Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

Hoa học trò

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 03 tháng 1 năm 2022

I. Mục tiêu

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.

 

doc 13 trang xuanhoa 11/08/2022 2390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LỚP 4C - TUẦN: 16
(Từ ngày 03/ 1 /2022 đến ngày 07 / 1 / 2022)
Thứ
ngày
Tiết
BUỔI SÁNG
Môn học
Tên bài học
2
1
TĐ
Hoa học trò
2
Anh
3
Anh
4
Toán
3
1
Toán
2
Toán
3
CT
NV: Chợ Tết
4
LTVC
Dấu gạch ngang
4
1
Anh
2
Anh
3
Toán
4
TĐ
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
5
1
Toán
2
Âm nhạc
3
KH
4
TLV
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
6
1
Toán
2
LTVC
MRVT: Cái đẹp
3
TLV
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
4
TĐ
Vẽ về cuộc sống an toàn
TẬP ĐỌC
Hoa học trò
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 03 tháng 1 năm 2022
I. Mục tiêu 
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.
II. Chuẩn bị 
Tranh minh hoạ bài tập đọc 
III. Tiến trình lên lớp 
1. Khởi động. 
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
- Cho HS quan sát tranh đầu bài học và cho biết em nhìn thấy những gì?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học 
2. Khám phá
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
- HS chia đoạn
- GV chốt vị trí các đoạn:
+ Bài được chia làm 3 đoạn (Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đoá, phần tử, xoè ra, nỗi niềm, mát rượi ,...)
- HS đọc hiểu các từ ngữ chú giải.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo nhóm
- GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ2. Tìm hiểu bài. 
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả 
+ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
(Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò 
Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.)
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
(Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì sắp hết năm học, sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ hè.
- Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.)
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
(Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.)
+ Bài văn giúp em hiểu về điều gì?
HS có thể trả lời: 
* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
* Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
- Hãy nêu nội dung chính của bài.
Nội dung: Bài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và nêu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
3. Luyện tập
HĐ 1: . Đọc diễn cảm. 
- 1 HS đọc mẫu toàn bài
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Vận dụng:?
+ Em học được điều gì cách miêu tả hoa phượng của tác giả?
(Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc)
- Lưu ý HS học hỏi các hình ảnh hay trong miêu tả của tác giả. Giáo dục tình yêu cây cối và ý thức bảo vệ cây.
 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
________________________________________________________________
CHÍNH TẢ: 
Chợ Tết
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 04 tháng 1 năm 2022
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các câu thơ 8 chữ
- Làm đúng BT2 phân biệt âm đầu s/x và vần ưc/ưt
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
III. Tiến trình lên lớp 
1. . Khởi động. 
- GV giới thiệu tiết học.
2. Khám phá
HĐ 1: Hướng dẫn HS nhớ-viết. 
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Nêu nội dung đoạn viết?
Đoạn chính tả nói về vẻ đẹp của quang cảnh chung ngày chợ tết ở một vùng trung du và niềm vui của mọi người khi đi chợ tết.
b. HS viết từ khó:
- Yêu cầu HS viết các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
(ôm ấp, viền, mép, lon xon, lom khom, yếm thắm, nép đầu, ngộ nghĩnh.)
- GV nhắc HS chú ý những tên riêng cần viết hoa.
c. Viết chính tả:
d. Soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi.
- GV kiểm tra một số bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
HĐ 1: Cũng cố phân biêt s/x
Bài 2: N2
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài theo cặp. 
Thứ tự từ cần điền: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, không hiểu sao, bức tranh, bức tranh
- Chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
GV chốt cách phân biệt s/x 
+ Câu chuyện vui muốn khuyên chúng ta điều gì?
(Làm việc gì cũng cần cẩn thận và kiên trì )
4. Vận dụng HS chữa lỗi trong bài viết của mình.
 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
_____________________________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Dấu gạch ngang
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 04 tháng 11 năm 2022
I. Mục tiêu
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tích cực học tập, có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ và câu.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp 
1. Khởi động.
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 
2. Hình thành KT
HĐ 1: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang
Bài tập1, 2: 
- HS thực hiện N2 tìm những câu có dấu gạch ngang
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Chốt lại các tác dụng của dấu gạch ngang
Đoạn a: 
+ Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhận vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
 Đoạn b: 
+ Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
 Đoạn c: 
+ Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
3. Luyện tập củng cố. 
HĐ 1: Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn, viết đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích 
Bài tập 1: N2
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: tìm câu có dấu gạch ngang trong chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu.
- HS thực hiện nhóm 2
Đáp án:
1. Đánh dấu phần chú thích trong câu (Bố Pa- xcan là một viên chức)
2. Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa – xcan)
3. Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa- xcan và đánh dấu phần chú thích (nay là lời Pa- xcan nói với bố)
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
HS nêu lại tác dụng 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện cá hân viết lại đoạn nói chuyện giữa bố mẹ với em...
VD: Tuần này tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi: 
- Con gái của bố học hành như thế nào?
Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vẻ trả lời ngay: 
- Con thường xuyên được cô giáo khen bố ạ.
- Thế ư! – Bố tôi vừa mừng rỡ thốt lên.
- Gọi vài HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét và đánh giá những bài làm tốt.
4. Vận dụng: Ghi nhớ tác dụng của dấu gạch ngang
 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
______________________________________________
TẬP ĐỌC
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ngày dạy : Thứ 4 ngày 05 tháng 1 năm 2022
I. Mục tiêu 
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi).
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với mẹ
II. Chuẩn bị 
- Tranh minh họa trong SGK phóng to.
III. Tiến trình lên lớp 
1. Khởi động. 
- Đọc lại bài Tập đọc: Hoa học trò
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
+ Màu hoa phượng đổi thế nào theo thời gian?
- GV cho HS xem tranh, giới thiệu tiết học.
2. Khám phá
 HĐ1. Hướng dẫn HS luyện đọc. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn:
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... lún sân
+ Đ 2: Đoạn còn lại
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (em cu Tai, lưng đưa nôi, a-kay, Ka-lưi ...)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu - Cá nhân
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở Chú giải.
- Cho HS luyện đọc nhóm 2.
- Gọi 1 nhóm đọc bài trước lớp.
- GV hướng dẫn giọng đọc và đọc diễn cảm bài văn: 
Toàn bài đọc nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện tình yêu tha thiết của người mẹ dành cho con. Nhấn giọng các từ ngữ: giã gạo, nóng hổi, nhấp nhô, ngủ ngoan a –kay,...
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- HĐ N4 trả lời các câu hỏi
+ Em hiểu thế nào là“những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
(Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con trên lưng. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, vì vậy, có thể nói: các em lớn trên lưng mẹ.)
+ Người mẹ đã làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
(Người mẹ làm rất nhiều việc: 
 Nuôi con khôn lớn.
 Giã gạo nuôi bộ đội.
 Tỉa bắp trên nương 
 Những việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của dân tộc.)
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con?
(- Tình yêu của mẹ với con: 
 Lung đưa nôi và tim hát thành lời.
 Mẹ thương A Kay 
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.
- Niềm hy vong của mẹ: 
Mai sai con lớn vung chày lún sân.)
- Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
Bài thơ ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Giáo dục liên hệ tình cảm của mẹ dành cho con và lòng biết ơn mẹ
3. Luyện tập
HĐ 1: Đọc diễn cảm. 
- 1 HS đọc toàn bài
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
4. Vận dụng:
- Giáo KNS: Người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến chống Mĩ đã vừa nuôi con, vừa giã gạo nuôi bộ đội, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Còn ngày nay, các em sẽ làm gì để cống hiến sức mình cho Tổ quốc?
 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
_____________________________________________
TẬP LÀM VĂN 
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 07 tháng 1 năm 2022
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu.
- Viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.
II. Chuẩn bị 
 Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp 
1. Khởi động. 
- GV dẫn vào bài học 
2. Luyện tập cũng cố
HĐ 1: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu 
Bài 1: N4
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung BT1.
- HS thảo luận nhóm đọc 2 đoạn văn. Hoa sầu đâu. Quả cà chua.
Đáp án:
a) Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ Bằng)
- Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng biện pháp so sánh 
- Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “Bao nhiêu thứ đó men gì”.
 b) Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú)
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sánh, nhân hoá thú vị 
- GV nhận xét và chốt lại
HĐ 2: Viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích
Bài tập 2: Chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn
- HS làm việc cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS chữa cách dùng từ, đặt câu cho bạn
VD: Tả quả khế
Khi những bông hoa tím rời cành, trôi theo dòng nước là lúc những quả khế non chào đời. Quả lúc đầu xanh vàng, nhỏ nhắn, e ấp giữa tán lá. Quả khế lớn dần, chuyển sang màu xanh đậm nhưng các múi vẫn còn khô, ăn vào hơi chát chát. Rồi thời gian dần trôi, nghoảnh đi nghoảnh lại đã thấy những chùm khế vàng mọng lủng lẳng trong vòm cây như những chiếc đèn lồng. Cắn một miếng, nước chan hoà, vị ngọt mát thấm vào cổ họng. Ôi, ngon làm sao! 
4. Vận dụng: Chữa lại những lỗi trong đoạn văn 
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
____________________________________________ 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MRVT: Cái đẹp
 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 07 tháng 1 năm 2022
Mục tiêu:
- Giúp HS mở rộng thêm vốn từ ngữ về chủ điểm Cái đẹp để sử dụng trong nói và viết.
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp; nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết; dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp; đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tích cực học tập, có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ và câu.
II. Chuẩn bị
 Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp
1. Khởi động. 
- GV giới thiệu tiết học.
2. HĐ thực hành 
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1.
- HS thực hiện ca nhân
Đáp án:
* Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: 
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
* Hình thức thường thống nhất với nội dung: 
- Người thanh tiếng nói cũng thanh .
- Trông mặt mà bắt hình dong 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS học thuộc lòng những câu tục ngữ và đọc thi.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
- Chọn một câu tục ngữ trong số các câu đã cho và tìm ra những trường hợp nào người ta sử dụng câu tục ngữ đó.
- HS suy nghĩ, tìm các trường hợp có thể sử dung các câu tục ngữ.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, khen/ động viên.
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3
- HS thực hiện nhóm 4
Đáp án:
+ Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, khôn tả, không tả xiết 
- GV nhận xét và chốt đáp án.
Bài tập 4: Đặt câu với từ em tìm được ở bài tập 3.
-HS thực hiện cá nhân
VD: Phong cảnh nơi nay đẹp tuyệt vời.
 Bức tranh đẹp mê hồn.
3. Vận dụng: 
- Ghi nhớ từ ngữ thuộc chủ điểm
- Tìm thêm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp
 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
___________________________________________________________
TẬP LÀM VĂN 
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 07 tháng 1 năm 2022
I. Mục tiêu 
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.
II. Chuẩn bị 
 Bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp 
1. Khởi động. 
- GV dẫn vào bài học 
2. Khám phá
HĐ 1: Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối 
Bài tập 1+ 2+ 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT 
+ Đọc lại bài Cây gạo (trang 32);
+ Tìm các đoạn trong bài văn nói trên; nêu nội dung chính của mỗi đoạn.
Đáp án:
Bài Cây gạo có 3 đoạn: Mỗi đoạn bắt đầu bằng chữ đầu dòng vào 1 chữ và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo: 
+ Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
+ Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3: Thời kì ra quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- GV: Bài văn miêu tả cây cối thường có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
3. HĐ thực hành
HĐ 1: Viết được đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 1.
+ Xác định các đoạn.
+ Nêu nội dung của từng đoạn.
- HS thực hiện N2
Đáp án:
+ Bài Cây trám đen có 4 đoạn: 
+ Nội dung của mỗi đoạn: 
 Đoạn 1: Tả giả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
 Đoạn 2: Giới thiêu 2 loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
 Đoạn 3: Nêu ích lợi của quả trám đen.
 Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Lưu ý HS học tập cách miêu tả cây trám trong bài
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
-HD: Trước hết các em hãy xác định sẽ viết cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích của cây đó mang lại cho con người.
- HS thực hiện cá nhân
VD: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
- GV nhận xét và khen ngợi hs.
4. Vận dụng: 
- Chữa lại những câu văn chưa hay
- Hoàn thiện các đoạn văn của phần TB trong bài văn miêu tả cây cối.
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
____________________________________________ 
TẬP ĐỌC
Vẽ về cuộc sống an toàn 
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2021
I. Mục tiêu 
- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: GD HS ý thức sống và tham gia giao thông an toàn.
* KNS: : Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân. Tuy duy sáng tạo. Đảm nhận trách nhiệm 
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc 
III. Tiến trình lên lớp 
1. Khởi động. 
+ Đọc thuộc lòng 1 khổ thơ
+ Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
+ Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học 
2. Khám phá
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
- Một HS giỏi đọc toàn bài.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng rành mạch, dứt khoát, hơi nhanh, thể hiên nội dung của bản tin. Nhấn giọng ở những từ ngữ nâng cao, đông đảo, 50.000, 4 tháng, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ.
- HS chia đoạn: 
Bài được chia làm 4 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn 2 lần.
- lần 1:GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS và phát hiện các từ ngữ khó (UNICEF, Đắk Lắk, triển lãm, ngôn ngữ hội hoạ...)
Lần 2 giúp HS hiểu một số từ ngữ: Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 nhóm HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- HS làm việc theo nhóm 4
+ Chủ đề cuộc thi vẽ là gì? 
(Chủ đề cuộc thi là Em muốn sống an toàn.)
+ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
(Thiếu nhi cả nước hào hứng tham dự cuộc thi. Chỉ trong 4 tháng đã có 50.000 bức tranh của thiếu nhi cả nước gửi về Ban Tổ chức.)
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
(Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú. Cụ thể tên một số tranh.
Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất.
 Gia đình em được bảo vệ an toàn.
 Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường.
 Chở 3 người là không được.)
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
(Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc)
+ Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì?
(Có tác dụng gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc; Giúp người đọc nắm nhanh thông tin.)
- Nội dung chính của bài là gì?
Qua cuộc thi về đề tài cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
3. Luyện tập
 Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
+ 1 HS đọc mẫu.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
4. Vận dụng:
+ GDKNS: Các bạn nhỏ trong bài đã làm gì để thể hiện ước mơ Em muốn sống an toàn?
(Tham gia cuộc thi vẽ tranh và có nhiều tác phẩm đẹp, có ý nghĩa)
=> Cần biết góp sức mình vào việc giữ gìn ATGT bằng những việc làm phù hợp.
 - HS liên hệ việc giữ gìn ATGT và tham gia giao thông an toàn
 IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
__________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2021_2022_chuan_kien_t.doc