Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

TẬP ĐỌC

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: làm lấy diều, trong làng, trong sách,

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu các từ ngữ: Trạng, kinh ngạc, .

b. Năng lực văn học:

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

 

doc 57 trang xuanhoa 05/08/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: làm lấy diều, trong làng, trong sách, 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu các từ ngữ: Trạng, kinh ngạc, ...
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất: 
- Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:Thiết bị phòng học thông minh.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm nghề nghiệp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu chủ điểm:
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. 
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 
+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. 
- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. 
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc: 
*Mục tiêu: nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
*Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành.
*Thời gian: 10 phút.
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: sửa phát âm.
+ Lần 2: giải nghĩa từ.
+Em hiểu trạng có nghĩa là như thế nào?
+Thầy phải kinh ngạc...em hiểu kinh ngạc trong câu văn đó có nghĩa như thế nào?
+Em biết gì về đom đóm ?
+ Lần 3: nhận xét, đánh giá.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đi chơi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo chơi diều.
+ Đoạn 3: Tiếp theo của thầy.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Đọc đúng: Chơi diều, lưng trâu, nền cát.
- Chú giải.
+ Trạng: tức trạng nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.
+ Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.
+ Đom đóm: Con côn trùng tự phát ra ánh sáng.
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
*Phương pháp: Động não, thảo luận nhóm.
*Thời gian: 10 phút.
* Cách tiến hành: 
- Học sinh đọc thầm đoạn 1- 2:
+Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào?
+ Nguyễn Hiền ham thích trò chơi gì?
+ Tìm những tư chất nói lên Nguyễn Hiền rất thông minh?
- Giải nghĩa từ: kinh ngạc?
+ HS nêu ý đoạn 1,2.
- HS đọc thầm đoạn 3.
+Hoàn cảnh gia đình Hiền như thế nào?
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- GV giới thiệu tranh (SGK)
+ HS nêu ý đoạn 3?
- HS đọc đoạn 4.
+ Kết quả học tập của Nguyễn Hiền như thế nào?
+ Vì sao Nguyễn Hiền được gọi là ông trạng thả diều?
- Học sinh đọc câu 4, trao đổi theo cặp, 1 HS lên trao đổi ở lớp.
- Nêu nội dung chính toàn bài.
+ Câu tục ngữ nào đúng nội dung chuyện?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
a. Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- Đời vua Trần Nhân Tông.
- Chơi diều.
- Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc 20 trang sách...
b. Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
+ Nhà nghèo không được đi học, chăn trâu. 
- Ngày: nghe giảng nhờ 
Tối: mượn vở bạn 
Sách: lưng trâu, nền cát
bút: ngón tay, mảnh gạch vỡ 
đèn: vỏ trứng...
c. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên. 
- Chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. 
- Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn là 1 chú bé ham chơi diều
=> Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống sẽ đạt được mọi điều mình mong muốn. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của chuyện nhất.
* Ca ngợi Nguyễn Hiền có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập nên đã đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi.
+ Có chí thì nên.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ Phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài.
*Phương pháp: Thực hành, làm mẫu.
*Thời gian: 10 phút.
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, HS cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc hay toàn bài.
- GV đưa đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Một Hs đọc và HS khác nêu giọng đọc hay của đoạn.
- Một HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí.
- Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái.
- Đoạn 3: 
 Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. 
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
*Phương pháp: Nêu vấn đề, trình bày 1 phút.
*Thời gian: 5 phút.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
 + Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền?
- Học sinh phát biểu.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV liên hệ về sự kiên trì, chịu khó của HS ở lớp, trường 
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
NHÂN VỚI 10;100;1000...; CHIA CHO 10;100;1000...
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100,1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10,100, 1000 
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng tính nhanh.
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm với 10, 100, 1000 và chia cho 10, 100, 1000 
 * Năng lực chung: 
- Năng lực năng lực tự chủ - tự học.
2. Phẩm chất: 
- GD HS tính chính xác, tư duy toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
 - Học sinh: Sách, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- Học sinh chơi trò chơi Truyền điện:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
- Giáo viên đánh giá phần chơi của học sinh.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, 
 *Phương pháp: Động não, vấn đáp. 
*Thời gian: 15 phút.
* Cách tiến hành
*Hoạt động cả lớp:
- GV viết phép tính: 35 x 10.
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?
+ 10 còn gọi là mấy chục?
* GV: Vậy 35 x 10 = 1 chục x 35
+ 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
+ 35 chục là bao nhiêu?
* GV: Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
+ Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
+ Khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính ntn?
- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính:
- GV ghi phép tính: 350 : 10
+ Hãy thực hiện phép tính trên?
+ Vậy chia 350 cho 10 ta được bao nhiêu?
+ Em có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35?
+ Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả như thế nào?
- Nhân với 100, 1000, chia cho 100,1000, hướng dẫn tương tự.
+ Khi nhân, chia một số tự nhiên với 10,100,1000, ta làm như thế nào?
1.Nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 ; chia số tròn chục cho 10, 100, 1000,...:
a. 35 x 10 = ?
 35 x 10 = 10 x 35
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vậy: 35 x 10 = 350
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
b. Ngược lại, từ 35 x 10 = 350
- Ta có 350 : 10 = 35
- Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
2. Tương tự, ta có:
a. 35 x 100 = 3500 
3500 : 100 = 35 
b. 35 x 1000 = 35000 
 35000 : 1000 = 35
3. Nhận xét chung:
+ Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, chữ số 0 vào bên phải số đó.
+ Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta chỉ việc bỏ bớt một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm, chia nhẩm với 10, 100, 1000,... 
 *Phương pháp: Thực hành, vấn đáp.
*Thời gian: 10 phút.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm.
+ Muốn nhân, chia một số với 10; 100; 1000... ta làm như thế nào?
+ Nhận xét đúng sai.
+ đổi chéo vở soát bài.
+ HS nêu lại cách nhân, chia nhẩm một số với 10; 100; 1000...
*Kết luận: Chú ý bớt chính xác số các số 0.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và cách làm mẫu.
- HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm.
+ Nhận xét đúng sai.
+ thống nhất kết quả.
+ Để làm được bài tập này em áp dụng kiến thức nào?
- HS nêu lại cách chia nhẩm với 10, 100, 1000...
*Kết luận: Khi đổi từ đơn vị nhở ra đơn vị lớn ta thực hiện phép tính chia.
Bài 1: Tính nhẩm
a. 18 x 10 =180 82 x 100 = 8200 
 18 x 100 =1800 75 x 1000 =75000 
 18 x 1000 =18000 19 x 10 =190 
b. 9000 : 10 = 900 6800 : 100 = 68 
 9000: 100 = 90 420 :10 = 42 
 9000: 1000 = 9 2000 :1000 = 2 
 2002000 : 1000 = 2002
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
 300 kg = 3 tạ 
70 kg = 7 yến
Cách làm: 
 800 kg = 8 tạ
Ta có: 100 kg = 1 tạ 
300 tạ = 30 tấn
Nhẩm: 300 : 100 = 3 
120 tạ = 12 tấn
Vậy: 300 kg = 3 tạ 
5000 kg = 5 tấn 
4000g = 4 kg
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính nhanh.
 *Phương pháp: Trò chơi.
*Thời gian: 5 phút.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. 
- Học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Kết luận: Vận dụng nhân nhẩm để tính toán được dễ dàng và nhanh hơn.
1. Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất.
 a. 5 x 745 x 2 ; 
8 x 356 x 125
 b. 1250 x 623 x 8; 
5 x 789 x 200 
2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
420000 : 10 .........4200 x 10
3210 x 1000 ........32100 x 100
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút. 
- HS nhắc lại cách chia nhẩm và nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
CHÍNH TẢ
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ.
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: long lanh, nao núng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 6 chữ.
 *Phương pháp: Vấn đáp, động não.
*Thời gian: 5 phút. 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì?
- HS nêu cách trình bày bài thơ.
+ Nêu một số từ khó.
+ Em hãy nêu cách trình bày bài thơ?
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp.
- Cây lớn nhanh ànhiều quả àthành người lớn để làm việc àkhông có mùa đôngàkhông có chiến tranh....
- Từ khó: triệu vì sao, trái bom, trong ruột, hạt giống,...
- Viết thể thơ 6 tiếng.
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức thơ 6 chữ, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai.
* Phương pháp: Thực hành.
*Thời gian: 18 phút.
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS.
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng s/x.
*Phương pháp: Thực hành.
*Thời gian: 8 phút. 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- Học sinh đọc đề bài và làm bài tập.
- Trình bày bài làm, nhận xét đ/s.
* Hoạt động cá nhân:
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh lên bảng làm – lớp làm VBT.
- Chữa bài, nhận xét.
- 2 HS đọc lại bài thơ.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm yêu cầu - làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
+ Những câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?
Bài 2: (a) Điền vào chỗ trống s hoặc x
- lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng.
Bài 3: Viết lại các câu cho đúng chính tả:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Xấu người đẹp nết.
- Trăng mờ còn tỏ hơn sao.
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
CHÙA THỜI LÝ
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử: Học xong bài này HS biết:
- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý, ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.
- Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.
- Đến thời Lý,đạo Phật phát triển nhất, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan.
c. Vận dụng lịch sử: 
- Biết danh nhân thời Lý.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
3. Nội dung tích hợp:
- Giáo dục BVMT: Hs có ý thức bảo vệ, giữ gìn các cảnh quan chùa chiền, đền, đài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
- Học sinh: SGK, VBT ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Tổ chức kể về cuộc kháng chiến chống quân Tống.
- Giới thiệu bài.
- GV chiếu H1 trong SGK.
+ Quan sát bức tranh trên màn hình em liên tưởng tới điều gì?
- Giới thiệu bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập.
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.
- Đến thời Lý,đạo Phật phát triển nhất, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
*Phương pháp: Động não, quan sát.
*Thời gian: 17 phút.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp:
- HS đọc SGK từ năm 1005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây.
+ Nêu tình hình nước ta sau khi Lê Đại Hành mất?
*Kết luận : Năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước.
* Hoạt động nhóm:
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam 
- Học sinh xác định vị trí kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long)
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long?
- HS so sánh vị trí của Hoa Lư và Đại La.
*Kết luận: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. 
* Hoạt động cá nhân:
- Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
*Kết luận: Tại kinh thành Thăng Long, nhà lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa,...
* Hoạt động nhóm:
? Tại ao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?
? Tại sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
1. Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý:
- Lê Long Đĩnh lên làm vua, tính tình bạo ngược. Nhân dân oán hận.
- Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn lên làm vua.
2. Nhà Lý rời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long:
- Về vị trí địa lí: Đại La là trung tâm của đất nước.
- Về địa hình:Đại La ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
3. Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý:
- Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa..
4. Đạo Phật ở thời Lý rất phát triển.
- Đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta.
- Vì: 
+ Nhiều vua đã từng theo đạo Phật.
+ Nhân dân theo đạo Phật rất đông.
+ Rất nhiều chùa được xây dựng.
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức.
*Phương pháp: Thực hành.
*Thời gian: 10 phút. 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên giao việc:
+ Học sinh hoàn thành VBT.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh, Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Việc nhà Lý dời đô ra Thăng Long là một trong những sự kiện trọng đại của dân tộc ta. Đến nay Thăng Long vẫn là thủ đô của nước ta, đổi tên thành Hà Nội. Đến thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi, là trung tâm văn hóa của làng, xã......
4. Hoạt động vận dụng:
*Mục tiêu: Học sinh nghe kể chuyện về các nhân vật lịch sử và tên một số ngôi chùa thời Lý.
*Phương pháp: Kể chuyện.
*Thời gian: 8 phút.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem video kể chuyện về Lý Công Uẩn và giới thiệu một số ngôi chùa thời Lý.
- Học sinh lên giới thiệu những hiểu biết của em về chùa thời Lý và Lý Công Uẩn.
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài Hoạt động trải nghiệm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Biết cách sử dụng một số từ ngữ bổ sung cho động từ chỉ thời gian.
- Có kỹ năng sử dụng động từ chỉ thời gian hợp lí.
b. Năng lực văn học: 
- Dùng từ ngữ hình ảnh hay để đặt câu.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, từ điển.
- Học sinh: Từ điển, vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- Cho Học sinh chơi trò chơi Tôi là ai?:
+ Giáo viên đưa các từ để ghép thành câu: Bạn Lan quét nhà rất cẩn thận.
+ 6 Học sinh lên chơi, mỗi học sinh cầm thẻ 1 từ. Cả nhóm sắp xếp thành câu.
+ Quản trò gọi tên: Tôi là Danh từ. Các bạn cầm thẻ danh từ bước lên, ai bước lên sai bị phạt. Trò chơi tiếp tục.
- Giáo viên dẫn vào bài.
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: 	Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK. 
*Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn, trò chơi.
*Thời gian: 20 phút.
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm 4:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài: Gợi ý: 
+ Cần điền cho khớp, hợp nghĩa 3 từ vào 3 ô trống trong đoạn thơ.
+ Chú ý chọn đúng từ điền vào ô đầu tiên. Nếu điền từ sắp thì 2 từ đã và đang điền vào 2 ô trống còn lại có hợp nghĩa không? 
- Học sinh làm bài nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét - đánh giá. 
+ Tại sao chỗ trống thứ nhất điền từ đã ?
+ Vì sao chỗ trống thứ hai điền từ sắp? 
+ Vì sao chỗ trống thứ ba em điền từ 
 đang ? 
+ Những từ ngữ nào thường dùng bổ sung ý chỉ thời gian làm cho câu thêm rõ nghĩa?
*Kết luận: Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nó cho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hay đã hoàn thành rồi có tác dụng làm cho câu rõ nghĩa...
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài:
+ Nêu bài làm.
+ Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)? 
+ Nhận xét. 
+ Nêu tính khôi hài của truyện?
Bài tập 2: Chọn từ trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) điền vào chỗ trống?
a. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. 
b. Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều
Sốt ruột bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn.
+ ... Đã cho biết sự việc đã hoàn thành rồi.
+ Sắp cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra.
+ Đang cho biết sự việc đang diễn ra.
+ Đã, sẽ, đang, 
Bài tập 3: Gạch dưới từ chỉ thời gian dùng không đúng trong truyện vui sau, viết lại cho đúng:
- Một nhà bác học đang làm việc. 
- Bỗng người phục vụ bước vào.
- Nó đã đọc gì thế? + Thay đã bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng làm việc.
- Bỏ đang vì người phục vụ đi sâu vào phòng rồi mới nói nhỏ với giáo sư.
- Bỏ sẽ vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi.
+ Vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộm đọc sách gì? Ông nghĩ vào thư viện chỉ để đọc.
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ.
 *Phương pháp: Trò chơi.
*Thời gian: 8 phút.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. Tiếp sức.
- Học sinh chơi.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
*Kết luận : Chú ý dùng từ ngữ, hình ảnh hay, biện pháp so sánh nhân hóa để đặt câu.
- Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- Có kĩ năng vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân vào tính thuận tiện giá trị biểu thức.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
 - HS: SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (5 phút )
- HS chơi trò chơi: Xì điện
900 x 10 = 68000 : 10 =
123 x 100 = 420 : 10 =
32 x 1000 = 2000 : 1000 =
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
*Phương pháp: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm.
*Thời gian: 15 phút.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp: 
- GV ghi bảng biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
- 2 HS lên bảng tính, lớp nháp.
+ So sánh giá trị của hai biểu thức ?
- Các cặp biểu thức khác làm tương tự.
- GV treo bảng phụ bảng số như SGK. 
- 1 HS đọc bảng số.
- 3 HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x(b x c)
+ So sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x(b x c) khi a, b, c nhận các giá trị số cụ thể?
+ Khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào?
- HS phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân.
*Kết luận: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
1.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: 
a. Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức: 
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
Ta có : (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24
 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24
Vậy: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
b. So sánh giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x(b x c) trong bảng sau:
a
b
c
(a x b) x c
a x(b x c)
3
4
5
(3 x4) x 5= 6

3 x( 4 x 5) = 60
5
2
(5 x2) x 3 
= 30
5 x( 2 x 3) = 30
4
6
2
(4x6) x 2 = 48
4 x( 6 x 2) = 48
- Ta thấy giá trị của (a x b) x c và của a x(b x c) luôn luôn bằng nhau, ta viết:
 (a x b) x c = a x(b x c) 
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a x bx c như sau:
 a x b x c = (a x b) xc = a x(b x c)
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: Học sinh thực hành tính bằng 2 cách và tính nhanh.
*Phương pháp: Thực hành, làm mẫu.
*Thời gian: 15 phút. 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân: 
- HS đọc yêu cầu và phân tích mẫu.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm?
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi chéo vở kiểm tra.
+ Em dựa vào tính chất nào để làm bài? Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân?
*Kết luận: áp dụng quy tắc để tính được bằng 2 cách.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: Giải thích cách làm?
- Nhận xét đúng sai, thống nhất KQ.
+ Em dựa vào tính chất nào để làm bài? Nêu lại tính chất kết hợp và giao hoán của phép nhân?
*Kết luận: Vận dụng tính chất kết hợp để tính thuận tiện, tính dễ dàng và nhanh hơn.
Bài 1/ 61: Tính bằng hai cách (theo mẫu):
Mẫu: 2 x 5 x 4 = ?
Cách 1: 2 x 5 x 4
 = (2 x 5) x 4 
= 10 x 4 = 40
Cách 2 : 2 x 4 x 5 
= 2 x (5 x 4) 
= 2 x 20 = 40
a. 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5 ) x 3 = 20 x 3 = 60
 3 x 5 x 6 = ( 3 x 5) x 6 = 15 x 6 = 90
b. 5 x 2 x 7 = ( 5 x 2 ) x 7 = 10 x 7 = 70
 3 x 4 x 5 = ( 3 x 4 ) x 5 = 12 x 5 = 60
Bài 2/61: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a.13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) 2 
 = 13 x 10 
 = 130 
 5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 
 = 10 x 34 = 340 
b. 2 x 26 x 5 = ( 2 x 5 ) x 26
 = 10 x 26 = 260
 5 x 9 x 3 x 2 
= (5 x 2) x ( 9x 3 )
= 10 x 27 = 270
4. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn.
*Phương pháp: Thực hành.
*Thời gian: 3 phút. 
*Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- 1 HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bằng hai cách. 
- Chữa bài: Đọc bài làm, nhận xét đúng sai.
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
+ Bài tập củng cố KT và KN gì? (áp dụng tính chất kết hợp và giao hoán của phép nhân để giải các bài toán có lời văn bằng nhiều cách).
*Kết luận: Số HS của trường đó chính là giá trị của biểu thức 8 x 15 x 2, có hai cách tính giá trị của biểu thức này và đó chính là hai cách giải bài toán như trên.
Bài 3/61:
Có : 8 phòng học.
1 phòng : 15 bộ bàn ghế.
1 bộ : 2 học sinh.
Tất cả có :.......học sinh đang ngồi học?
Bài giải
Cách 1: 
Số bộ bàn ghế có tất cả là:
15 x 8 = 120 (bộ)
 Số học sinh có tất cả là:
 2 x 120 = 240 (học sinh)
 Đáp số: 240 học sinh.
Cách 2: 
Số học sinh của mỗi lớp là:
 2 x 15 = 30 (học sinh)
 Số học sinh của trường đó là:
 30 x 8 = 240 (học sinh)
 Đáp số: 240 học sinh
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KỂ CHUYỆN
BÀN CHÂN KỲ DIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bàn chân kì diệu.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Kể chuyện tự nhiên, tự tin.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Do hoàn cảnh khó khăn nào nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập tinh thần vươn lên của thầy Nguyễn Ngọc Kí.
3. Nội dung tích hợp:
- GD KNS: GD HS biết kiên trì, nhẫn lại, vượt lên mọi khó khăn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_ban_2_cot.doc