Giáo án Đạo đức 4 - Bài 13: Tôn trọng luật giao thông

Giáo án Đạo đức 4 - Bài 13: Tôn trọng luật giao thông

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- Có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.

2. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Tham gia giao thông đúng luật

 - Phê phán những hành vi vi phạm giao thông

* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng

 3. Phẩm chất

- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

- Phẩm chất chăm chỉ, tích cực trong học tập

 

docx 6 trang xuanhoa 12/08/2022 2750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 - Bài 13: Tôn trọng luật giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
 1. Kiến thức
- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
2. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Tham gia giao thông đúng luật
 - Phê phán những hành vi vi phạm giao thông
* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng
 3. Phẩm chất
- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
- Phẩm chất chăm chỉ, tích cực trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK,...
Học sinh: Các thiết bị điện tử, SGK, SBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
1. Khởi động: (2p)
+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo
+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?
- GV dẫn vào bài mới: 
- Các em ạ! Tai nạn giao thông đang là một vấn nạn hàng đầu của Việt Nam. Hàng năm có rất nhiều người chết, bị thương và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Vậy chúng ta phải tham gia giao thông như thế nào cho an toàn thì tiết học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu qua bài “Tôn trọng luật giao thông”.
- Các em mở SGK trang 41, 42. Cô mời 1 bạn nhắc lại tên bài
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Tìm hiểu thông tin
- GV cho HS xem video: Thực trạng tai nạn giao thông + kết hợp thông tin trong SGK.
- Yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm 6: Qua thông tin các em thu thập được trong video cùng với thông tin trong SGK, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
+ Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
+ Làm thế nào để tham gia giao thông an toàn?
- GV mời TBHT lên điều hành
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc hiệu quả, tích cực
- GV kết luận: 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ )
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, ), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông )
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông, vận động mọi người tham gia giao thông an toàn.
* Rút ghi nhớ:
- Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của ai và mang lại lợi ích gì ?
* Ghi nhớ : 
- Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
- Mời HS nhắc lại ghi nhớ
+ Vậy hàng ngày các em đã làm gì để chấp hành đúng luật Giao thông?
=> Là một HS, khi tham gia giao thông để cháp hành đúng luật, các em cần: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, đi trên lề đường phía bên tay phải, dừng xe khi thấy tín hiệu đèn đỏ, 
=> Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu và biết rằng phải tôn trọng luật giao thông khi tham gia giao thông. Để giúp các em có thêm những kĩ năng, vốn hiểu biết và biết cách xử lý đúng khi tham gia giao. Bây giờ chúng ta cùng làm BT1 để biết những việc làm nào là chấp hành luật giao thông, những việc làm nào là không chấp hành Luật Giao thông?
Nhóm 6 – Chia sẻ lớp
 Đáp án: 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ )
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, ), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông )
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông, vận động mọi người tham gia giao thông an toàn.
- TBHT điều hành các nhóm chia sẻ kết quả TLN
- Các nhóm lần lượt chia sẻ và nhận xét
- TBHT mời cô giáo nhận xét
- HS lắng nghe
- Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
- HS nhắc lại ghi nhớ
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập
Bài tập 1: Phân biệt hành vi đúng Luật giao thông và hành vi vi phạm ( SGK/41): Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 1
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Với bài tập này, lớp mình sẽ chia sẻ theo nhóm đôi . Các em hãy xem tranh, suy nghĩ và tìm ra những tranh thể hiện việc thực hiện đúng luật giao thông và giải thích vì sao ?
- GV lần lượt mời các nhóm đôi chia sẻ
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, biểu dương các nhóm
- GV kết luận: Các em thấy, những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là các việc làm chấp hành luật giao thông, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
=> Để tránh tai nạn giao thông xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
Bài tập 2: (SGK/42)
- Yêu cầu HS đọc BT 2: Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu BT2.
- Bài này yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Với bài tập này, lớp mình sẽ chia sẻ cá nhân. Các em đọc các tình huống trong BT2 và dự đoán những điều có thể sẽ xảy ra. 
- GV mời TBHT lên điều hành các cá nhân chia sẻ
- GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc với mọi đối tượng.
+ GV cho học sinh: Đọc phần ghi nhớ
Nhóm đôi – chia sẻ lớp
- 1 HS đọc .
- Những việc nào là đúng luật Giao thông? Vì sao?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Các nhóm đôi chia sẻ
+ Tranh 1: Thực hiện đúng luật giao thông. Các bạn trong tranh đã đi thành 1 hàng khi đi xe đạp, xe đạp chỉ chở 1 người.
+ Tranh 2: Không thực hiện đúng luật giao thông. Vì xe đi quá nhanh, chở quá nhiều người và hàng hóa, vượt quá mức quy định cho phép.
+ Tranh 3: Thực hiện không đúng luật giao thông. Chăn thả trâu bò trên đường có thể gây tai nạn, cản trở các phương tiện giao thông.
+ Tranh 4: Thực hiện không đúng luật giao thông. Bạn HS đã đi xe đạp vào đường một chiều là sai luật và dễ gây tai nạn giao thông.
+ Tranh 5: Thực hiện đúng luật an toàn giao thông. Mọi người dừng xe khi thấy tín hiệu đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
+ Tranh 6: Thực hiện đúng luật. Mọi người sau rào chắn và cách xa đường tàu khi có tàu lửa đi qua. 
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
Cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS đọc
- Dự đoán việc có thể xảy ra trong các tình huống
- TBHT điều hành các cá nhân chia sẻ:
a) Bóng có thể đá trúng vào ai đó trên đường và có thể làm họ ngã xe. Việc đá bóng dưới lòng đường cũng gây tắc đường, cản trở giao thông qua lại.
b) Tàu hỏa có thể đến bất cứ lúc nào và hai bạn có thể k đi ra kịp.
c) Cản trở giao thông của đường quốc lộ.
d) Việc đua xe máy ảnh có thể gây tai nạn nghiêm trọng cho chính họ và người khác.
đ) Gây ách tắc giao thông vào giờ cao điểm
e) Gây nguy hiểm cho trâu và chính tài xế lái xe
g) Đò có thể bị lật do quá nhiều người.
- HS nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
- Để kết thúc bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau xem một đoạn phim ngắn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về học ghi nhớ, tuân thủ các luật lệ giao thông, chuẩn bị các bài tập còn lại để hoàn thành trong tiết 2.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_4_bai_13_ton_trong_luat_giao_thong.docx