Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

TOÁN

PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

- Biết cách viết thương của các phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số (PS có TS bé hơn MS), biểu diễn được các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

3. Phẩm chất

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa

 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,.

 

docx 37 trang xuanhoa 11/08/2022 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn: 30/12/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2021
TOÁN
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
- Biết cách viết thương của các phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số (PS có TS bé hơn MS), biểu diễn được các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
 Trò chơi: Bắn tên
- Viết phân số: 3/2; 4/7; 5/3;....
- GV nhận xét chung - Giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp tham gia trò chơi
2. Hình thành KT 
a) Trường hợp thương là 1 số tự nhiên: 
Bài toán 1: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được mấy quả cam?
+ Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì? 
=> GV nhận xét và kết luận: Khi thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là 1 số tự nhiên. Nhưng, không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện được như vậy.
b) Trường hợp thương là phân số: 
Bài toán 2: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh? 
+ Em có thể thực hiện phép chia 3: 4 tương tự như thực hiện 8: 4 được không? 
- Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.
=> GV: Có 3 cái bánh chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được cái bánh. 
Vậy 3: 4 =?
- GV nhận xét, ghi bảng: 3: 4 = 
+ Thương trong phép chia 3: 4 = có khác gì so với thương trong phép chia 8: 4 = 2 không?
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chia, số chia trong phép chia 3: 4?
=> GV nhận xét, kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. 
+ Mỗi bạn được 8: 4 = 2 (quả cam) 
+ Là các số tự nhiên.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
+ Không thể thực hiện được vì 3 không chia hết cho 4
- HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ: Chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được cái bánh.
+ Vậy 3: 4 = 
- HS đọc: 3 chia 4 bằng 
+ Thương trong phép chia 8: 4 = 2 là một số tự nhiên còn thương trong phép chia 3: 4 = là một phân số.
+ Số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương.
- HS lắng nghe và nhắc lại
- HS nêu ví dụ
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số 
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số 
 Bài 2 (2 ý đầu): HSNK làm cả bài. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Chú ý HS: Khi TS chia hết cho MS thì ta lấy TS chia cho MS để được thương là một số tự nhiên.
- GV chốt đáp án.
 Bài 3: 
a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng 1 phân số có mẫu số bằng 1 (theo mẫu)
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
b) Qua bài tập a, em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào?
=> GV nhận xét, kết luận.
4. Hoạt động ứng dụng 
5. Hoạt động sáng tạo 
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp
Đ/á:
 7: 9 = 5: 8 = 
 6: 19 = 1: 3 = 
- Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đ/á:
 36: 9 = = 4 ; 88: 11 = = 8
 0: 5 = = 0 ; 7: 7 = = 1
- Cá nhân – Lớp
Đ/á:
 6 = ; 1 = ; 27 = ; 
0 = ; 3 = 
+ Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- 2- 3 HS nhắc lại kết luận (b).
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Đọc trôi chảy, rành mạch Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
2. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực học bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - Hãy đọc bài: Rất nhiều mặt trăng 
+ Suy nghĩ của công chúa về mặt trăng có gì đáng yêu ?
- GV dẫn vào bài mới
- 1 HS đọc
+ Mặt trăng làm bằng vàng, chỉ bé bằng móng tay, treo trên cành cây ngoài cửa sổ
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời chú hề và lời công chúa
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (mừng rỡ, vằng vặc, nâng niu, rón rén...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: 
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 ( ý c là phù hợp nhất.)
+ Nội dung bài là gì?
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không nhìn thấy mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa nhìn thấy được.
+ Chú hề muốn dò hỏi với công chúa nghĩ thế nào khi trông thấy mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
 + Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên 
- HS phát biểu theo ý hiểu
*Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn
.- HS ghi nội dung bài vào vở.
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật
- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 2 và 3
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng 
- Em thích nhất điều gì trong suy nghĩ của công chúa nhỏ?
5. Hoạt động sáng tạ0
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Phân vai trong nhóm
+ Đọc phân vai trong nhóm
- Thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu
- Kể lại toàn bộ câu chuyên "Rất nhiều mặt trăng"
Ngày soạn: 1/12/2021
Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2021
TOÁN
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số
- Biểu diễn được thương của phép chia 2 số tự nhiên dưới dạng PS (PS có TS lớn hơn MS)
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
2. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
+ Bạn hãy viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số?
7:9; 5:8; 6:12;...
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
2. Hình thành kiến thức 
* Mục tiêu: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; biết cách so sánh một phân số với 1
* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp
a) Biểu diễn thương của phép chia 2 số tự nhiên dưới dạng PS
* Ví dụ 1: 
- Gv nêu ví dụ 1 và vẽ hình lên bảng.
+ Vân đã ăn 1 quả cam tức là ăn được mấy phần?
- GV nêu: ta nói Vân ăn 4 phần hay quả cam.
+ Vân ăn thêm quả cam tức là ăn thêm mấy phần nữa?
+ Như vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần?
- GV nêu: Ta nói Vân ăn 5 phần hay quả cam.
=>KL: Mỗi quả cam được chia thành 4 phần bằng nhau, Vân ăn 5 phần, vậy số cam Vân đã ăn là quả cam.
* Ví dụ 2: 
- Gv nêu ví dụ 2 và vẽ hình như SGK.
+ Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được mấy quả cam?
=> GV nhắc lại: Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được quả cam. Vậy 5: 4 =?
Vậy có thể biểu diễn thương của phép chia 5 cho 4 đưới dạng PS là: 
b. So sánh 1 phân số với 1:
+ quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn? Vì sao?
+ So sánh và 1.
+ Hãy so sánh mẫu số và tử số của phân số ?
+ Vậy những PS như thế nào thì lớn hơn 1?
=> GV kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp để rút ra các kết luận
=> GV kết luận 2: Các phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì bằng 1.
=> GV kết luận 3: Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì nhỏ hơn 1.
- 1HS đọc ví dụ và quan sát hình minh hoạ, trả lời các câu hỏi:
+ 4 phần.
+ 1 phần.
+ 5 phần.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc lại ví dụ và quan sát hình minh hoạ cho ví dụ- nêu cách chia.
+ Mỗi người được quả cam.
+ 5: 4 = 
+ quả cam nhiều hơn 1 quả cam vì quả cam là 1 quả cam thêm quả cam.
 > 1
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
- HS nhắc lại.
+ PS có TS lớn hơn MS
- HS nêu lại. Lấy VD phân số lớn hơn 1.
+ 4: 4 = ; 4: 4 = 1
- HS nêu kết luận và lấy VD minh hoạ
3. HĐ thực hành 
Bài 1: Viết thương của phép chia dưới dạng phân số. 
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách viết thương của phép chia dưới dạng phân số. 
Bài 3: Trong các phân số 
a) Phân số nào bé hơn 1 
b) Phân số nào bằng 1.
c) Phân số nào lớn hơn 1 
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách so sánh phân số với 1.
Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng 
5. Hoạt động sáng tạo 
- Làm cá nhân - Chia sẻ lớp
Đ/a:
 9: 7 = 8: 5 = 19: 11 = 
 3: 3 = 2: 15 = 
Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đ/a:
a) < 1 ; < 1 ; < 1
b) = 1 ; 
 c) > 1 ; > 1
- HS quan sát hình vẽ, nêu đáp án đúng
+ Hình 1: Phân số: 
+ Hình 2: Phân số: 
- Lấy VD về phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên và biểu diễn dưới dạng phân số
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND ghi nhớ). 
- Nhận biết được cấu tạo của một đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2) 
- Rèn kĩ năng miêu tả
2. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
3. Phẩm chất
- Giữ gìn, yêu quý đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
+ Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Quan sát theo trình tự hợp lí, bằng nhiều giác quan khác nhau
+ Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt của đồ vật
2. Hình thành KT 
a. Nhận xét
Bài tập 1, 2, 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
+ Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
- GV chốt: Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định
b. Ghi nhớ
Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- HS đọc YC và nội dung của bài
- HS đọc bài Cái cối tân trang 143
- Đoạn 1: Mở bài
+ Giới thiệu cái cối được tả trong bài
- Đoạn 2: Thân bài
+ Tả hình dáng bên ngoài của cái cối tân
- Đoạn 3: Thân bài
+ Tả hoạt động của cái cối
- Đoạn 4: Kết bài
+ Nêu cảm nghĩ về cái cối.
- HS trả lời theo ý hiểu
- Lắng nghe
- Một số HS nêu phần ghi nhớ
3. Hoạt động thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu đọc đề bài
- GV cùng HS nhận xét. 
Bài 2: 
- HS nêu YC
- Viết đoạn văn.
- Chia sẻ bài viết 
 GV lưu ý: 
- Tả phần bao quát.
- Cần quan sát kĩ chiếc bút chì: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.
- Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả. 
- GV nhận xét.
*Chú ý trợ giúp đối tượng HS hạn chế hoàn thiện nội dung học tập 
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
Hoạt động cá nhân -> cặp đôi
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Cả lớp đọc thầm Cây bút máy
- HS thực hiện lần lượt theo yêu cầu của BT 
- Đại diện nhóm chia sẻ bài trước lớp 
Đáp án:
a. Bài văn gồm 4 đoạn
b. Đoạn 2 tả hình dáng bút máy
c. Đoạn 3 tả ngòi bút
d. Câu mở đoạn là câu đầu, câu kết đoạn là câu cuối của đoạn
Hoạt động cá nhân -> cả lớp
- HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ để viết bài (cá nhân)
- HS nối tiếp nhau chia sẻ bài viết trước lớp.
- Nhận xét bài của bạn
- Chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn
- Viết đoạn văn tả các bộ phận khác của chiếc bút (ngòi, ruột, vỏ bút)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ)
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). ( HS M3, M4 nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).
2. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
3. Phẩm chất
- Yêu môn học, có thói quen vận dụng bài học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn : 
 + Sơ đồ cấu tạo của hai bộ phận của các câu mẫu
 + Nội dung bài tập 2 ( Phần luyện tập )
- HS: Vở BT, bút, ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
+ Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận?
+ Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi gì?
- Dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Gồm 2 bộ phận
+ CN trả lời cho câu hỏi: Ai/Cái gì?/Con gì? VN trả lời cho câu hỏi: làm gì?
2. Hình thành KT 
a. Nhận xét: 
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu hs hoạt động trong nhóm
- Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
 Bài 2: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS làm cá nhân
- Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
 Bài 3 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Nêu ý nghĩa của vị ngữ
- GV nhận xét và kết luận câu hỏi đúng.
Bài 4 : 
+ Vị ngữ của các câu trên do loại từ nào tạo thành ?
b. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?
Nhóm 2- Lớp
- HS đọc YC
- Trao đổi nhóm 2 -> chia sẻ kết quả
- Những câu kể kiểu Ai làm gì? có trong đoạn văn : 
+ Câu 1 : Hàng trăm con voi đang tiến về bãi .
+ Câu 2 : Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
+ Câu 3 : Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
Cá nhân - cả lớp
- Thực hiện theo YC
- Vị ngữ trong mỗi câu trên. 
+ Câu 1 : đang tiến về bãi.
+ Câu 2 : kéo về nườm nượp.
+ Câu 3 : khua chiêng rộn ràng.
Cá nhân - cả lớp
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
+ Nêu lên hoạt động của người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá
- Thực hiện YC của bài -> trao đổi cặp đôi -> chia sẻ
+ Động từ và các từ kèm theo nó là “ cụm động từ”.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS đặt một vài câu kể và xác định vị ngữ của các câu kể đó
3. Hoạt động thực hành 
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS chia sẻ KQ của bài
- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
Bài tập 2: 
- Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Hs trình bày.
- GV chốt KT
Bài tập 3 
- Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Hs thực hiện YC.
- GV chốt KT
*Lưu ý 
+ GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho Hs M1+ M2
+ Tuyên dương HS M3 +M4
+ Khuyến khích HS có sự cố gắng trong văn nói nội dung tranh tốt.
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
HĐ cá nhân-> Cả lớp
- Thực hiện YC của bài
- Các câu kể kiểu Ai – làm gì trong đoạn văn trên : 
Câu 3, 4, 5, 6, 7.
- Vị ngữ của các câu vừa tìm được : 
+ Câu 3: gỡ bẫy gà, bẫy chim. 
+ Câu 4: giặt giũ bên những giếng nước.
+ Câu 5: đùa vui trước nhà sàn.
+ Câu 6: chụm đầu bên những ché rượu cần.
+ Câu 7: sửa soạn khung cửi dệt vải .
HĐ cá nhân-> Cặp đôi
+ Đàn cò trắng – bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em – kể chuyện cổ tích.
+ Bộ đội – giúp dân gặt lúa
Cá nhân – Lớp
- 1 HS đọc thầm yêu cầu bài. 
- Làm bài cá nhân 
- Lớp chia sẻ nội dung đoạn văn nói
+ 5 -7 HS trình bày
+ Đánh giá, bình chọn bài nói của bạn có nội dung tốt nhất
- Ghi nhớ cấu tạo của VN trong câu kẻ Ai làm gì?
- Chọn 1 đoạn mà em thích có chứa câu kể Ai làm gì? và xác định VN của các câu kể đó.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo
- Nắm được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
2. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
3. Phẩm chất
- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV dẫn vào bài mới
-TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
2. Bài mới 
HĐ1: Thế nào là hoạt động nhân đạo 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt và chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
+ Tại sao phải tích cực tham gia hoạt động nhân đạo?
- GV chốt kiến thức và đưa ra bài học
TTHCM: Tham gia các hoạt động nhân đoạ là thể hiện mình là người có lòng vị tha, nhân ái. Sinh thời, BH của chúng ta là một người rất giàu lòng nhân ái
HĐ2: Chọn lựa hành vi (BT 1)
- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 - GV kết luận:
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
* GDKNS: Khi tham gia các hoạt động nhân đạo cần có trách nhiệm và làm việc bởi tấm lòng của mình chứ không phải làm việc để lấy thành tích
HĐ 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3): 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
Nhóm 4 – Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
+ Khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại, học tập và làm việc, 
+ Cảm thông, chia sẻ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ, 
- HS lắng nghe.
- HS lấy thêm ví dụ về hoạt động nhân đạo
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
- HS đọc bài học
- HS lắng nghe, minh hoạ về hành động nhân đạo của Bác 
Nhóm 2 – Lớp
- HS đọc các tình huống trong bài tập 1.
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Cá nhân – Lớp
- HS đưa ra ý kiến của mình và giải thích
òÝ kiến a: đúng
òÝ kiến b: sai
òÝ kiến c: sai
òÝ kiến d: đúng
- HS thực hành tiết kiệm tiền ăn sáng nuôi lợn nhựa để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
- Nói về một hành động chưa thể hiện tinh thần nhân đạo mà em biết.
KHOA HỌC 
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu được một số cách phòng chống bão
2. Kĩ năng
- Xác định được một số cấp của gió và tác động của nó lên các vật xung quanh
3. Phẩm chất
- Có ý thức phòng tránh gió bão
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...
* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động 
+ Tại sao có gió?
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền nhưng ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Không khí chuyển động từ nới lạng đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
+ Sự chệnh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho gió thay đổi giữa ngày và đêm.
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió. 
- GV yêu cầu quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong sách trang 76, làm bài tập.
- Chia nhóm phát phiếu học tập 
- GV: Gió ở cấp độ 2, 3 rất cần thiết cho cuộc sống vì nó mang đến luồng khí mát, làm cho không khí trong lành. Nhưng từ cấp độ 4-5 trở đi, gió sẽ mang đến những tác động tiêu cực với các vật xung quanh
HĐ2: Thiệt hại của bão và cách phòng chống: 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 5, 6 đọc mục cần biết trang 77 SGK.
+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão – liên hệ thực tế ở địa phương?
+ Nêu cách phòng chống bão 
- GV nhận xét, bổ sung, chốt KT
HĐ 3: Trò chơi ghép chữ vào hình: 
- Cho HS vẽ hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lới chú giải vào các tấm phiếu rời.
- GV tổng kết trò chơi
- Chốt nội dung bài học
3. HĐ ứng dụng 
*GD BVMT: Gió mạnh gây ra những tác động xấu đến môi trường. Ở những vùng gió mạnh, chúng ta có những cách nào để hạn chế sức gió?
4. HĐ sáng tạo 
Nhóm 4 - Lớp
 - HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ.
- HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập: Điền các cấp gió và tác động của nó đến các vật xung quanh
- Xác định cấp gió ngoài trời ở thời điểm hiện tại
- HS lắng nghe
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết.
+ Bão gây ra sập nhà, chết người thiệt hại hoa màu, và kinh tế 
+ Ở địa phương: sập nhà, bay mái, không đánh cá được 
+ Theo dõi tin thời tiết bảo vệ nhà cửa, thuyền ghe và người đi trú ẩn – cắt điện 
- Liên hệ: Những trận bão đi qua địa phương em, tác hại của bão và cách phòng chống bão của địa phương
- Cả lớp nhận xét. 
- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào nhanh, đúng là thắng cuộc.
- HS đọc Bài học
- Trồng cây, trồng rừng chắn gió ven biển,...
- Tìm hiểu về thuyền trưởng người Anh – người đã chia 12 cấp của gió qua Internet
Ngày soạn: 2/12/2021
Ngày giảng: Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
- Biết cách tạo ra phân số bằng nhau từ phân số đã cho
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
3. Phẩm chất
- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
+ Hãy nêu VD một phân số bé hơn 1?
+ Hãy nêu VD một phân số lớn hơn 1?
+ Hãy nêu VD một phân số bằng 1?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điểu hành lớp trả lời, nhận xét
- HS trả lời
2. Hình thành KT 
- GV đưa ra hai băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên trên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.
+ Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này?
- GV dán 2 băng giấy lên bảng.
+ Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất.
 + Băng giấy thứ 2 được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai.
+ Hãy so sánh phần được tô màu của cả hai băng giấy.
+ Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào?
+ Từ so sánh băng giấy so với băng giấy, hãy so sánh và .
- Nhận xét: Từ hoạt động trên các em đã biết và là 2 phân số bằng nhau. Vậy làm thế nào để từ phân số ta có được phân số .
+ Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã làm như thế nào?
+ Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì?
+ Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số ?
+ Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì?
- GV gọi HS nêu tính chất cơ bản của PS.
- GV chốt KT như phần bài học SGK
- HS quan sát thao tác của GV.
+Hai băng giấy bằng nhau (như nhau,giống nhau).
+ 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần. băng giấy đã được tô màu.
+ 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần. băng giấy đã được tô màu.
+ Bằng nhau.
+ băng giấy = băng giấy
+ = 
- HS thảo luận cặp đôi sau đó phát biểu ý kiến: 
 = = 
+ Để từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2.
+ Ta được một phân số bằng phân số đã cho.
+ HS thảo luận, sau đó phát biểu ý kiến: 
 = = 
+ Khi chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- HS nêu
3. HĐ thực hành 
 Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.- - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố tính chất cơ bản của phân số.
Bài 2+ Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
B2:Tính rồi so sánh kết quả: 
a. 18 : 3 và (18 x 4 ) : ( 3 x 4 )
b. 81 : 9 và ( 81 : 3 ) : ( 9 : 3 ).
- Chốt nhận xét: Nếu nhân hoặc chia số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
B3: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Chốt cách tạo PS bằng nhau
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo 
 Cá nhân- Nhóm 2 - Lớp
 Đáp án:
 = = 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ kết quả
Bài 2: 
a) 18 : 3 = 6
 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6
b) 81 : 9 = 9
 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
Bài 3: 
a) 
b) 
- Ghi nhớ tính chất của PS
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). 
- Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả cái cặp
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
3. Phẩm chất
- Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, thiết bị di động,mic, loa 
 - HS: SGK, vở, thiết bị kết nối, thiết bị di động, máy tính,...
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức:
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi thực hiện yêu cầu.
- HS chia sẻ bài trước lớp
- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
 *Lưu ý trợ giúp HS M1 xác định phần thân bài
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu và gợi ý
- HS quan sát chiếc cặp của mình.
* GV lưu ý HS:
+ Chỉ viết 1 đoạn văn, miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em.
+ Cần chú ý miêu tả đặc điểm riêng của chiếc cặp.
+ Đặt cặp trước mặt để quan sát. 
- HS viết bài, trình bày
- GV cùng HS nhận xét. 
* GV trợ giúp cho HS M1 +M2 (chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu đúng cấu trúc ngữ pháp, ...)
Bài 3: 
GV lưu ý HS:
- Đề bài chỉ yêu cầu tả bên trong chiếc cặp.
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS -> Tuyên dương HS viết bài tốt.
* GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý về đặc điểm bên trong của cái cặp)
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
Hoạt động cá nhân-> cả lớp
-Thống nhất ý kiến:
a. Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp long lanh (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
+ Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt chiếc ba lô. (Tả quai cặp và dây đeo).
+ Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy thước kẻ (Tả cấu tạo bên trong của cặp ).
c. Nội dung miêu tả của từ ngữ đoạn được báo hiệu bằng những từ:
+ Đoạn 1: màu đỏ tươi 
+ Đoạn 2: Quai cặp 
+ Đoạn 3: Mở cặp ra 
Hoạt động cá nhân-> cả lớp
- Quan sát cặp, đọc gợi ý
- HS lắng nghe,...
- HS viết bài cá nhân -> chia sẻ bài viết
- HS nhận xét, góp ý:
+Tả bao quát mặt ngoài chiếc cặp
+Tả chi tiết quai xách hoặc dây đeo
+Tả chi tiết khóa cặp
- Khen bạn viết hay, sáng tạo
- Quan sát cặp, đọc phần gợi ý 
- HS viết bài cá nhân.
- HS đổi chéo bài cùng tham khảo bài viết
- Viết lại các câu văn còn mắc lỗi
- Viết hoàn chỉnh phần thân bài miêu tả chiếc cặp (2 đoạn văn)
KĨ THUẬT
LẮP CÁI ĐU (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Nắm được qu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.docx