Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm 2021
Tiết 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu các từ ngữ: Độ trì, độ lượng, đa tình đa mang
- Hiểu nội dung dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn khổ thơ với giọng tự hào, tình cảm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2021 TẬP ĐỌC Tiết 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức Kĩ năng - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm. - Hiểu các từ ngữ: Độ trì, độ lượng, đa tình đa mang - Hiểu nội dung dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối) - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn khổ thơ với giọng tự hào, tình cảm. 2. Góp phần phát triển các năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. - Các KNS được GD: Thể hiện sự thông cảm;Xác định giá trị;Tự nhận thức về bản thân. 3. Phẩm chất - Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức giữ gìn các câu chuyện cổ của nước ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 19 - SGK (phóng to) - HS: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động : + 1 em đọc bài:“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” ( phần tiếp theo). + Nêu nội dung đoạn trích - GV dẫn vào bài mới 2. Đọc văn bản: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, mang cảm hứng ngợi ca, tự hào - HS lắng nghe - GV chốt vị trí các đoạn: - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: 6 câu đầu + Đoạn 2: 8 câu tiếp + Đoạn 3: Còn lại - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sâu xa, độ trì, rặng dừa, độ lượng, đa tình, đa mang,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: * Mục tiêu: Hiểu nội dung bài thơ (trả lời được các câu hỏi cuối bài) * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho từng nhóm - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: - GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt đoạn thơ 1 trả lời câu hỏi 1 SGK Câu 1:Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? ( Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa, giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu, truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy của ông cha ta.) + Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào? ( Ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu ) - GV chốt ý: Truyện cổ nước mình rất nhân hậu ý nghĩa sâu xa. * Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay. - HS lắng nghe. - HS đọc lướt đoạn 4 để trả lời câu hỏi 2 SGK. Câu 2:Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? ( Tấm Cám (Truyện thể hiện sự công bằng); Đẽo cày giữa đường .) - GV chốt: Các truyện cổ tiêu biểu trong kho tàng cổ tích Việt Nam. - GV kể tóm tắt nội dung chuyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường - HS thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn. Câu 3: Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta ? ( Nàng Tiên Ốc, Sự tích hồ Ba Bể,Thạch Sanh, Trầu cau, Sự tích dưa hấu . ) - Gọi HS đọc hai câu thơ cuối bài và trả lời câu hỏi Câu 4: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? - HS đọc 2 dòng thơ cuối trả lời: truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau: cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ + Qua bài thơ trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? - HS rút ra nội dung bài. - GV nhận xét ghi bảng nội dung bài lên bảng. * Nội dung: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: nhân hậu, độ lượng, công bằng. - HS ghi lại nội dung bài 4 Hướng dẫn đọc diễn cảm - 3 HS nối tiếp đọc 5 đoạn thơ( mỗi em đọc 2 khổ, em cuối đọc 1 khổ) kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm1,2 khổ và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: Khổ 1,2 - GV đọc mẫu - HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. - GV tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. 5. Củng cố bài - Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ? - HS nêu theo ý hiểu 6. Vận dụng, trải nghiệm - Sưu tầm và kể lại một vài câu chuyên cổ tích Việt Nam mà em thích ........................................................................... TOÁN Tiết 7: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. Kĩ năng - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số - Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 6 chữ số 2. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. 3. Phẩm chất - HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, trang 10, SGK. -HS: SGK,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động - Trò chơi Truyền điện + Nội dung: Đọc viết các số có 6 chữ số + TBHT điều hành GV nhận xét chung, chuyển ý vào bài mới 2. Hoạt động Ôn tập Bài 1: Viết theo mẫu. - Hs đọc đề bài. - Yêu cầu hs làm bài vào vở, chia sẻ kết quả. Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs làm việc cá nhân – Đổi chéo KT - Thống nhất đáp án: Viết số Trăm ngàn Chục ngàn Ngàn Trăm Chục Đơn vị 653267 6 5 3 2 6 7 425301 4 2 5 3 0 1 728309 7 2 8 3 0 9 425736 4 2 5 7 6 - Gv nhận xét, chốt cách đọc, viết số Bài 2: Đọc các số sau. a. Gọi hs nối tiếp đọc các số đã cho. b. Cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào? Cá nhân – Lớp. - Làm cá nhân – Chia sẻ kết quả trước lớp: a) Thực hiện đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620. b)+ Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục. + Chữ số 5 ở số 65243 thuộc hàng chục nghìn + Chữ số 5 ở số 762543 thuộc hàng trăm. + Chữ số 5 ở số 53620 thuộc hàng chục nghìn. - Chữa bài, nhận xét, chốt cách xác định giá trị của từng chữ số Bài 3a, b, c (HSNK hoàn thành cả bài): Viết các số sau. - Gv đọc từng số . Cá nhân - Nhóm 2 - Lớp - 1 hs đọc đề bài - HS viết số. - Sau khi làm xong bài 2 hs ngồi cạnh nhau đỏi chéo vở cho nhau để kiểm tra. - Thống nhất đáp án: a) 4 300 b) 24 316 c) 24 301 (...) - Gv nhận xét Bài 4a, b: (HSNK làm cả bài) Viết các số thích hợp vào chỗ trống. - Tổ chức cho hs chơi trò chơi. - Gọi 1 số hs lên thi điền tiếp sức. - Tổng kết trò chơi - Hs chơi trò chơi Tiếp sức a. 300 000; 400 000; 500 000; 600 000; 700 000; 800 000 b. 350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000; 400 000 VN tiếp tục đọc và viết các số có 6 chữ số - Tìm hiểu cách đọc, viết các số có 7 chữ số .. KHOA HỌC Tiết 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN, VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn; chất đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường; gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cho cơ thể. động vật. - Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó2. 2.Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học 3. Phẩm chất - Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối 4. Tích hợp, lồng ghép * GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Các hình minh hoạ SGK trang 10, 11 (phóng to nếu có điều kiện). - HS: Một số thức ăn, đồ uống III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động + Hãy nêu vai trò của các cơ quan trong quá trình trao đổi chất ? + HS Nêu quá trình trao đổi chất diễn ra ở cơ quan hô hấp, tiêu hoá? - GV nhận xét, khen/ động viên. 2. Khám phá 2.1: Tập phân loại thức ăn Mục tiêu: - HS biết sắp xếp các loại thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó. Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận theo cặp - HS mở SGK cùng thảo luận trả lời 3 câu hỏi trang 10. - Các em nói với nhau về tên các thức ăn, đồ uống mà bản thân các em thương dùng hàng ngày. - HS quan sát các hình trong SGK hoàn thành bảng sau: Tên thức ăn đồ uống Nguồn gốc thực vật Nguồn gốc động vật Rau cải Đậu cô ve Bí đao Lạc Thịt gà Sữa Nước cam Cá Thịt lợn Tôm Cơm Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số cặp trình bày kết quả mà các em đã thảo luận Kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau: - Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thực vật hay thức ăn động vật. - Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm: + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo + Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta-min và chất khoáng * Liên hệ: Bữa ăn của em đã đủ chât dinh dưỡng chưa? 2.2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường Mục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Cách tiến hành:Bước 1: làm việc với SGK theo cặp - HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11 SGK . Cùng nhau tìm hiểu về vai trò của của chất bột đường ở mục bạn cần biết trang 11SGK ( HS nêu: cơm, ngô, khoai, sắn, mì,...) Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trả lời câu hỏi: + Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK + Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em ăn hằng ngày. + Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn. + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này. 2.3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường MT: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm 4 - GV chia nhóm phát phiếu học tập.HS làm việc với phiếu học tập. Phiếu học tập 1.Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất bột đường Thứ tự Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường Từ loại cây nào ? 1 Gạo 2 Ngô 3 Bánh qui 4 Bánh mì 5 Mì sợi 6 Chuối 7 Bún 8 Khoai lang 9 Khoai tây 2. Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu? Bước 2: Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp - Các em khác nhận xét bổ sung Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật * GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Con người cần bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn thức ăn - HS nêu các giải pháp BVMT, nguồn thức ăn: Không phun thuốc trừ sâu quá độ, không bón quá nhiều phân hoá học,... 3.Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài học. GV củng cố liên hệ thực tế. - Thực hành ăn uống đủ chất dinh dưỡng 5. Vận dụng, trải nghiệm - Lên thực đơn cho 1 ngày với các thức ăn đủ các nhóm dinh dưỡng. .................................................................................................................................. ĐỊA LÝ Tiết 2: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN ( Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. Kĩ năng - Nắm được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu).. Biết Phan - xi -păng là đỉnh núi cao nhất nước ta. - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. - Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên và lược đồ - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. 2. Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ 3. Phẩm chất - HS học tập tự giác, tích cực 4. Tích hợp, lồng ghép *GDQP- AN: Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy HLS trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. + Tranh, ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động: - 1 HS lên xác định phương hướng trên bản đồ. - HS nhận xét, GV chốt khen ngợi. 2. Khám phá Hoạt động 1: Đặc điểm địa hình Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam *Yêu cầu học sinh quan sát hình 1và đọc phần kênh chữ trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta? ( Dãy Ngân Sơn, Đông Triều,... Dãy HLS cao nhất) + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? ( Dãy HLS dài 180 km, trải rộng gần 30 km ) + Đỉnh núi, sườn của thung lũng Hoàng Liên Sơn như thế nào? ( Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu) + Học sinh nêu ý kiến của mình * Giáo viên chốt lại giúp học sinh hoàn chỉnh câu trả lời. - Học sinh quan sát từng hình và chỉ vị trí của đỉnh Phan -xi - păng và cho biết độ cao của nó? Tại sao đỉnh Phan -xi - păng được gọi là nóc nhà của “Tổ quốc” ? - Đại diện học sinh nêu ý kiến của mình - Giáo viên chốt lại và giới thiệu thêm về đỉnh Phan -xi - păng. - GV đưa bản đồ địa lí Tự nhiên VN, nhấn mạnh giúp HS thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy HLS trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm - GV nhận xét, kết luận: Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài khoảng 180 km, trải rộng gần 30 km Hoạt động 2: Tìm hiểu về khí hậu ở Hoàng Liên Sơn -Yêu cầu học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK và trả lời câu hỏi: Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào? +YC học sinh trả lời các câu hỏi ở mục 2. - Học sinh trả lời ( HShoàn thành tốt bài học trả lời ) - HS khác nhận xét, GVbổ sung. KL: Sa -pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi tham quan nghỉ mát của nhiều du khách trong và ngoài nước. 3. Củng cố- dặn dò: - GV cho HS xem ảnh chụp một số hình ảnh của dãy Hoàng Liên Sơn trong 2 cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. - GV nói cho HS hiểu thêm về ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Liên Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm ( Giáo dục QPAN ) - GV hệ thống toàn bài. 1 HS đọc bài học SGK. Nhận xét chung tiết học. - HS về nhà tìm hiểu thêm thông tin về thành phố Sa Pa ................................................................................................................................. KĨ THUẬT Tiết 03+04: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU.KHÂU THƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. Kĩ năng - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. * Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô. 3. Phẩm chất - Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu. + Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng. - HS: Bộ dụng cụ KT cắt, khâu, thêu 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, - KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. HĐ khởi động (3p) + Nêu các bước xâu kim và vê nút chỉ? + Kể tên một số vật liệu và dụng cụ khác? + Căt một đoạn chỉ dài khoảng 50 – 60 cm, vuốt nhọn một đầu chỉ + Gồm thước thẳng, thước dây, khung thêu, + kéo, kim,.. - GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học 2. Khám phá Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu, HDHS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. - HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu. - GV nhận xét bổ sung câu trả lời của HS. Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật * Vạch dấu trên vải. - HDHS quan sát hình 1a, 1b(SGK) để nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải. - 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác đó trên bảng. - GV nhắc nhở HS thêm một số điểm cần lưu ý. * Cắt vải theo đường vạch dấu. - HĐHS quan sát hình 2a; 2b để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - GV nhận xét bổ sung và HD thực hiện một số điểm cần lưu ý. - 2HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 3: HS thực hành - Mỗi HS vạch 2 đường dấu thẳng, hại đường dấu cong. Sau đó cắt vải theo các đường đã được vạch dấu. - GV quan sát uốn nắn thêm Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chẩn đánh giá sản phẩm thực hành. - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đánh giá sản phẩm thực hành. - GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của HS. Hoạt động5: HS quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu khâu thường - HS quan sát mặt phải, mặt trái mẫu khâu thường HS quan sát hình 3a,3b + Vậy, thế nào là khâu thường ? - HS đọc mục 1của phần ghi nhớ Hoạt động6: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - HS quan sát hình 1 SGK để nêu cách cầm vải và cầm khâu - HS quan sát hình 2a, 2b và gọi HS nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu - Gọi một số HS lên bảng thực hiện cách thao tác *GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường + GV treo tranh quy trình, HS quan sát để nêu các bước khâu thường + HS quan sát hình 4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường + Gọi HS đọc nội dung phần b mục 2 kết hợp với quan sát hình 5a,5b,5c và tranh quy trình :. Khâu từ phải sang trái . Đưa vải lên khi xuống kim . Dùng kéo để cắt chỉ + Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài - HS tập khâu các mũi khâu thường cách đều nhau một ô trên giấy Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài sau Khâu thường. ..................................................................................................... Thứ ba ngày 21 tháng 09 năm 2021 CHÍNH TẢ Tiết 2: NGHE – VIẾT: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC Phân biệt s/x, ăn/ăng I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng các hình thức đoạn văn - Làm đúng BT2 phân biệt s/x, ăn/ăng, giải được câu đố BT 3a - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 2. Góp phần phát triển năng lực: - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở, bút,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động: - HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ 2. Nghe viết Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả *Tìm hiểu nội dung bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn văn ,HS đọc bài + Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh? (Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm ) +Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào? ( Tuy nhỏ nhưng Sinh đã không quản khó khăn ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài 10 km qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu gập ghềnh ) *Hướng dẫn viết từ khó: GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần nêu những từ khó – dễ lẫn khi viết chính tả - GV viết bảng những từ HS dễ viết sai - Hướng dẫn HS nhận xét - GV đọc cho HS viết bảng con: khúc khuỷu, huyện, Đoàn Trường Sinh . - GV nhắc HS lưu ý các danh từ riêng như: Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh cần viết hoa. - Và cần luyện viết một số từ dễ lẫn như: khúc khuỷu, gập ghềnh,ki- lô-mét - HS viết các từ trên vào nháp, 2 HS lên bảng viết. HS khác nhận xét. Hoạt động 2: Viết chính tả - GV đọc cả bài . - GV đọc từng cụm từ cho HS viết, mỗi cụm từ đọc 2 lần. - HS nghe và viết. - GV đọc lại toàn bài chính tả, HS soát lỗi. Hoạt động 3: Nhận xét, chữa bài chính tả 4-5 phút - GV chữa , nhận xét 5-7 bài. - GV nêu nhận xét chung.Sửa lỗi sai phổ biến 3. Làm bài tập chính tả Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập. + Cả lớp đọc thầm lại chuyện vui Tìm chỗ ngồi , suy nghĩ làm bài vào vở, +1 HS lên bảng làm. HS khác nhận xét + GV hướng dẫn HS phân biệt chính tả: sao/ xao; chăng/ chăn; + HS tìm từ ngữ có chữ sao/xao; chăng/ chăn. * Lời giải đúng: + Lát sau – rằng – Phải chăng – xin bà – băn khoăn – không sao ! – để xem - HS đọc lại toàn chuyện tìm hiểu về tính khôi hài của chuyện. Bài tập 3: GV lựa chọn bài 3a hoặc 3b - Thi giải nhanh viết đúng chính tả - 2 HS đọc câu đố. Cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải câu đố - GV chốt lại lời giải đúng. Dòng 1: chữ sáo - Dòng 2: chữ ao 4.Củng cố bài - GV khắc sâu các kiến thức cần nhớ. - Về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x. - Nhắc những HS viết sai chính tả mỗi chữ sai về viết lại cho đúng 1 dòng. .......................................................... TOÁN Tiết 8: HÀNG VÀ LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. Kĩ năng - Biết được các hàng trong lớp đơn vị lớp nghìn. - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. - Vận dụng làm được các bài tập liên quan 2. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ - HS: SGk, bút, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; 1. Khởi động: - Quản ca điều hành lớp hát, vận động tại chỗ - Gọi HS chữa bài tập về nhà - GV dẫn vào bài 2. Khám phá : - Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. - GV yêu cầu HS nêu tên các hàng đã học từ nhỏ đến lớn ? ( Đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.) - GV:+ Hàng đơn vị, chục, trăm hợp thành lớp đơn vị . + Hàng nghìn, chục nghìn và trăm nghìn hợp thành lớp nghìn . - GV treo bảng phụ kẻ sẵn khung như SGK . - GV nêu : 321 - GV hỏi tương tự : 65400 ; 654.321 . - GV : Khi viết vào hàng viết từ nhỏ đến lớn. - GV YC học sinh nêu thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng trăm nghìn . -GV chốt lại các hàng và lớp 3. Luyện tập, thực hành Bài 1: Viết theo mẫu. - GV kẻ bảng như SGK. HS nêu yêu cầu bài tập . - Cả lớp làm vào vở ô ly, 1 HS lên bảng làm . + 45 213 + Năm mươi bốn nghìn ba trăm linh hai. + Sáu trăm năm mươi bốn nghìn ba trăm. + 912 800 - Lần lượt từng HS đọc số và nêu giá trị ở mỗi hàng . - GV và HS nhận xét và kết luận . Bài 2a. Đọc các số sau và cho biết chũ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào , lớp nào - GV gọi học sinh làm miệng . GV nhận xét . +46307: Bốn mươi sáu nghìn ba trăm linh bảy. Số 3 ở hàng trăm. Lớp đơn vị. + 56032: Năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai. Số 3 ở hàng chục. Lớp đơn vị. +123517: Một trăm hai mươi ba nghìn năn trăm mười bảy. Số 3 ở hàng nghìn. Lớp nghìn. * Làm 3 số đầu , 2 số sau giảm tải bỏ. b. Làm tương tự câu a . Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng . GV gọi học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở ô ly, GV nhận xét . - 2 HS nêu 1 em làm ở bảng 503 060 = 500 000 +3 000 + 60. 83 760 = 80 000+ 3 000 + 700 + 60. 176 091 = 100 000 +70 000 +6 000 +90 +1 Bài 4 : Viết số , biết số đó gồm : a. 5 trăm nghìn, 7 trăm , 3 chục , 5 đơn vị . b .3 trăm nghìn , 4 trăm , 2 đơn vị . c .2 trăm nghìn , 4 nghìn , 6 chục . d .8 chục nghìn , 2 đơn vị . - GV gọi 4 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở ô ly , GV nhận xét a.500 735 b.300 402 c.204 060 d. 80 002 Bài 5 : GV hướng dẫn về nhà làm. ( Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 3. Hoạt động vận dụng - Ghi nhớ các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn - GV hệ thống lại nội dung bài học. Nhận xét, đánh giá giờ học. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau: So sánh các số có nhiều chữ số. 4. Hoạt động sáng tạo - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải. ................................................................ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức , kĩ năng - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân(BT1); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. (BT2,3). - HS trên chuẩn nêu được ý nghiã của các câu tục ngữ ở BT 4. - Nắm được cách dùng các từ ngữ đó theo chủ điểm - HS biết vận dụng từ ngữ trong đặt câu, viết câu 2. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * Giảm tải : Không làm BT 4 3. Phẩm chất - HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, từ điển - HS: vở BT, bút, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động - Hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy những tiếng chỉ người trong GĐ mà phần vần: có một âm, có hai âm. - 2 HS viết bảng lớp: +Có 1 âm: ba, mẹ, cô, dì, chú +Có 2 âm: Bác, thím, cậu, ông - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới 2 Khám phá Bài 1: Tìm các từ ngữ: - HS đọc nội dung yêu cầu BT1. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS suy nghĩ tìm từ và viết vào giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng . a. Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, b. Hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, c. Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, d. Ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, - GVđưa bảng chuẩn, một vài em đọc to. GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó. - Những từ các con vừa tìm thuộc chủ đề gì? - GV kết luận: Tất cả các từ ngữ chúng ta vừa tìm được đều thuộc chủ điểm “thương người như thể thương thân” Bài 2: Hướng dẫn HS nắm được cấu tạo và nghĩa 1 số từ Hán Việt. Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại,...Hãy cho biết:.. - HS đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp làm bàivào vở bài tập. a. Nhân dân, nhân công, nhân tài, nhân loại. b. Nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ + Hỏi HS về nghĩa của các từ ngữ vừa sắp xếp. Nếu HS không giải nghĩa được GV có thể cung cấp cho HS. Công nhân: người lao động chân tay, làm việc ăn lương. Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý. Nhân loại: nói chung những người sống trên trái đất, loài người. Nhân ái: yêu thương con người. Nhân hậu: có lòng yêu thương người và ăn ở có tình nghĩa. Nhân đức: có lòng thương người. Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành. - HS phát biểu trình bày kết quả,GV ghi bảng, nhận xét chốt kết quả:Qua bài tập trên em nhận xét gì về cấu tạo của các từ Hán Việt ? - GV kết luận:Các từ Hán Việt thường gồm 2 tiếng, mỗi tiếng đều có 1 nghĩa. Để hiểu nghĩa từ HánViệt đôi khi người ta phân tích nghĩa từng tiếng sau đó ghép lại. Bài 3: Hướng dẫn thực hành sử dụng từ Hán Việt. - HS đọc yêu cầu, tự đặt câu với 1 từ ở BT2 vào vở bài tập. - Mỗi HS đặt 2 câu: 1 câu nhóm a, 1 câu nhóm b: + Bố em là công nhân. + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn + Bà em rất nhân hậu. + Người Việt Nam ta giàu lòng nhân ái - HS nối tiếp nhau đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét. - GV kết luận: Các từ Hán Việt thường dùng để đặt câu và từ Hán Việt được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ của người Việt (GV nêu lịch sử hình thành và xuất hiện từ Hán Việt). Bài tập 4: ( Giảm tải: bỏ- không làm, dành cho HS trên chuẩn nếu còn thời gian) - Cho HS trên chuẩn nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ - HS thảo luận nhóm đôi trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ - Chốt lại lời giải đúng +Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu . +Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, ghen tị +Một cây làm chẳng hòn núi cao: khuyên người ta sống phải đoàn kết với nhau - Liên hệ: GD HS có đức tính nhân hậu. * Củng cố bài: - Ghi nhớ các từ ngữ được mở rộng 4. Vận dụng, trải nghiệm - Tìm hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ BT 4 .................................................................................................................................. Thứ tư ngày 22 tháng 09 năm 2021 TẬP ĐỌC Tiết 5 : THƯ THĂM BẠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.) - Nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư. - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. 2. Góp phần phát triển các năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * KNS: - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Thể hiện sự thông cảm. - Xác định giá trị. - Tư duy sáng tạo 3. Phẩm chất - GD HS biết quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia mọi người xung quanh 4. Tích hợp, lồng ghép GD BVMT: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động + Đọc thuộc lòng bài Truyện cổ nước mình + Nêu ND bài - GV nhận xét, dẫn vào bài 2 . Đọc văn bản - HS khá đọc toàn bài . - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của nhân vật - GV chốt
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_02_nam_2021.doc