Giáo án Chính tả 4 - Nghe-viết: Thắng biển - Nguyễn Thị Yến Nhi

Giáo án Chính tả 4 - Nghe-viết: Thắng biển - Nguyễn Thị Yến Nhi

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

1.Ổn định:Hát

2. Bài cũ:

- GV kiểm tra việc chữa lỗi trong vở HS.

- GV đọc cho HS viết: tức giận, dõng dạc, nghiêm nghị, nhốt chuồng.

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

* Giới thiệu:

Hôm trước các em đã học bài tập đọc Thắng biển, trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ được nghe - viết đoạn 1 và đoạn 2 trong bài tập đọc Thắng biển và làm bài tập chính tả phân biệt vần in/inh.

GV viết tên bài: Chính tả (Nghe – viết) Thắng biển.

*Chuyển ý: Để cho bài viết chính tả của chúng ta sẽ tốt hơn cô và các em hãy cùng tìm hiểu về đoạn 1 và 2 của tập đọc: Thắng biển cũng như những từ khó viết có trong bài.

 

docx 4 trang xuanhoa 09/08/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 4 - Nghe-viết: Thắng biển - Nguyễn Thị Yến Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỰC TẬP
Môn: Tiếng Việt
Bài: CHÍNH TẢ (Nghe – viết) THẮNG BIỂN
Tuần: 26 	Tiết 26
Người dạy: Nguyễn Thị Yến Nhi
Ngày dạy: 13/06/2020
I. YÊU CẦU :
- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn từ Mặt trời lên cao dần...quyết tâm chống giữ trong bài tập đọc Thắng biển.
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có vần dễ viết sai chính tả: in/inh.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - Một số tờ giấy khổ to để HS làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:Hát
2. Bài cũ:
- GV kiểm tra việc chữa lỗi trong vở HS.
- GV đọc cho HS viết: tức giận, dõng dạc, nghiêm nghị, nhốt chuồng.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu: 
Hôm trước các em đã học bài tập đọc Thắng biển, trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ được nghe - viết đoạn 1 và đoạn 2 trong bài tập đọc Thắng biển và làm bài tập chính tả phân biệt vần in/inh.
GV viết tên bài: Chính tả (Nghe – viết) Thắng biển.
*Chuyển ý: Để cho bài viết chính tả của chúng ta sẽ tốt hơn cô và các em hãy cùng tìm hiểu về đoạn 1 và 2 của tập đọc: Thắng biển cũng như những từ khó viết có trong bài.
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn chính tả.
- Cho HS đọc đoạn 1+2 bài tập đọc: Thắng biển.
- GV hỏi: Qua đoạn văn em thấy hình ảnh cơn bão biểu hiện ra như thế nào?
- GV nhận xét và nêu: Qua hai đoạn văn ta có thể thấy được cơn bão diễn ra rất dữ dội và điên cuồng. Tuy nhiên bằng lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết của người dân đã chung sức, chung lòng chống lại thiên tai, bảo vệ đê điều nhằm đem lại môi trường trong lành cho con người nói chung. Vì vậy từ nay các em phải noi gương theo các nhân vật trong bài văn. Phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường không cần thiết phải làm việc gì to tát chỉ cần thực hiện những việc nhỏ vừa sức chẳng hạn như bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng nước tiết kiệm, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng...thì đã góp phần bảo vệ môi trường rồi. (GD MT cho HS)
- Cho HS đọc lướt, tìm và nêu các từ khó viết.	
- GV chốt lại một số từ gạch chân bộ phận HS dễ viết sai để lưu ý HS.
 VD: mênh mông, nuốt tươi, mỏng manh, dữ dội, điên cuồng,..
- GV cho HS luyện viết những từ khó: mênh mông, nuốt tươi, mỏng manh, dữ dội, điên cuồng, 
- GV nhận xét chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Cho HS đọc lại những từ khó.
*Chuyển ý: Sau khi đã cùng tìm hiểu về đoạn văn cũng như luyện viết các từ khó. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang phần viết chính tả.
*Hoạt động 2:Viết chính tả
- GV đọc toàn bài để học sinh bao quát nội dung.
- Hướng dẫn nhận xét về bài chính tả: do là bài văn xuôi nên khi viết các em phải thụt vào 2 ô tập và viết hoa chữ cái đầu; khi viết hết một đoạn các em bỏ một hàng và thụt vào 2 ô tập để viết tiếp đoạn mới, chú ý viết hoa tên tác giả.
- Lưu ý HS về tư thế viết. 
- GV đọc chậm rãi từng câu, từng chữ cho HS viết chính tả. Đọc rõ ràng từng câu ngắn hay cụm từ rõ nghĩa 2-3 lượt cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi bằng bút mực.
*Hoạt động 3: Chấm, chữa bài:
- GV chiếu đoạn văn mẫu cho HS soát lỗi bằng bút chì ghi lỗi ra ngoài lề và viết lại lỗi sai (mỗi lỗi 1 dòng cuối vở).
- GV thu 5 vở để chấm.
- GV nhận xét chung vở chấm.
*Chuyển ý: Sau khi viết chính tả xong chúng ta hãy cùng chuyển sang phần luyện tập để luyện viết đúng các từ có vần dễ viết sai chính tả. Đó là vần in/inh.
Hoạt động 4: Luyện tập. 
Bài tập 2b:
- GV nêu: ở phần này thì chọn cho các em bài tập 2b vì người miền Nam thường viết sai tiếng có vần in/inh còn bài tập 2a là dành cho người miền Bắc vì họ hay viết sai tiếng có âm đầu l/n.
- Chiếu bài tập 2b và gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn: Ở bài tập này các em hãy tìm những tiếng thích hợp có chứa vần in/inh dựa vào tiếng ở trước của từ đó để hoàn thành bài tập này.
- GV giao việc: tổ 1, 2 làm cột 1; tổ 3, 4 làm cột 2.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Đáp án: lung linh, giữ gìn, bình tĩnh, nhường nhịn, rung rinh, thầm kín, lặng thinh, học sinh, gia đình, thông minh.
- GV giải nghĩa 1 số từ khó ở bài tập: VD: thầm kín, lặng thinh.... (thầm kín: sâu kín ở trong lòng, không bộc lộ ra ngoài ví dụ như mơ ước thầm kín, nỗi buồn thầm kín; lặng thinh: im lặng không nói gì, không lên tiếng ví dụ như lặng thinh không đáp; rung rinh: rung động nhẹ và liên tiếp; lung linh: từ gợi vẻ lay động, rung rinh của cái có thể phản chiếu ánh sáng)
4. Củng cố:
- Cho HS lấy thêm một vài ví dụ về từ có vần in/inh.
5. Dặn dò – nhận xét:
- Dặn HS về nhà tự làm thêm bài tập 2a và viết lại lỗi sai mỗi lỗi 1 dòng cuối vở. Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối của bài: “Bài thơ tiểu đội xe không kính” để chuẩn bị cho tiết chính tả nhớ - viết ở tiết sau.
- Nhận xét tiết học:
- Hát đầu giờ
- 1 HS lên bảng viết, HS còn lại viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trả lời: Qua đoạn văn, hình ảnh cơn bão biểu hiện ra rất hung dữ, nó tấn công dữ dội vào khúc đê mong manh.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: (VD: mênh mông, nuốt tươi, mỏng manh, dữ dội, điên cuồng,....)
- HS theo dõi.
- HS luyện viết vào bảng con. 1 HS lên viết bảng.
- 2 – 3 HS đọc.
- HS theo dõi SGK.
- HS lắng nghe.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi bằng bút mực
- HS tự soát lỗi bằng bút chì ghi lỗi ra ngoài lề và viết lại lỗi sai (mỗi lỗi 1 dòng cuối vở).
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
- 2 HS làm vào bảng phụ để treo lên bảng. HS còn lại làm vào SGK.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: (VD: bình rượu, kinh tế, đỉnh núi, mắt kính, hình vuông, que tính, in ấn, đèn pin, tin học, nhìn trộm,.....)
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện.
- HS lắng nghe.
GHI CHÚ:
 ............................... 
 ........................... ..
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Kí duyệt ngày / / 201
Nguyễn Văn Chương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_4_nghe_viet_thang_bien_nguyen_thi_yen_nhi.docx