Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Tập đọc

Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

 - Đọc đúng các từ ngữ có trong bài. Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc dành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật

( Nhà Trò, Dế Mèn ) .

 - Giáo dục các em biết yêu thương giúp đỡ mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn.

 - Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

doc 38 trang xuanhoa 11/08/2022 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
Buổi sáng:
Tiết 1: 
Chào cờ
 Tập trung toàn trường
Tập đọc
Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
 - Đọc đúng các từ ngữ có trong bài. Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc dành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật 
( Nhà Trò, Dế Mèn ) .
 - Giáo dục các em biết yêu thương giúp đỡ mọi người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 - Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Máy chiếu giới thiệu bài (nội dung bài)
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi của giáo viên nêu
+ GV nhận xét, đánh giá
- Cho HS quan sát máy chiếu
2. Khám phá và luyện tập
 2.1. Hướng dẫn luyện đọc
 - Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
 - Tóm tắt ND bài và HD giọng đọc chung.
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
 - GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV đọc diễn cảm cả bài
 2.2: Tìm hiểu bài
 + Đoạn 1: "4 dòng đầu”.Cho HS đọc thầm - Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
GV giảng:“ sừng sững”: là dáng một vật to lớn, đứng chắn ngang tầm nhìn.
 “ lủng củng” : là lộn xộn, nhiều, không có trật tự ngăn nắp, dễ đụng chạm.
- Qua hình ảnh trên cho ta thấy điều gì? 
+ Đoạn 2: "6 dòng tiếp theo”.Cho HS đọc thầm đoạn 2.
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
- Dế Mèn đó dùng những lời lẽ nào để ra oai ?
 * GD HS biết thể hiện sự thông cảm với mọi người và biết xác định giá trị của mọi người. 
+ Đoạn 3:" phần còn lại”.
- Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đó hành động như thế nào? 
 - YCHS đọc lướt toàn bài sau đó đọc câu hỏi 4 trong SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý gắn bảng phụ ghi nội dung
 2.3 Luyện đọc diễn cảm.
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
 - GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
 - Thi đọc trước lớp, chọn danh hiệu cho Dế Mèn (Hiệp sĩ)
 - Bổ sung, đánh giá.
3. Vận dụng
- Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
 - GV nhận xét giờ học, GDHS. Chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình.
- HS thực hiện theo YC. Lớp bổ sung.
- Quan sát, nêu ND tranh
- HS đọc bài,lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Theo dõi
- Nối tiếp nhau đọc bài.
- Theo dõi.
- HS đọc đoạn nối tiếp 2 lượt
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
- Đại diện một số nhóm đọc, lớp nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 bọn nhện chăng tơ từ bên nọ sang bên kia đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá lủng củng những nhện là nhện rất hung dữ)
- Theo dõi
- Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
- HS đọc thầm đoạn 2
 Dế Mèn chủ động hỏi : Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Thấy vị chúa trùm nhà nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
 lời lẽ thách thức”Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.”
- Đọc thầm đoạn 3
 Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ, không quân tử rất đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng.
 chúng sợ hãi, cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.
- HS đọc thầm bài, thảo luận, nêu ý kiến.
- 2 em đọc
- HS thực hiện, lớp nhận xét 
- HS theo dõi
- Nghe.
- HS thực hiện
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
- HS nêu
Thực hiện yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 6: Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu:
 - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề: 10 đv =1 chục, 10chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
 - Đọc, viết chính xác các số có 6 chữ số.
 - Các em có ý thức tự giác học tập.
 - Phát triển năng lực tư duy, ngôn ngữ, suy luận.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Máy chiếu Khám phá
 - HS: Bảng con ( khởi động)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động
- Viết các số sau : Mười hai nghìn không trăm linh sáu; Ba mươi tư nghìn năm trăm linh một
- Nhận xét – sửa chữa - đánh giá.
+ Giới thiệu bài	
2. Khám phá
2.1.Dùng máy chiếu cho HS ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.:
- Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
1 đơn vị : 1; 1 chục : 10; 1 trăm : 100
 2.2 Giới thiệu số có 6 chữ số.
- GV giới thiệu : Dùng máy chiếu
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.
1 trăm nghìn viết 100 000
 2.3 Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 
chữ số.
 Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 theo cặp. (Hoàn thành phần còn trống trong SGK).
- Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét và sửa bài.
* Chốt lại kiến thức cần ghi nhớ
3. Luyện tập
 Bài 1. Viết theo mẫu
- Cho HS quan sát bảng mẫu SGK
- YC làm ý b vào SGK
Bổ sung, kết luận:
+ Số: 523 453
+ Đọc: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi ba.
 Bài 2: Viết theo mẫu 
- Giao nhiệm vụ
* Kết luận, khắc sâu cách đọc viết số có 6 chữ số.
Bài 3: Đọc các số 
- Gọi HS lần lượt đứng lên đọc số.
*Bổ sung, khắc sâu cách đọc số có 5, 6 chữ số.
 Bài 4a, b: Viết các số.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở (HS nhanh làm thêm ý c,d ra nháp )
 Kết luận, chữa bài
4. Vận dụng
 - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập .
HS thực hiện vào bảng con
Theo dõi
- Quan sát, HS nêu.
Từng em nêu.
- Lắng nghe. Nhắc lại
- Quan sát.
Thực hiện theo cặp.
- Báo cáo kết quả
- Đọc yêu cầu bài
- Quan sát
- HS đọc kết quả
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc yêu cầu bài, quan sát mẫu SGK
- 3HS lên bảng làm, lớp làm vào SGK
Nhận xét, nêu giá trị của một số các chữ số trong một số bất kì.
- Nghe
- 1 em nêu yêu cầu
- HS đọc nối tiếp nhau.
- Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở
Nhận xét
Kết quả: a. 63 115; b.723 936; 
 c. 943 103; d.860 372.
- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe
- Thực hiện theo yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Tiếng anh
Đồng chí Hợp dạy
_______________________________________
Buổi chiều:
Khoa học
Tiết 3: Trao đổi chất ở người (tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. 
 - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết.
 - Nắm chắc sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
 - HS ý thức học tập bộ môn.
 - Phát triển năng lực tư duy, suy luận.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Máy chiếu ( HĐ 1)
 - HS : VBT
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Trao đổi chất là gì?
- Con người, thực vật và động vật sống được là nhờ những gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Giới thiệu bài, ghi đề.
2.Khám phá- luyện tập
*Hoạt động1: Những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người.
 Bước 1:
- Cho HS quan sát máy chiếu và nêu tên các cơ quan có chức năng trao đổi chất.
- GV YC HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thiện bài tập 1( VBT tr 7).
Bước 2:
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung.
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
- Dựa vào kết quả ở bảng nhóm. Yêu cầu HS mở SGK và trả lời câu hỏi.
- Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường? Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể? 
Kết luận: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng ( hấp thụ được từ cơ quan tiêu hóa ) và ô-xi ( hấp thụ được từ phổi ) tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài.
*Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
* Cách tiến hành :
- YC học sinh điền vào chỗ trong sơ đồ. (VBT)
 - Hằng ngày cơ thể phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể thực hiện được?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
Kết luận: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện. Nếu một trong các cơ quan tiêu hoá, hô hấp tuần hoàn, bài tiết ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết.
3. Vận dụng 
- Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài : Các chất dinh dưỡng .
- HS nêu, lớp bổ sung.
- Nghe
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- HS quan sát, nối tiếp nêu.
- Nhóm 4 em thảo luận theo yêu cầu của GV, sau đó lần lượt trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 - Nghe, vài em nhắc lại.
- Mở sách và trả lời câu hỏi.
* Những biểu hiện:
- Trao đổi khí : Do cơ quan hô hấp thực hiện : lấy ô- xi; thải ra khi các-bô-nic.
- Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện lấy nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; thải ra chất cặn bó.
- Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu (thải ra nước tiểu) và da ( thải ra mồ hôi).
- HS nêu
- Nghe
- Làm bài theo nhóm đôi
- HS trả lời
- HS trả lời
 - Nghe
- 2,3 HS đọc, lớp theo dõi.
- Nghe
- Thực hiện theo yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 1: Trung thực trong học tập ( tiết 2)
I. Mục tiêu 
 - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. 
 - Biết quý trọng những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
 - Phát triển năng lực làm chủ trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV : Bảng nhóm ( HĐ 1)
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
- Tại sao cần phải trung thực trong học tập?
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Giới thiệu bài – Ghi bài .
2.Khám phá
 *Hoạt động1 : Kể tên những việc làm đúng sai
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 6 vào bảng nhóm.Yêu cầu các học sinh trong nhóm lần lượt nêu tên ba hành động trung thực, ba hành động không trung thực.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng, đại diện các nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét bổ sung.
- GV kết luận : Trong học tập chúng ta cần phải trung thực, thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí.
 *Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em tìm cách xử lí cho mọi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó ở bài tập 3 SGK.
- Mời đại diện các nhóm trả lời 3 tình huống và giải thích vì sao lại xử lí như thế.
- GV tóm tắt các cách giải quyết 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 3. Luyện tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4 trong SGK.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân . 
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
- Qua các mẩu chuyện bạn kể các em học tập được gì ?
- Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
* GD cho HS về sự trung thực trong học tập, bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập, làm chủ trong học tập.
4. Vận dụng 
- Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
- Chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập.
- 2,3 HS trả lời. Lớp bổ sung 
- Theo dõi
- HS làm việc theo nhóm, thư kí nhóm ghi lại kết quả.
- Các nhóm báo cáo kết quả .
 Nhận xét.
- Học sinh lắng nghe, nhắc lại.
- Thảo luận nhóm 2 .
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét.
- HS theo dõi.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Làm việc cá nhân 
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
- Học sinh trả lời
- HS nêu.
- 1 học sinh nhắc lại
- 2,3 học sinh trả lời
Thực hiện theo YC.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
Thể dục
Tiết 3: Quay Phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng
Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh”
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh “.
 - Dàn hàng dồn hàng nhanh , động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật, đều đẹp đúng với khẩu lệnh.
 - Có ý thức tự giác trong giờ học.
 - Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II/ Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập luyện. 
- Phương tiện: Gv chuẩn bị 1 còi, 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Đ L
 Phương pháp -Tổ chức
A. Phần mở đầu: 
1. Tổ chức, nhận lớp.
7'
xxxxxx
xxxxxx x 
xxxxxx
2.Phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
3. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông 
2Lx8N
 x x x x x x
 x x x x x	x
 x x x x x x 
- ép dây chằng dọc, ngang.
 x
B. Phần cơ bản:
1. Đội hình đội ngũ.
15'
- Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. 
1-2L
1L
- Gv điều khiển lần cho cả lớp tập
- Hs tập đồng loạt
- Chia tổ tập luyện (Tổ trưởng điều khiển) 
- Gv quan sát sửa sai giữa các lần tập.
- Thi trình diễn (Các tổ thi trình diễn) 
- Gv nhận xét biểu dương
2. Trò chơi:"Thi xếp hàng nhanh".
8'
- Gv nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi, cho Hs chơi thử,Gv điều khiển.
- Hs tiến hành chơi trò chơi theo tổ (cán sự lớp điều khiển.)
- GV giám sát Hs chơi , nhận xét biểu dương tổ chơi tốt.
C. Phần kết thúc:
5'
1.Hồi tĩnh:
1L
- HS thực hiện theo đội hình 3 hàng ngang.
- Cúi lắc người thả lỏng 
- GV điều khiển.
- Nhảy thả lỏng
2.Hệ thống bài
xxxxxx
- Nhận xét tiết học
xxxxxx
- Nhảy thả lỏng
xxxxxx
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2021
Buổi sáng:
Tiết 1: Toán
Tiết 7 : Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Củng cố cách viết và đọc các số có tới 6 chữ số
 - HS viết - đọc thành thạo các số có tới 6 chữ số.
 - Làm bài cẩn thận, trình bày khoa học. 
 - Phát triển khả năng tư duy, suy luận, vận dụng, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: 
 - HS: Bảng con (khởi động)
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động 
YCHS viết bảng con các số sau: 
a, Sáu mươi lăm nghìn một trăm mười lăm.
b, Bảy trăm hai mươi bảy nghìn chín trăm ba mươi lăm;
- Nhận xét,sửa chữa.
+ Giới thiệu bài - ghi tên bài.
2.Thực hành - Luyện tập 
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- GV giao việc
- Bổ sung, kết luận.
 Bài 2: Đọc các số
- Nối tiếp đọc các số đã cho?
- Cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào?
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách xác định giá trị của từng chữ số
Bài 3: (a,b,c) Viết các số:
- Giao việc
- Gọi từng HS lần lượt lên bảng 
- GV nhận xét, chữa
 Bài 4a,b: viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- YC HS làm ý a,b vào sgk, HS nhanh làm thêm ý c,d,e
- Cho HS lên bảng viết
- Nhận xét
3. Vận dụng
- Tổ chức trò chơi: Nhanh mắt tìm ẩn số
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Hàng và lớp. 
- HS thực hiện
- Nghe
- 1 em nêu yêu cầu
- Quan sát mẫu SGK
- Làm bài vào SGK, 1 em làm bài trên bảng lớp. Nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu của đề.
a. Thực hiện đọc các số: 2453, 65243, 762 543, 53 620. 
b. Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục.
 + Chữ số 5 ở số 65 243 thuộc hàng chục nghìn
 + Chữ số 5 ở số 762 543 thuộc hàng trăm.
 + Chữ số 5 ở số 53 620 thuộc hàng chục nghìn.
- 1 em nêu yêu cầu
- HS làm ý a,b,c và vở, hs nhanh làm thêm ý d,e,g vào nháp
Kết quả: Các số cần viết:
a. 4 300; b. 24 316; c. 24 301; 
d. 180 715; e. 307 421; g. 999 999.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-Thực hiện theo yêu cầu
- 5 HS lên bảng viết
a. 300 000; 400 000; 500 000; 
600 000; 700 000; 800 000
b. 350 000; 360 000; 370 000; 
380 000; 390 000; 400 000
c....399 300; 399 400; 399 500.
d....399 970; 399 980; 399 990.
e....456 787; 456 788; 456 789.
- Nhận xét,bổ sung.
- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe
- Thực hiện theo yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc
Tiết 4: Truyện cổ nước mình
I . Mục tiêu 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài : độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông . 
 - Đọc diễn cảm và thuộc bài thơ.	
 - HS yêu thích môn học, yêu thích truyện cổ Việt Nam
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy.
II: Đồ dùng dạy - Học
GV: Máy chiếu (GTB, ghi nội dung bài.)
HS : SGK
III: Các họat động dạy - Học
	 Họat động của Thầy
Họat động của trò
1. Khởi động
+ Gọi HS đọc bài Mẹ ốm
- Nhận xét, đánh giá.
+ Gíới thiệu bài 
Yêu cầu HS quan sát máy chiếu, nêu ND
 - Ghi đầu bài
2.Khám phá – Luyện tập 
2.1. Luyện đọc 
- Gọi HS đọc toàn bài và phần chú giải
- Tóm tắt nội dung bài, HD cách đọc
- GV phân đoạn, cho HS đọc đoạn nối tiếp, GV theo dõi, sửa sai.
- Ghi từ khó lên bảng, hướng dẫn HS luyện phát âm
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn 2 lượt kết hợp đọc chú giải.
- Theo dõi
- GV nhận xét, tuyên dương
+ GV đọc mẫu : Đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng , tình cảm trầm lắng pha lẫn niềm tự hào.
2.2. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm đoạn 1
+ Đọan 1 : “Từ đầu .đa mang “
- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?
* Em hiểu câu thơ “ vàng cơn nắng trắng cơn mưa “ là thế nào ?
- Từ “ nhận mặt “ ở đây nghĩa là thế nào ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2
+ Đoạn 2 : Còn lại
- Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện
cổ nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó
 - Cho HS đọc thầm 2 câu thơ cuối 
 - Hai câu thơ cuối nói gì ?
- Bài thơ này nói lên điều gì?
* Bổ sung, kết luận.
Nội dung : Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.( Máy chiếu).
2.3. HD học thuộc lòng bài thơ 
- Gọi HS đọc toàn bài thơ . 
+ Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc bài.
+ HS đọc thuộc từng khổ thơ. 
+ Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ 
+ GV nhận xét - đánh giá. 
3. Vận dụng 
 - Qua những câu chuyện cổ ông cha khuyên chúng ta điều gì? 
- HD chuẩn bị bài: Thư thăm bạn.
- HS đọc, lớp nhận xét
- Quan sát, nêu nội dung
- Đọc bài, lớp đọc thầm
- Nghe
- 5 HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện phát âm
- HS thực hiện theo yêu cầu 
- Đọc bài theo nhóm 2
- Đại diện một số nhóm đọc, lớp nhận xét
+ HS lắng nghe 
- Theo dõi
- Thực hiện theo YC
- Vì truyện cổ nườc nhà rất nhân hậu và có ý nghĩa sâu xa 
-Truyện cổ cũng đề cao truyền thống tốt đẹp của ông cha ta : công bằng , thông minh , độ lượng ,đa tình ,đa mang 
Truyện cổ là những lời khuyên dạy của ông cha ta : nhân hậu ,ở hiền ,chăm làm ,tự tin ..
- Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu 
- Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay
+ HS đọc thầm đoạn 2
- Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện cổ : Tấm Cám , Đẽo cày giữa đường ,..
- Hai câu thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau : hãy sống nhân hậu , độ lượng ,công bằng . chăm chỉ ,tự tin 
- 2 HS nêu.
- 2 em đọc nội dung
. 
- 2 HS thực hiện
- HS đọc thầm 
- 3 HS đọc trước lớp
- 2 HS đọc.
- HS trả lời 
- Thực hiện theo yêu cầu.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
Tiết 3: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết
I . Mục tiêu 
 - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) 
về chủ diểm thương người như thể thương thân ( BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “ nhân” theo theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. 
 - HS biết vận dụng kiến thức vào làm đúng bài tập
 - HS ý thức học tập.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Máy chiếu (khởi động, HDD2, vận dụng), bảng nhóm (B1)
 - HS : VBT
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1.Khởi động
+ Em hãy tìm tiếng chỉ người thân trong gia đình mà phần vần có một âm?
- Bổ sung, đánh giá.
+ Nhìn tranh (máy chiếu) đoán tên câu chuyện?
Giới thiệu bài - ghi tên bài
 2. Khám phá- Luyện tập
*Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Em hiểu thế nào là nhân hậu ?
- Nêu ví dụ một số nhân vật trong truyện đã học có tấm lòng nhân hậu?
 Hoạt động 2 : Thực hành
 Bài 1. Tìm các từ ngữ.
- Phát bảng nhóm cho HS
 - Yêu cầu các nhóm bài gắn lên bảng.
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ , đúng.
- Giúp HS giải nghĩa một số từ ngữ.
Bài 2. Phân biệt tiếng “nhân” trong các từ 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Chốt lại lời giải đúng, tuyên dương.
- Yêu cầu tìm thêm các từ có chứa tiếng "nhân" khác và cho biết nghĩa của tiếng trong từ
Bài 3: Đặt câu
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
- Kết luận. 
VD: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
 Bác Hồ có lòng nhân ái bao la.
3 . Vận dụng
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất
- Nhận xét tiết học - GDHS
Dặn về nhà chuẩn bị bài: Dấu hai chấm.
 - Bố, mẹ, dì, cô, chú,...
- Trả lời
- Lắng nghe.
- HS nêu
- HS nối tiếp nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Hoạt động nhóm 6
- HS thực hiện. Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK, lớp đọc thầm.
- Làm bài theo cặp
- Đại diện một số cặp nêu
a. Từ có tiếng nhân có nghĩa là người : nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b. Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
- Quý nhân, bệnh nhân, ân nhân
- nhân đạo, nhân nghĩa
- 1 em nêu yêu cầu
- Làm bài vào VBT
Nêu kết quả. Nhận xét. 
- Tham gia trò chơi
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ____________________________________
 Anh văn
Đồng chí Hợp dạy
Buổi chiều:
Lịch sử
Tiết 2: Làm quen với bản đồ (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 - Biết được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ. 
 - Nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
 - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản:
 - HS biết yêu quê hương đất nước con người, lịch sử Việt nam.
 - Phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Máy chiếu (HĐ1- HĐ2)
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt đông của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 
- Muốn vẽ bản đổ ta phải làm như thế nào? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ?
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Giới thiệu bài - ghi đề bài
2. Khám phá – Luyện tập
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ 
- GV cho HS quan sát trên máy chiếu bản đồ địa lý VN lên bảng
- Gọi 1 HS đọc tên bản đồ
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
- Dựa vào đâu để tìm đối tượng lịch sử, địa lý trên bản đồ?
- Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí?
- Lên bảng chỉ trên bản đồ phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng ?
- Vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia ?
Hoạt động 2: Thực hành
- GV cho HS quan sát trên máy chiếu bản đồ Địa lí tự nhiên, Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Đại diện từng nhóm lên chỉ đường biên giới, các thành phố lớn, ..
- Cho HS quan sát H1a,1b (Máy chiếu)
- Chỉ tên các nước láng giềng của Việt Nam? Biển, quần đảo, đảo?
- Kể tên một số sông chính trên bản đồ? 
3. Vận dụng
- Một em lên bảng chỉ, đọc tên bản đồ các hướng trên bản đồ
- Một em lên chỉ tên các Tỉnh, Thành phố, mình đang sống trên bản đồ
Dặn HS về xem bài: Nước Văn Lăng
- 2 HS nêu
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe
- Quan sát
- 1 HS đọc tên bản đồ
- Cho biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
- Dựa vào ký hiệu trong bảng chú giải của mỗi bản đồ
- HS dựa vào bảng chú giải đọc ký hiệu của một số đối tượng địa lý
- 2 nhóm cử đại diện lên chỉ
- Dựa vào bảng chú giải
- Quan sát.
- Đại diện từng nhóm lên chỉ đường biên giới, các thành phố lớn,...
- Quan sát hình, thảo luận nhóm
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
- Vùng biển nước ta là một phần của BĐ
- Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa , 
Trường Sa 
- Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo , Cát Bà .
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu
- HS lên bảng chỉ.
- HS thực hiện
- Thực hiện theo yêu cầu 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________
Luyện Toán
Bài tập củng cố chuẩn kiến thức, kĩ năng Tuần 2 tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Bài tập củng cố chuẩn kiến thức, kĩ năng Tuần 2 tiết 1
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2021
Buổi sáng:
Tiết 1:
Toán
Tiết 8: Hàng và lớp
I. Mục tiêu 
 - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số đó. Biết viết số thành tổng theo hàng.
 - Đọc và viết thành thạo được số theo hàng và lớp.
 - Giúp Các em tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp. 
 - Phát triển khả năng tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Máy chiếu (HĐ 1)
 - HS : Bảng con (khởi động) 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động
+ KTBC 
- Đọc số cho HS viết số ở bảng con: 
4 234; 5300 
- Nhận xét, sửa chữa.
+ Giới thiệu bài, ghi tên bài.
2. Khám phá
* Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn
- GV giới thiệu trên máy chiếu
+ Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
+ Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. 
- Lớp đơn vị gồm mấy hàng, là những hàng nào? 
- Lớp nghìn gồm mấy hàng, là những hàng nào? 
- GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc
- GV làm tương tự với các số: 654000, 654321. 
- Nêu các chữ số ở các hàng của số: 321; 654000; 654321? 
- Yêu cầu HS đọc thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn. 
 3. Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu
- Yêu cầu HS viết, đọc vào cột thích hợp trong bảng. 
- Giao việc cho HS
- Kết luận, đánh giá HS. 
Bài 2(làm 3 số đầu): Đọc các số và cho biết chữ số 3 thuộc hàng, lớp nào ?
- Theo dõi
- Kết luận: 
46 307: Bốn mươi sáu nghìn ba trăm linh bảy. Giá trị của chữ số 3 là: 300
56 032: Năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai. Giá trị của chữ số 3 là: 30
123 517: Một trăm hai mươi ba nghìn năm trăm mười bảy.
(b) Ghi giá trị của chữ số 7 trong mỗi số 
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại.
- Gọi 3 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào SGK
- Bổ sung, sửa bài chung cho cả lớp.
- Kết luận: 1. 7000; 2. 70 000; 3. 70; 
4. 700 000.
4. Vận dụng 
Bài 3+ *Bài 4+*Bài 5 
- HDHS làm đồng thời cùng bài 3. YCHS làm vở bài 3 (HS nhanh làm thêm bài 4 + 5 viết kết quả ra vở nháp)
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- Bổ sung, khắc sâu nội dung cần nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài: So sánh các số có .
- HS thực hiện, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_02_nam_hoc_2021_2022_ban_dep.doc