Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)

ĐẠO ĐỨC

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:

Năng lực :

- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.

- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học mau tiến bộ.

- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

 - HS biết sử dụng cử chỉ điệu bộ để kể lại câu chuyện đã sưu tầm được, cùng hợp tác với bạn để giải quyết các vấn đề liên quan góp phần phát triển năng lực tự học và năng lực hợp tác.

 Phẩm chất: - Yêu mến noi gương những tấm gương hs nghèo vượt khó trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi nội dung BT 2. 3. 4 / SGK

 

doc 42 trang xuanhoa 06/08/2022 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực :
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
	- HS biết sử dụng cử chỉ điệu bộ để kể lại câu chuyện đã sưu tầm được, cùng hợp tác với bạn để giải quyết các vấn đề liên quan góp phần phát triển năng lực tự học và năng lực hợp tác.
	Phẩm chất: - Yêu mến noi gương những tấm gương hs nghèo vượt khó trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung BT 2. 3. 4 / SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
- HS kể câu chuyện đã sưu tầm về tấm gương vượt khó trong học tập
GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới
2. Khám phá:
HĐ1: 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu BT2
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận
- Gọi HS trình bày
- GV kết luận, khen những em biết vượt khó trong học tập.
HĐ2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
- GV giải thích yêu cầu BT
- Mời HS trình bày trước lớp, lưu ý những em có hoàn cảnh khó khăn.
- GV kết luận.
HĐ3 : 
- Gọi HS đọc đề
- GV giải thích yêu cầu BT
- Gọi 1 số em trình bày, lưu ý HS yếu
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng
- GV kết luận : Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để HT tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
- Gọi HS nêu lại phần ghi nhớ
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Lập kế hoạch vượt khó trong học tập cho bản thân trong học kì I
- Nhận xét 
- Dặn HS cố gắng vượt qua khó khăn trong học tập và động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập.
- HS kể.
.
- Nhóm 4 em
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Nhóm 4 em thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi.
- Nhóm đôi
- 1 em đọc đề.
- HS thảo luận nhóm.
- 5- 6 em trình bày trước lớp.
- Cả lớp bổ sung, góp ý kiến.
- Làm việc cá nhân
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- 1 số em trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- 2 em đọc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe
?&@
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực :
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài .
- Đọc đúng, trôi chảy văn bản; Cùng bạn trao đổi để giải quyết các câu hỏi trong bài. Phát triển năng lực cảm thụ văn học.
Phẩm chất:- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần HD đọc
- Tranh minh họa SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - HS cùng hát: Đội ca
GV dẫn vào bài
- Dùng tranh minh hoạ để giới thiệu chủ điểm "Măng mọc thẳng"
- Trong LS dân tộc, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng, câu chuyện "Một người chính trực" sẽ giới thiệu với các em 1 danh nhân thời Lý là ông Tô Hiến Thành.
2. Khám phá
HĐ1: Luyện đọc
- 1 HS đọc bài
- GV cùng cả lớp chia đoạn
- Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn truyện
- GV kết hợp sửa sai phát âm và cách đọc cho HS. Hướng dẫn HS đọc đúng một số câu
- Gọi 1 em đọc chú giải
- Chia nhóm luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Gọi 1 em đọc đoạn 1 
- Yêu cầu đọc thầm và TLCH. TL nhóm đôi
– Đoạn văn này kể gì ?
– Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
- Gọi 1 em đọc đoạn 2
- Yêu cầu đọc thầm và TLCH :
– Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Gọi 1 em đọc đoạn 3
- Yêu cầu đọc thầm, TLCH :
– Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
– Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
– Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
– Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- Nội dung truyện này nói gì ?
- GV ghi bảng.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp đọc cả bài.
- HDHS tìm giọng đọc đúng từng đoạn
- HD luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu, nhắc nhở HS những từ cần nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi đúng.
- GV mời 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
** Gọi HS nhắc lại nội dung bài học
- Qua câu chuyện này em học được điều gì
- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực 
- CB : Tre Việt Nam
- HS cùng hát
- Xem tranh
- Nghe
- 1 HS đọc bài
- 3 đoạn
- 3 em đọc / 2 lượt
– HS1 : từ đầu ... Lý Cao Tông
– HS2 : tt ... Tô Hiến Thành được
– HS3 : còn lại
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em
- 2 em đọc.
- HS chú ý lắng nghe
- 1 em đọc to.
- HS đọc thầm TL nhóm đôi
và trả lời :
– Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với việc lập ngôi vua
– Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.
- 1 em đọc to.
- Đọc thầm, trả lời 
– Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- 1 em đọc to.
- Đọc thầm, trả lời
– Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá
– Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh của Tô Hiến Thành còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc ít khi tới thăm ông lại được tiến cử.
– cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình
– người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng.
– Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc 3 đoạn.
- HS chú ý lắng nghe 
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Mỗi nhóm cử 3 em thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét bình chon bạn đọc hay
- HS nhắc lại
- HS trả lời
?&@
TOÁN
SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
	Năng lực: 
	- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
	- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.
	- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
	Phẩm chất:- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,...
 - HS: sách, vở, thước kẻ, bút dạ,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV đọc số, 3 tổ cử đại diện lên bảng viết số
- HS tham gia chơi
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng
2. Khám phá:(13p)
* Mục tiêu: HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về so sánh hai STN, đặc điểm về thứ tự các STN..
* Cách tiến hành: Cá nhân – Chia sẻ nhóm- Lớp
a. So sánh 2 STN.
* GV nêu VD 1: 
- So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
* GV nêu VD2: 
 So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+Vì sao em so sánh được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b. Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
+ Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* KL cách sắp thứ tự:
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 2, nêu cách so sánh
- HS: 99 99
Và giải thích tại sao mình lại so sánh như vậy
- HS nhắc lại
- HS lấy VD và tiến hành so sánh
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng và báo cáo kết quả trước lớp
- Hs trả lời: 29 896 < 30 005
 25 136 > 23 894
+ Hs đại diện nêu: Ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng...
- HS nêu lại và lấy VD, thực hiện so sánh
- HS
+ Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
+ Vì ta luôn so sánh được các STN với nhau.
3. Hoạt động thực hành:(20p)
* Mục tiêu: HS biết áp dụng so sánh các số tự nhiên và đặc điểm về thứ tự các STN 
* Cách tiến hành: 
Bài 1(cột a): Cá nhân – Cặp -Lớp
 Điền dấu > ; < ; = .
- Câu hỏi chốt:
+ Tại sao em so sánh được 
 1234>999?
 93 501 > 92 410
+ Muốn so sánh 2 STN ta làm thế nào?
Bài 2(a, c): Cá nhân – Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
Bài 3(a): Cá nhân-Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
1234 > 999 35 784 < 35 780
8754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680 
 17600 = 17000 + 600
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
a. 8136 < 8 316 < 8 361
b. 5 724 < 5 740 < 5 742
c. 63 841 < 64 813 < 64 831
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
a. 1984 > 1978 > 1952 > 1942
b. 1969 > 1954 > 1945 > 1890.
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Tìm các bài toán tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải
?&@
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
Phẩm chất - Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc
*BVMT:
 - Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 -Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
*TKNL:
 - Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
 - Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm. Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi...).
 - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV:- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản (nếu có).
 - HS: Vở, sách GK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5p)
 - Nêu tên một số dân tộc ít người ở HLS?
- Trang phục, lễ hội, chợ phiên của họ có đặc điểm gì?
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- HS trả lời.
- HS đánh giá, nhận xét.
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi
* Cách tiến hành
Hoạt động 1.Trồng trọt trên đất dốc: 
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 vào phiếu học tập
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu?
+ Tìm hiểu vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
* HS quan sát hình 1 
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
+ Người dân Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống: 
* GV cho HS dựa vào tranh,ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau: 
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm. 
- GV nhận xét và kết luận.
Hoạt dộng 3: .Khai thác khoáng sản: 
- GV cho HS quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn , hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
+ Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân.
+ Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
+ Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
 * KL và tổng kết HĐ
3. Hoạt động ứng dụng (2p)
*Tích hợp Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Miền núi phía bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng: than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ đời sống.
- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
-Đây cũng là khu vực có một diện tích rưng khá lớn. Cuộc sống của ngươi dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi..)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp:
+ Trồng ngô, khoai, sắn, ...ở trên nương.
+ HS lên chỉ trên bản đồ.
+ Ở các sườn núi.
+ Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
+ Ruộng bậc thang thường được trồng lúa, ngô, chè và được trồng ở sườn núi.
- HS dựa vào tranh , ảnh để thảo luận nhóm 4
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hàng dệt, may, thêu, đan lát,rèn, đúc..
+ Màu sắc sặc sỡ, bền đẹp, có hoa văn độc đáo. 
- Cá nhân tìm hiểu và chia sẻ trước lớp
- HS cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời: 
+ A- pa- tít , đồng , chì , kẽm 
+A- pa- tít.
+ Quặng a- pa- tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá tạp chất).Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp.
+ Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Gỗ, mây, nứa và các lâm sản quý khác.
-HS theo dõi, nêu tầm quan trọng của các loại tài nguyên, từ đó có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó. 
- Sưu tầm tranh, ảnh về ruộng bậc thang và các HĐSX của người dân HLS
?&@
LỊCH SỬ
NƯỚC ÂU LẠC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực:
	- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
	 - So sánh được điểm giống và khác nhau trong đời sống của người Lạc Việt và người Âu Việt
	- Kĩ năng đọc lược đồ, kĩ năng kể chuyện
	- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
	Phẩm chất: - Giáo dục HS không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 - GV: - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 - Hình trong SGK phóng to.
 - Phiếu học tập của HS.
 	- HS: SGK, vở ghi, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
 -Yêu cầu HS kể chuyện Chiếc nỏ thần.
- Nhận xét và giới thiệu vào bài
- 1 HS kể (M4) - HS chú ý lắng nghe
2.Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc 
* Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp
HĐ1: So sánh cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt 
 - GV phát phiếu bài tập cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: Điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
*Kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.
 HĐ 2: Tìm hiểu về nước Âu Lạc 
- GV treo lược đồ lên bảng 
- Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- TBHT điều khiển các nhóm lên báo cáo kết quả
- GV chốt:
 Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
- Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
HĐ 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp để HS thảo luận: 
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc?
- GV nhận xét và kết luận, liên hệ giáo dục ý thức cảnh giác cho HS
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
- GV tổng kết và giáo dục tư tưởng.
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm việc cá nhân-Chia sẻ trước lớp
 £ Sống cùng trên một địa bàn.
 £ Đều biết chế tạo đồ đồng.
 £ Đều biết rèn sắt.
 £ Đều trống lúa và chăn nuôi.
 £ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- HS chỉ vị trí của nước Âu Lạc trên lược đồ
- HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ lớp
+ “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.
+ Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận – Chia sẻ trước lớp
+Vì người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt , thành luỹ kiên cố.
+Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh và cho con trai là Trọng Thuỷ sang .
- Nhóm khác nhận xét ,bổ sung
- 2 HS đọc
- Tìm đọc các tác phẩm liên qua đến An Dương Vương: Mị Châu-Trọng Thuỷ, An Dương Vương xây thành Cổ Loa,..
?&@ 
 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực:
- HS nắm chắc kiến thức về so sánh các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen dạng X X < 5 với X là số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng so sánh và sắp thứ tự các số tụ nhiên.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
Phẩm chất: - Tích cực, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV:- Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
 -HS: VBT, PBT, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Trò chơi: Sắp thứ tự
- GV chuẩn bị sẵn các tấm thẻ có ghi các số, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn (lớn đến bé)
- TK trò chơi, nêu lại cách sắp thứ tự
- HS chơi theo tổ
- HS lên bảng bốc các thẻ và thảo luận
- HS cầm thẻ đứng theo thứ tự quy định
- Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng thì thắng cuộc.
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: HS nắm chắc kiến thức về so sánh các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen dạng X X < 5 với X là số tự nhiên. Biết cách giải và trình bày theo mẫu
* Cách tiến hành
Bài 1: Viết số. Cá nhân-Lớp
Bài 3: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
+ Làm ntn điền được chữ số thích hợp vào ô?
- GV hỏi để chốt KT:
+ Hãy nêu cách so sánh 2 số tự nhiên với nhau
Bài 4: Cá nhân- Cả lớp
Tìm số tự nhiên x .
+Hãy nêu những STN bé hơn 5?
- GV HD cách trình bày dạng bài tìm x<5.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài tập chờ (Bài 2): Dành cho Học sinh năng khiếu 
- Gọi hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
+Có bao nhiêu số có 1chữ số ?
+Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
- Chữa bài, nhận xét, chốt công thức tính
3. Vận dụng (1’)
- HS làm bài cá nhân vào nháp và chia sẻ trước lớp
a. 0 ; 10 ; 100
b. 9 ; 99 ; 999
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- Các nhóm cử đại điện trình bày
Đáp án: 
a. 859 0 67 < 859 167
b. 492 037 > 482 037
c.609 608 < 609 60 9
d. 264 309 = 2 64 309
- Giải thích tại sao mình lại điền như vậy
- Hs đọc đề bài.
a. Tìm x biết x < 5
Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2 ; 3; 4
Vậy x là : 0; 1; 2; 3; 4
b.Tìm x biết : 2 < x < 5
Số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là: 3; 4
Vậy x là : 3 ; 4
- HS nêu kết quả
- Giải thích cách làm
- Nắm lại kiến thức của tiết học
- Tìm x biết 13 > x > 5
?&@
TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
	Năng lực: 
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó: Tre xanh, nắng nỏ trời xanh, khuất mình, bão bùng, luỹ thành, mang dáng thẳng, 
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ ngợi tả, gợi cảm.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc.
	- Hiểu nghĩa các từ khó: tự, luỹ thành, áo cộc, nòi tre, nhường, 
	- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
	Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng tình yêu với những loài cây quen thuộc của làng quê VN, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
	- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5p)
 -1 HS đọc truyện: Một người chính trực
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- GV dẫn vào bài mới
2. Hoạt động Khám phá: 
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, giải nghĩa một số từ ngữ
* Phương pháp: Làm mẫu, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1: sửa phát âm
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2 
+ HS đọc thầm phần chú giải SGK
- 4 HS đọc nối tiếp lần 3 - Đánh giá
+ Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài:
- HS luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
1. Luyện đọc.
Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ... bờ tre xanh
+ Đoạn 2: Tiếp đến hỡi người
+ Đoạn 3: Tiếp đến gì lạ đâu.
+ Đoạn 4: Còn lại
- Đọc đúng: nên luỹ nên thành, nắng nỏ, nòi tre, lưng trần 
- Chú giải: SGK.
Yêu nhiều/ nắng nỏ trời xanh
...
Vẫn nguyên cái gốc/ truyền đời cho măng
Hoạt động 2. 2.Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc 
* Phương pháp: Động não, làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp, động não, trình bày 2 phút 
* Thời gian: 12 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
GV giảng : Không ai biết tre có tự bao giờ. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Trong chuyện cổ tích thường xuất hiện hình ảnh cây tre như truyện Cây tre trăm đốt. Tre là bầu bạn của người Việt.
+ Đoạn 1 nói với chúng ta điều gì ?
* Sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam:
- Tre xanh, xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
- Tre có từ rất lâu, có từ bao giờ không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngày xưa.
- HS đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người ?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ?
GV : Cây tre cũng như con người có tình yêu thương đồng loại : khi khó khăn bão bùng thì tây ôm tay níu, giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ Việt Nam.
+ Hình ảnh nào cho thấy tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
+ Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích? Vì sao?
GV: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Chúng ta cần tích cực trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường luôn trong sạch.
- Đoạn 2, 3 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
GV giảng: Bài thơ kết bài bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc.
+ Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Có tác dụng gì?
+ Nội dung của bài thơ là gì?
* Tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:
Chi tiết: không đứng khuất mình bóng râm.
Hình ảnh: 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
* Tính ngay thẳng:
Vẫn nguyên cái gốc tre truyền cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Măng non là búp măng non
... thân tròn của tre.
VD:
- Có manh áo cộc : Cái mo tre màu nâu, bao quanh măng lúc mới mọc, như chiếc áo tre nhường cho con.
- Nòi tre .: Măng lúc mới mọc khoẻ khoắn, ngay thẳng, khảng khái, không chịu mọc cong.
- Bài thơ kết bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ, thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ: Tre già măng mọc.
- Nhân hoá: Qua hình ảnh cây tre để nói lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Như mục I.
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm bài thơ với giọng tự hào. Học thuộc lòng bài thơ
* Phương pháp: Làm mẫu, Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài, cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc đúng, hay toàn bài.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- 1 HS đọc, HS cả lớp theo dõi, tìm và nêu giọng đọc hay của đoạn.
- 1 HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét HS đọc hay nhất 
- GV nhận xét, đánh giá 
- HS đọc thầm thuộc lòng từng đoạn và cả bài.
- HS thuộc lòng trước lớp, nhận xét
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
Đoạn 1: Giọng đọc, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3.
Đoạn 2, 3: giọng đọc sảng khoái
Đoạn 4: Ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy
Nhấn giọng ở các từ ca ngợi phẩm chất của tre.
Nòi tre/ đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần/ phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non/ là búp măng non
Đã mang/ dáng thẳng thân tròn /của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc. có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh/ tre mãi /xanh màu tre xanh
.- Tiêu trí đánh giá :
+ Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?
+ Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?
+ Đọc đã diễn cảm chưa?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS liên hệ bản thân
* Phương pháp: Trình bày 1 phút 
* Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở:
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?
GDBVMT thông qua câu hỏi 2: (Sau khi HS trả lời, GV có thể nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).
- Giáo viên Liên hệ vẻ đẹp của cây tre với phẩm chất của người VN
5. Củng cố – dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học,
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
?&@
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau:
Năng lực:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng tính trung thực, nói đúng sự thật và bảo vệ lẽ phải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
	- Học sinh: SGK, câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
- HS lên kể câu chuyện bằng thơ Nàng tiên Ốc
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- Kết nối bài học
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện
* Phương pháp: Cá nhân - Lớp 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
+ GV kể chuyện: 	
- Lần 1: Gv kể + giải nghĩa từ khó.
- Lần 2: Kể kết hợp tranh minh hoạ.
- Lần 3: Kể có sáng tạo.
* Hoạt động nhóm và cả lớp:	
- HS thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
* Kết luận: Câu chuyện kể về một nhà thơ trung thực và dũng cảm.
1. HS nghe kể:
- tấu, giàn hoả thiêu, hống hách, bạo tàn,...
2. Tìm hiểu truyện:
- Nhà vua bạo ngược, dân chúng truyền nhau hát lên án vua.
- Vua ra lệnh bắt người sáng tác bài hát.
- 1 nhà thơ không chịu khuất phục.
- Vua khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ.
3 . Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được theo lời kể của mình. Nêu được ý nghĩa câu chuyện
* Phương pháp: Trình bày 1 phút, thảo luận nhóm – Cả lớp
* Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành: 
a/. Kể chuyện theo cặp: 
 * Kể trong nhóm: 
- HS thực hành kể trong nhóm. 
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. 
Gợi ý: Em cần dùng lời của mình để kể chứ không phải đọc lại nguyên văn các câu thơ
 * Kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS thi kể. 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. 
- Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 
+ Ý nghĩa câu chuyện là gì?
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. 
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. 
- HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện
+ Câu chuyện khuyên chúng ta cần trung thực, bảo vệ lẽ phải
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng, học tập hành vi tốt vào cuộc sống.
* Phương pháp: Trình bày 1 phút 
* Thời gian: 3 phút 
* Cách tiến hành: 
- Gv gợi mở: 
+ Câu chuyện em kể cho biết điều gì ? 
+ Qua câu chuyện em học được điều gì?
- Học sinh trình bày 1 phút trước lớp
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe và trong cuộc sống cần sống trung thực
- Ch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2021_2022_ban_moi.doc