Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Trương Hoàng An

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Trương Hoàng An

Tập đọc

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU

-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.

-Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chó hÒ ,nµng c«ng chóa nhá )và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 

doc 26 trang xuanhoa 10/08/2022 1950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Trương Hoàng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 17
Ngày 
Tiết
Môn 
Tên bài dạy
Thứ hai
8/12
1
SHĐT
2
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng 
3
Toán 
Luyện tập
4
Khoa học 
Không khí cần cho sự cháy 
5
Anh văn
Thứ ba
9/12
1
Chính tả
Nghe-viết: Mùa đông trên rẻo cao
2
Toán 
Luyện tập chung
3
Lịch sử
Ôn tập
4
Đạo đức
Yêu lao động (t2)
5
Mỹ thuật
Thứ tư
10/12
1
LTVC
Câu kể Ai làm gì?
2
Toán 
Dấu hiệu chia hết cho 2
3
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
4
Anh văn
5 
Thể dục
Thứ năm
11/12
1
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng 
2
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 5
3
Khoa học
Không khí cần cho sự sống
4
Âm nhạc
5
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (t3)
Thứ sáu
12/12
1
LTVC
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì
2
TLV
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
3
Toán
Luyện tập
4
Thể dục
Thứ bảy
13/12
1
TLV
Luyện tập XDĐV miêu tả đồ vật
2
Địa lí
Ôn tập
3
SHCT
 	 Giáo viên
	Trương Hoàng An
Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2014
Tập đọc
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU
-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
-Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chó hÒ ,nµng c«ng chóa nhá )và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 2 HS đọc bài Trong quán ăn “Ba cá bống”, trả lời câu hỏi
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc từng đoạn của bài 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 cặp đọc 
+ GV chỉ tranh minh hoạ và giải thích: Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến tìm cách để lấy mặt trăng cho công chúa.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa 
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học đã nói với nhà vua như thế nào về yêu cầu của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời.
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
- Câu chuyện " Rất nhiều mặt trăng cho em biết điều gì ?
* Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- 3 HS phân vai đọc bài (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo vai cả bài văn.
- Nhận xét về giọng đọc
3. Củng cố – dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện
- HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Ở vương quốc .... nhà vua.
+ Đoạn 2: Nhà vua .... vàng rồi.
+ Đoạn 3: Chú hề ... khắp vườn. 
- Luyện đọc cặp.
- Vời: có nghĩa là cho mời người dưới quyền 
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cô bị ốm nặng.
+ Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói sẽ khỏi ngay nếu có mặt trăng.
+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần và các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng xuống cho công chúa.
+ Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần so với đất nước của nhà vua.
+ Nàng công chúa muốn có mặt trăng: triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- 2 HS nhắc lại.
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2 nói về mặt trăng của nàng công chúa. 
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một " mặt trăng " như cô mong muốn.
- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác với suy nghĩ của người lớn.
- 2 HS nhắc lại.
- 3 em phân theo vai đọc bài.
- 3 lượt HS thi đọc toàn bài.
Toaùn
Luyện tập
I.MỤC TIÊU 
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
 - Biết chia cho số có ba chữ số.
II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 23751: 67 31735 : 214
2.Bài mới :
a) Giới thiệu bài 
b) Luyện tập , thực hành 
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự đặt tính rồi tính.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét 
Bài 2 
- HS đọc đề bài, tự tóm tắt và giải bài toán.
- GV nhận xét
Bài 3 
- HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện
- HS nghe. 
- Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 54322 : 346 = 157
 25275 : 108 = 234( dư 3)
 86679 : 214 = 405(dư 9)
HS tóm tắt rồi giải.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 18 kg = 18000g
Số gam muối có trong mỗi gói là:
 18000 : 240 = 75( g) 
 Đáp số: 75 g
HS tóm tắt rồi giải.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT.
Bài giải:
 Chiều rộng của sân vận động là:
 7140 : 105 = 68 ( m )
Chu vi là: ( 105 + 68) x 2 = 346(m)
 Đáp số: 68m , 346m.
Khoa hoïc
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I.MỤC TIÊU: 
 -Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
 +Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháỹ được lâu hơn.
 +Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
 -Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn, .
 -Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
 * GDKNS:+ Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát
	+ Kĩ năngphaan tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
	+ Kí năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -2 cây nến bằng nhau.
 -2 lọ thuỷ tinh 1 lọ to, 1 lọ nhỏ)
 -2 lọ thuỷ tinh không có đáy, để kê.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
 Hoạt độnghọc
1.Kiểm tra bài cũ:
 +Không khí có ở đâu ?
 +Không khí có những tính chất gì ?
 +Không khí có vai trò như thế nào ?
-GV nhận xét
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích và yêu cầu giờ học
b) Hướng dẫn khai thác bài học:
Vai trò của ô-xi đối với sự cháy
-GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
 *Thí nghiệm 1:
-Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra.
-Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.
-GV gọi 1 HS lên làm thí nghiệm.
-Yêu cầu HS quan sát và hỏi :
 +Hiện tượng gì xảy ra ?
 +Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ?
+Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì ?
 Kết luận : Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá mạnh và quá nhanh.
Cách duy trì sự cháy
-Các em đã biết ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm.
-Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín và hỏi :
 +Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
-GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và hỏi :
 +Kết quả của thí nghiệm này như thế nào ?
 +Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ?
-Để chứng minh lại lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp thêm. Chúng ta cùng quan sát thí nghiệm khác.
-GV phổ biến thí nghiệm:
 +Chúng ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra?
-GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và hỏi :
 +Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
-Quan sát kĩ hiện tượng chúng ta thấy: Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên 
ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục.
 +Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ?
 +Tại sao phải làm như vậy ?
-Để duy trì sự cháy, cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.
Ứng dụng liên quan đến sự cháy
-Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi :
 +Bạn nhỏ đang làm gì ?
+Bạn làm như vậy để làm gì ?
-Gọi HS nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
-Nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc. Bạn đang dùng ống nứa để thổi vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì.
 +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ?
-Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn : cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục.
 +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào ?
- GV chốt
3.Củng cố, dặn dò:
 +Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ?
 +Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy ?
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS trả lời,.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Quan sát và trả lời:
 +Cả 2 cây cùng tắt.
 +Cả 2 nến vẫn cháý bình thường.
 +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
-HS lên làm thí nghiệm.Lớp quan sát và TL
 +Cả 2 cây nến cùng tắt cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ.
 +Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy.
 +Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu 
hơn.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe và quan sát.
+Cây nến vẫn cháy bình thường.
 +Cây nến sẽ tắt.
-HS quan sát và trả lời.
+Cây nến tắt sau mấy phút.
-HS nghe, quan sát và nêu dự đoán của mình.
+Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục.
-HS nghe.
+Cần liên tục cung cấp khí ô-xi.
 +Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.
-HS lắng nghe,quan sát và trả lời.
+Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.
+Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.
-HS nhóm khác bổ sung.
-HS nghe.
-HS trao đổi và trả lời:
+Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.
 +Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp.
-HS bổ sung
+Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa.
 +Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại.
-HS nghe.
-HS trả lời.
Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2014
Chính tả
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. MỤC TIÊU
 - Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn " Mùa đông trên rẻo cao ".Tr×nh bµy ®óng h×nh thøc v¨n xu«i.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu 
 *BVMT: GDHS HS thấy được vẽ đẹp thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. từ đó thêm yêu quí môi trường thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Vở bài tập TV tập 1
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Viết các từ có chứa âm đầu v, d, gi
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn viết chính tả:
* Tìm hiểu về nội dung đoạn văn:
- HS đọc đoạn văn.
-Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao? 
* Hướng dẫn viết chữ khó:
- HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
* Nghe viết chính tả:
* Soát lỗi chấm bài:
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2a)
- HS đọc yêu cầu, tự làm bài và bổ sung. 
- Nhận xét và kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng
-HS lắng nghe.
-HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành.
- Các từ ngữ: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, sạch sẽ, khua lao xao, 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Dùng bút chì viết vào vở nháp.
+ Đọc bài, nhận xét bổ sung.
- Lời giải : giấc ngủ - đất trời - vất vả 
- Nhận xét bổ sung cho bạn 
Toaùn
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU 
 - Thực hiện các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số.
 - Tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
 - Biết đọc thông tin biểu đồ.
II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Gọi HS lên bảng làm BT
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài 
b) Luyện tập, thực hành 
 Bài 1
- HS đọc đề. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép tính nhân, tính chia?
- HS nêu cách tìm thừa số, tích chưa biết trong phép nhân, tìm số chia, số bị chia hoặc thương chưa biết trong phép chia.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài 
 Bài 2 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - HS tự đặt tính rồi tính.
 - HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét 
 Bài 3
- HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
-Muốn biết mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học toán, chúng ta cần biết được gì ?
- HS làm bài.
-GV chữa bài
 Bài 4 
- HS quan sát biểu đồ trang 91/SGK.
- Biểu đồ cho biết điều gì ?
- Đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
- HS đọc các câu hỏi của SGK và làm bài.
 - Nhận xét	
3.Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
-Về nhà ôn tập lại các dạng toán đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp
- Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng. 
- Là thừa số hoặc tích chưa biết trong phép nhân, là số chia, số bị chia hoặc thương chưa biết trong phép chia.
- 5 HS lần luợt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, 
-HS nhận xét.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính.
a) 39870 : 123 = 324 (dư 18)
b) 25863 : 251 = 103(dư 10)
c) 30395 : 217 = 140 (dư 15)
- Tìm số bộ đồ dùng học toán mỗi trường nhận được.
- Cần biết tất cả có bao nhiêu bộ đồ dùng học toán.
 Bài giải:
 Số đồ dùng sở nhận về:
 40 x 468 = 18720 (bộ)
Số đồ dùng mỗi trường nhận là:
 18720 : 156 = 120 (bộ)
 Đáp số: 120 bộ.
- Số sách bán được trong 4 tuần.
- HS nêu:
Tuần 1 : 4500 cuốn 
Tuần 2 : 6250 cuốn 
Tuần 3 : 5750 cuốn 
Tuần 4 : 5500 cuốn 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
a) Số cuốn sách tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là: 
 5500 - 4500 = 1000( cuốn)
b) Số cuốn tuần 2 bán nhiều hơn tuần 3 là: 6250 – 5750 = 500 (cuốn)
Lòch söû
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
 - HÖ thèng l¹i nh÷ng sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII; Nước Văn Lang; Âu Lạc.
 - Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. N­íc §¹i ViÖt thêi Lý, n­íc §¹i ViÖt thêi TrÇn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
 - Phiếu học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược Mông-Nguyên được thể hiện như thế nào? 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
b) Tìm hiểu bài 
* Các giai đoạn lịch sử
-GV phát phiếu học tập cho HS làm theo yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi 
- HS trình bày
- HS nhận xét bổ sung.
- 1 em đọc lại bài hoàn chỉnh 
Thời gian 
Triều đại 
Tên nước 
Kinh đô 
968 – 980 
Nhà Đinh 
NhàTiền Lê
Nhà Lý 
Nhà Trần 
Đại Cồ Việt 
Hoa Lư
-GV nhận xét tuyên dương
* Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời nhà Trần.
Thời gian
- Năm 968
- Năm 981
- Năm 1005
- Từ năm 1075 – 1077
- Năm 1226
- GV nhận xét
* Thi kể chuyện lịch sử
- Gv giới thiệu chủ đề thi 
Gợi ý: 
+ Kể về sự kiện lịch sử: Đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện ra sao? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó đối với dân tộc ta.
+ Kể về nhân vật lịch sử: tên nhân vật là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó đóng góp gì cho lịch sử nước nhà?
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố – Dặn dò.-Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì I
Tên sự kiện
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
- Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
- Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
- Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
- Nhà Trần thành lập. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- HS nhận xét bổ sung 
- HS thi kể trong nhóm (nhóm 4)
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG ( t2)
I.MỤC TIÊU
 - HS nêu được ích lợi của của lao động.
 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 *KNS: GDHS kĩ năng xác định giá trị lao động, kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài
2/ Luyện tập-củng cố
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 5- SGK/26)
- GV nêu yêu cầu bài tập 5.
 + Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? 
+ Vì sao em lại yêu thích nghề đó?
+ Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
*Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết (Bài tập 3, 4, 6- SGK/26)
-GV nêu yêu cầu từng bài tập 3, 4, 6.
Bài tập 3 + 4: Hãy sưu tầm các câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ, nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.
*kết luận:
+ Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
* Kết luận chung :
 Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
3.Củng cố - Dặn dò:
-Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
- Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Lắng nghe
- HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
-Vài HS trình bày kết quả.
-HS trình bày.
- HS kể các tấm gương lao động.
- HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe
Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2014
Luyện từ và câu
CÂU KỂ : AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2 mục III) ; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3, mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Đoạn văn minh hoạ bài tập 1, phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp 
 - BT Phần luyện tập viết vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Thế nào là câu kể?
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1, 2 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Viết lên bảng : Người lớn đánh trâu ra cày.
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động: người lớn 
- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu.
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Câu : Trên nương mỗi người một việc là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động. vị ngữ của câu là cụm danh từ.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi như thế nào ? 
+ HS đặt câu hỏi cho từng câu kể.
+Yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung bạn. 
- Nhận xét kết luận những câu hỏi đúng 
-Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Câu kể: Ai làm gì? thường có hai bộ phận: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( Cái gì? Con gì? ), được gọi là chủ ngữ, bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? gọi là vị ngữ 
+ Câu kể Ai làm gì? thường có những bộ phận nào?
c.Ghi nhớ :
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc câu kể theo kiểu Ai làm gì ?
d.Luyện tập :
Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu và nội dung, tự làm bài 
+ HS chữa bài, bổ sung ý kiến cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
+ HS gạch chân dưới chủ ngữ, vị ngữ. Ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ là một gạch chéo (/) 
- Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn 
kết luận lời giai đúng 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Cha tôi/ làm cho tôi chiếc chổi cọ để...... 
 CN VN 
nhà, quét sân. 
- Mẹ / đựng hạt giống đầy móm lá cọ để 
 CN VN 
cây mùa sau
- Chị tôi / đan nón lá cọ , đan cả mành cọ 
 CN VN
làn cọ xuất khẩu 
Bài 3 :
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu và cho điểm học sinh viết tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Câu kể Ai làm gì ? có những bộ phận nào?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về làm bài tập 3, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời
- HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe 
-Hoạt động trong nhóm học sinh trao đổi thảo luận hoàn thành bài tập trong phiếu 
-HS đọc.
+Là câu " Người lớn làm gì ?"
+ Hỏi : Ai đánh trâu ra cày ?
+ 2 HS thực hiện, 1 HS đọc câu kể, 1 HS đọc câu hỏi.
+ Bổ sung những từ mà bạn khác chưa có 
- HS lắng nghe. 
+ Trả lời theo suy nghĩ .
- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tự do đặt câu.
-HS đọc.
+1HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì? HS dưới lớp gạch bằng bút chì vào sách giáo khoa.
+ 1 HS đọc.
+ 3 HS lên bảng làm, 
-HS phát biểu, nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS tự làm bài , gạch chân dưới bằng bút chì vào những câu kể Ai làm gì 
- Tiếp nối 3 - 5 HS trình bày.
- Cá nhân trả lời
Toaùn
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU
 - Học sinh biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
 - Biết số chẵn, số lẻ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm BT
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: Tìm hiểu ví dụ : 
- HS nêu dãy số tự nhiên từ số 0 đến 
số 20 ?
- Tìm các số chẵn có trong dãy số trên?
- Vậy các số này có chia hết cho 2 không 
- Theo em các số chia hết cho 2 này có chung đặc điểm gì?
- HS nêu các số chia hết cho 2 có đặc điểm gì?
- Ghi qui tắc lên bảng. Gọi 2 học sinh nhắc lại.
c) Luyện tập:
 Bài 1 : 
-Gọi HS đọc nội dung đề.
- Nêu các số và ghi lên bảng.
- HS lên bảng tìm các số chia hết cho 2.
- HS khác nhận xét bài bạn 
- Giáo viên nhận xét bài học sinh.
Bài 2: 
- Ghi đề bài lên bảng. HS nêu yêu cầu đề bài?
- HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Giáo viên nhận xét bài học sinh.
Bài 3: 
-GV gợi ý 3 số chẳn có chữ số tận cùng phải là 4 hoặc 6. Từ đó HS viết được các số.
Bài 4: 
- HS nêu đề bài và xác định yêu cầu đề.
- Nêu cách điền như thế nào? Gọi HS len bảng điền vào chỗ trống.
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
d) Củng cố - Dặn do:
-Nêu qui tắc về dấu hiệu chia hết cho 2 ?
-Vậy để xác định số chia hết cho 2 ta 
căn cứ vào đâu ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học bài, làm bài
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp
- Học sinh nêu các số từ 0 đến 20.
- Các số chẵn trong dãy số đó là: 0,2,4,8,10,12,14,16,18,20.
- Các số này đều chia hết cho 2.
- Những số chia hết cho 2 đều là số chẵn.
- Nêu qui tắc số chia hết cho 2:
*Qui tắc : Những số chia hết cho 2 là những số chẵn.
- 1 HS đọc.
- Một em lên bảng thực hiện.
- Những số chia hết cho 2 là : 98; 1000; 744; 7536; 5782 ( có tận cùng là số chẵn. )
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- để được ba số tự nhiên liên tiếp và chia hết cho 2 ?
84; 98; 72; 80
871; 233;
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- 346; 364; 436; 634.
- Một em nêu đề bài và xác định yêu cầu đề bài.
- 1 HS lên bảng điền số lẻ )
- Số không chia hết 2 : 861; 863; 865; 867; 869.
Kể chuyện
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU
 - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên. Kể lại được toàn bộ câu chuyện: "Một phát minh nho nhỏ" râ ý chÝnh ®óng diÔn biÕn.
 - Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ trang 167 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn kể chuyện;.
* GV kể chuyện : 
- GV kể lần 1 chậm rãi, thong thả phân biệt được lời của nhân vật. 
- GV kể lần 2 và kết hợp chỉ vào tranh minh hoa .
+Tranh 1: Ma - ri - a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên , bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
+Tranh 2: Ma - ri - a lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
+Tranh 3: Ma - ri - a thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma - ri - a xuất hiện và trêu em.
+Tranh 4 : Ma - ri - a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện.
+Tranh 5 : Người cha ôn tồn giải thích cho 2 anh em.
* Kể trong nhóm:
-Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm.
- GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS kể chuyện 
trong nhóm. 
- GV khuyến khích học sinh dưới lớp theo dõi , hỏi lại bạn về nội dung dưới mỗi bức tranh.
* Kể trước lớp :
-Gọi HS thi kể nối tiếp 
- Gọi HS kể lại toàn chyện 
- GV khuyến khích học sinh dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn Ma - ri - a là người như thế nào ? 
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma - ri - a đức tính gì?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma - ri - a không ?
+ Gọi học sinh nhận xét từng bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
- 4 HS kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
-2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh.
+ 3 HS thi kể toàn chuyện
+ Nếu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
+ Muốn trở thành HS giỏi ta cần phải biết quan sát, tìm tòi học hỏi, tự kiểm nghiệm nhưng điều đó bằng thực tiễn.
+ Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai.
Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014
Tập đọc
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (TT)
I. MỤC TIÊU
 -Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. 
 -Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh , đáng yêu . Các em nghĩ về đồ chơi như nghĩ về các vật có thật trong cuộc sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 168 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: 2 HS đọc bài Rất nhiều mặt trăng, trả lời câu hỏi
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài 
- Chú ý các câu văn:
+Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đó / mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bau trời.
- Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như 
vậy...//-giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần 
- HS đọc theo cặp
- GV đọc mẫu, 
 * Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì ?
+ Nhà vua đã cho vời các đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ?
+ Vì sao các vị đại thần và các nhà khoa học lại một lần nữa không giúp được gì cho nhà vua?
- Các vị đại thần và các nhà khoa học một lần nữa lại bó tay trước yêu cầu của nhà vua vì họ cho rằng phải che dấu mặt trăng theo kiểu suy nghĩ của người lớn. Mà đúng là không thể che dấu mat trăng bằng kiểu ấy được.
- Nội dung chính của đoạn 1 là gì ?
- Ghi ý chính đoạn 1. 
- HS đọc đoạn còn lại trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Gọi HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời .
* Câu trả lời của các em đều đúng nhưng sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói lên rằng : Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn . Đó cũng chính là nội dung chính của bài .
* Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- 3 HS phân vai đọc bài -Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo vai cả bài văn 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em thích nhất nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
+ Tranh vẽ về chú hề đang ngồi trò chuyện với công chúa trong ngủ, bên ngoài mặt trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc.
- 3HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Nhà vua rất mừng đến bỏ tay.
+ Đoạn 2 Mặt trăng ... đến ở cổ .
+ Đoạn 3: Làm sao .... đến ra khỏi phòng. 
- 2 HS đọc theo trình tự . 
- Đọc theo cặp
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Nói lên nỗi lo của nhà vua.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Đọc và trả lời câu hỏi. 
- 3 em phân theo vai đọc bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 lượt HS thi đọc toàn bài.
Toaùn
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU 
 - Học sinh biết những số chia hết cho 5 là những số mà tận cùng là chữ số 5 hoặc 0. 
 - Rèn kĩ năng xác định dấu hiệu chia hết cho 5.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ các số chia hết cho 2
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ : 
- Hỏi học sinh bảng chia 5 ?
- Ghi bảng các số trong bảng chia 5:
5,10,15,20,25,30,35,40,45,50.
- Quan sát các số trong bảng chia hết cho 5 em có nhậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2014_2015_truong_hoang.doc