Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 (Bản 3 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 (Bản 3 cột)

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Trang 3)

 A. Mục tiêu

* Đọc được bài, b¬ước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). Hiểu nội dung bài: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Trả lời các câu hỏi1,2, 3 trong SGK.

 - Đọc rành mạch, trôi chảy. Trả lời đúng các câu hỏi trong bài.

- Đọc 1 đoạn. Nhắc lại đ¬ược nội dung ý nghĩa.

 - HS đọc đánh vần được một vài câu trong bài.

* GDKNS: thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.

B. Chuẩn bị

 1. GV: GA, SGK, Tranh minh hoạ SGK

 

doc 49 trang xuanhoa 11/08/2022 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018
TIẾT 1: CHÀO CỜ CHÀO CỜ TUẦN 1
TIẾT 2: TẬP ĐỌC 
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Trang 3)
 A. Mục tiêu
* Đọc được bài, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). Hiểu nội dung bài: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Trả lời các câu hỏi1,2, 3 trong SGK. 
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy. Trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
- Đọc 1 đoạn. Nhắc lại được nội dung ý nghĩa.
 	- HS đọc đánh vần được một vài câu trong bài.
* GDKNS: thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân. 
B. Chuẩn bị 
 1. GV: GA, SGK, Tranh minh hoạ SGK	
 	2. HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1p
4p
1p
10p
12p
10p
2p
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét 
III. Bài mới
 1.Giới thiệu bài
- GT chủ điểm
- GT bài - ghi đầu bài lên bảng
 2. Luyện đọc
- Yêu cầu 1HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 GV kết hợp sửa lỗi phát âm. 
- GV ghi bảng từ khó. Gọi HS đọc từ khó
- HS luyện đọc nối tiếp lần 2. Kết hợp nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- GV tổ chức thi đọc giữa các cặp
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV đọc mẫu bài
 3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh NTN?
+ Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
- GV nhận xét, ghi tiểu kết đoạn1
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- GV nhận xét, ghi tiểu kết đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
+ GV giải thích từ : Thui thủi
+ Những lời nói cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của của Dế Mèn?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
- GV nhận xét, ghi bảng.
*GDKNS:
- Em thấy ở nhân vật Dế Mèn có đức tính gì tốt đẹp mà chúng ta cần học hỏi?
- GV nhận xét
- Đoạn trích này ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét, ghi ý nghĩa lên bảng
 4. Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2: đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng ở các từ thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò : gầy yếu quá, mới lột, mỏng, ngắn chùn chùn 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét, tuyên dương
IV. Củng cố dặn dò
- GV củng cố nội dung bài
- HD học ở nhà
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài: Mẹ ốm.
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp hát
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc 
- Chia 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến đá cuội.
+ Đoạn 2 : Từ Chị đến vẫn khóc.
+ Đoạn 3 : Còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc
- 3 HS đọc nối tiếp
- 3HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- Đại diện các cặp thi đọc
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
+ Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
+ HS đọc theo yêu cầu
- 1HS đọc
- HS thảo luận và TLCH
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu,chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
+ Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
- HS theo dõi
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
+ Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ đường đe bắt chị ăn thịt.
+ Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dứt khoát mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm.
+ Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ, che chở: dắt Nhà Trò đi.
+ Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. 
- Tấm lòng nghĩa hiệp, cảm thông với hoàn cảnh của người khác 
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
- HS nhắc lại, ghi vào vở 
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc diễn cảm
- Mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc
- HS lắng nghe
TIẾT 3: TOÁN 
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Trang 3)
A. Mục tiêu
* Đọc, viết được các số đến 100 000. Biết phân tích cấu tạo số. Làm bài tập1,2, Bài 3(a: viết được 2 số; b: dòng1).
- Làm thêm BT4 (hình 1)
- Làm bài tập 1;2 (GV hướng dẫn)
	- Làm BT1 (GV hướng dẫn)
B. Chuẩn bị
1.GV: GA, SGK, bảng lớp kẻ sẵn BT2
2.HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
1p
10p
22p
2p
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh. 
- Giới thiệu chương trình môn toán lớp 4
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
- GV GT bài + ghi đầu bài lên bảng
 2. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 
- GVHD HS cách đọc và viết số lần lượt:
+ 83 251
+ 83 001 
+ 80 201
+ 80 001
- GV hỏi:
+ Hai hàng liền kề có quan hệ với nhau như thế nào?
+ Hãy nêu các số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, tròn chục nghìn 
- GV củng cố lại ND
 3. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS làm BT
a.Viết số thích hợp vào các vạch của tia số.
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b.Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS làm bài vào phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày phiếu đã làm xong của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn mẫu
a. Viết các số thành tổng các trăm, các chục, các nghìn, đơn vị 
M: 8732 = 8000 + 7000 + 20 + 3
b. Viết tổng các trăm, chục, nghìn thành số.
M: 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232
- Yêu cầu HS làm BT
- GV yêu cầu HSNX và chữa bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài
*Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS tính chu vi
- Yêu cầu HS làm BT
- GV nhận xét, chữa bài
III. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố nội dung bài
- HD học ở nhà: Làm BT trong VBT.
- Chuẩn bị bài học sau
- Nhận xét tiết học
- HS để đồ dùng, sách vở lên bàn
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc số và viết số
+ Tám mươi ba nghìn , hai trăm năm mươi mốt.
+ Tám mươi ba nghìn, không trăm linh một.
+ Tám mươi nghìn, hai trăm linh một.
+ Tám mươi nghìn không trăm linh một.
- HS nêu:
+ 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục.
+ 10 000 ; 100 000 ; 10 ; 100 .
+ 10 ; 100 ; 10 000 ; 100 000 .
+ 30 ; 300 ; 3 000 ; 30 000 .
- 1HS nêu yêu cầu 
- HS theo dõi
+ Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn.
+ Hơn kém nhau 10 000 đơn vị 
+ Hơn kém nhau 1 000 đơn vị
- 2HS làm bài trên bảng, lớp làm BT vào vở
a, 0; 10 000; 20 000; 30 000; 
40 000; 50 000; 60 000.
b, 36 000 ; 37 000 ; 38 000 ; 
39 000 ; 40 000 ; 41 000 ; 42 000
- HS chữa bài vào vở
- 1HS nêu yêu cầu
- HS phân tích mẫu
- HS làm bài vào phiếu học tập theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày
Viết số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
42571
4
2
5
7
1
63850
6
3
8
5
0
91907
9
1
9
0
7
16212
1
6
2
1
2
8105
8
1
0
5
70008
7
0
0
0
8
- HS chữa bài vào vở.
- 1HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi
- 2HS lên bảng, lớp làm BT vào vở
a, 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
 3082 = 3000 + 80 + 2
 b,7000 + 3000 + 50 + 1 = 7351
 6000 + 200 + 30 = 6230
- HS chữa bài vào vở
- 1HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi
- 1HS lên bảng, lớp làm BT vào vở
Chu vi của hình ABCD là:
+ 3 + 4 + 6 = 17cm
- HS lắng nghe
TIẾT 4: KHOA HỌC
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
A. Mục tiêu 
* Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
- Nắm chắc ND kiến thức bài, trả lời đúng các câu hỏi SGK.
	- Nêu được một số yếu tố cần cho sự sống của con người.
	- Nhắc lại được một yếu tố cần cho sự sống của con người.
*GDMT: Cung cấp cho hs những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em.môi trường sống của con người. Vai trò của các yếu tố con người cần để duy trì sự sống.
B. Chuẩn bị
 	1.GV: GA, SGK
 	2.HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2p
1p
10p
10p
10p
2p
I. Giới thiệu chương trình
- Yêu cầu HS đọc tên sách giáo khoa.
- GV giới thiệu chương trình môn học 
II. Dạy học bài mới 
Giới thiệu bài
- GT bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Hoạt động 1: Con người cần gì để sống ? 
a.Mục tiêu: HS liệt kê được những gì cần có trong cuộc sống của mình.
b.Cách tiến hành: 
* Thảo luận theo nhóm. 
- GV chia nhóm (4 học sinh)
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh minh họa, thảo luận và TLCH: Con người cần những gì để duy trì sự sống ? 
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét kết luận: con người cần rất nhiều yếu tố để duy trì sự sống.
* Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS nhịn thở (bịt mũi) 
- GV nêu câu hỏi: 
+ Khi nhịn thở em thấy thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không? 
+ Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống thì em thấy thế nào? 
- GV nhận xét
c.Kết luận: 
- GV kết luận: con người không thể nhịn thở được quá 3 phút, không nhịn uống nước được quá 3 - 4 ngày, cũng không thể nhịn ăn 28 - 30 ngày.
 3. Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. 
a.Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.
b. Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 5 và TLCH:
+ Giống như động vật, thực vật, con người cần gì để sống ? 
+ Hơn hẳn động vật và thực vật, con người cần gì để sống ? 
+ Nếu con người không có tình cảm gia đình, không được đến trường, không có những nơi vui chơi, giải trí thì sẽ thế nào?
- GV nhận xét
c.Kết luận: 
- GV kết luận: Con người cần những điều kiện vật chất như: điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội 
 4.Hoạt động 3: Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
a.Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học 
b.Cách tiến hành. 
- Giới thiệu trò chơi và phổ biến cách chơi.
- GV nêu các tình huống:
+ Khi đi du lịch cần mang những thứ gì hãy viết vào túi?
+ Vì sao ta phải mang những thứ đó? 
- Nhận xét, tuyên dương.
* GDMT: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện cần để duy trì sự sống?
- Giáo viên kết luận, liên hệ
III. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố ND bài học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- HS đọc.
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS tự chia nhóm 
- Các nhóm thảo luận và TLCH
- Các nhóm trình bày: 
+ Tranh 1: Con người cần phải có không khí để thở, ánh sáng mặt trời.
+ Tranh 2: Con người cần có thức ăn, nước uống.
- Nhóm nhận xét bổ sung, ý kiến.
- HS thực hiện bịt mũi nhịn thở.
- HS trả lời: 
+ Thấy khó chịu và không thể nhịn lâu hơn được nữa
+ Thấy khát, đói.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và TLCH
+ Không khí, ánh sáng, thức ăn, nước uống để duy trì sự sống
+ Nhà ở, ti vi, tình cảm gia đình, được đi học, được quan tâm, chăm sóc khi bị bệnh, có thầy cô, bạn bè, quần áo mặc, lễ hội vui chơi, xe cộ, các trò chơi giải trí 
 + Thấy cô đơn, buồn, tẻ nhạt, con người sẽ không có hiểu biết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi:
+ Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn, uống quá lâu được.
+ Mang đài để nghe dự báo thời tiết. Mang đèn pin để soi khi trời tối. Mang quàn áo để thay đổ...
- Cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và các công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
- HS lắng nghe
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
A. Mục tiêu
* Nêu được một số biểu hiện trung thực trong học tập. Biết được: Trung thực trong học tập giúp ta học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. Có thái độ hành vi trung thực trong học tập.
- Nắm chắc ND kiến thức bài, vận dụng thực tế để bản thân tiến bộ.
- Nhắc lại được một số biểu hiện trung thực trong học tập. 
* GDKNS: Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân, bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập, làm chủ bản thân trong học tập.
* GDTTHCM: Biết tự liên hệ trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy. 
* HĐTN: HS bày tỏ thái độ của mình về trung thực trong học tập.
B. Chuẩn bị
	1.GV: GA, SGK
	2. HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
1p
9p
9p
9p
2p
I. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lấy sách vở, đồ dùng học tập bộ môn để kiểm tra.
- GV nhắc nhở những điều cần thiết khi học môn đạo đức.
II. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học, ghi đầu bài lên bảng
 2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
- YC các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm.
- GV nhận xét
- GV nêu câu hỏi:
+ Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện trung thực?
+ Trong học tập, chúng ta có cần phải trung thực không?
- GV nhận xét, kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải luôn trung thực 
 3.Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (BT1)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 
- Yêu cầu HS thảo luận, trao đổi theo cặp thực hiện BT1
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- GV hỏi: 
+ Trong học tập, vì sao phải trung thực?
+ Khi trung thực trong học tập mọi người sẽ đối xử với chúng ta như thế nào?
+ Nếu chúng ta gian trá chúng ta có tiến bộ không?
- GV nhận xét, kết luận: Trung thực trong học tập sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến.
 4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT2)
- Gọi HS nêu yêu cầu BT2
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lựa chọn ý kiến đúng sai.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
*HĐTN 
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà cho là trung thực trong học tập?
+ Tại sao cần phải trung thực trong học tập? Việc không trung thực sẽ dẫn đến chuyện gì?
- GV nhận xét 
* GDTTHCM: Giáo dục HS học tập và làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
III. Củng cố - dặn dò 
- GV củng cố nội dung bài
- HD học ở nhà
- Nhận xét tiết học
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS quan sát tranh và đọc tình huống trong SGK 
- HS thảo luận theo nhóm và TLCH
- Các nhóm lần lượt trình bày
+ Bạn Long sẽ nhận lỗi với cô giáo và các bạn.
+ Bạn Long sẽ nói giối là để quên tranh, ảnh ở nhà.
+ Bạn Long sẽ mượn của các bạn khác và nói là tranh của mình đã sưu tầm.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận đưa ra các cách giải quyết.
+ HS lựa chọn theo ý kiến cá nhân
+ Hành động Long nhận lỗi với cô giáo và các bạn thể hiện tính trung thực.
+ Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- HS trao đổi theo cặp
+ Việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập: b, c.
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
+ Vì trung thực trong học tập sẽ giúp chúng ta tiến bộ, đạt kết quả học tập tốt.
+ Trung thực trong học tập để bạn bè, thầy cô và mọi người tin yêu, quý mến.
+ Nếu gian trá chúng ta sẽ không tiến bộ được.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- Các nhóm thảo luận, lựa chọn và giải thích lý do lựa chọn của mình.
+ ý kiến b, c là đúng
+ ý kiến a là sai.
- HS trả lời
+ Không chép bài của bạn; Bị điểm thấp không nói dối bố mẹ; Không cho bạn chép bài; không quay cóp trong giờ kiểm tra 
+ Trung thực trong học tập giúp học tập tiến bộ, mọi người tin yêu, quý mến. 
Không trung thực trong học tập sẽ không tiến bộ, thầy cô, bạn bè không tin tưởng. 
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS lắng nghe
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018
TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) 
(Trang 4)
A. Mục tiêu
* Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. Biết so sánh, xếpthứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. Làm các bài tập1(cột 1), 2(a), 3(dòng1,2), 4(b). 
- Thực hiện thành thạo các phép tính trong phạm vi 100 000. Làm BT 5(a)
- Làm được bài 1(cột 1), bài 2(a).
- Làm BT1 (GV hướng dẫn)
B. Chuẩn bị 
	1.GV: GA, SGK
	2.HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
1p
32p
2p
I. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết số và phân tích số đó thành tổng:
+ Bảy mươi hai nghìn, sáu trăm bốn mươi mốt.
+ Chín nghìn, năm trăm mười.
+ Viết số lớn nhất có 4 chữ số.
- GV nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
 1.Giới thiệu bài
- GV ghi đầu bài lên bảng
 2. Thực hành 
* Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT1 
- GV hướng dẫn HS tính nhẩm
- Yêu cầu mỗi HS tính nhẩm 1 phép tính trong bài.
- GV nhận xét, chữa bài 
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu BT1
- GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện tính
- Yêu cầu HS làm BT
- GV nhận xét và chữa bài.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS so sánh và điền dấu thích hợp.
- Yêu cầu HS làm BT 
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Yêu cầu HS làm BT
- GV nhận xét, chữa bài.
 * Bài 5:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Yêu cầu HS làm BT
- GV nhận xét, chữa bài
III. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố nội dung bài
- HD học ở nhà: Làm BT trong VBT
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- 3HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
+72 641= 70000+2000+ 600+40+1
+ 9 510 = 9000 + 500 + 10
+ 9 999 = 9000 + 900 + 90 + 9
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1HS nêu yêu cầu BT
- HS theo dõi
- HS lần lượt nêu
7 000 + 2 000 = 9 000
9 000 – 3 000 = 6 000
8 000 : 2 = 4 000
3 000 x 2 = 6 000
 - HS chữa bài vào vở.
- 1HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi
- 4HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính, lớp làm BT vào vở 
+
 4637
-
7035
 8245
2316
12882
4719
x
 325
25968
3
 3
 19
8656
 975
 16
 18
 0
- 1HS nêu yêu cầu BT
- HS theo dõi
- 2HS lên bảng, lớp làm BT vào vở
4327 > 3742 
5870 > 5890 
28 676 = 28 676
97 321 < 97 400
- HS nêu yêu cầu BT
- HS theo dõi
- 1HS lên bảng, lớp làm BT vào vở
78; 82 697; 79 862; 62 978
- 1HS nêu yêu cầu BT
- HS theo dõi
- 1HS lên bảng làm BT
Mua 5 cái bát hết số tiền là:
2500 x 5 = 12500 (đồng)
Mua 2kg đường hết số tiền là:
6400 x 2 = 12800 (đồng)
Mua 2kg thịt hết số tiền là:
35000 x 2 = 70000 (đồng)
- HS lắng nghe
TIẾT 2: THỂ DỤC (GV CHUYÊN)
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG (Trang 6)
A. Mục tiêu 
* Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng(âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ. Điền được các bộ phận cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
- Nắm chắc được cấu tạo của tiếng, làm đúng các BT.
	- Bước đầu nắm được cấu tạo của tiếng. Làm BT1(GV hướng dẫn)
- Đọc ND ghi nhớ, đọc yêu cầu bài tập 1
* HĐTN: HS lấy ví dụ về các tiếng và phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng đó.
B. Chuẩn bị 
	1.GV: GA, SGK, Bảng BT1
	2.HS: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy - học 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2p
1p
15p
2p
13p
2p
I. Kiểm tra bài cũ
- KT đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học, ghi đầu bài lên bảng
 2. Nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc câu tục ngữ
- GV ghi câu thơ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- GV yêu cầu HS:
+ Đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?
+ Đếm thành tiếng từng dòng thơ?
+ Đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng: bầu.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi lại cách đánh vần.
- GV ghi vào sơ đồ:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Bầu
b
âu
huyền
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Tiếng “bầu” gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
- GV kết luận: Tiếng bầu gồm 3 bộ phận âm đầu, vần và thanh.
- Yêu cầu phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. Mỗi nhóm phân tích 1 - 2 tiếng.
- GV kẻ bảng lớp, gọi HS lên bảng chữa.
- GV nêu câu hỏi:
+ Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
+ Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
+ Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu?
- GV kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết.
 3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ (SGK – tr 7)
 4. Luyện tập
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Yêu cầu HS làm bài theo tổ
- GV nhận xét, chữa bài
* HĐTN:
- GV yêu cầu HS lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo của tiếng đó.
- GV nhận xét
III. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố ND bài học
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- HS để đồ dùng lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1HS đọc 
- HS trả lời:
+ Câu tục ngữ có 14 tiếng.
+ Dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng.
+ HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần.
- HS ghi trên bảng:
b - âu - bâu - huyền - bầu
- HS quan sát.
- HS thảo luận và TLCH:
+ Tiếng “bầu” gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- HS thực hiện phân tích
- HS lần lượt lên bảng điền, lớp điền vào VBT
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
Thương
th
ương
ngang
Lấy
l
ây
Sắc
Bí
b
i
Sắc
Cùng
c
ung
Huyền
Tuy
t
uy
ngang
Rằng
r
ăng
Huyền
Khác
kh
ac
Sắc
Giống
gi
ông
Sắc
Nhưng
nh
ưng
ngang
Chung
ch
ung
ngang
Một 
m
ôt
Nặng
Giàn
gi
an
Huyền
- HS trả lời:
+ Tiếng do âm đầu, vần và thanh tạo thành.
+ Các tiếng có đủ các bộ phận: Thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
+ Tiếng “ơi” chỉ có phần vần và thanh không có âm đầu.
+ Trong tiếng bộ phận vần và thanh không thể thiếu, bộ phận âm đầu có thể thiếu.
- HS đọc ghi nhớ
- 1HS đọc yêu cầu BT
- HS theo dõi
- Đại diện các tổ lên bảng làm bài
Tiếng
Âm
Đầu
Vần
Thanh
điều
đ
iêu
huyền
phủ
ph
u
hỏi
lấy
l
ây
sắc
giá
gi
a
sắc
gương
g
ương
ngang
người
ng
ươi
huyền
trong
tr
ong
ngang
một
m
ôt
nặng
nước
n
ươc
sắc
phải
ph
ai
hỏi
thương
th
ương
ngang
nhau
nh
au
ngang
cùng
c
ung
huyền
- HS lần lượt trả lời
- HS lắng nghe
TIẾT 4: ÂM NHẠC (GV CHUYÊN)
TIẾT 5: CHÍNH TẢ
(NGHE - VIẾT) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU L/N
(Trang 5)
A. Mục tiêu 
* Nghe - viết và trình bày đúng đoạn chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT2(a).
- Viết đúng, đẹp, sạch sẽ. Làm đúng bài tập chính tả.
- Nghe - viết được đoạn chính tả mắc ít lỗi.
- Chép được đoạn chính tả.
* HĐTN: HS tìm những từ bắt đầu bằng l hoặc n
B. Chuẩn bị 
	1. GV: GA, SGK
	2. HS: SGK, vở CT, VBT
C. Các hoạt động dạy - học	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2p
1p
25p
10p
2p
I. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của HS
- GV nhận xét
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học, ghi đầu bài lên bảng
 2. Hướng dẫn viết chính tả
* Tìm hiểu nội dung bài viết
- Yêu cầu HS đọc đoạn viết
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung
+ Đoạn trích cho em biết điều gì?
- GV nhận xét
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó trong đoạn chính tả
- HS luyện viết từ khó
- GV nhận xét, sửa sai
 * Viết chính tả
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài 
- GV hướng dẫn chung: cách viết, tư thế ngồi viết.
- GV đọc chậm từng câu cho HS viết bài 
- GV quan sát, uốn nắn HS viết bài
* Soát lối và chấm bài
- GV đọc lại bài cho soát bài, chữa lỗi
- Thu 4- 5 vở chấm
- GV nhận xét chung
- Chữa lỗi HS mắc phải trong đoạn chính tả.
 3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2a:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS làm BT
- Yêu cầu HS làm bài tập 
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
* HĐTN:
- Yêu cầu HS tìm các tiếng bắt đầu bằng âm l hoặc n.
- GV nhận xét
III. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố ND bài học
- HD học ở nhà, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- HS để đồ dùng học tập lên bàn.
- HS ghi đầu bài
- 1HS đọc đoạn viết, lớp theo dõi
- HS trả lời
+ Đoạn trích cho em biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò và hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò.
- HS nêu từ khó: cỏ xước, gục, chùn chùn, 
- 1HS lên bảng, lớp viết vào nháp
- HS nêu
+ Viết hoa tên riêng: Nhà Trò.
+ Viết hết đoạn 1 phải xuống dòng.
+ Chữ đầu mỗi đoạn viết hoa và lui vào 1 ô.
- HS nghe - viết bài
- HS soát lại bài, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
- HS mang vở lên chấm 
- HS lắng nghe
- 1HS nêu yêu cầu BT
- HS theo dõi
- HS lần lượt lên bảng điền, lớp làm trong VBT
(1) lẫn (5) lông
(2) nở (6) lòa
(3) lẳn (7) làm
(4) nịch
- HS nhận xét
- HS chữa bài
- HS lần lượt nêu
- HS lắng nghe
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018
TIẾT 1: TẬP ĐỌC 
MẸ ỐM (Trang 9)
A. Mục tiêu	
* Đọc được bài; bước đầu biết đọc diễn cảm1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Hiểu nội dung bài, trả lời được các câu hỏi1,2,3; thuộc 1khổ thơ trong bài.
- Đọc bài rành mạch, trôi trảy. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
- Đọc chậm được bài tập đọc. Trả lời CH1.
- Đánh vần chậm được 1 khổ thơ.
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.
B. Chuẩn bị
 1. GV: SGK, bảng lớp ghi phần ND	
 	2. HS: Sách vở môn học
C. Các hoạt động dạy - học 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1p
4p
1p
10p
12p
10p
2p
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” và trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
+ Những chi tiết thể hiện tấm long nghĩa hiệp của Dế Mèn?
+ Nhắc lại nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, đánh giá
III. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
 2.Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV yêu cầu chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS: bấy nay, đau buốt, diễn kịch, quanh 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và kết hợp nêu từ chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc giữa các cặp
-Yêu cầu HS nhận xét
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
 3.Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 ; 2 và trả lời câu hỏi: 
+ Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn 1? 
- GV: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa lúc còn nhỏ.
+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì :
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay.
 Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. 
+ Em hiểu thế nào là : lặn trong đời mẹ?
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và TLCH:
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?
+ Những việc làm đó cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5 và TLCH:
+ Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
+ Bạn nhỏ đã làm gì để mẹ vui?
- GV giải thích từ “vai chèo”
- Yêu cầu HS đọc đoạn 6 và TLCH
+ Bạn nhỏ mong điều gì?
+ Bạn nhỏ thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình?
+ Bài thơ trên thể hiện điều gì?
- GV nhận xét, ghi ý nghĩa lên bảng
 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 10 dòng thơ đầu
+ Đọc với giọng chậm rãi, tình cảm.
+ Nhấn giọng ở các từ: mọi hôm, vui chơi, nói cười, gấp lại, 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố - dặn dò
- GV củng cố ND bài học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- HS hát.
- 3HS thực hiện đọc và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS chia đoạn: Chia thành 6 khổ thơ.
- 6HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 6HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- 1HS nêu chú giải SGK: cơi trầu, y sĩ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Đại diện 2 nhóm thi đọc
- HS nhận xét bạn đọc
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Mọi hôm mẹ vẫn vui vẻ nhưng hôm nay mẹ không cười nói được vì mẹ bị ốm.
- Lắng nghe
+ Những câu thơ trên muốn nói rằng: mẹ ốm nên lá trầu để khô không ăn được, Truyện Kiều khép lại vì mẹ mệt không đọc được, mẹ ốm nên ruộng vườn không ai cuốc cày sớm trưa.
+ Lặn trong đời mẹ: những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ, bây giờ đã làm mẹ ốm.
- HS đọc và TLCH:
+ Mọi người đến thăm hỏi, mang cho mẹ rất nhiều thứ: người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào tiêm cho mẹ 
+ Những việc làm đó cho biết tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy lòng nhân ái.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Chi tiết: Nắng mưa từ những ngày xưa. Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả đó còn in hằn trên khuôn mặt, dáng người của mẹ.
 + Bạn không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch..
- HS đọc và trả lời
+ Mong mẹ khỏe dần dần, ăn ngon miệng, đêm ngủ say, rồi đọc sách và ra ruộng vườn cấy cày Mẹ sẽ khỏe lại và làm những công việc hàng ngày.
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: “Mẹ là đất nước tháng ngày của con”
+ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ.
- HS nhắc lại và ghi vào vở .
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2: TOÁN 
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Trang 5)
A. Mục tiêu 
* Tính nhẩm,thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với(cho)số có một chữ số.Tính được giá trị của biểu thức. Làm bài tập 1; 2(b); 3(a,b).
- Tính nhẩm nhanh, thực hiện các phép tính thành thạo. Làm thêm BT5
- Làm bài tập 1; 2(b)
- Thực hiện tính được một số phép tính(BT1)
B. Chuẩn bị
	1. GV: GA, SGK
	2. HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
1p
32p
2p
I. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS làm bài tập: 
4162 x 4
18468 : 4
- GV nhận xét, đánh giá
II. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
 2. Thực hành
* Bài 1:
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_ban_3_cot.doc