Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)
TIẾT 2: TOÁN
TIẾT 16. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức - Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam.
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam; hec-tô-gam và gam .
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng .
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Tích cực, tự giác học bài.
2. Năng lực - Phẩm chất:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Nội dung điều chỉnh: Bài 2, cột 2: Làm 5 trong 10 ý. Không làm ý b bài tập 1 trang 24.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 04 Ngày soạn: 25 / 9 / 2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021 TIẾT 1: CHÀO CỜ ____________________________ TIẾT 2: TOÁN TIẾT 16. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn, mối quan hệ của tạ, tấn, kí-lô - gam. - Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam; hec-tô-gam và gam . - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng . - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. - Tích cực, tự giác học bài. 2. Năng lực - Phẩm chất: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Nội dung điều chỉnh: Bài 2, cột 2: Làm 5 trong 10 ý. Không làm ý b bài tập 1 trang 24. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình minh họa, bảng nhóm, cân đồng hồ - Kẻ sẵn các dòng, cột của bảng đơn vị đo khối lượng, SGK, phiếu học tập. Lớn hơn ki-lô-gam Ki-lô-gam Nhỏ hơn ki- lô- gam - HS: Bút, SGK, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi - đáp, thực hiện bảng con, bảng nhóm. - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 2’ 3’ 3’ 3’ 4’ 2’ 3’ 3’ 4’ 2’ 3’ 2’ 4’ 2’ I. Khởi động: - Thực hành cân - Đặt vấn đề: Với những vật có khối lượng lớn hơn thì chúng ta còn sử dụng những đơn vị nào để đo? - GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. II. Khám phá: 1. Giới thiệu yến - GV đặt vấn đề 1 yến = ? kg + Mua 10kg gạo tức là mua mấy yến gạo? + Mua 1 yến cám gà tức là mua bao nhiêu ki-lô-gam cám? + Mua 20 kg rau tức là mua bao nhiêu kg rau? 2.Giới thiệu: tạ. - GV đặt vấn đề 1 tạ = ? yến 1 tạ = ? kg - Lấy VD về vật có cân nặng là tạ và quy đổi ra yến, kg 3. Giới thiệu tấn - Giới thiệu tương tự như tạ 4.Giới thiệu về Đề-ca- gam, Hec-tô-gam + Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học? +GV đề xuất: Để đo các khối lượng nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đo nào? - GV chốt hai đơn vị là đề-ca-gam và hec-to-gam - Hướng dẫn cách viết tắt 2 đơn vị: +Đề - ca - gam viết tắt : dag +Hec-to-gam viết tắt là hg + GV nêu vấn đề: 1 dag=?g 1 hg = ?dag 1hg=? g + So sánh 2 đơn vị mới với kg? 5.Lập bảng đơn vị đo khối lượng. - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4: + Hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng. Lớn hơn kg kg Nhỏ hơn kg kg + Nhận xét về mối quan hệ của các đơn vị đo trong bảng - GV chốt III. Luyện tập: Bài 1( tr. 23): Viết vào chỗ chấm cho thích hợp. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS nêu kết quả. - Yêu cầu lấy thêm VD về cân nặng của một số vật. Bài 2( tr. 23): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. (cột 2 làm 5 trong 10 ý) - GV chốt lại các đáp án đúng - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Bài 3: Tính - Tổ chức cho HS làm bài vào vở nháp, 1 HS làm bảng phụ. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét. Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét. Bài 1( tr.24). Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm ý a vào vở nháp. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2( tr.24): - Yêu cầu HS làm bài ra nháp. - Gọi 4 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét. Bài 3( tr.24): > ; < ; = . - GV cho HS làm bài vào phiếu HT, 1 HS làm phiếu lớn. - Nhận xét. - Chữa bài, nhận xét. Bài 4. ( tr.24): Nếu còn thời gian. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở nháp. - Gọi 1HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét. IV. Vận dụng: Ước lượng cân nặng của môt số vật với các đơn vị đo tấn, tạ, yến - HS nhận xét. GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà xem lại bài và xem trước bài sau. - HS thực hành cân số cân nặng của mình bằng cân đồng hồ (kg) - HS nêu ý tưởng - HS suy nghĩ - Chia sẻ trước lớp 1 yến = 10 kg + 1 yến gạo. + 10 kg. + 2 yến rau. - HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ trước lớp 1 tạ = 10 yến 1 tạ = 100 kg - HS lấy VD Tạ - tấn-yến-kg Cá nhân-Nhóm-Lớp - Hs theo dõi. - Tấn, tạ, yến, kg, gam. - HS thảo luận nhóm 2, đề xuất phương án trả lời - HS đọc tên đơn vị mới - HS ghi kí hiệu của 2 đơn vị mới +HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ trước lớp: 1 dag= 10g 1 hg = 10dag 1 hg = 100g + Hai đơn vị này bé hơn kg - HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng- Chia sẻ trước lớp dưới sự điều hành của TBHT: Lớn hơn kg kg Nhỏ hơn kg Tấn Tạ Yến Kg hg dag g + Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó. - HS đọc đồng thanh bảng đơn vị đo khối lượng Cá nhân- Cả lớp - HS làm cá nhân và chia sẻ lớp: a. Con bò cân nặng 2 tạ b. Con gà cân nặng 2 kg c. Con voi cân nặng 2 tấn - HS nối tiếp nêu VD Cá nhân- Cả lớp - HS chơi trò chơi Xì điện dưới sự điều hành của TBHT - HS nêu, nhận xét. Cá nhân- Cặp - Cả lớp - Hs làm bài cá nhân vào vở nháp, 1 HS làm bảng phụ Đáp án: 18 yến + 26 yến = 44 yến 648 tạ - 75 tạ = 573 tạ 135 tạ x 4 = 540 tạ 512 tấn : 8 = 64 tấn - 1 HS đọc bài toán. - HS nêu. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Bài giải Đổi 3 tấn = 30 tạ Chuyến sau chở được số tạ muối là: 30 + 3 = 33 (tạ) Cả hai chuyến chở được số tạ muối là: 30 + 33 = 63 (tạ) Đáp số: 63 tạ muối - 1 HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện theo yêu cầu. ĐA: 1dag = 10g 1hg = 10 dag 10 g = 1 dag 10dag = 1hg Đáp án: 380 g + 195 g = 575 g 928 dag - 274 dag = 654 dag ... - HS làm phiếu học tập. - Nhận xét bài làm phiếu lớn. ĐA: 5 dag = 50 g 4tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg 8 tấn< 8100 kg; 3 tấn500 kg =3500 kg - 1 HS nêu bài toán. - HS thực hiện. Đáp án: Có tất cả số ki-lô-gam bánh, kẹo là: 4×150 + 2×200 = 1000 (g) Đổi 1000 g = 1 kg Đáp số: 1 kg - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS theo dõi. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ....................................................................................................................................... ________________________________ TIẾT 3. TIẾNG VIỆT: TẬP ĐỌC TRE VIỆT NAM A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ) - Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. 2. Năng lực - Phẩm chất: - Giáo dục tình yêu với những loài cây quen thuộc của làng quê VN, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước. - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDBVMT: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy giữ gìn môi trường sạch đẹp! B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). - HS: sưu tầm các tranh, ảnh vẽ cây tre. 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp,.. - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 10’ 12’ 10’ 2’ I. Khởi động: - Hs hát kết hợp với vận động - GV chuyển ý vào bài mới. II. Khám phá: 1. Hướng dẫn luyện đọc: - Gọi HS đọc bài. - GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến - GV chốt vị trí các đoạn (4 đoạn) Đoạn 1: Từ đầu .....bờ tre xanh. Đoạn 2: Yêu nhiều....hỡi người. Đoạn 3: Chẳng may....đến gì lạ đâu. Đoạn 4: Mai sau....đến tre xanh - Gọi HS đọc tiếp nối lần 1 - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, kết hợp giải nghĩa từ( luyện đọc từ khó, câu khó) - Gọi HS đọc tiếp nối lần 2 - Gọi HS đọc chú giải. - Y/ cầu HS đọc theo nhóm 4 - Gọi HS đọc bài - GV đọc mẫu 2. Tìm hiểu bài: * Đoạn 1: - Gọi HS đọc, trả lời: + Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người VN? - GV: Không ai biết tre có từ bao giờ, tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa, tre là bầu bạn của người Việt. + Đoạn 1 nói với chúng ta điều gì? * Đoạn 2; 3 - Gọi HS đọc, trả lời câu hỏi: + Chi tiết nào cho biết cây tre như con người? + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình yêu đồng loại? - GV: Cây tre cũng như con người có tình yêu thương đồng loại. Khi khó khăn "bão bùng" thì tay ôm tay níu, giàu đức hi sinh nhường nhịn như người mẹ VN... + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm và TLCH: + Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao? + Theo em những hình ảnh đó nói lên điều gì? + Đoạn 2, 3 nói lên điều gì? * Đoạn 4: - Gọi HS đọc, trả lời: + Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? - GV ghi ý chính đoạn 4 - Bài thơ kết thúc bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc. + Nội dung của bài thơ là gì? GDBVMT thông qua câu hỏi 2: (Sau khi HS trả lời, GV có thể nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống). - GV ghi nội dung lên bảng. III. Luyện tập: * Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài - GV cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đoạn: Nòi tre đâu chịu mọc cong .... Tre già măng mọc có gì lạ đâu. - Gọi các nhóm đọc bài, nhận xét. IV. Vận dụng: - Liên hệ vẻ đẹp của cây tre với phẩm chất của người VN? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS VN xem bài, chuẩn bị bài sau. - Hs cùng hát và vận động - HS theo dõi. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. (Tre xanh, nắng nỏ trời xanh, khuất mình, bão bùng, lũy thành, nòi tre, lạ thường, lưng trần). - HS đọc từ khó:Cá nhân, lớp. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. kết hợp giải nghĩa từ khó: luỹ thành, gầy guộc, nòi tre,... - HS luyện đọc theo nhóm 4. - Các nhóm đọc bài, nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm + Tre xanh Chuyện ngày xưa ...tre xanh 1. Sự gắn bó lâu đời của tre với người Việt Nam - 2 HS đọc + Không đứng khuất mình bóng râm + Hình ảnh: Bão bùng... thân Tay ôm tay núi Thương nhau tre Có lưng áo cộc + Hình ảnh: Nòi tre đâu chịu mọc cong ; Cây măng mọc lên đã mang dáng thẳng thân tròn của mẹ... - HS nêu + Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre. - Cả lớp đọc thầm + Hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. - Sức sống lâu bền của cây tre. * Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre - HS liên hệ việc giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống trong lành - HS ghi chép lại nội dung bài - 1 HS đọc mẫu toàn bài. - HS nêu, nhận xét. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm. - Cử đại diện đọc trước lớp - Nhận xét, bình chọn - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS theo dõi. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................... ________________________________ TIẾT 4: THỂ DỤC ( GV chuyên soạn giảng ) ________________________________ Ngày soạn: 26 / 9 / 2021 Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN TIẾT 17. GIÂY, THẾ KỶ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây - thế kỷ. - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm. - Quy đổi được các đơn vị dựa vào mối quan hệ. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận - Củng cố MQH giữa các đơn vị đo thời gian - Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây . - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào . 2. Năng lực - Phẩm chất: - Biết tôn trọng thời giờ. - NL tự học, làm việc nhóm, tính toán B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV:- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút, giây và có các vạch chia theo từng phút. Vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to. - HS: Vở BT, bút, SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi 3. Nội dung điều chỉnh: BT1 không làm ý 7 phút = ...; 9 thế kỉ =...; 1/5 thế kỉ = ... - Ghép thành chủ đề bài giây- thế kỉ và tiết luyện tập. Không làm bài 3- tr.26. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 4’ I.Khởi động:(5p) - Chơi trò chơi Chuyền điện - Nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học. II. Khám phá: 1. Giới thiệu về giây. - Gv giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 - HS cùng chơi dưới sự điều hành của TBHT Nhóm – Lớp - Hs theo dõi. - Hs quan sát sự chuyển động của kim đồng hồ, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi và chia sẻ trước lớp 4’ + Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ? + Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút? + Một giờ bằng bao nhêu phút? + Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch nào đó đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu giây? + 60 phút = ? giờ + 60 giây =? phút - Cho hs ước lượng thời gian đứng lên, ngồi xuống xem là bao nhiêu giây? 2. Giới thiệu về thế kỉ. - Đơn vị đo lớn hơn năm là thế kỉ. 1 thế kỉ = 100 năm. - Gv giới thiệu về thế kỉ thứ nhất. +Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? - Người ta dùng chữ số La Mã để ghi kí hiệu thế kỉ + Kim giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền sau là 1 giờ. + Là 1 phút + 1 giờ = 60 phút. + Là 1 giây - HS nêu, nhận xét. - Hs theo dõi, lấy ví dụ thực hành. - Hs đếm khoảng thời gian. - Hs nêu lại. +Thế kỉ 20 4’ 3’ 3’ III. Luyện tập- thực hành: Bài 1( tr. 25): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Tổ chức cho hs nêu miệng kết quả. (các ý không làm 7 phút = giây; 9 thế kỉ= năm ; 1/5 thế kỉ = ..năm ) - Gv chốt lại đáp án Bài 2( tr. 25): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi. - Gọi các nhóm nêu kết quả, nhận xét . Bài 3( tr. 25): Gọi HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài ra nháp, 2 HS làm bảng phụ, mỗi HS 1 ý. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - Gọi HS nhận xét bài làm bảng phụ. - GV nhận xét. - Cá nhân- Chia sẻ lớp - HS nêu miệng kết quả, nhận xét. - HS đọc yêu cầu đề, làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp ĐA: a) năm 1890 thuộc thế kỉ 19; năm 1911 thuộc thế kỉ 20 b) năm 1945 thuộc thế kỉ 20 c) năm 248 thuộc thế kỉ 3 - 1 HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS làm bài cá nhân. Đáp án: a) Năm 1010 thuộc thế kỉ 11. Tính đến nay được 1011 năm. b) Năm 938 thuộc thế kỉ 10. Tính đến nay được 1083 năm. 4’ 4’ 7’ 2’ Bài 1( tr. 26): Gọi HS nêu yêu cầu. - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Những tháng nào có 30 ngày ? + Những tháng nào có 31 ngày ? + Những tháng có 28 / 29 ngày ? + Năm nhuận có bao nhiêu ngày? +Năm không nhuận có bao nhiêu ngày? - GV nhắc lại quy tắc nắm tay để HS xác định số ngày trong tháng. - GV: Những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận Bài 2( tr. 26): Viết số thích hợp vào chỗ chấm - GV tổ chức trò chơi: Truyền điện - Nhận xét. Bài 4 + Bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) IV. Vận dụng: - Yêu cầu học sinh nêu năm sinh của mình và những thành viên trong gia đình và nêu năm đó thuộc thế kỉ nào? - 1 HS nêu. - HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp - HS nêu. + Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12. +Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. + 366 ngày + 365 ngày - HS theo dõi. - HS tham gia chơi. HS đọc yêu cầu và chỉ định bạn bất kì trả lời. Trò chơi kết thúc khi hết bài tập. Đáp án: 3 ngày = 72 giờ phút = 30 giây 4 giờ = 240 phút; 3 giờ 10 phút = 190 phút 8 phút = 480 giây ; 2 phút 5 giây = 125 giây ngày = 8 giờ ; 4 phút 20 giây= 260 giây giờ = 15 phút Bài 4: Đổi phút = 15 phút phút = 12 phút 15 phút > 12 phút. Vậy Bình chạy nhanh hơn. Và nhanh hơn số giây là: 15 – 13 = 2 (phút) Đáp số: 2 phút Bài 5: a) Khoanh vào B B) Khoanh vào C - HS nêu, nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ....................................................................................................................................... TIẾT 2. TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN CỐT TRUYỆN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ). - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III). 2. Năng lực - Phẩm chất: - Tích cực, tự giác học bài - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ,... B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Giấy khổ to+ bút dạ. Hai bộ băng giấy – mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1. - HS: Vở BT, SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luân nhóm. - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ I. Khởi động: Gọi HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. - 1 HS kể II. Khám phá: 6’ Bài 1: Ghi lại những sự việc chính trong truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” + Theo em thế nào là sự việc chính? - Yêu cầu HD làm việc theo nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trả bàn: ghi lại những sự việc chính trong truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu. - Các nhóm xong trước báo cáo kết quả, dưới sự điều hành của TBHT Cá nhân- Nhóm-Lớp - 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa. - HD làm việc theo nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng + Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá. + Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn hiếp. + Sư việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện. 4’ 4’ 2’ 8’ 10 - GV tóm tắt lại các sự việc Bài 2: + Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Vậy cốt truyện là gì? Bài 3: + Sự việc 1 cho em biết điều gì? + Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì? + Sự việc 5 nói lên điều gì? - Kết luận: + Sự việc khơi nguồn cho những sự việc khác là phần mở đầu của truyện. + Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện. + Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện + Nêu cấu tạo của môt cốt truyện? * Ghi nhớ: - Gọi HS đọc ghi nhớ. III. Thực hành: Bài 1: Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau. Hãy sắp xếp các sự việc chính sau thành cốt truyện.. Bài 2: Dựa vào cốt truyện, kể lại truyện Cây khế. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - TBHT điều khiển kể chuyện dưới sự hỗ trợ của GV: - Tổ chức cho HS thi kể. + Lần 1: Thi kể bằng cách kể lại đúng các sự việc đã sắp xếp. + Lần 2: Thi kể bằng cách thêm bớt một + Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò. + Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do. - Cá nhân- Lớp + Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Nhóm 2 -Lớp + Sự việc 1 nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò. + Sự việc 2, 3, 4 kể lại Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào? + Sự việc 5 nói lên kết quả của câu chuyện + Có 3 phần: phần mở đầu, phần diễn biến, phần kết thúc. - 2 HS đọc ghi nhớ. Nhóm 2 -Lớp - HS thảo luận cặp đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu các sự việc theo số thứ tự- Chia sẻ trước lớp Đ/a: 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g. Cá nhân - Nhóm- Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS tập kể lại truyện trong nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng - HS thi kể, HS nhận xét. 2’ số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động. - Nhận xét, khen/ động viên. IV. Vận dụng: - Kể lại câu chuyên Cây khế cho người thân nghe - Kể lại chuyện Cây khế bằng lời của người anh. - HS thực hiện. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ....................................................................................................................................... ________________________________ TIẾT 3. TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - HS biết được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2. - Biết được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3. - Củng cố khái niệm từ ghép và từ láy, biết tạo thành từ ghép đơn giản - Nhận biết được từ ghép và láy trong câu trong bài, bước đâu phân biệt từ ghép có nghĩa phân loại và tổng hợp 2. Năng lực - Phẩm chất: - Thông qua bài 3, giáo dục HS tính mạnh dạn, tự tin. - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 2, BT 3, bút dạ; bảng phụ - HS: Vở BT, bút, .. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ... C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ I. Khởi động: - Lấy VD 2 từ ghép, 2 từ láy - GV nhận xét -2 HS lên bảng viết- Lớp viết bảng con - HS đổi chéo bảng để KT 10’ II . Thực hành: Bài 1: So sánh hai từ ghép sau: Bánh trái và bánh rán - Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm đôi. Nhóm 2 -Lớp - 1 HS đọc đề bài. - Nhóm 2 hs thảo luận-Chia sẻ trước lớp 12’ 10’ 3’ + Lấy lấy VD về từ ghép TH và PL (HS M3+M4) Bài 2: Viết từ ghép đã cho vào bảng phân loại từ ghép ; (Tìm 3 từ ghép có nghĩa phân loại, 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp ) - Chữa bài, nhận xét, đặt câu hỏi củng cố bài: + Tại sao xếp xe đạp vào TG phân loại? + Tại sao xếp màu sắc vào TG tổng hợp Bài 3: Xếp từ các láy vào nhóm thích hợp. + Vậy có mấy loại từ láy? - GD hs mạnh dạn, tự tin qua hình ảnh cây "nhút nhát" III. Vận dụng: - Nêu lại các tiểu loại TG và TL - Lấy thêm VD về các tiểu loại từ láy - TBHT điều khiển các nhóm báo cáo + Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp. + Từ bánh rán có nghĩa phân loại. Nhóm 4 -Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Đương ray, xe đạp, tàu hỏa, xe điện, máy bay, Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bờ bãi, hình dạng, màu sắc, + Vì xe đập có nghĩa chỉ riêng một loại xe + Vì màu sắc có nghĩa chỉ chung các loại màu Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - HS làm bài vào vở- Chia sẻ lớp Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần nhút nhát lạt xạt Rào rào, he hé + Có 3 loại: Láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần - HS nêu, nhận xét. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................... ________________________________ TIẾT 4. TIẾNG VIỆT: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi - KN xây dựng cốt truyện - KN kể chuyện 2. Năng lực - Phẩm chất: - GD tính trung thực, lòng hiểu thảo với cha mẹ - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ghi sẵn đầu bài và câu hỏi gợi ý, giấy khổ to và bút dạ. - HS: Vở BT, SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, động não C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ I. Khởi động: - Kể lại câu chuyện Cây khế - 1 HS kể 5’ 10’ II. Khám phá: 1. Nhận xét Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên. + Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì? * Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính.Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 2. Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện - GV yêu cầu HS chọn chủ đề. - Gọi HS đọc gợi ý 1. 1. Người mẹ ốm như thế nào? 2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào? - 2 HS đọc đề bài - HS lên bảng gạch chân các từ ngữ quan trọng -..lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện - Lắng nghe - HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 1. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường / ốm khó mà qua khỏi. 2.Người con thương mẹ, chăm sóc tận tụy bên mẹ ngày đêm. Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /. 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 4. Người con đã quyết tâm như thế nào? 5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? - Gọi HS đọc gợi ý 2 6. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 7. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con? 8. Cậu bé đã làm gì? 3. Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình./ 4. Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng.Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Người con đành chấp nhận cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu / - 2 HS đọc thành tiếng 6. Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả.Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu? 7. Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cô đi tìm loại thuốc quý tới một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /.. 8. Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở.Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng 18’ III. Thực hành: ốm như mẹ cậu.Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý. 3’ - Kể trong nhóm: Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý - Kể trước lớp: GV phối hợp cùng TBHT điều hành +Gọi HS tham gia thi kể.Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2. + Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn - Nhận xét, khen/động viên. - Giáo dục HS lòng hiếu thảo và tính trung thực IV. Vận dụng: - Gọi HS nhắc lại cách xây dựng cốt truyện - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và - Kể chuyện theo nhóm, 1 HS kể, các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn - HS thi kể trước lớp. - Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, bình chọn một bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ. Vài HS nhắc lại: Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của truyện. Chủ đề của truyện Biết tưởng tượng ra diễn biến của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa Hãy tưởng tượng câu chuyện theo bối cảnh hiện tại: Người con nhặt được chiếc ví tiền của một người giàu có. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..................................................................................................................................... __________________________________________________________________ Ngày soạn: 27 / 9/ 2021 Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN TIẾT 18. TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Kĩ năng: - Bước đầu hiểu thế nào là trung bình cộng của nhiều số . - Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số. - Vận dụng giải được các bài toán liên quan 2. Năng lực - Phẩm chất: - Tích cực, tự giác học bài. - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. - HS: VBT, bảng con. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ I. Khởi động: - Tổ chức trò chơi củng cố cách chuyển đổi các số đo thời gian - TK trò chơi- Dẫn vào bài - Chơi trò chơi Chuyền điện 6’ II. Khám phá: 1.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: a. Bài toán 1: Giới thiệu số TBC - GV yêu cầu HS đọc đề toán. + Có tất cả bao nhiêu lít dầu ? + Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ? - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. - GV: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6. + Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu ? + Số TBC của 6 và 4 là mấy? + Dựa vào cách giải thích của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ? + Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì ? +Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì ? +Như vậy, để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can. - HS đọc- Trả lời cá nhân + Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu. + Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. - HS nghe giảng. - HS nêu, nhận xét. +Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. + Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5 - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2 với nhau để tìm theo yêu cầu. + Tính tổng số dầu trong cả hai can dầu. + Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can. 7’ +Tổng 6 + 4 có mấy số hạng ? + Để tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2021_2022_chuan_kien_th.docx