Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

Tiết 1: Kĩ thuật

Bài 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 2)

Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học. Những kiến thức mới cần hình thành trong bài.

- Biết khâu đột thưa. - Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

I. Mục tiêu:

1. KT: HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.

- Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đúng quy trình, đúng kỹ thuật.

2. KN: Rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, thực hành khâu.

3. NL- PC: Hình thành năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, tự khám phá và tìm kiến thức mới. Chăm học, tự tin, trung thực, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn

II. Chuẩn bị:

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.

 + Len (hoặc sợi), khác với màu vải.

 + Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.

 

doc 8 trang xuanhoa 09/08/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn:17/11/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 19/11/2018
Tiết 1: Kĩ thuật 
Bài 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 2)
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành trong bài.
- Biết khâu đột thưa.
- Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
I. Mục tiêu:
1. KT: HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
2. KN: Rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, thực hành khâu.
3. NL- PC: Hình thành năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, tự khám phá và tìm kiến thức mới. Chăm học, tự tin, trung thực, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn
II. Chuẩn bị:
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 + Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 + Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động học tập của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học
2. HĐ 2: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- HS theo dõi.
- HS thực hành.
3. HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
- HS cả lớp.
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học để lên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to-nhẩm-thầm.
- GV nhấn mạnh một số yêu cầu.
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để nêu cách gấp mép vải và cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột qua hai bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm.
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 è Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 2: Khoa học
Tiết 20: NƯỚC CÓ TÍNH CHẤT GÌ?
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS nêu được ví dụ về một số tính chất của nước
- Nêu được 1 số t/c của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng 1 số t/c của nước trong đời sống.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS nêu được một số tính chất của nước: nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không có mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: Làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc cho khỏi bị ướt.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, trình bày ý kiến.
*GDBVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, hạn chế rác thải thu gom xử lí hợp vệ sinh để nguồn nước không bị ô nhiễm
3. Năng lực - phẩm chất: Rèn các năng lực, phẩm chất cho HS.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, 1 số dụng cụ để làm thí nghiệm.
- HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của GV
- 2 HS 
- Nhận xét khen ngợi
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về màu, mùi, vị của nước.
- Lớp quan sát
+ Cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa
+ Nhìn, nếm, ngửi
+ Không màu, không mùi, không vị
+ Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị 
- HS nghe
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình dạng của nước
- HS quan sát
+ Hình dạng của chai không thay đổi
- 1 số HS nêu ý kiến
- Các nhóm làm thí nghiệm: giót nước vào khoảng 1/3 chai đậy nút kín rồi đặt chai ở các vị trí khác nhau
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy ntn? 
- HS làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu t/c thấm hoặc không thấm nước của 1 số vật.
- Các nhóm thực hành
- Vải, bông, giấy, là những vật thấm nước. Túi ni lông không thấm nước. 
- Dùng vật không thấm nước để lợp nhà, làm áo mưa ...
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu t/c hoà tan hoặc không hoà tan 1 số chất của nước.
- Các nhóm thực hành
- Đường, muối tan trong nước. Cát không tan trong nước.
- 2 HS nêu
- Lắng nghe.
*Kể tên các nhóm chất đặc điểm mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.
- GV giới thiệu bài - ghi đầu bài
- Y/c HS quan sát hình 1, 2 và TLCH:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
 + Làm thế nào để em biết điều đó?
 + Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước
+ Nước có tính chất gì?
- Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị 
- GV y/c các nhóm q.sát 1 cái chai để ở các vị trí khác nhau
+ Khi thay đổi vị trí của chai h.dạng của chúng có thay đổi không?
+ Vậy nước có hình dạng ntn? y/c hs thảo luận đưa ra dự đoán và làm thí nghiệm để kiểm tra k/quả dự đoán.
- Kết luận: Nước không có h.dạng nhất định
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm đổ 1 ít nước lên mặt tấm kính đặt nghiêng trên 1 khay nằm ngang. Đổ 1 ít nước lên 1 tấm kính nằm ngang.
- Gọi HS trình bày
- Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
- Trong đời sống con người đã ứng dụng t/c này vào những việc gì?
- GV y/c HS đổ nước vào túi ni lông, nhúng vải, giấy báo, ... vào nước và nêu kết luận.
- Trong đời sống con người đã ứng dụng t/c này vào những việc gì?
- Kết luận: Nước thấm qua 1 số vật.
- GV y/c HS làm thí nghiệm theo nhóm cho 1 ít đường, muối, cát vào 3 cốc nước khác nhau khuấy đều lên nhận xét nêu kết luận.
- Gọi HS trình bày
- Kết luận: Nước có thể hoà tan 1 số chất
*PA2: Mỗi nhóm làm 2 thí nghiệm 
*GDBVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, hạn chế rác thải thu gom xử lí hợp vệ sinh để nguồn nước không bị ô nhiễm
- Nêu các t/c của nước.
- Đánh giá tiết học
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
Tiết 21: BA THỂ CỦA NƯỚC
Những kiến thức hs đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết các t/c của nước.
- HS nêu được nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Làm được thí nghiệm về sự chuyển thể của nước.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nêu được nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng , khí.
- Làm T/ nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, suy đoán, thực hành cho hs.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất
II. Chuẩn bị:
- GV: Hình minh hoạ sgk
- HS: Các nhóm: cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 hs
- Nhận xét 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại 
- Lớp quan sát
- H.1: Thác nước chảy mạnh từ trên cao xuống. H.2: Trời đang mưa
- Nước ở thể lỏng
- Nước giếng, nước máy, nước ao 
- Mới lau mặt bảng ướt, 1 lúc sau khô
- Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát 
 Thấy có khói bay lên, đó là hơi nước bốc lên. Mặt đĩa có hạt nước đọng. Đó là hơi nước ngưng tụ lại thành nước.
- Nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
- Nước trên mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí
- Nồi cơm sôi, sương mù, cốc nước nóng 
- 1 số HS giải thích
- HS nghe
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển sang thể rắn và ngược lại
- Lớp đọc thầm - 1 số HS trả lời
- Nước lúc đầu ở thể lỏng
- Nước trong khay đã thành cục thể rắn
- Hiện tượng đó gọi là sự đông đặc
- Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở nhiệt độ thấp, nước có hình dạng như khuôn của khay làm đá.
- HS quan sát
- Nước đá chuyển thành thể lỏng
- Do nhiệt độ ở ngoài cao hơn nhiệt độ trong tủ lạnh
- Hiện tượng nóng chảy
- HS nghe
- 2 HS đọc
3. Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước
- Nước tồn tại ở thể lỏng, rắn, khí
- Nước ở cả 3 thể đều trong suốt không màu, không mùi, không vị. Nước ở thể lỏng và thể khí k0 có h.dạng nhất định. Nước ở thể rắn có h.dạng nhất định
- HS vẽ sơ đồ
- 1 số HS trình bày
- 2 HS 
- Nêu các tính chất của nước - GV giới thiệu bài - ghi đầu bài 
- Y/c HS quan sát hình sgk: Mô tả những gì em nhìn thấy ở hình 1 và hình 2 Hình 1 và 2 cho thấy nước ở thể nào? Lấy ví dụ về nước ở thể lỏng
- GV dùng khăn ướt xoá lên bảng, gọi HS nhận xét
* PA 2: 1,2 HS lên bảng lau bảng ướt
- Chia nhóm, phát dụng cụ y/c HS đổ nước nóng vào cốc và q.sát hiện tượng sau đó úp đĩa lên cốc nước nóng, sau 2 phút nhấc đĩa ra q.sát mặt đĩa nhận xét
- Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì?
- Vậy nước trên mặt bảng biến đi đâu?
- Nêu hiện tượng chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí
- Giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm, nồi canh
- Kết luận: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi ... Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
+ Y/c HS đọc thí nghiệm, q.sát trả lời:
- Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?
- Nước trong khay biến thành thể gì?
- Hiện tượng đó gọi là gì?
- Nêu nhận xét hiện tượng này?
+ Y/c HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra khi để khay đá ngoài tủ lạnh
- Tại sao lại có hiện tượng đó?
- Hiện tượng đó gọi là gì?
- Kết luận: Khi ta để nước ở thể lỏng vào nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn, hiện tượng này gọi là sự đông đặc. Nước đá bắt đầu chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C. Hiện tượng này gọi là sự nóng chảy.
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết sgk
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước và tính chất riêng của từng thể 
Y/c HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
- Nước tồn tại ở những thể nào? Nêu tính chất của nước ở từng thể đó.
- Ôn bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 18/11/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 20/11/2018
Tiết 1: Khoa học
Bài 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? 
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành trong bài.
- HS đã biết nước tồn tại ở những thể nào.
- Trình bày mây được hình thành như thế nào?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra?
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của 
nước trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
1. KT: Trình bày mây được hình thành như thế nào?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
2. KN: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, đóng vai cho học sinh.
3. NL- PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất
II. Chuẩn bị:
- Các hình minh hoạ cho bài
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học.
2. HĐ 2:
a. Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Thảo luận nhóm 2
- Nghiên cứu câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước (T46-47)
- Kể lại câu chuyện
- Đọc lời chú thích
- Nước từ ao, hồ, sông, suối bốc hơi gặp không khí lạnh ngưng tụ thành các đám mây.
- Các đám mây lên tiếp tục bay lên cao, càng lên cao càng lạnh nhiều hạt nước nhỏ hợp lại thành giọt nước lớn, trĩu nặng rơi xuống tạo thành mưa. 
- Đọc mục bạn cần biết
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, từ hơi nước ngưng tụ lại thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
3. HĐ 3: Trò chơi đóng vai “Tôi là giọt nước”
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Phân vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa
- Thêm lời thoại
- Các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, đánh giá nhóm bạn (đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không)? 
- Lắng nghe và thực hiện?
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học để lên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to- nhẩm- t hầm.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2: Làm việc cá nhân
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra?
* GV kết luận:
- Nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? 
* Củng cố những kiến thức đã học
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Bước 1: Tổ chức và HD
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình bày, đánh giá
- GV đánh giá (trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập).
è Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra 
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 1
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Các kiến thức đạo đức từ bài 1 đến bài 5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nêu lại những kiến thức và kĩ năng đã học ở 5 bài đạo đức đã học.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó vào cuộc sống.
- Rèn kĩ năng lắng nghe, thảo luận, hợp tác, chia sẻ và phản hồi thông tin. Kĩ năng điều hành nhóm. 
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: phiếu học tập.
 - HS: thẻ màu, vở, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 1 HS nêu.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ lại các bài đạo đức đã học.
Bài 1: Trung thực trong học tập.
Bài 2: Vượt khó trong học tập.
Bài 3: Bày tỏ ý kiến.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của.
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS lên hái hoa dân chủ trả lời câu hỏi.
- HS lên hái hoa trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: HS thi kể những câu chuyện những tấm gương biết trung thực, vượt khó, tiết kiệm trong học tập.
- HS thi kể trong nhóm sau đó thi kể trước lớp.
- HS nghe
+ Tại sao phải tiết kiệm thì giờ? Tiết kiệm thì giờ có lợi gì?
 * Giới thiệu bài.
- Gọi HS nối tiếp nêu tên 5 bài đạo đức đã học.
+ Tại sao cần phải trung thực trong học tập? Trung thực trong học tập sẽ đạt kết quả như thế nào?
+ Khi gặp những khó khăn trong học tập chúng ta cần làm gì?
+ Hãy kể những khó khăn trong học tập của em và cách khắc phục?
+ Đối với những việc có liên quan đến mình các em có quyền gì?
+ Khi bày tỏ ý kiến em phải có thái độ ntn?
+ Thế nào là tiết kiệm tiền của?
+ Nêu những việc làm biết tiết kiệm tiền của?
+ Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
PA2: GV có thể thông tin thêm cho HS nghe những tấm gương đó trên báo, truyện nếu HS không kể được.
* Củng cố: GV hệ thống lại những kiến thức vừa ôn.
* Dặn dò: Thực hiện tốt những điều dã học.
Điều chỉnh bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2018_2019.doc