Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

 TIẾT 2: Tập đọc : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức- Biết đọc bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.

 -Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị , cục quân giới , cống hiến.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xậy dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

- GD ANQP : Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc

- KNS:Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; có tư duy sáng tạo.

2.Năng lực: Biết chia sẻ kết quả học tập với các bạn trong nhóm

3.Phẩm chất: Đoàn kết , giúp đỡ nhau trong học tập.

 * Phát triển năng lực : NL1: Năng lực đọc

 NL2 : Năng lực giao tiếp

 NL3: Quan sát ,nhận xét ,

 NL4 : Tái hiện lại kiến thức

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa

 

doc 19 trang xuanhoa 06/08/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Ngày soạn: Ngày 20 tháng 1 năm 2019 
 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2019 
 TIẾT 2: Tập đọc : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. MỤC TIÊU 
 1.Kiến thức- Biết đọc bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước. 
 -Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị , cục quân giới , cống hiến. 
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xậy dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 
- GD ANQP : Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc
- KNS:Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; có tư duy sáng tạo.
2.Năng lực: Biết chia sẻ kết quả học tập với các bạn trong nhóm
3.Phẩm chất: Đoàn kết , giúp đỡ nhau trong học tập.
 * Phát triển năng lực : NL1: Năng lực đọc 
 NL2 : Năng lực giao tiếp 
 NL3: Quan sát ,nhận xét ,
 NL4 : Tái hiện lại kiến thức
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa
 - Bảng phụ ghi câu đoạn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2 hs đọc bài Trống đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi SGK
- NX và đánh giá.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Sd ảnh chân dung trong sgk.
HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc (10’) NL1,2
- GV gọi 1 hs đọc, hd chia đoạn.
(?) Bài chia làm mấy đoạn?(4đoạn )
- GV hướng dẫn cách đọc
- Toàn bài đọc với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, vừa đủ nghe. Nhấn giọng ở từ ngữ...thiêng liêng, đầy đủ tiện nghi, miệt mài nghiên cứu, cống hiến xuất sắc...
 HĐ 2: Tìm hiểu bài (9’)NL1,3,4
- Y/cầu hs đọc đoạn 1 và nêu tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa khi theo Bác Hồ về nước. 
 (?) Trần Đại Nghĩa theo Bác Hồ về nước lúc nào? Theo em tại vì sao ông lại có thể rời bỏ cuộc sóng đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài đẻ về nước?
(?) Em hiểu “theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì ?
 (?) Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã đóng góp gì to lớn cho kháng chiến.
(?) Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiễp xây dựng Tổ Quốc.
 (?) Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa ntn?
 (?) Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
(?) ý nghĩa của bài muốn nói lên điều gì?
HĐ 3: Đọc diễn cảm (9’)NL1,2,4
(?) Theo em để làm nổi bật chân dung của anh hùng lao động Trần Đai Nghĩa chúng ta nên đọc bài ntn?
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 3
- GV đọc mẫu, gọi 1 hs đọc
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
- GV tổ chức cho hs đọc diễn cảm
- Tuyên dương hs đọc tốt
- Gọi 1 hs đọc lại cả bài
3. Củng cố - dặn dò: (4’) Kể tên những anh hùng Lao động Ma em biết 
(?) Theo em nhờ đâu GS Trần Đai Nghĩa lại có những công hiến to lớn như vậy cho nước nhà?
Nhận xét tiết học
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét
- Xem chân dung SGK
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp các đoạn. (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi.
- Đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi:
- Giọng kể rõ ràng, chậm rãi
- HS tìm các từ cần nhấn giọng và dùng bút chì gạch chân các từ này.
- HS đọc diễn cảm đoạn 2
- HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau.
- HS thi đọc, lớp theo dõi và chọn bạn đọc hay nhất
+ Nhờ có lòng yêu nước thiết tha và sự ham học hỏi nghiên cứu.
Tiết 3: CHÍNH TẢ: (Nhớ viết) CHUYỆN CỔ TÍCH LOÀI NGƯỜI
I/Mục tiêu: 
1.kiến thức
 - Nhớ viết đúng, đẹp đoạn “ Mắt trẻ con sáng lắm Hình tròn là trái đất ’’ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người .
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biết r/ d ,gi và dấu hỏi/ ngã .
 2.Năng lực:trình bày rõ ràng nội dung cần trao đổi, biết chia sẽ với mọi người.
3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân với bạn, nhóm, lớp. Biết yêu lao động.
* Phát triển năng lực : NL1: Năng lực viết , đọc 
 NL2 : Năng lực giao tiếp 
 NL3: Quan sát ,nhận xét ,
 NL4 : Tái hiện lại kiến thức
II. Đồ dùng dạy học: -Một số tờ phiếu viết nội BT3 .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5’)-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+ chuyền bóng , trung phong , tuốt lúa , cuộc chơi , luộc khoai , sáng suốt , ....
-Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới:a. Giới thiệu bài: Chuyện cổ tích .. 
 b.HĐ 1: Hướng dẫn nhớ - viết chính tả: (18’)NL1,2
-Gọi HS đọc khổ thơ .
-Hỏi: + Khổ thơ nói lên điều gì ?
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 + Cho hs nhẩm lại bài thơ để ghi nhớ .
 + Y/c: Nhớ viết bài .
-Thu bài, chấm 7 bài, chữa lỗi.
 c.HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (10’)NL3,4
 Bài 3:
a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
-Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài .
-Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
3. Củng cố – dặn dò: (4’)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+4 khổ thơ nói về chuyện cổ tích loài người trời sinh ra trẻ em và vì trẻ em mà mọi vật trên trái đất mới xuất hiện .
-Các từ : sáng , rõ , lời ru , rộng ,...
+ Viết bài vào vở .
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau .
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
-3 HS lên bảng thi tìm từ.
- 1 HS đọc từ tìm được.
-Lời giải : dáng thanh - thu dần - một điểm - rắn chắc - vàng thẫm - cánh dài - rực rỡ - cần mẫn .
- HS cả lớp .
Tiết4 : TOÁN: RÚT GỌN PHÂN SỐ .
I/Mục tiêu: Giúp HS :
1.Kiến thức -Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tôí giản.
 -Biết cách rút gọn phân số ( Trong một trường hợp đơn giản).
2..Năng lực : Mạnh dạn trao đổi kết quả học tập với ban trong lớp, trong nhóm.
3.Phẩm chất: Biết giúp đỡ bạn học tập để hoàn thành kết quả học tập
 - Bài tập cần làm: 1a, 2a
 KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức . tư duy sáng tạo 
 * Phát triển các năng lực : NL1 : Năng lực tính toán 
 NL2 : Năng lực giao tiếp hợp tác ,
 NL3 : Năng lực tự học ,tư duy sáng tạo
 NL4 :Ghi nhớ và tái hiện
II/ Chuẩn bị :– Phiếu bài tập . 
III.Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập số 4 về nhà.
-Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
HĐ 1: (15’) Tổ chức HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số .
-Gọi học sinh nêu ví dụ sách giáo khoa .
-Ghi bảng ví dụ phân số : 
+ Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn ? 
-Yêu cầu so sánh hai phân số : và 
-Kết luận : Phân số đã được rút gọn 
thành phân số .
* Ta có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho .
-Đưa tiếp ví dụ : rút gọn phân số :
+ Hãy tìm xem có số tự nhiên nào mà cả tử số và mẫu số của phân số đều chia hết ?
-Yêu cầu rút gọn phân số này .
-Kết luận: những phân số như vậy gọi là phân số tối giản 
-Yêu cầu tìm một số ví dụ về phân số tối giản ?
-Tổng hợp các ý kiến học sinh gợi ý rút ra qui tắc về cách rút gọn phân số .
-Giáo viên ghi bảng qui tắc .
HĐ 2: Thực hành (16’) 
Bài 1 (a): Yêu cầu làm bài cn. 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
*Bài 2(a) : Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
3. Củng cố - Dặn dò: (4’)
-Hãy nêu cách rút gọn phân số ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài. 
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Bài 3 : ; 
-Hai học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Hai học sinh nêu lại ví dụ .
-Thực hiện phép chia để tìm thương .
-Hai phân số và có giá trị bằng nhau nhưng tử số và mẫu số của hai phân số không giống nhau.
+ 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Học sinh tiến hành rút gọn phân số và đưa ra nhận xét phân số này có tử và mẫu số không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1 
+ Phân số này không thể rút gọn được .
 -Học sinh tìm ra một số phân số tối giản 
-Học sinh nêu lên cách rút gọn phân số 
thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc .
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh sửa bài trên bảng.
 ; 
+ HS tự làm bài vào vở . 
-Một em lên bảng làm bài .
-Những phân số số tối giản là : ; ; 
-Những phân số số tối giản là : 
 = ; 
-Em khác nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
Tiết 5: Khoa học Bài:ÂM THANH
I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
1.Kiến thứcNhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra
2.Năng lực: Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh, trình bày rõ ràng ngắn ngọn nội dung cần trao đổi.
3. Phẩm chất: Biết lắng nghe và chia sẽ với mọi người
* Các năng lực phát triển :
 NL1: Năng lực quan sát ,Đóng vai
 NL2: Năng lực xử lí thông tin.
 NL3 : Năng lực tìm hiểu tự nhiên.
 NL4 : Năng lực nhận biết kiến thức khoa học
II/ Đồ dùng dạy học Hình trang 80,81 SGK; Giấy khổ to.
 III/ Các hoạt động dạy -học 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Khởi động (3’) nêu các cấp độ gió
2. Bài mới: Giới thiệu bài
b. HĐ 1 : Tìm hiểu các âm thanh xung quanh(9’’)
 Gv yêu cầu hs nêu các âm thanh nghe được và phân ra thành các nhóm:
+ âm thanh do con người gây ra
+ âm thanh ko phải do con người gây ra
+âm thanh thường nghe vào buổi sáng
+âm thanh thường nghe vào ban đêm
+âm thah nghe vào ban ngày
-GV nhận xét kết luận : 
c. HĐ 2: các cách làm vậ phát ra âm thanh (9’)NL1,2
Gv yêu cầu hs tìm các cách đểphát ra âm thanh từ các vật dụng như ống bơ, thước kẻ, sỏi, kéo,....
d.HĐ3:Khi nào vật phát ra âm thanh. 9’.NL3M4
Gv yêu cầu hs theo dõi thí nghiệm mà gv thực hiện sau đó nêu ra điểm chung khi âm thanh phát ra.
Gv yêu cầu hs quan sát hiện tượng xảy ra
3. Củng cố –Dặn dò (3’)
Y/c HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
- Liên hệ thực tế ở địa phương. Biết thu gom , xử lý và phân loại rác thải; có ý thức bảo vệ môi trường như giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh là bảo vệ môi trường làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
 GV chia sẻ ND bài học 
- Dặn chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
 - 2 hs nêu
-HS ghi tên bài vào vở. 
Cá nhân:
Việc 1:nêu các âm thanh nghe được
Việc 2: phân ra thành hai nhóm
Nhóm đôi:Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài và cách làm.
Nhóm:Chia sẻ nội dung bài trong nhóm. Thống nhất hoặc bổ sung chỉnh sửa cho nhau cách làm.
Cá nhân:
Việc 1:kiểm tra dụng cụ
Việc 2: tìm cách để phát ra âm thanh từ các vật dụng.
Nhóm đôi:Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài và cách làm.
Nhóm:Chia sẻ nội dung bài trong nhóm. Thống nhất hoặc bổ sung chỉnh sửa cho nhau cách làm
Cá nhân:
Việc 1:Theo dõi thí nghiệm
Việc 2: Nêu ra điểm chung.khi âm thanh phát ra.
Nhóm đôi:Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài và cách làm.
Nhóm:Chia sẻ nội dung bài trong nhóm. Thống nhất hoặc bổ sung chỉnh sửa cho nhau cách làm
 Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2019
Tiết 1 : : LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức - Nhận biết được câu kể Ai thế nào?
 - Xác định được bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
 -Viết được đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào ?với lời văn chân thật, câu văn đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động .
2.Năng lực: Làm việc theo sự phân công của nhóm, nói đúng nội dung cần trao đổi, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
3. Phẩm chất: Tôn trọng mọi người, nói đúng về sự việc
3 Phát triển năng lực : NL1: Năng lực đọc 
 NL2 : Năng lực giao tiếp 
 NL3: Quan sát ,nhận xét ,
 NL4 : Tái hiện lại kiến thức
II. Đồ dùng dạy học: 
-Đoạn văn minh hoạ bài tập 1 , phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp mỗi câu 1 dòng 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5’)
-Gọi 3 HS lên bảng , mỗi học sinh viết câu kể tự chọn theo các đề tài : sức khoẻ ở BT2 
-Nhận xét, 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Nêu nv của bài học.
 b.HĐ 1: Nhận xét: (26’)NL1,2
- Phát giấy khổ lớn và bút dạ .Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu ( Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn ) 
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
* Các câu 3, 5 , 7 là dạng câu kể Ai làm gì ? 
+ Nếu HS nhầm là dạng câu kể Ai thế nào ? thì GV sẽ giải thích cho HS hiểu .
Bài 3 :
+ Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể ( 1HS đặt 2 câu : 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất và 1 câu hỏi cho từ ngữ chỉ trạng thái )
- Yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung bạn . 
- Nhận xét kết luận những câu hỏi đúng 
Bài 4, 5 :
- Dán phiếu đã viết sẵn các câu văn lên bảng Phát bút dạ cho các nhóm .Yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu .
- Gọi nhóm xong trước đọc kết quả , các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
* Ghi nhớ :
-Gọi HS đặt câu kể theo kiểu Ai thế nào?
c. HĐ 2: Luyện tập :NL3,4
Bài 1 : Yêu cầu học sinh tự làm bài 
+ Gọi HS chữa bài .
+ Nhận xét , kết luận lời giải đúng 
Bài 2 : Yêu cầu học sinh tự làm bài .
+ Nhắc HS câu Ai thế nào ? trong bài kể để nói đúng tính nết , đặc điểm của mỗi bạn trong tổ . GV hướng dẫn các HS gặp khó khăn 
- Gọi HS trình bày . GV sửa lỗi dùng từ , đặt câu và cho điểm học sinh viết tốt .
3. Củng cố – dặn dò: (4’)
+ Câu kể Ai thế nào ? có những bộ phận nào ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về làm bài tập 3,chuẩn bị bài.
-3 HS lên bảng đặt câu .
-Nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc lại câu văn .
- Lắng nghe 
-Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận hoàn thành bài tập trong phiếu .
 Câu 
Từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất 
1/ Bên đường cây cối xanh um.
2 / Nhà cửa thưa thớt dần 
4/Chúng thật hiền lành 
6/ Anh trẻ và thật khoẻ mạnh .
xanh um .
thưa thớt dần
hiền lành 
 trẻ và thật khoẻ mạnh .
-1 HS đọc thành tiếng.
- Là như thế nào ? .
+ Bên đường cây cối như thế nào ? 
+ Nhà cửa thế nào ? 
+ Chúng ( đàn voi ) thế nào ?
+ Anh ( quản tượng ) thế nào ? 
 - 2 HS thực hiện , 1 HS đọc câu kể , 1 HS đọc câu hỏi .
-1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc lại câu văn .
- Lắng nghe 
-Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận hoàn thành bài tập trong phiếu
 - 3 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm .
-1 HS đọc thành tiếng.
+1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai thế nào ? HS dưới lớp gạch bằng bút chì vào sách giáo khoa .
- 1 HS chữa bài bạn trên bảng.
+ 1 HS đọc thành tiếng.
+ HS tự làm bài vào vở , 2 em ngồi gần nhau đổi vở cho nhau để chữa bài .
 - Tiếp nối 3 - 5 HS trình bày .
Về nhà thực hiện theo lời dặn dò .
 Tiết 3 : TOÁN: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Rút gọn được phân số
Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số
Làm BT1,2,4ab.
2.Năng lực: Làm việc theo sự phân công của nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân với bạn, nhóm, lớp. 
 KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức . tư duy sáng tạo 
 * Phát triển các năng lực : NL1 : Năng lực tính toán 
 NL2 : Năng lực giao tiếp hợp tác ,
 NL3 : Năng lực tự học ,tư duy sáng tạo
 NL4 :Ghi nhớ và tái hiện
II. Chuẩn bị :-Phiếu bài tập . 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập số 2 về nhà.
-Gọi em khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới:Giới thiệu bài: Nêu nv của tiết học 
 Hd Luyện tập: (30’) NL1,2,3,4
-Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc .
Bài 1 : Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
+ GV lưu ý học sinh khi rút gọn ta cần tìm cách rút gọn phân số nhanh nhất .
*Bài 2 :Yêu cầu lớp làm vào vở. 
-Gọi một em lên bảng làm bài
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
 -Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
Bài 4 :
+ GV viết bài mẫu lên bảng để hướng dẫn HSdạng bài tập mới : 
+ Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm bài tập ?
+ Hướng dẫn HS lần lượt chia tích trên và tích dưới gạch ngang cho các 
-Giáo viên nhận xét bài học sinh .
 3. Củng cố - Dặn dò: (5’)
-Hãy nêu cách rút gọn phân số ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài. 
-Hai học sinh sửa bài trên bảng
-Bài 2 :-Những phân số số tối giản là : 
 ; ; 
-Những phân số số tối giản là : 
 = ; 
-Lắng nghe .
-Hs nhắc lại.
 -Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh sửa bài trên bảng.
 ; ; 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
+ HS tự làm bài vào vở . 
-Một em lên bảng làm bài .
-Những phân số bằng phân số là : 
 ; ; 
 + Vậy có 2 phân số bằng phân số là và phân số 
+ Tích ở trên và ở dưới gạch ngang đều có thừa số 3 và thừa số 5.
+ Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn .
+ HS tự làm bài vào vở . 
b/ c/ 
-Một em lên bảng làm bài .
-2HS nhắc lại 
-Về nhà học bài và làm lại các bài tập còn lại.
 Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2019 
 Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức- Dựa vào gợi ý trong SGK, HS chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia)nói về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt. 
 - Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuỵên.
 - Lắng nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn. 
- KNS:Kĩ năng giao tiếp; thể hiện sự tự tin; ra quyết định; tư duy sáng tạo.
2.Năng lực: chia sẻ kết quả học tập của mình với các bạn trong nhóm
3.Phẩm chất: Biết kể lại một số câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia.
3. Phẩm chất: Biết lắng nghe và chia sẽ với mọi người
* Phát triển năng lực : NL1: Năng lực kể chuyện 
 NL2 : Năng lực giao tiếp 
 NL3: Quan sát ,nhận xét ,
 NL4 : Tái hiện lại kiến thức
II.ĐỒ DÙNG : tranh minh họa. 
- Bảng phụ viết sẵn Đề bài, một vài gợi ý chính về cách kể trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: Nêu y/cầu, gọi hs (5’)
- Nh.xét, 
2.Bài mới:Giới thiệu bài , ghi đề.
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện (26’)NL1,2,3,4
-G/v viết đề , gạch chân từ quan trọng.
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
-Y cầu h/s đọc gợi ý trong SGK
Lưu ý HS:
- Cần nhớ lại câu chuyện mà em đã tận chứng kiến để chuyện kể chân thực
- Đọc thật kĩ gợi ý 3. Kể theo sát dàn ý và hướng dẫn gợi ý 3, theo 1 trong 2 phương án đã nêu (có thể kể một câu chuyện cụ thể có đầu có cuối, cũng có thể kể sự việc, không kể thành chuyện.- Sắp xếp đúng thứ tự các chi tiết để câu chuyện đó có cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết rõ ràng.
- Kể câu chuyện em đã chứng kiến, em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em). 
-H.dẫn kể chuyện theo cặp: Nêu yêu cầu , giao nhiệm vụ,hướng dẫn hs thực hiện 
-H.dẫn kể chuyện trước lớp :Yêu cầu H.dẫn nh.xét, bình chọn-Nh.xét, biểudương
-Hỏi + chốt lại bài
-H.dẫn liên hệ + giáo dục
3. Củng cố -Dặn dò: (4’)
-Luyện kể ở nhà+ch.bị tiết sau: Con vịt xấu xí / sgk- 37
 -Nhận xét tiết học, biểu duơng .
-Vài hs kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài.
- Th.dõi
-Đọc đề, theo dõi
-Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- H/s đọc gợi ý trong SGK
-Học sinh theo dõi, chọn câu chuyện để kể.
- Nêu tên câu chuyện định kể.
- Học sinh tập kể theo cặp ( 5’)+ trao đổi ý nghĩa của câu chuyện 
-Lần lượt thi kể trước lớp + nêu ý nghĩa của câu chuyện
-Lớp th.dõi, nh.xét, bình chọn,biểudương
 -Th.dõi, trả lời
-Liên hệ , trả lời
-Theo dõi, biểu duơng
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
KNS: Nhận thức về bản thân
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình, của bạn trong tuần 21.
- Giáo dục HS tính tự giác, ý thức tổ chức kỉ luật.
- Đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 22.
II/ Nội dung
Nội dung
Thực hiện
1. GV nêu yêu cầu tiết sinh hoạt
2. Cán sự lớp sinh hoạt trước lớp
 - Lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động của lớp, của tổ mà mình theo dõi.
3. GV nhận xét chung
a. Ưu điểm:
 - Đi học chuyên cần, thực hiện tốt các nề nếp.
 - Nhiều em có ý thức học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: 
- Có nhiều tiến bộ trong học tập. 
b. Khuyết điểm: 
 - Một số em còn còn chưa thực sự tập trung học tập: 
4. Thực hành : Nhận thức về bản thân
5. Phương hướng hoạt động cho tuần 22
- Phát huy ưu điểm đã có, khắc phục nhược điểm còn tồn tại.
 - Hoàn thành đầy đủ dụng cụ học tập của HKII ( VBT).
 - Đóng góp dứt điểm các khoản tiền theo quy định.
5. Sinh hoạt văn nghệ .Chủ đề: Mừng Đảng- Mừng Xuân. Nhận xét tiết học.
GVCN
Lớp trưởng
Lắng nghe
Nhận xét, đánh giá lẫn nhau
Học theo tài liệu hướng dẫn.
Học sinh lớp 4a1 
Toán QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ
 I/ Mục tiêu: Giảm tải : Không làm ý c bài tập 1; ý c, d, e, g bài tập 2; bài tập 3.
1.Kiến thức - Biết cách quy đồng mẫu số các phân số ( trường hợp đơn giản ).
 - Bước đầu biết cách thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số .
2.Năng lực: Thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự điều khiển của nt
3.Phẩm chất: Biết lắng nghe chí sẻ của người khác
KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức . tư duy sáng tạo 
 * Phát triển các năng lực : NL1 : Năng lực tính toán 
 NL2 : Năng lực giao tiếp hợp tác ,
 NL3 : Năng lực tự học ,tư duy sáng tạo
 NL4 :Ghi nhớ và tái hiện
II. :Đồ dùng dạy học
III.C ác hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :Nêu y/cầu, gọi hs (5’)
 -Nh.xét, 
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : Nêu nv của bài học. 
 HĐ 1; H.dẫn quy đồng mẫu số hai phân số (15’)NL1,2
Cho hai phân số và . Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, 
Hai phân số và có điểm gìchung Hai phân số này bằng hai phân số nào 
GV : Từ hai phân số và chuyển thành hai phân số có cùng mẫu số là và . Trong đó = và = 
-Từ cách quy đồng mẫu số hai phân số và em hãy nêu cách chung quy đồng mẫu số hai ph/ số ?
HĐ 2.Thực hành (16’)NL1,2,4
 Bài tập 1: Yêu cầu hs
 -Yêu cầu + h.dẫn nh.xét, bổ sung 
-Nh.xét, 
 3.Củng cố-dặn dò : (4’) Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện quy đồng mẫu số các phân số
-Dặn HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau
-Nx chung tiết học.
-Vài HS lên bảng làm BT1/trang114
-Lớp nh.xét, biểu duơng
 -Lắng nghe
-Đọc hai phân số, th.dõi yêu cầu
-Thực hiện+ trả lời: Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 5. Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 3. 
Ta có : 
- Mẫu số chung 15 chia hết cho mẫu số của hai phân số và 
-HS nêu như trong phần bài học ở SGK
-Đọc đề, thầm
-Vài hs làm bảng 
-Lớp vở + nh.xét, bổ sung
* HS khá, giỏi làm thêm BT2 	
-Lớp nh.xét, bổ sung
-Vài hs nêu lại ghi nhớ
-Th.dõi, thực hiện
-Th.dõi, biểu dương 
Tiết 5 : Khoa học Bài: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
1.kiến thức: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
2.Năng lực: Làm việc theo sự phân công của nhóm, nói đúng nội dung cần trao đổi, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi bài với bạn trong nhóm.
* Các năng lực phát triển :
 NL1: Năng lực quan sát ,Đóng vai
 NL2: Năng lực xử lí thông tin.
 NL3 : Năng lực tìm hiểu tự nhiên.
 NL4 : Năng lực nhận biết kiến thức khoa học
II/ Đồ dùng dạy học Hình SGK; Giấy khổ to.
 III/ Các hoạt động dạy -học 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Bài cũ (3’) âm thanh phát ra từ đâu ?
2. Bài mới: Giới thiệu ghi tên bài
b. HĐ1 : Sự lan truyền âm thanh trong không khí(9’’)NL1,2
Gv hỏi:tại sao khi gõ trống ta lại nghe được tiếng trống.
Yc hs đọc thí nghiệm trang 84 và nêu dự đoán
Tổ chức làm thí nghiệm.
-GV nhận xét kết luận : 
Gọi hs đọc mục bạn cần biết
c. HĐ 2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn(9’)NL1, 3
Gv dùng túi ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đỏ chuông rồi thả vào chậu nước và xem các em nghe thấy gì?
Gv hỏi: Hãy giải thích tại sao các em vẫn nghe thấy tiếng chuông mặc dù đã buộc trong túi nilon.
Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào?
Gv kết luận
d.HĐ3 :Âm thanh yếu đi hay mạnh ra khi truyền ra xa 9’NL2,4
Gv hỏi: Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên hay là yếu đi.
Gv làm thí nghiệm và đưa ra các câu hỏi.
Gv nhận xét.
3. Củng cố –Dặn dò (3’)
Y/c HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
- Liên hệ thực tế ở địa phương. Biết thu gom , xử lý và phân loại rác thải; có ý thức bảo vệ môi trường như giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh là bảo vệ môi trường làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Gv yêu cầu lớp trưởng lên điều hành cả lớp chia sẻ nội dung bài học thông qua trò chơi “Đố bạn”
- GV chia sẻ ND bài học 
- Dặn chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
 2 hs nêu 
-HS ghi tên bài vào vở. 
Cá nhân:
Việc 1:Trả lời câu hỏi
Việc 2: đọc thí nghiệm và nêu dự đoán
Việc 3:tổ chức làm thí nghiệm
Nhóm đôi:Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài và cách làm.
Nhóm:Chia sẻ nội dung bài trong nhóm. 
Cá nhân:
Việc 1:quan sát thí nghiệm
Việc 2: trả lời câu hỏi mag gv đưa ra.
Nhóm đôi:Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài và cách làm.
Nhóm:Chia sẻ nội dung bài trong nhóm. Thống nhất hoặc bổ sung chỉnh sửa cho nhau cách làm
Cá nhân:
Việc 1:Trả lời câu hỏi
Việc 2: làm thí nghiệm
Nhóm đôi:Trao đổi nhóm đôi về nội dung bài và cách làm.
Nhóm:Chia sẻ nội dung bài trong nhóm. Thống nhất hoặc bổ sung chỉnh sửa cho nhau cách làm
Ghi cảm xúc và chia sẻ với bạn về cảm xúc của mình qua nhịp cầu bè bạn. 
- Chia sẻ với giáo viên về những điều giáo viên tư vấn hỗ trợ trong giờ học.
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2019
Tiết 1: Tập đọc: BÈ XUÔI SÔNG LA.
I.Mục tiêu :
 1. Kiến thức- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng , trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La.
 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước. 
2.Năng lực:Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh, trình bày rõ ràng ngắn ngọn nội dung cần trao đổi.
3. Phẩm chất: Không lấy những gì không phải của mình.
 - Học thuộc lòng ít nhất một đoạn của bài thơ .
* Phát triển năng lực : NL1: Năng lực đọc 
 NL2 : Năng lực giao tiếp 
 NL3: Quan sát ,nhận xét ,
 NL4 : Tái hiện lại kiến thức
II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5’)
-Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài " Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-1 HS nêu nội dung của bài.
-Nhận xét .
2. Bài mới:Giới thiệu bài: Sd tranh minh họa trong SGK. (2’)
 HĐ 1: Luyện đọc: (10’)NL1.2
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài 
-Lưu ý học sinh ngắt hơi đúng . 
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
* Đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc nhẹ nhàng nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả :
trong veo , mươn mướt , lượn đàn , thong thả lim dim , êm ả , long lanh , ngây ngất , bừng tươi ....
 HĐ 2: Tìm hiểu bài: (8’) NL3,4
-Yêu cầu HS đọc khổ 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Sông La đẹp như thế nào ?
+Chiếc bè gỗ được ví với cái gì ?Cách nói ấy có gì hay ?
+Khổ thơ 1 và 2 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ còn lại , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Vì sao đi trên bè tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây , mùi lán cưa và những mái ngói hồng ?
 + Hình ảnh " Trong đạn bom đổ nát , Bừng tươi nụ ngói hồng " nói lên điều gì ?
+Khổ thơ này có nội dung chính là gì?
-Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi .
-Ý nghĩa của bai# thơ này nói lên điều gì?
HĐ 3: Đọc diễn cảm (10’)NL1,4
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
-Giới thiệu các câu dài cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ .
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ .
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ .
-Nhận xét .
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
-Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
-Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn Bị bài
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Lắng nghe.
-HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. (3 lượt)
-1 Hs đọc phần chú giải.
-Luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm , trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. 
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai : những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá .
+ Nói lên tài trí và sức mạnh của nhân dân ta.
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La ...
-2 HS nhắc lại.
-2 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)
-HS luyện đọc trong nhóm 2 HS .
+ Tiếp nối thi đọc từng khổ thơ .
-2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm cả bài .
+ Theo dõi, trả lời .
Tiết 2 : TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
1.kiến thức- HS nhận xét đúng các lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt, lỗi chính tả trong bài văn miêu tả của mình và của bạn khi đã được thầy cô chỉ rõ .
 -Biết tự sửa lỗi của mình trong bài văn theo nhận xét của cô giáo.
- HS hiểu được những cái hay của những bài văn được điểm cao và có ý thức học hỏi để những bài viết sau hay hơn.
2.Năng lực: Làm việc theo sự phân công của nhóm, chia sẻ kết quả học tập với bạn.
3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân với bạn, nhóm, lớp
* Phát triển năng lực : NL1: Năng lực viết
 NL2 : Năng lực giao tiếp 
 NL3: Quan sát ,nhận xét ,
 NL4 : Tái hiện lại kiến thức
 II. Đồ dùng dạy học: -Một số tờ giấy ghi một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý .... cần chữa chung trước lớp .
III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về dàn bài trong bài văn tả đồ vật .
-Nhận xét chung.
2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : 
HĐ1* Nhận xét chung về kết quả làm bài: (6’)NL,2, 
- GV viết lên bảng đề bài của tiết TLV 
( kiểm tra viết ) tuần 20 
- Nêu nhận xét :
+ Những ưu điểm : VD xác định đúng đề bài 
( tả một đồ vật ) kiểu bài ( miêu tả ) bố cục , ý , diễn đạt , sự sáng tạo , chính tả , hình thức trình bày bài văn 
+ GV nêu tên những em viết bài đạt yêu cầu ; hình ảnh miêu tả sinh động , có sự liên kết giữa các phần ; mở bài , kết bài hay ,...
+ Những thiếu sót , hạn chế . Nêu một vài ví dụ cụ thể , tránh nêu tên HS .
- Thông báo điểm cụ thể ( số điểm giỏi , khá trung bình và yếu )
+ GV trả bài cho từng HS .
*HĐ2: Hướng dẫn HS sửa lỗi : (10’)NL3,4
- Giao việc cho từng em .
+ Hãy viết vào phiếu học tập về từng lỗi trong bài theo từng loại ( l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_t.doc