Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2022

TOÁN

SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.

- Hiểu bản chất của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1.

- Thực hiện so sánh được hai phân số có cùng mẫu số.

- So sánh được một phân số với 1.

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 2b (3 ý đầu)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Phiếu học tập.

 - HS: SGK.

 

docx 40 trang xuanhoa 10/08/2022 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
 Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2022
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH
******************************************************************
 Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2022
TOÁN
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Hiểu bản chất của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1.
- Thực hiện so sánh được hai phân số có cùng mẫu số.
- So sánh được một phân số với 1.
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2b (3 ý đầu)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Phiếu học tập.
 	 - HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá
Ví dụ: GV vẽ đoạn thẳng AB như phần bài học SGK lên bảng. 
+ Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
+ Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD.
+ Hãy so sánh độ dài AB và AB.
+ Hãy so sánh và?
+ Em có nhận xét gì về mẫu số và tử số của hai phân số và?
+ Vậy muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta chỉ việc làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS thực hành lấy đoạn thẳng AC = AB và AD = AB.
+AC bằng độ dài đoạn thẳng AB.
+ AD bằng độ dài đoạn thẳng AB.
+ Độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD.
+ AB < AB
+ < 
+ Hai phân số có mẫu số bằng nhau, phân số có tử số bé hơn, phân số có tử số lớn hơn.
+ Ta chỉ việc so sánh tử số của chúng với nhau. Phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Phân số có tử số bé hơn thì bé hơn. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
- Một vài HS nêu trước lớp.
- HS lấy VD về 2 PS cùng MS và tiến hành so sánh
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1: So sánh hai phân số.
- GV yêu cầu HS tự so sánh các phân số, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
- GV chữa bài, có thể yêu cầu HS giải thích cách so sánh của mình. Ví dụ: Vì sao < 
- Củng cố cách so sánh các phân số có cùng mẫu số.
Bài 2b (3 ý đầu): HSNK làm cả bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS bài tập mẫu để rút ra nhận xét theo SGK.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phân số còn lại của bài.
- Nhận xét, chốt đáp án.
Bài 3: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Vận dụng
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
VD: 
a)Vì hai phân số có cùng mẫu số là 7, so sánh hai tử số ta có 3 < 5 nên <.
b) vì 4 > 2 ; c) vì 7 > 5; 
d) vì 2 < 9
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Các phân số bé hơn 1 là: Vì tử số bé hơn mẫu số.
+ Các phân số lớn hơn 1 là: Vì có tử số lớn hơn mẫu số.
+ Phân số bằng 1 là: Vì có tử số và mẫu số bằng nhau.
- HS lấy thêm VD về phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Đáp án: 
Các phân số đó là:
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************************
TẬP ĐỌC
 SẦU RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Giáo dục tình yêu quê hương , đất nước, yêu cảnh đẹp thiên nhiên và biết được giá trị của các loại trái cây ở miền Nam.
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
 - HS: SGK, vở viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Sông La đẹp như thế nào?
+ Theo em, bài thơ nói lên điều gì?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi 
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
2. Khám phá
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ sau: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu kì lạ.
+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng tháng năm ta.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quyện,lủng lẳng, rộ, thẳng đuột, quằn,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu -> Cá nhân -> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo N2
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài 
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
+ Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?
+ Quả sầu riêng có nét gì đặc sắc?
 + Dáng cây sầu riêng thế nào?
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
- Hãy nêu nội dung bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- Liên hệ: Em có biết loại cây nào ở miền Bắc cũng có nhiều nét giống trái sầu riêng? Em có gì ấn tượng với loài cây đó?
- Giáo dục HS tình yêu với cây cối, thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây 
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Sầu riêng là một loại cây ăn trái rất quý hiếm, được coi là đặc sản của miền Nam.
+ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa đậu thành từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
+ Quả sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục ngào ngạt.Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà . đam mê.
+ Thân cây sầu riêng khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
+ Các câu đó là: Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.
+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
+ Đứng ngắm cây kì lạ này.
+ Vậy mà khi trái chín đam mê.
Nội dung: Bài văn nêu lên giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
- HS ghi lại nội dung bài
- Cây mít
- HS nêu những gì mình biết về cây mít
3 Luyện tập - Thực hành
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Vận dụng
+ Em học được điều gì cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả?
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc
- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về quả sầu riêng
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................***********************************
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 	 + Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
 	 + Chợ nổi là nét độc đáo của đồng bằng
- Quan sát hình ảnh, kể tên các sản phẩm CN và mô tả đôi nét về chợ nổi
 	 * HSNK: Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
- HS học tập nghiêm túc, tự giác.
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ (sưu tầm)
- HS: SGK, bút.	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động
+Hãy nêu những đk thuận lợi để ĐB Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta?
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động,..
2. Khám phá
 HĐ1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, BĐ công nghiệp VN, tranh, ảnh và vốn kiến thức của mình thảo luận theo gợi ý sau: 
+ Nguyên nhân nào làm cho ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện ĐB Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của ĐB Nam Bộ?
+ Kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời, chốt kiến thức: Đồng bằng NB là vùng CN phát triển mạnh nhất nước ta.
HĐ 2: Chợ nổi trên sông 
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và chuẩn bị cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý: 
+ Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?
+ Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ. 
- GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm.
- GV chốt KT: Chợ nổi là nét độc đáp của đồng bằng NB
3. Vận dụng
- GD BVMT: Sông ngòi là điều kiện để các chợ nổi có thể hoạt động tấp nập. Tuy nhiên cần có các biện pháp để bảo vệ và giữ gìn môi trường ở các chợ nổi
Nhóm 4 – Lớp
+ Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
 + Hằng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị cả nước. 
+ Khai thác dầu khí, SX điện, hóa chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc.
+ Linh kiện máy tính, bột ngọt, hạt điều, đạm, lân,...
- HS lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
- Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi và cử đại diện mô tả 
+ Chợ nổi trên sông họp ở trên sông, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là thuyền, ghe,..
+ Chợ Cái Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang) 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay và sinh động nhất
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nước.
- Trưng bày tranh ảnh về về các hoạt động sản xuất ở đồng bằng NB
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ : AI THẾ NÀO?
CHỦ NGỮ, VĨ NGỮ TRONG CÂU KỂ.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).
* HS năng khiếu viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo BT2.
- HS có thái độ học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + 2, 3 tờ giấy khổ to viết đoạn văn ở phần nhận xét.
 + 1 tờ giấy viết các câu ở BT 1 (phần luyện tập).
- HS: VBT, bút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá
HĐ1. Nhận xét
Bài tập 1+ 2
- GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn vừa đọc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
+ Các từ chỉ trạng thái là bộ phận nào trong câu kể?
Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho ...
- GV giao việc: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ: xanh um, thưa thớt dần, hiền lành, trẻ và thật khỏe mạnh.
- Cho HS làm bài. GV đưa những câu văn đã viết sẵn trên giấy khổ to trên bảng lớp cho HS nhìn lên bảng đọc và trả lời miệng.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?
Bài tập 4: Tìm từ ngữ chỉ sự vật được miêu tả.
- YC HS xác định các từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
+ Các từ chỉ sự vật là bộ phận nào của câu?
Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ...
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?
HĐ2. Ghi nhớ 
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.
+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần. 
+ C3: Chúng thật hiền lành. 
+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
+ Vị ngữ của câu
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cây cối thế nào?
+ C2: Nhà cửa thế nào?
+ C3: Chúng (đàn voi) thế nào?
+ C4: Anh (người quản tượng) thế nào?
+ thế nào? như thế nào?
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cây cối xanh um.
+ C2: Nhà cửa thưa thớt dần.
+ C3: Chúng thật hiền lành.
+ C4: Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
+ Chủ ngữ
Đáp án:
+ C1: Bên đường, cái gì xanh um?
+ C2: Cái gì thưa thớt dần?
+ C3: Những con gì thật hiền lành?
+ C4: Ai trẻ và thật khỏe mạnh ?
+ Ai? Cái gì? Con gì?
- HS đọc ghi nhớ.
3. Luyện tập - Thực hành
Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Kể về các bạn trong tổ em...
- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài hay.
4. Vận dụng
 Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đ/a:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
Căn nhà trồng vắng.
Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
Anh Đức lầm lì, ít nói.
Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD: Tổ em có 10 bạn. Tổ trưởng là bạn Nam. Nam thông minh và học giỏi. Bạn Na dịu dàng, xinh xắn. Bạn Hoàng nghịch ngợm nhưng rất tốt bụng. Bạn Minh thì lém lỉnh, huyên thuyên suốt ngày.
- Nắm được cấu tạo của câu kể Ai thế nào?
- Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định CN và VN của các câu kể đó.
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................*************************************************************
 Thứ tư ngày 05 tháng 01 năm 2022
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố KT về so sánh 2 PS cùng MS, so sánh PS với 1.
 - HS thực hiện so sánh được 2 PS cùng MS, so sánh các PS với 1 và vận dụng so sánh để sắp thứ tự phân số
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2 (5 ý cuối), bài 3 (a, c). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?
+ Bạn hãy nêu VD hai phân số cùng mẫu số?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Ta so sánh TS của 2 PS với nhau. PS nào có TS lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại. Nếu 2 PS có TS bằng nhau thì chúng bằng nhau
+ HS nối tiếp nêu VD 
2. Luyện tập - Thực hành 
Bài 1: So sánh hai phân số. 
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Chốt đáp án, khen ngợi/ động viên.
- Củng cố so sánh 2 PS cùng MS
 Bài 2 (5 ý cuối ). HSNK làm cả bài.
+ Khi so sánh các phân số với 1 thì phải so sánh các yếu tố nào ở phân số?
+ Nêu cách so sánh phân số với 1?
- Nhận xét, đánh giá chung
Bài 3a, c: HSNK làm cả bài.
+ Muốn xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu?
 4. Vận dụng
- Làm cá nhân – Lớp
Đáp án: 
 a) và Vì 3 > 1 nên > 
 b) và Vì 9 
 c) và Vì 13 < 15 nên < 
 d) và Vì 25 > 22 nên > 
- Gọi HS tìm hiểu đề bài.
+ Khi so sánh các phân số với 1 thì phải so sánh tử số và mẫu số của phân số.
+ Nếu tử số bé hơn mẫu số thì PS bé hơn 1...
- HS làm cá nhân – Nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
- Phân số bé hơn 1 là: 
- Phân số lớn hơn 1 là: 
- Phân số bằng 1 là: 
+ Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau.
+ Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
+ Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a)Vì 1 < 3 < 4 nên 
b) Vì 5 < 6 < 8 nên 
c) Vì 5 < 7 < 8 nên 
d) Vì 10 < 12 < 16 nên 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Hãy viết 2 PS bé hơn 1, 1 PS bằng 1 và 2 PS lớn hơn 1. Sắp xếp các PS đó theo thứ tự từ bé đến lớn
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................***********************************
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: SẦU RIÊNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Làm đúng BT2a, BT 3 phân biệt l/n. uc/ut và r/d/gi.
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 - GV: 3,4 tờ giấy khổ to ghi nội dung BT 2a, 3
 	 - HS: Vở, bút,...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá
Bài 2a: Điền vào chỗ trống r/d/gi
Bài 3a: 
- Yêu cầu HS học tập những nét hay, nét đẹp trong bài văn miêu tả cây mai để vận dụng trong viết văn miêu tả
Đ/a:
 Mưa giăng trên đồng
 Uốn mềm ngọn lúa
 Hoa xoan theo gió
 Rải tím mặt đường
Đ/a:
Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: dáng – dần – điểm – rắn – thẫm – dài – rỗ – mẫn.
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n
+ Em bé trong bài thơ có gì đáng yêu?
Bài 3: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Bài văn nói về điều gì?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
Đ/a:
 Nên bé nào thấy đau
 .........
 Bé oà lên nức nở
- Đọc lại đoạn thơ sau khi điền hoàn chỉnh
+ Em bé làm nũng mẹ để được mẹ yêu
Đ/a:
Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: nắng-trúc-cúc-lóng lánh-nên-vút-náo nức
- HS đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh
-1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+Vẻ đẹp của hoa sầu riêng, trái sầu riêng
- HS nêu từ khó viết: trổ, toả, vảy cá, nhuỵ, rộ,.. 
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Luyện tập – Thực hành
- GV đọc cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
4. Vận dụng
- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả
- Lấy VD để phân biệt uc/ut
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************
LỊCH SỬ 
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC
QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước; uy quyền tập trung vào tay vua
- Biết cách xâu chuỗi các sự kiện lịch sử.
* ĐCND: Không cần nắm nội dung của bộ luật Hồng Đức, chỉ cần biết bộ luật được soạn thảo thời Hậu Lê
- Có tinh thần học tập nghiêm tục, tôn trọng lịch sử
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + Phiếu học tập cho HS.
 + Tranh minh hoạ như SGK (nếu có)
- HS: SGK, bút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
+ Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHTđiều hành lớp trả lời, nhận xét:
+Ải Chi Lăng hiểm trở thuận lợi cho việc mai phục của quân ta...
+Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn....
2. Khám phá
* GV đẫn dắt nội dung. Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều đại Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
HĐ1: Một số nét khái quát về nhà Hậu Lê: 
- GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê: Tháng 4- 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua một số đời vua. Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) .
- GV phát phiếu học tập cho HS.
+ Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
+ Tại sao nói vua có uy quyền tuyệt đối? 
* Việc quản lý đất nước thời Hậu Lê rất chặt chẽ. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua
HĐ2: Bản đồ Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức
- GV giới thiệu vai trò của bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh: Đây là công cụ để quản lí đất nước.
- GV giúp HS tìm hiểu đôi nét bản đồ và bộ luật
+ Ai là người cho vẽ bản đồ và xây dựng bộ luật?
+ Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? 
- GV nhận xét và kết luận: Gọi là Bản đồ Hồng Đức, bộ luật Hồng Đức vì chúng cùng ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi vua đặt niên hiệu là Hồng Đức. Nhờ có bộ luật này những chính sách phát triển kinh tế, đối nội , đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới.
3. Vận dụng
- Hãy nêu một số luật, bộ luật có vai trò quan trọng trong quản lí đất nước hiện nay
- Lắng nghe
- HS đọc thông tin SGK
- HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý .
- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Nhà Hậu Lê ra đời năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.
+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra.
+ Việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
+ Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội
- HS tìm hiểu cá nhân – Chia sẻ lớp.
+ Vua Lê Thánh Tông
+ Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nêu
- Tìm hiểu thêm về vua Lê Thánh Tông
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************
TẬP ĐỌC
CHỢ TẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui nhộn. Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 	* BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh nhiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to), bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Đọc bài: Sầu riêng
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của trái sầu riêng.
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- LT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Hoa sầu riêng nở vào cuối năm, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cành hoa nhỏ như vảy cá.
+ Những trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến 
2. Khám phá
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng vui nhộn, thể hiện không khí náo nức của con người và các sự vật trong phiên chợ Tết
Nhấn giọng các từ ngữ: đỏ dần, ôm ấp, viền nắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lom khom, lặng lẽ
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... tưng bừng ra chợ Tết
+ Đ 2: Tiếp theo...đuổi theo sau
+ Đ 3: Tiếp theo.... hết
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hồng lam, nóc nhà gianh, lon xon, nép, rỏ, , ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
* GDBVMT: Bức tranh thiên nhiên trong bài thật đẹp và giàu sức sống. Em hãy mô tả lại bức tranh ấy bằng cảm nhận của em ?
* Hãy nêu nội dung của bài.
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh rất đẹp. Mặt trời lên làm đỏ dần những dải núi trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên.Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trọng ruộng lúa.
+ Người đến chợ tết với dáng vẻ riêng.
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon.
- Các cụ già chống gậy bước lom khom.
- Cô gái mặc áo màu đỏ che môi cười lặng lẽ.
- Em bé nép đầu, bên yếm mẹ.
- Hai người gánh lợn 
+ Điểm chung của họ là: ai ai cũng vui vẻ, cụ thể: Người các ấp tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
+ Các từ ngữ tạo nên bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son.
- HS mô tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đoạn 1 và đoạn 3 của bài
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó ta thấy được cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê trong dịp tết.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện tập - Thực hành
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn đoạn thơ mà mình thích và luyện đọc
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Vận dụng
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?
- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng. GV hướng dẫn HS về nhà học.
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó.
- Mô tả về cảnh chợ Tết ở địa phương em.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************************
 Thứ năm ngày 06 tháng 01 năm 2022
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối
- NL giải quyết vấn đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_nam_2022.docx