Giáo án Lớp 4 - Tuần 1: An toàn giao thông đường bộ - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1: An toàn giao thông đường bộ - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

- Giúp các em học sinh nhận biết cách qua đường an toàn tại cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

- Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường, có thể dẫn tới tai nạn giao thông.

II. Ðồ dùng dạy học:

- - Tranh to in các tình huống.

- - Giáo viên chuẩn bị một vài bức ảnh chụp cầu vượt, hầm qua đường, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường (nếu có).

 III. Thời lượng: 20 phút.

 IV.Hoạt động dạy và học:

Kiểm tra bài cũ

* Gọi 1- 2 em chia sẻ những nơi an toàn cho các em đi bộ mà các em biết khi

cùng bố, mẹ, đi trên đường.

Giới thiệu bài mới

* Bước 1: Cho học sinh quan sát 3 bức tranh chụp ảnh cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và hỏi học sinh (nếu không có ảnh, giáo viên có thể chỉ vào hình cầu vượt và vạch kẻ đường trong tranh về tình huống minh họa)

- Câu hỏi 1: Các em có biết những hình ảnh này thể hiện gì không?

- Câu hỏi 2: Ðã bao giờ các em qua đường bằng cầu, hầm, hoặc vạch kẻ đường dành cho người đi bộ chưa? Các em thấy qua đường ở những nơi đó có an toàn không?

* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh

- Ðó là cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường để đảm bảo an toàn.

 

doc 32 trang cuckoo782 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1: An toàn giao thông đường bộ - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
 BÀI 1: ĐI BỘ AN TOÀN
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nhận biết được những nơi đi bộ an toàn.
- Giúp học sinh có thể tự đi bộ một mình an toàn khi tham gia giao thông.
II. Ðồ dùng dạy học:
- Tranh to in các tình huống.
- Một vài bức ảnh chụp đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè (nếu có).
- Nếu có điều kiện, giáo viên chuẩn bị thêm một số tranh ảnh phù hợp với tình hình giao thông địa phương.
III. Thời Iượng: 20 phút.
IV. Hoạt động dạy và học:
1.Giới thiệu bài: 
* Bước 1: Hỏi học sinh
Câu hỏi: Các em thường đi bộ ở đâu?
Viết lên bảng những nơi học sinh thường đi bộ.
* Bước 2: Kết luận
 Ði bộ ở những nơi nhiều xe đi lại là rất nguy hiểm. Người đi bộ phải tự biết bảo vệ mình tránh va chạm với các xe chạy trên đường.
 -Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đi bộ ở nơi nào là an toàn, tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những bạn đi bộ an toàn và những bạn đi bộ không an toàn.
* Bước 1: Xem tranh
- GV cho học sinh xem tranh tình huống.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia Iớp thành các nhóm, yêu cầu xem tranh và tìm hiểu theo các câu hỏi:
+ Trong bức tranh, Bi và Bống đang đi bộ ở đâu? Nơi đó có an toàn không?
+ Bạn nào trong tranh đang đi bộ ở nơi không an toàn? Tại sao?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
+ Bi và Bống đang đi bộ ở trên hè phố (còn gọi là vỉa hè). Nơi đó rất an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những nơi đi bộ an toàn 
* Bước 1: Hỏi học sinh
- Câu hỏi: Theo các em, đi bộ ở những nơi nào thì mới đảm bảo an toàn?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Hãy đi bộ trên hè phố (hay còn gọi là vỉa hè) hoặc đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình (ở những nơi không có hè phố) vì đây là nơi an toàn nhất dành cho người đi bộ. Dưới lòng đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại, không phải là nơi dành cho người đi bộ.
- Khi đi bộ ở những nơi an toàn như trên hè phố, vẫn phải chú ý quan sát an toàn vì đôi khi các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy hay ô tô có thể lấn chiếm hè phố, gây nguy hiểm cho các em.
* Mở rộng: Ngoại thành là nơi có nhiều đường quốc lộ: Các em phải đi sát lề đường bên phải, chú ý quan sát tránh những chiếc xe đang đi trên đường.
Hoạt động 3: Góc vui học
* Bước 1: Mô tả tranh và yêu cầu đối với học sinh
4 bức tranh mô tả các tình huống giao thông, trong đó có bạn đi bộ an toàn, có bạn đi bộ không an toàn.
Hãy cho biết bức tranh nào có bạn đi bộ an toàn.
Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét, giải thích cho các câu trả lời của học sinh
+ Tranh 1 & 2: Các bạn đi bộ an toàn (tranh 1: Ði bộ trên hè phố; tranh 2: Ði sát mép đường bên phải).
+ Tranh 3 & 4: Các bạn đi bộ không an toàn (tranh 3: Ði bộ giữa Iàn đường dành cho xe thô sơ; tranh 4: Bạn gái không đi sát mép đường mà đi ra lòng đường có nhiều xe máy).
Bước 4: GV nhấn mạnh
- Ði bộ trên hè phố/lề đường hoặc đi sát mép đường bên phải (nơi không có hè phố/ lề đường) là an toàn nhất.
Mở rộng: GV sưu tầm thêm tranh, ảnh các em nhỏ đang đi bộ ở các vị trí khác nhau trên đường. Học sinh xem tranh và đánh dấu những bạn đi bộ an toàn và những bạn đi bộ không an toàn.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
* Bước 1: Những điều học sinh cần nhớ
- Ðể đảm bảo an toàn, các em hãy đi bộ trên hè phố hoặc đi sát mép đường
phía bên phải nếu không có hè phố/lề đường.
 - Luôn chú ý quan sát tránh các phương tiện giao thông ngay cả khi đi bộ ở những khu vực an toàn.
* Bước 2: Dặn dò học sinh
Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại những ghi nhớ trên.
GV nhấn mạnh: Luôn ghi nhớ và nhắc nhở những người trong gia đình và
bạn bè cùng thực hiện đi bộ an toàn.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà: 
- Học sinh cùng bố, mẹ đi bộ trên đường và chỉ ra những nơi an toàn cho các em đi bộ.
------------------------------*****-----------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020
BÀI 2: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
 Mục tiêu bài học:
- Giúp các em học sinh nhận biết cách qua đường an toàn tại cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
- Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường, có thể dẫn tới tai nạn giao thông.
Ðồ dùng dạy học:
- Tranh to in các tình huống.
- Giáo viên chuẩn bị một vài bức ảnh chụp cầu vượt, hầm qua đường, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường (nếu có).
 III. Thời lượng: 20 phút.
 IV.Hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ
* Gọi 1- 2 em chia sẻ những nơi an toàn cho các em đi bộ mà các em biết khi
cùng bố, mẹ, đi trên đường.
Giới thiệu bài mới
* Bước 1: Cho học sinh quan sát 3 bức tranh chụp ảnh cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và hỏi học sinh (nếu không có ảnh, giáo viên có thể chỉ vào hình cầu vượt và vạch kẻ đường trong tranh về tình huống minh họa)
- Câu hỏi 1: Các em có biết những hình ảnh này thể hiện gì không?
- Câu hỏi 2: Ðã bao giờ các em qua đường bằng cầu, hầm, hoặc vạch kẻ đường dành cho người đi bộ chưa? Các em thấy qua đường ở những nơi đó có an toàn không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Ðó là cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường để đảm bảo an toàn.
 Hoạt động 1: Xem Tranh minh họa và tìm ra đường không an toàn
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh tình huống.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
Câu hỏi: Trong bức tranh, bạn nào qua đường không an toàn?
- Thảo luận theo nhóm, xác định các bạn qua đường không an toàn và tìm ra nơi qua đường an toàn nhất.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Hai bạn nhỏ chạy qua đường bên ngoài vạch kẻ đường dành cho người đi bộ là qua đường không an toàn;
- Qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ Ià qua đường an toàn;
- Qua đường bằng cầu vượt là qua đường an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nơi qua đường an toàn và những hành vi không an toàn khi qua đường
Bước 1: Hỏi học sinh
Câu hỏi 1: Theo các em, qua đường ở đâu Ià an toàn nhất?
Câu hỏi 2: Những hành vi nào gây mất an toàn khi qua đường?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Ðể qua đường được an toàn:
- Cách an toàn nhất là đi bộ qua đường bằng cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Nên qua đường ở những nơi đó dù phải đi xa hơn một chút.
* Nếu không có cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ, hãy qua đường ở những nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
Cách qua đường ở nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ:
+ Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa để kiểm tra an toàn, tránh các phương tiện giao thông trước khi qua đường.
+ Qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, vẫn quan sát an toàn.
 - Cách qua đường ở nơi không có cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ:
+ Quan sát kỹ cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần mới đi qua đường, luôn phải tập trung quan sát an toàn.
+ Giơ cao tay để người lái xe có thể nhìn thấy các em.
- Các em qua đường cùng với người Iớn để đảm bảo an toàn.
2. Những hành vi không an toàn khi qua đường
Ðột ngột chạy qua đường: Lái xe không thể dừng lại ngay lập tức khi nhìn thấy các em và tai nạn giao thông có thể xảy ra.
Vượt qua dải phân cách: Có thể bị ngã xuống lòng đường và bị các phương tiện đang đi trên đường đâm vào.
Qua đường quá gần chỗ các phương tiện đang dừng đỗ: Các phương tiện này có thể chuyển động bất ngờ hoặc che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho các em.
Nói chuyện hoặc đùa nghịch: Gây mất tập trung, các em không thể quan sát được những chiếc xe đang đi tới.
* Mở rộng: Giáo viên sưu tầm thêm tranh, ảnh về các em nhỏ và người lớn qua đường ở những nơi an toàn và không an toàn. Cho học sinh xem tranh và nhận biết ai qua đường an toàn (hầm, cầu vượt, vạch kẻ đường) và ai qua đường ở những nơi không an toàn (như trèo qua dải phân cách hay đi qua lòng đường nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ )
Hoạt động 3: Góc vui học
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Câu thành ngữ khuyên các em điều gì khi qua đường?
Bước 2: Học sinh xem tranh, liên tưởng ý nghĩa câu thành ngữ với tình huống trong tranh.
Bước 3: Kiểm tra, giải đáp câu hỏi
=> Ðáp án: Câu thành ngữ khuyên chúng ta không được hấp tấp, vội vàng khi qua đường, nếu không sẽ dễ bị vấp ngã hay va chạm với các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
* Bước 1: Ghi nhớ
Hãy qua đường ở những nơi dành cho người đi bộ, như cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường.
Hãy dừng lại và quan sát an toàn trước khi qua đường. Không đột ngột chạy qua đường hoặc mất tập trung khi qua đường.
-Tốt nhất Ià các em nên qua đường cùng với người lớn.
* Bước 2: Dặn dò
Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại những ghi nhớ trên.
GV nhấn mạnh:
+ Dừng lại và quan sát an toàn trước khi qua đường.
+ Không đột ngột chạy ra đường hoặc mất tập trung khi qua đường.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
- Các em hãy cùng bố mẹ thực hành qua đường và thực hiện các bước qua
đường an toàn đã học nhé.
------------------------------*****-----------------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020
BÀI 3: ĐI BỘ QUA ÐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ÐƯỜNG GIAO NHAU
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp các em học sinh có thể qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau.
II.Ðồ dùng dạy học:
Tranh to in các tình huống.
III.Thời lượng: 20 phút.
IV.Hoạt động dạy và học :
Kiểm tra bài cũ 
* Gọi 1-2 em nhắc lại các bước qua đường an toàn.
Giới thiệu bài mới
* Bước 1: Hỏi học sinh
- Câu hỏi: Khi đi bộ qua đường, các em có phải quan sát không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Tai nạn giao thông có thể xảy ra do người đi bộ qua đường không chú ý quan sát. vậy, việc chú ý quan sát khi qua đường là rất cần thiết, đặc biệt là ở những nơi giao
nhau không có đèn tín hiệu giao thông.
 Hoạt động 1: Xem tranh và thảo luận về các loại đường giao nhau
* Bước 1: Xem tranh
- GV cho học sinh xem tranh tình huống. Học sinh quan sát tranh trong bài học, thảo luận theo nhóm.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
-	Chia Iớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi:
+ Hai nơi đường giao nhau trong tranh có điểm gì khác nhau?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Trong tranh có 2 đường giao nhau khác nhau: Ðường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn ở nơi đường giao nhau
* Bước 1: Đặt câu hỏi
Câu hỏi 1: Ðèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu và ý nghĩa của các màu đèn?
Câu hỏi 2: Qua đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Câu hỏi 3: Qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
* Bước 2: GV giải thích
1. Ý nghĩa tín hiệu đèn
Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ có hình người với 2 màu xanh, đỏ:
- Tín hiệu đèn màu đỏ với hình người đang đứng: Cấm người đi bộ sang đường. Chúng ta phải đứng lại và chờ đèn xanh.
- Tín hiệu đèn màu xanh với hình người đang được đi: Cho phép người đi bộ qua đường.
2. Qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ:
Chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ và thực hiện qua đường theo các bước sau:
- Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường nếu không có hè phố.
- Chờ cho đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh.
Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần.
Ði qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và luôn tập trung quan sát an toàn để tránh các xe đi cắt ngang.
3. Qua đường tại nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ:
 Những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu thường có những xe đi cắt ngang, nên các em cần quan sát rất cẩn thận và qua đường thận trọng tại những nơi này. Các em qua đường theo các bước sau:
- Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
- Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn an toàn.
- Ði qua đường, phải luôn tập trung quan sát an toàn và giơ tay để các xe nhận biết.
- Ðể đảm bảo an toàn, tốt nhất Ià các em qua đường cùng với người lớn.
* Mở rộng
- Ở những nơi đường giao nhau có cảnh sát giao thông đứng điều khiển chỉ huy: Chỉ qua đường khi có hiệu lệnh cho phép của cảnh sát giao thông.
Hoạt động 3: Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
4 bức tranh mô tả một bạn học sinh thực hiện các bước qua đường an toàn ở nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ.
Sắp xếp các tranh minh họa đúng thứ tự các bước qua đường an toàn tại nơi đường
giao nhau có đèn tín hiệu cho người đi bộ.
Bước 2: Học sinh xem tranh
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích các kết quả sắp xếp tranh của học sinh
Gọi 2 nhóm học sinh trả lời xem đáp án có giống nhau không.
- Nhấn mạnh cách sắp xếp đúng. Thứ tự sắp xếp đúng là:
1: Ðèn dành cho người đi bộ màu đỏ - Dừng lại chờ đèn xanh. 3 : Ðèn xanh cho người đi bộ bật sáng.
4: Quan sát trái, phải và trái một lần nữa để kiểm tra an toàn.
2: Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
- Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, các em cần thực hiện các bước như sau:
Nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Dừng lại, quan sát 
 trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang 
đến gần thì mới qua đường. Khi qua đường, hãy Iuôn tập trung quan sát an toàn. 
Để bảo đảm an toàn, các em nhờ người lớn dắt qua đường.
Nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Cần chấp hành hiệu lệnh
 của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ .
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 
 Hoạt động 5: Bài tập về nhà
 -Từ nhà đến trường, các em có phải đi qua nơi đường giao nhau nào không?
 -Hãy chia sẻ cách đi qua đường an toàn ở những nơi đó.
------------------------------*****-----------------------------
Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020
 BÀI 4: NGUY HIỂM KHI VUI CHƠI Ở NHỮNG NƠI KHÔNG AN TOÀN
 I.Mục tiêu bài học:
 - Giúp các em thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt, v.v...
 II.Ðồ dùng giảng dạy:
 -Tranh to in các tình huống.
 -Giáo viên chuẩn bị một số bức ảnh chụp những nơi các em có thể chơi đùa như công viên, sân chơi và những nơi các em không nên chơi đùa, như đường phố, hè phố, cổng trường, đường sắt, v.v... (nếu có)
 III.Thời lượng: 20 phút.
 IV.Hoạt động dạy và học:
 Kiểm tra bài cũ
Gọi 1-2 em chia sẻ những nơi đường giao nhau các em đi qua từ nhà đến trường và Iàm thế nào để các em qua đường an toàn ở những nơi đường giao nhau này.
Giới thiệu bài mới
Bước 1: Đặt câu hỏi
Câu hỏi 1: Các em thường chơi đùa ở đâu?
Câu hỏi 2: Chuyện gì có thể xảy ra khi các em chơi trên đường phố, hè phố, gần đường sắt?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Khi chơi với bạn bè, đôi khi do mải vui nên các em không để ý mình đang chơi ở những nơi nguy hiểm, như đường phố, hè phố, cổng trường, đường sắt, v.v... Chơi ở những nơi đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những nơi an toàn để chơi đùa
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở tranh tình huống.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận các câu hỏi.
Câu hỏi 1: Trong tranh, các bạn đang chơi đùa ở những đâu?
Câu hỏi 2: Những bạn nào đang gặp nguy hiểm?
Câu hỏi 3: Ðể tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu?
Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
+ Các bạn nữ đang chơi nhảy dây trong sân chơi, đây là nơi an toàn cho các em chơi đùa.
+ Các bạn nam đang đá bóng ở trên đường. Các bạn nam đang gặp nguy hiểm, có thể bị xe chạy trên đường đâm phải.
+ Ðể tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở những nơi dành riêng cho các em nhỏ chơi như công viên, sân chơi, v.v...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi vui chơi ở những nơi không an toàn
* Bước 1: Giải thích
1. Vui chơi trên đường phố:
Các em mải chơi nên không quan sát được xe chạy trên đường.
Người lái xe khó đoán được hướng di chuyển của các em, do vậy khó tránh kịp và có thể va chạm với các em, gây ra tai nạn giao thông.
=> Các em có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác cùng lưu thông trên đường.
2. Vui chơi ở cổng trường nơi gần đường phố:
- Khi bắt đầu giờ học hoặc khi tan học, cổng trường Ià nơi tập trung nhiều người (phụ huynh học sinh, học sinh và những người tham gia giao thông khác). Vì vậy, đây Ià nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Vui chơi trên hè phố:
Hè phố Ià nơi dành riêng cho người đi bộ nên các em sẽ gây cản trở cho người đi bộ khi chơi trên hè phố.
Ngoài ra, khi mải chơi, các em có thể không để ý, chạy xuống lòng đường và có thể va chạm với những chiếc xe đang đi trên đường.
4.Vui chơi xung quanh ô tô đang dừng đỗ:
Những chiếc ô tô đó có thể chuyển động bất ngờ khiến các em không kịp tránh. Hơn nữa, chúng còn che khuất tầm nhìn, khiến các em khó quan sát an toàn.
5.Vui chơi gần đường sắt:
Khi mải chơi, các em có thể không kịp nhận biết đoàn tàu đang đến và tránh kịp thời.
* Mở rộng: Cho các em xem tranh, nhận biết những nơi an toàn cho các em chơi đùa và giải thích được sự nguy hiểm khi chơi đùa ở những nơi không an toàn.
Hoạt động 3: Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
4 bức tranh mô tả những nơi an toàn và không an toàn để chơi đùa.
Xem tranh và cho biết bức tranh nào về khu vực an toàn cho các em chơi đùa.
Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét, giải thích cho các câu trả lời của học sinh
Bước 4: GV nhấn mạnh
Nơi có thể vui chơi: Công viên (tranh 2).
Những nơi không nên vui chơi: Trên Iòng đường (tranh1), khu vực gần đường sắt (tranh 3) và bãi đỗ xe ô tô (tranh 4).
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
Bước 1: Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh đọc nội dung trong phần Ghi nhớ
Bước 2: GV nhấn mạnh
Các em hãy vui chơi ở những nơi an toàn, như sân chơi, công viên 
Không vui chơi ở những nơi nguy hiểm, như lòng đường, hè phố hay gần đường sắt 
Hoạt động 5: Bài tập về nhà: Học sinh Iiệt kê những nơi an toàn để vui chơi tại nơi em ở để chia sẻ với cả lớp ở tiết học tiếp theo.
------------------------------*****-----------------------------
Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2020
BÀI 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ !
I. Mục tiêu: 
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi đi xe đạp hay 
ngồi trên xe máy.
 - Giáo dục HS có thói quen phòng tránh nguy hiểm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh về an toàn giao thông, mũ bảo hiểm 
III. Thời lượng: 20 phút
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1- 2 em chia sẻ một tình huống nguy hiểm mà các em đã gặp phải trên đường và cách phòng tránh.
Giới thiệu bài mới
Bước 1: Nhấn mạnh học sinh
- Câu hỏi 1: Các em có biết bộ phận nào trên cơ thể con người Ià quan trọng nhất không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Ðầu là quan trọng nhất. Ðầu chứa bộ não - nơi Iưu giữ toàn bộ ký ức của các em về gia đình, mái trường, bạn bè, thầy cô v.v... Hơn nữa, bộ não còn là bộ phận điều khiển mọi hoạt động của con người. Do vậy, các em phải luôn nhớ bảo vệ đầu của mình.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
Câu hỏi: Các em hãy nhìn vào tranh minh họa và chỉ ra ai chưađội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn?
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Có 3 anh thanh niên đi xe máy và moät bạn nhỏ ngồi sau xe máy chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
* Bước 1: Nhấn mạnh học sinh
Câu hỏi 1: Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm Ià gì không?
Câu hỏi 2: Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Tác dụng của mũ bảo hiểm:
- Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm Ià vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy, nếu không có mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, các em có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong.
2. Ðội mũ bảo hiểm đúng cách 
- GV vừa giải thích vừa làm mẫu cách đeo mũ. 
- HS lắng nghe, quan sát 
* Bước 3: Thực hành đội mũ
Gọi 3 em học sinh Iên thực hành đội mũ bảo hiểm.
Nhận xét về cách đội mũ bảo hiểm của từng em đúng, sai như thế nào.
Hoạt động 3: Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Mô tả tranh: Các bức tranh bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm với các kiểu khác nhau.
Yêu cầu: Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ bảo hiểm nào sai, cách nào là đúng.
Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích câu trả lời của học sinh
Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Các cách đội mũ bảo hiểm sai là:
+ Ðội mũ sụp xuống mặt, che tầm mắt (tranh thứ 1)
+ Ðội mũ lệch (tranh thứ 2)
+ Ðội mũ nhưng không cài quai (tranh thứ 3)
+ Ðội mũ ngược (tranh thứ 5)
+ Không đội mũ mà cầm trên tay (tranh thứ 6)
- Cách đội mũ bảo hiểm đúng Ià:
+ Ðội mũ vừa đầu, có cài dây quai mũ vừa vặn, không quá chật hay quá Iỏng (tranh thứ 4)
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
- Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, các em hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
 - Hãy nhắc nhở bố mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm khi Iên xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
- Chia sẻ với bố mẹ, anh chị trong gia đình cách đội mũ bảo hiểm an toàn.
------------------------------*****----------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020
 BÀI 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE MÁY, XE ĐẠP 
I.Mục tiêu bài học:
-Học sinh nhận biết được cách ngồi an toàn trên xe máy và xe đạp.
-Học sinh nhận biết được sự nguy hiểm của những tư thế ngồi không an toàn trên xe máy, xe đạp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh to in các tình huống bài học.
-Giáo viên chuẩn bị 1 chiếc xe máy hoặc xe đạp để hướng dẫn học sinh tư thế ngồi an toàn (nếu có).
III.Thời lượng: 20 phút.
IV.Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ
Hỏi học sinh lại cách đội mũ bảo hiểm đúng cách và an toàn.
Giới thiệu bài mới
Bước 1: Nhấn mạnh học sinh
Câu hỏi: Có em nào thường được bố mẹ đưa đến trường hoặc đón từ trường về nhà bằng xe máy hoặc xe đạp không? Tư thế ngồi trên xe của các em như thể nào?
Học sinh mô tả lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp.
Ghi lại câu trả lời của các em lên bảng.
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Ðược bố mẹ chở đến trường hay đi chơi bằng xe máy hoặc xe đạp thật Ià vui.
Tuy nhiên, các em và bố mẹ có thể gặp nguy hiểm nếu các em ngồi sai tư thế.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ngồi sau xe máy, xe đạp như thế nào Ià đúng và an toàn.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra bạn nào ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh minh họa ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
Câu hỏi: Các bạn nhỏ trong tranh đang có những hành động gì khi ngồi trên xe máy, xe đạp? Bạn nào ngồi đúng tư thế?
Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
Tranh 1: Bạn trai đứng sau xe máy, giơ tay Iên.
Tranh 2: Bạn trai ngồi phía trước người lái xe.
Tranh 3: Bạn trai ngồi ngay ngắn trên xe máy.
Tranh 4: Bạn trai đứng sau xe đạp, tay đặt Iên vai người lái xe.
Tranh 5: Bạn gái ngồi ngay ngắn trên xe đạp.
=> Bạn trai trong bức tranh thứ 3 ngồi đúng tư thế an toàn và bạn gái trong bức tranh thứ 5 ngồi đúng tư thế an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp và những hành động không nên làm khi đi xe máy, xe đạp
* Bước 1: Hỏi học sinh
Câu hỏi 1: Các em có biết ngồi đúng tư thế trên xe máy, xe đạp Ià ngồi như thế nào không?
Câu hỏi 2: Các em biết những tư thế ngồi như thế nào Ià không an toàn trên
xe máy, xe đạp?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Cách ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp:
Ngồi thẳng lưng, ôm eo người lái xe, hai đùi khép nhẹ, hai bàn chân đặt Iên thanh để chân phía sau.
- Ngồi ổn định trên xe, không quay ngang quay ngửa làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của xe và sự tập trung của người lái xe.
Bên cạnh đó, để tránh bị chấn thương đầu khi xảy ra tai nạn, các em phải luôn đội mũ bảo hiểm và cài dây quai mũ đúng cách khi đi xe máy, xe đạp.
2. Những việc không nên làm khi ngồi trên xe máy, xe đạp:
Ðứng lên thanh để chân phía sau (tranh số 1): Các em khó giữ được thăng bằng và dễ bị ngã khi xe phanh gấp hoặc chuyển hướng.
Ðứng hay ngồi phía trước người lái xe (tranh số 2): Dù cho các em có ngồi ngay ngắn ở phía trước, thì vẫn rất nguy hiểm. Khi ngồi phía trước, các em sẽ có xu hướng tì tay lên tay lái xe để tìm điểm tựa. Như vậy, các em đã Iàm ảnh hưởng đến việc điều khiển xe của người lái. Không những vậy, khi xe phanh gấp, các em sẽ dễ bị va đập và lao về phía trước.
Chơi đùa trên xe hay quấy rầy người lái xe (tranh số 4): Tư thế của người ngồi sau xe máy có ảnh hưởng khá lớn đến việc điều khiển xe của người lái xe. Khi đi trên đường, nếu các em cứ nghiêng bên này, nghiêng bên kia sẽ Iàm người Iái xe khó có thể điều khiển xe cân bằng. Hơn nữa, khi xe nghiêng hoặc phanh gấp, các em sẽ dễ bị văng ra khỏi xe.
Ngồi quay lưng lại người lái xe: Với tư thế ngồi này, các em không bám được vào eo người lái xe nên sẽ dễ bị ngã khi xe phanh gấp hoặc chuyển hướng.
Hoạt động 3: Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Bức tranh về các bạn đang được bố, mẹ chở đi chơi bằng xe máy. Nhưng có bạn ngồi an toàn, có bạn không. Hãy xem tranh và tìm bạn nào ngồi chưa an toàn? Vì sao?
Bước 2: HS trả lời
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét câu trả lời của học sinh
Bước 4: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Bạn nhỏ mặc áo vàng đứng lên thanh để chân, còn bạn mặc áo xanh quay ngang, chỉ có bạn gái mặc áo hoa Ià ngồi ngay ngắn, an toàn trên xe.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
Để đảm bảo an toàn khi đi xe máy, các em nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách, ngồi đúng cách và không Iàm ảnh hưởng đến người lái xe.
Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè
ngồi đúng tư thế an toàn trên xe máy, xe đạp.
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
Tìm các tranh, ảnh trong đó có bạn ngồi trên xe máy đúng tư thế để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
Trên đường về, các em hãy xem các bạn trong lớp đã ngồi an toàn chưa, chỉ ra một số ví dụ ngồi chưa an toàn.
------------------------------*****-----------------------------
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020
BÀI 7: 
I.Mục tiêu bài học:
 - Giúp học sinh nhận biết được những việc nên Iàm và không nên làm khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh to in các tình huống.
-Sưu tầm một số tranh, ảnh chụp các em học sinh ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn (nếu có).
III.Thời lượng: 20 phút
IV.Hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Gọi 1- 2 em học sinh nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn
Hỏi học sinh :
Câu hỏi 1: Khi chúng ta đi về quê, đi du lịch, chúng ta thường đi bằng ô tô, có nhiều bạn bố mẹ có ô tô riêng và chúng ta thường xuyên được bố mẹ chở đi bằng ô tô. Vậy các em có biết khi ngồi trong xe ô tô chúng ta nên Iàm gì và không nên Iàm gì không?
Câu hỏi 2: Có bạn nào đã được đi thuyền chưa? Ở một số địa phương, các bạn học sinh phải đi thuyền qua sông để đến lớp đấy. Có em nào biết khi ngồi trên thuyền thì chúng ta phải ngồi như thế nào không?
Học sinh trả lời và giáo viên viết lên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh:
- Nếu chúng ta ngồi không an toàn trong xe ô tô hay trên thuyền, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học những việc các em nên và không nên Iàm khi ngồi trong xe ô tô hay ngồi trên thuyền nhé.
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra bạn nào ngồi an toàn trong xe ô tô đang chạy Bước 1: Xem tranh
Cho học sinh xem các tranh từ 1 đến 4
Bước 2: Thảo luận nhóm
-Chia Lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
-Câu hỏi: Các bạn/em bé trong tranh đang Iàm gì trong xe ô tô? Theo em, bạn nào ngồi an toàn?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm trả lời.
* Bước 3: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, đùa nghịch, rất dễ bị ngã.
- Tranh 2: Em bé đứng Iên ghế, đập tay vào vai bố đang Iái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến việc Iái xe.
- Tranh 3: Bạn nhỏ thò tay ra ngoài cửa sổ ô tô, dễ bị ô tô bên ngoài va vào.
- Tranh 4: Bạn Bi ngồi ngay ngắn, nghiêm túc trên ghế xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc các em nên và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô
* Bước 1: Hỏi học sinh
Câu hỏi 1: Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trong xe ô tô không?
Câu hỏi 2: Thế còn những việc gì chúng ta không nên Iàm khi ngồi trong xe ô tô?
Học sinh trả lời và giáo viên ghi tóm tắt Iên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc các em nên làm khi ngồi trong xe ô tô là:
Ngồi yên trong xe.
Nếu chỗ ngồi có trang bị dây an toàn thì phải thắt dây an toàn. Nếu không cài dây an toàn, khi xe phanh đột ngột, các em có thể bị va chạm mạnh về phía trước, gây chấn thương hoặc thậm chí có thể bị tử vong.
Lên xuống xe theo thăng bằng và chỉ dẫn của người Iớn.
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trong xe ô tô là:
Chơi đùa trong xe: Khi xe đang chạy, sự thăng bằng của xe có thể bị thay đổi bất ngờ do phải tránh các phương tiện khác trên đường. Do vậy, nếu chúng ta đùa nghịch trong xe, các em sẽ dễ bị ngã và va vào ghế hay các thiết bị trong xe, đặc biệt khi xe phải phanh gấp, cua vòng hoặc tránh các xe khác bất ngờ.
Thò đầu hoặc tay ra ngoài cửa sổ: Làm như vậy sẽ dễ bị va chạm với các phương tiện khác, đặc biệt tại những đoạn đông người, các xe đi sát nhau. Ngoài ra, thò đầu và tay ra ngoài có thể Iàm cho người lái xe khó quan sát phía sau qua gương chiếu hậu do tay và đầu các em đã che mất.
Ðùa nghịch làm ảnh hưởng đến người lái xe, làm người Iá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_an_toan_giao_thong_duong_bo_nam_hoc_202.doc