Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)

Tập đọc

 Tiết 37: Bốn anh tài (Tiếp)

 I. Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tài năng, sức khoẻ, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống lại yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.

 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy, NL đọc diễn cảm.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Máy chiếu

 - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

docx 59 trang xuanhoa 11/08/2022 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm 2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021
Buổi sáng Chào cờ
Tập chung toàn trường
 ____________________________________________
Tập đọc
 Tiết 37: Bốn anh tài (Tiếp)
 I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tài năng, sức khoẻ, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
	 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống lại yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn.
	 - Biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy, NL đọc diễn cảm.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Đọc thuộc lòng bài “Chuyện cổ tích về loài người” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - Nhận xét. 
 - Giới thiệu bài ghi đầu bài: ( máy chiếu)
2. Khám phá:
 - Yêu cầu HS đọc,Gv nhận xét, tóm tắt nội dung bài.
- Chia đoạn
 + Đọc đoạn
- Giải nghĩa từ khó (theo chú giải)
- Luyện đọc trong nhóm
- Gọi HS đọc bài
- Đọc toàn bài
 *Tìm hiểu bài
- Chia nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét, kết luận: 
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? 
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
Từ: phun nước.
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh ? 
Từ: núng thế,quy hàng.
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu tinh?
+ Ý nghĩa câu chuyện này là gì? 
Nội dung: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân của bốn anh em Cẩu Khây.( máy chiếu)
- Giáo dục HS biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người.
3. Luyện tập:
- Hướng dẫn tìm cách đọc đúng giọng
- Yêu cầu HS luyện đọc
- Gọi HS thể hiên giọng đọc trước lớp
4. Vận dụng:
- Qua câu chuyện này em thấy bốn anh em Cẩu Khây thắng được yêu tinh là nhờ vào đâu?
- Liện hệ thực tế.
 Về nhà thuật lại câu chuyện cho người thân nghe. Chẩn bị bài sau.
- 2 HS.
- HS quan sát tranh nêu nội dung 
- 1 HS đọc, 
- Chia đoạn
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn ( 2 lượt)
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2
- 1 HS đọc toàn bài
- Lắng nghe
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Đại diện 2 nhóm trình bày
+Gặp một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn, cho ngủ nhờ.
+Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
+Yêu tinh về nhà đập cửa ầm ầm. Bốn anh em chờ sẵn, Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào ... yêu tinh núng thế phải quy hàng.
+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường, biết đoàn kết hiệp lực nên đã thắng được yêu tinh.
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS chọn đoạn đọc diễn cảm.
- Luyện đọc diễn cảm
- 2 HS thể hiện giọng đọc
- 2 HS nêu
- HS liên hệ
- Lắng nghe
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 91: Phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Phép chia một số tự nhiên cho 1 STN (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là số tự nhiên. Thương của phép chia STN cho STN (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
	- Biết cách viết phép chia dưới dạng phân số
	- Yêu thích môn học.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy lo-gic toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu. BP BT2
	- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Đọc các phân số cho học sinh viết bảng: 
-Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài:
2. Khám phá:
- Nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS thực hiện:
* Nêu: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em, mỗi em được mấy quả cam? (mỗi em được 2 quả, 8 : 4 = 2 (quả))
+ Đây là phép chia có dư hay chia 
hết? (phép chia hết)
- Số bị chia, số chia, thương gọi là những số gì đã học? (số tự nhiên)
- Nêu: Kết quả của phép chia 1 STN cho 1 STN (khác 0) có thể là 1 STN.
* Nêu: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh? 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại rồi tự nêu phải thực hiện phép chia 3 : 4
- Yêu cầu HS hoạt động với mô hình ở bộ đồ dùng học toán
- Gọi HS nêu cách chia và kết quả phép chia như SGK 
- Sau mỗi lần chia bánh như thế mỗi em được 3 phần. Ta nói mỗi em được cái bánh. 
+ Vậy phép chia 3 : 4 bằng bao nhiêu? 
 ( 3 : 4 = )
- Gọi HS nhận xét số bị chia, số chia, thương (Số bị chia, số chia là STN; Tử số là số bị chia, mẫu số là số chia).
- Chốt lại như phần nhận xét (SGK)
- Gọi HS nêu ví dụ
3. HĐ thực hành luyện tập:
Bài 1 
- Nêu phép chia, HS viết thương của mỗi phép chia đó dưới dạng phân số.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng
* Củng cô cách viết thương dưới dạng phân số.
Bài 2 
- Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS phép tính mẫu (SGK)
- Y/c HS làm bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng bài 2:
 Củng cố về phép chia phân số.
Bài 3:
- Hướng dẫn thực hiện như bài 2.
- Nhận xét, chữa bài:
- Chốt lại: (SGK)
-Củng cố về mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
4. Vận dụng:
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên ta viết như thế nào? 
- Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS viết.
- Lắng nghe, làm theo hướng dẫn
- Trả lời
- Nêu cách thực hiện
- Nêu cách chia và kết quả
- Lắng nghe
- HS nêu 
- HS nêu yêu cầu và làm bài trên bảng con.
7 : 9 = 
5 : 8 = 
6 : 19 = 
1 : 3 = 
 1 HS.
- Làm bài vào vở ý 1,2 ( 1 HS làm trên bảng phụ)
-Trình bày kết qủa. 
Theo dõi, bổ sung.
36 : 9 = = 4
88 : 11 = = 8
0 : 5 = = 0
7 : 7 = = 1
- HS nêu yêu cầu bài
- Làm bài vào nháp , 1 HS làm bài trên bảng.
- Theo dõi
a) 6 = ; 
- 1HS.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Anh văn
Đồng chí Hợp dạy
_______________________________________________
Khoa học
Tiết 29: Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu:
	- Biết được vai trò của không khí.
	- Biết ứng dụng của không khí đối với sự cháy. Thấy được tầm quan trọng của không khí đối với đời sống.
 - Yêu thích môn học.
 - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu, các dụng cụ làm thí nghiệm
	- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Nêu thành phần chính của không khí?
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Hoạt động khám phá:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ôxi đối với sự cháy
- Chia nhóm
- Yêu cầu HS đọc mục thực hành để làm thí nghiệm
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát cử thư kí ghi nhận xét
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
- Gợi ý giúp HS rút ra kết luận chung về thí nghiệm
- Nhận xét, chốt lại:
Kết luận:.
+ Càng nhiều không khí thì càng có nhiều ôxi để duy trì sự cháy lâu hơn.
 Vai trò của khí ni-tơ: Giúp cho sự cháy không diễn ra quá nhanh và mạnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS đọc mục thí nghiệm (SGK - tr 70, 71)
- Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm, kết hợp thảo luận để giải thích nguyên nhân làm cho ngọn nến cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không đáy được kê đế
- Kết luận: 
+ Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí (không khí cần được lưu thông
3. Vận dụng:
Khí nào duy trì sự cháy khí nào không duy trì sự cháy ?
Về học bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- Làm thí nghiệm theo nhóm 8
- Ghi lại kết quả thu được
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- 2 HS nêu kết luận.
- Lắng nghe
- Lớp đọc thầm
- Làm thí nghiệm theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Liên hệ thực tế
- Trả lời
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Buổi chiều
Toán
 Tiết 92: Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được kết quả của phép chia STN cho STN khác 0
	- Biết so sánh phân số với 1. Viết được thành phân số đối với phép chia trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu 
	- HS yêu thích học toán.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy lo-gic toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu, BP BT3
	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số
5: 8 = ; 4 : 9 = ; 
- Nhận xét.
 - Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Khám phá: máy chiếu
- Nêu vấn đề như ở ví dụ 1, yêu cầu HS hoạt động với bộ đồ dùng học toán để nhận biết
VD1: Có 2 quả cam, chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau. Vân ăn 1 quả cam và quả cam. Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân ăn.
- Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam; ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần, như vậy Vân ăn tất cả 5 phần hay quả cam.
VD2 (SGK)
- Thực hiện tương tự VD1
- Viết bảng phép chia 2 số TN (mẫu khác 0) để được 1 phân số
- Cho HS nhận xét giữa quả cam và 1 quả cam ( quả cam gồm 1 quả cam và quả cam, do đó quả cam lớn hơn 1 quả cam)
- Gọi HS nêu nhận xét: Phân số có tử số lớn hơn mẫu số nên phân số đó lớn hơn 1)
- Đưa ra các phân sốvà để HS so sánh với 1(phân số có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1; phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số nên phân số đó nhỏ hơn 1)
3. HĐ thực hành luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT1 và 2; GV hướng dẫn cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
* Củng cố cách viết thương dưới dạng phân số.
Bài 2:
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 3:
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa bài.
* Củng cố về so sánh phân số với 1.
4. Vận dụng:
 - Viết phân số bé hơn 1.
 - Những phân số như thế nào là phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1?
 - Về ôn bài. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nêu nhận xét 
- So sánh, nêu kết quả 
- 1 HS nêu yêu cầu 
- BT1 HS làm nháp; BT2 HS năng khiếu làm nháp và nêu KQ miệng.
- Trình bày kết quả.
9: 7 = 
8 : 5 = 
19 : 11 = 
3: 3 = 
2: 15 = 
- HS năng khiếu nêu kết quả.
+ Phân số chỉ số phần đã tô màu của hình 1 
+ Phân số chỉ phần đã tô màu của
 hình 2
- 1HS nêu
- Làm vào vở, 1HS làm bài bảng phụ
- 2HS nêu.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
 Tiết 38: Trống đồng Đông Sơn
 I. Mục tiêu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài (phần chú giải). Hiểu nội dung của bài: Trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn đặc sắc là niềm thự hào của người Việt Nam.
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi.
	- Biết tự hào về văn hoá, truyền thống của người Việt Nam.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy, NL ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Máy chiếu: Tranh, ND.
	- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Đọc truyện: Bốn anh tài, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài: ( máy chiếu )
2. Khám phá:
- Y/ c HS đọc bài,
- Gv nhận xét, tóm tắt nội dung bài HD luyện đọc,yêu cầu chia đoạn (2 đoạn)
- Y/c HS nối tiếp đọc đoạn
+ Giải nghĩa từ khó (theo chú giải)
- Y/c HS luyện đọc trong nhóm
- Gọi HS đọc bài
- Đọc toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? 
Từ: Bộ sưu tập
+ Trên mặt trống đồng các hoa văn được trang trí, sắp xếp như thế nào? 
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
Ý 1: Sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của trống đồng Đông Sơn
- Y/c HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? 
+ Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
 + Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam? 
 Từ: Hoa văn
+ Đoạn 2 nói lêm điều gì?
Ý 2: Hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên và hoà mình với thiên nhiên.
 - Bài văn cho ta biết điều gì?
Nội dung: Ca ngợi trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn đặc sắc là niềm thự hào của người Việt Nam.
( máy chiếu)
- Gọi HS đọc lại ý chính
3. Luyện tập:
 - Y/c HS chọn đoạn đọc diễn cảm
- HD HS đọc diễn cảm
- Nhận xét 
- Giáo dục HS: Tự hào về văn hoá, truyền thống của người Việt Nam.
4. Vận dụng:
 - Y/c HS nhắc lại ý chính, liên hệ thực tế
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- 1 HS đọc,
- HS chia đoạn
- Nối tiếp đọc đoạn (2 lượt)
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- HS đọc thầm 
+ Đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sáp xếp hoa văn.
+ Trên mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc.
- HSNK nêu
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+ Hoạt động lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương .
+Vì những hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn còn những hình ảnh khác chỉ làm đẹp thêm cho hình tượng con người với những khát khao của mình.
+Vì là một cổ vật quí giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa.
- HS NK nêu
- HS đọc
- HS chọn đoạn đọc.
- Nêu giọng đọc
- Đọc diễn cảm
- 2 HS thể hiện giọng đọc trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 HS liên hệ
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
Tiết 15: Con vịt xấu xí (tr37)
I. Mục tiêu:
 - Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, biết phối hợp với điệu bộ, cử chỉ. Hiểu được lời khuyên của câu chuyện
	 - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, biết phối hợp với điệu bộ, cử chỉ. Hiểu được lời khuyên của câu chuyện.
 - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy, NL giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Máy chiếu: tranh
 - HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Kể câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết ?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Khám phá:
Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu của bài tập:
- Sắp xếp lại các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng.
- Y/c học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Y/c học sinh sắp xếp lại tranh theo thứ tự
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng:
 ( máy chiếu)
3. Luyện tập:
Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Y/c 1 học sinh đọc yêu cầu 2, 3, 4
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm
-Y/c học sinh thi kể chuyện trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi: Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này ? 
(Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, phải biết yêu thương người khác, không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác)
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay và nắm được ý nghĩa câu chuyện.
4. Vận dụng: 
 - Nêu lại ý nghĩa bài học.
 - Về nhà kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Sắp xếp tranh trong SGK
- 1 học sinh nêu.
- Theo dõi, nhận xét 
+ Thứ tự sắp xếp là: 2-1- 3 - 4
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Kể chuyện theo nhóm đôi
- Kể trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 1 học sinh nhắc lại ý nghĩa
- Theo dõi, bình chọn
- 2 HS nêu.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
 Tiết 15: Kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động
	- Thấy được tầm quan trọng của người lao động
	- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn người lao động
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2 . Khám phá luyện tập:
 Hoạt động 1: Đóng vai (BT4)
- Chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống
- Các nhóm thảo luận và lên đóng vai
- Phỏng vấn các HS đóng vai
- Thảo luận cả lớp về cách xử sự đối với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (BT 5, 6 SGK)
- Gọi HS trình bày sản phẩm theo nhóm
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Giáo dục HS thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động .
3. Vận dụng:
 - Nêu lại ghi nhớ bài học.
 - Về thực hiện tốt theo bài học. Chuẩn bị bài sau. 
 - Hát
- Các nhóm thảo luận, làm bài
- Lên trình bày
- Trả lời
- Thảo luận, trả lời
- Lắng nghe
- Các nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 HS đọc, lớp theo dõi
- HS nêu lại
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021
Buổi sáng
Tập đọc
Tiết 39: Anh hïng lao ®éng TrÇn §¹i nghÜa
I. Mục tiêu:
- Hiểu được các từ mới được chú giải trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 
	- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc rõ ràng các chỉ số thời gian, phiên âm tiếng nước ngoài. Biết đọc bài văn diễn cảm, giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
	- Biết tự hào về con người và đất nước Việt Nam.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy, NL ngôn ngữ. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu:Tranh, ND
	- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Đọc bài: Trống đồng Đông Sơn - trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.	
2. Khám phá:
Hướng dẫn luyện đọc:
- Cho HS đọc toàn bài,
- Gv nhận xét tóm tắt nội dung HD luyện đọc và y/cầu chia đoạn. 
- Luyện đọc đoạn. Kết hợp sửa lỗi phát âm giải nghĩa từ khó và cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc nhóm.
- Luyện đọc bài
- GV đọc.
*Tìm hiểu nội dung bài 
- Cho HS đọc đoạn 1, trả lời:
+ Nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước? 
+ Cho HS quan sát ảnh Trần Đại Nghĩa 
Ý 1. Tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946
- Cho HS đọc đoạn 2 - 3, trả lời:
+ Em hiểu "Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc" nghĩa là gì? 
Từ: thiêng liêng.
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? 
+ Nêu đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? 
Từ: cống hiến.
Ý 2. Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Cho HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào? 
Từ: giải thưởng Hồ Chí Minh.
+ Nhờ đâu Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy ? 
Ý 3. Nhà nước đã đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa.
- Gợi ý cho HS nêu ý chính của bài
 Nội dung: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. ( máy chiếu)
- GD HS Tự hào về con người và đất nước Việt Nam.
3. Luyện tập:
 Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gv nhận xét ,đọc mẫu,cho HS nhận xét giọng đọc
- Cùng HS nhận xét 
4. Vận dụng:
- Nêu lại ý nghĩa bài đọc.
QPAN: Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc
- Về nhà đọc diễn cảm cả bài. Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc
- Chia đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
 Lắng nghe
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 4 HS. 
- Lắng nghe
- Lớp đọc thầm 
+Trả lời 
+ Quan sát tranh ( máy chiếu).
- Lớp đọc thầm 
+ Là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Ông cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: Súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc.
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
- Lớp đọc thầm 
+ Trả lời: Năm 1948 ông được phong thiếu tướng; năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động, ông còn được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
+ Nhờ lòng yêu nước tận tụy hết lòng vì nước và ham nghiên cứu, học hỏi.
- HS năng khiếu nêu
- 2 HS đọc nội dung
- HS chọn đoạn đọc diễn cảm
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS thể hiện giọng đọc trước lớp
- Theo dõi, nhận xét 
- 2 HS.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________
Toán
 Tiết 93: Phân số bằng nhau 
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu nhận được biết tính chất cơ bản của phân số
	- Nhận ra sự bằng nhau của hai phân số
	- HS yêu thích môn học.
 - NL tự học, tự giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tư duy lo-gic toán học.
II. 	Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu
 - HS: Sgk, nháp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động:
- Viết phân số lớn hơn 1; nhỏ hơn 1; bằng 1.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Khám phá: Máy chiếu
 - Gv HD thực hành 2 băng giấy (thực hiện theo SGK)
- Yêu cầu HS nhận xét ( băng giấy bằng băng giấy)
- Viết bảng, giới thiệu hai phân số bằng nhau 
- Yêu cầu HS nêu cách để từ được và ngược lại? 
- Nêu kết luận và giới thiệu đó là tính chất cơ bản của phân số
Kết luận (SGK)
- Gọi HS nhắc lại tính chất, lấy ví dụ
3. HĐ thực hành luyện tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi HS nêu yêu cầu BT1.
- GV hướng dẫn cách thực hiện 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
* Củng cố viết số để có phân số bằng nhau. 
Bài 2: Tính rồi so sánh kết quả.
- Nhận xét, chốt ý đúng:
* Nhận xét: Nếu nhân số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi
* Nhận xét: Nếu chia số bị chia và số chia cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.
Bài 3:
- Cho HS trình bày KQ
- Nhận xét, chốt ý đúng
4. Vận dụng:
 - Viết hai phân số bằng nhau
 - Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con
- HS quan sát, nhận xét 
- Nêu nhận xét 
- 1 số HS nêu
- Lắng nghe
- 1Nêu yêu cầu
- Làm bài tập 1 SGK; HS năng khiếu làm nháp BT2, BT3 làm vào SGK.
- HS nêu kết quả
- Theo dõi
 ;
 ; ; 
- HS năng khiếu nêu KQ so sánh. 
a) 18 : 3 và (18 × 4) : (3 × 4)
* 18 : 3 = 6
 (18 × 4) : (3 × 4) = 72 : 12 = 6
Vậy: 18 : 3 = (18 × 4) : (3 × 4)
b) 81 : 9 và (81: 3) : ( 9 : 3)
* 81 : 9 = 9
 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
Vậy: 81 : 9 = (81 : 3) : (9 : 3)
- HS năng khiếu trình bày.
- Lớp theo dõi nhận xét
- 1HS nêu.
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
 Tiết 15: Cuéc kh¸ng chiÕn chèng quân x©m l­îc 
 M«ng - Nguyªn 
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết được dưới thời Trần, ba lần quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ đất nước.
	- Phân biệt các triều đại lịch sử 
	- Trân trọng truyền thống yêu nước, giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
	- NL tự học, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu 
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 
- Nhà Trần có biện pháp gì để xây dựng đê điều ? Thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
- Nhận xét.
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Khám phá, luyện tập:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu một số nét về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận về các câu nói, của các nhân vật tiêu biểu thời nhà Trần.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. 
Máy chiếu
- Cho HS đọc thông tin ở SGK rồi thảo luận: 
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu? 
+ Kết quả cuộc kháng chiến như thế nào? 
Kết luận: ( máy chiếu) 
 Sau ba lần đại phá quân Mông Nguyên không dám sang nước ta nữa
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Kể về tấm gương dũng cảm của Trần Quốc Toản ?
Kết luận: ( máy chiếu) 
4. Vận dụng: 
- Quân dân nhà Trần đã đánh đuổi quân Nguyên Mông như thế nào? 
 - Về ôn bài . Chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận theo 6 nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Đọc SGK, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi
+ Khi giặc mạnh quân Trần chủ động rút khỏi Thăng Long, quân giặc vào thành không có lương ăn. Khi giặc yếu quân Trần tấn công quyết liệt vào Thăng Long. Lần 1: chúng rút chạy; Lần 2: tướng giặc chui vào ống đồng để thoát thân; Lần 3: quân ta chặn đường rút và tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng
+ Sau ba lần đại phá quân Mông Nguyên không dám sang nước ta nữa
- HS kể
- 2 HS đọc
- 1HS nêu.
 VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Địa lý
Tiết 15: Đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu:
	- Biết được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ
	- Xác định được vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam; sông Tiền; sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, mũi Cà Mau.
	- HS yêu thích thiên nhiên, đất nước Việt Nam.	
- NL tự học, NL tư duy, NL giải quyết vấn đề, NL đọc 
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu.
	- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Tại sao nói thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá kinh tế, chính trị của cả nước?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài
2. Khám phá, luyện tập:
 1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp ( Máy chiếu)
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và thông tin trong SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? 
+ Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu?
 - Yêu cầu HS xác định trên bản đồ vị trí của đồng bằng Nam Bộ; Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
Kết luận: 
 Có diện tích lớn nhất, gấp 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài đất phù sa đồng bằng này còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo
2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Cho HS quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi ở mục 2
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao sông lại có tên là Cửu Long?
- Cho HS chỉ 1 số sông lớn ở đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ
Kết luận:
 Sông Mê Công là sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển. Đoạn chảy qua Việt Nam khoảng hơn 200km chia thành 2 nhánh (Sông Tiền và sông Hậu). Hai nhánh sông này đổ ra biển bằng 9 cửa nên gọi là sông Cửu Long
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người ta không đắp đê ven sông? 
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân ở đây đã làm gì?
 - Yêu cầu HS đọc mục: Ghi nhớ ( máy chiếu)
3. Vận dụng:
 - Nêu lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS trả lời
- Đọc SGK, trả lời câu hỏi
+ Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên? (Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam nước ta, do phù sa sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên)
+ Có diện tích lớn nhất, gấp 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài đất phù sa đồng bằng này còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo
- Xác định trên bản đồ (máy chiếu)
- Quan sát tranh máy chiếu, trả lời
- 1 số HS nêu và giải thích
+ Sông Mê Công là sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển. Đoạn chảy qua Việt Nam khoảng hơn 200km chia thành 2 nhánh (Sông Tiền và sông Hậu). Hai nhánh sông này đổ ra biển bằng 9 cửa nên gọi là sông Cửu Long
- 2 HS thực hành.
- Đọc SGK, trả lời 
+ Vì có biển hồ ở Cam-Pu-Chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà)
+Người ta xây dựng nhiều hồ lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt
- 2 HS đọc
- 1 HS nêu
VI. Điều chỉnh sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
Kỹ thuật
 Tiết 15: C¾t kh©u thªu s

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_2021_chuan_kien_thuc.docx