sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
 Trả lời
+ Ở tỉnh Quảng Ninh
+ Để cắm cọc xuống dòng sông.
+ Khi thuỷ triều lên Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến. Lúc thuỷ triều xuống quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh. Giặc cố chạy thoát thân.
+ Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
+ Trao đổi thảo luận
- HS trình bày, lớp bổ sung. 
- 2 HS đọc.
- 2 HS nêu.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện Tiếng Việt
Bài tập củng cố chuẩn kiến thức, kĩ năng Tuần 6 tiết _____________________________
Luyện Toán
Bài tập củng cố chuẩn kiến thức,kĩ năng Tuần 6, tiết 1
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Sáng:
Tiết 1: Toán
Tiết 33: Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
	- Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng .
	- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- HS tích cực học tập.
 - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu( phần nhận xét).
	- HS: Sgk,nháp,vở
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. Khởi động
 - Tính các giá trị của biểu thức: m - n - p 
với m = 10; n = 5; p = 2
Nhận xét
- Giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
(Máy chiếu)
- Cho HS nêu giá trị cụ thể của a; b; c rồi tự tính giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) so sánh giá trị của (a + b) + c với giá trị của a + (b + c
a
b
c
(a + b) + c
5
4
6
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 
 = 15
35
15
20
 (35+15)+20 = 50+20 
 =70
28
49
51
 (28+49)+51= 71+51
 =128
- Kết luận: Giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) là luôn bằng nhau
- Gợi ý HS viết công thức tính chất kết hợp của phép cộng từ đó phát biểu thành lời.- Chốt ý đúng.
- Lưu ý cho HS: Có thể tính giá trị của biểu thức a + b+c như sau:
 a + b + c = (a + b) +c = a + (b + c)
3. Luyện tập
 Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giao việc
- Nhận xét, chữa bài.
Củng cố cách tính thuận tiện nnhất
Bài 2: 
Giao việc
- Nhận xét, chữa bài 2.
Bài 3: 
4. Vận dụng:-Nêu công thức về tính chất kết hợp của phép cộng.
- Về ôn bài.Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con, nhận xét.
- HS nêu
- HS thực hiện 
- HS tự làm bài ra nháp ý a dòng 2,3. Ý b dòng 1,3. HS KN làm tiếp dòng 1 ý a và dòng 2 ý b.
- Trình bày kết quả.Nhận xét
a) 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067
 4400+(2148+252) = 4400 + 2400 = 6800
b) (921 + 2079) + 898 = 3000 + 898 = 3898
 (467 + 9533) + 999 = 10 000 + 999 = 109999
- 1 HS đọc bài toán, nêu cách giải.
- HS làm vào vở BT2. HS NK làm tiếp BT3 ở SGK. 
- Trình bày kết quả BT2.
 Bài giải
Cả 3 ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75500000 + 86950000 + 14500000 
 = 176 950 000 (đồng)
 Đáp số: 176 950 000 (đồng
-HSNK nêu kết quả.
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30
- HS nêu
	IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
 Tiết 13: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
	- Củng cố lại cho HS về đoạn văn, cách xây dựng đoạn văn.
	- Dựa trên hiểu biết đoạn văn, học sinh tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn.
	- HS hứng thú học tập.
 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_7_nam_2021_ban_chuan_kien_thuc.doc