Giáo án An toàn giao thông 4

Giáo án An toàn giao thông 4

Bài 1 Điều khiển xe đạp an toàn

 I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

-Biết cách điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông;

-Nắm được một số quy định về an toàn giao thông dành cho xe đạp;

-Thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông;

-Nhận biết những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn;

-Nhắc nhở và chia sẻ với mọi người về việc điều khiển xe đạp an toàn,

phòng tránh những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.

II. CHUẨN BỊ

Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4.

Hình trong Bài 1. Điều khiển xe đạp an toàn – Tài liệu Giáo dục an toàn giaothông – dành cho HS lớp 4 phóng to (nếu có thể).Xe đạp hoặc mô hình xe đạp.

GV chuẩn bị một số kiến thức pháp luật quy định về việc điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông.

 

doc 22 trang xuanhoa 09/08/2022 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề và bài học:
 1 Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông Bài 2
2 An toàn giao thông đường thuỷ Bài 5
3 - Điều khiển xe đạp an toàn Bài 1
4 Hậu quả của tai nạn giao thông Bài 3
5 Dự đoán để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ Bài 4
Bài 1 Điều khiển xe đạp an toàn
 	I MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp HS:
-Biết cách điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông;
-Nắm được một số quy định về an toàn giao thông dành cho xe đạp;
-Thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông;
-Nhận biết những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn;
-Nhắc nhở và chia sẻ với mọi người về việc điều khiển xe đạp an toàn,
phòng tránh những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn.
II. CHUẨN BỊ
Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4.
Hình trong Bài 1. Điều khiển xe đạp an toàn – Tài liệu Giáo dục an toàn giaothông – dành cho HS lớp 4 phóng to (nếu có thể).Xe đạp hoặc mô hình xe đạp.
GV chuẩn bị một số kiến thức pháp luật quy định về việc điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông.
III. THỜI LƯỢNG (gợi ý): 2 tiết
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
KHỞI ĐỘNG
Nghe hoặc hát
một bài hát về
xe đạp
Bước 1: GV cho HS nghe hoặc hát theo một bài hát về xe đạp (gợi ý bài hát: Đi xe đạp, sáng tác nhạc sĩ:Hoàng Vân).
Bước 2: GV kết luận:– Xe đạp là phương tiện giao thông gắn liền với tuổi
thơ của hầu hết các em HS. Ở lớp 3, các em đã đượclàm quen với xe đạp. Trong bài học hôm nay, chúng tasẽ tìm hiểu cách điều khiển xe đạp an toàn.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1:
Tìm hiểu các
bước điều khiển
xe đạp an toàn
a. Chuẩn bị
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4(trang 4) và nêu những việc cần làm trước khi điều khiển xe đạp.
Bước 2: GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh: Trước
khi điều khiển xe đạp, các em cần:
– Điều chỉnh yên xe cho phù hợp với chiều cao củacơ thể.
– Kiểm tra hoạt động của phanh trước và phanh sau.
– Kiểm tra săm, lốp (hơi xe).
– Mang, mặc trang phục gọn gàng, phù hợp với vậnđộng khi đạp xe; đội mũ bảo hiểm dành cho đi xeđạp (nếu có).
Lưu ý: Nếu các em không thể tự làm được thì nhờ sựgiúp đỡ từ người lớn.
Tranh 1 (trang 4): Điều chỉnh yên xe.
Tranh 2 (trang 4): Kiểm tra phanh xe.
Tranh 3 (trang 4): Kiểm tra săm, lốp (hơi xe).
Tranh 4 (trang 4): Mặc trang phục gọn gàng, đội mũbảo hiểm.
b. Điều khiển xe đạp
Bước 1: GV chia lớp thành các cặp, thảo luận và trả lờicâu hỏi:
– Quan sát tranh 1, 2 (trang 5) và nêu nhận xét điềukhiển xe đạp của các bạn trong tranh?– So sánh cách điều khiển xe đạp của em và các bạn?
Sau khi thảo luận, GV mời một số HS trả lời câu hỏi.
Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh: Để điều khiển xeđạp an toàn, các em cần tuân thủ các quy định về antoàn giao thông, cụ thể:
– Đi đúng làn đường dành cho xe đạp, trong trườnghợp không có làn đường dành riêng cho xe đạp, cácem phải đi sát mép bên phải của đường.
– Tuân thủ các hiệu lệnh của người điều khiển giaothông, tín hiệu, vạch kẻ, biển báo giao thông.
– Chú ý quan sát cẩn thận người và phương tiện tham gia giao thông đến từ các hướng và chủ động nhường đường cho người đi bộ.
Tranh 1 (trang 5): Bạn HS đang điều khiển xe đạp điđúng làn đường dành cho xe đạp.
Tranh 2 (trang 5): Bạn nhỏ điều khiển xe đạp tham giagiao thông đúng tín hiệu đèn giao thông (đèn xanh:được phép đi).
c. Dừng, đỗ xe
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 (trang 5) vàgọi một số HS trả lời câu hỏi: “Các bạn trong tranh đãthực hiện việc dừng, đỗ xe như thế nào?”.
Bước 2: GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh:Khi điều khiển xe dừng, đỗ, các em cần:
– Quan sát trước, sau, trái, phải.
– Khi thấy đủ điều kiện an toàn thì ra tín hiệu rẽ phải.
– Dừng, đỗ xe trên vỉa hè (nơi được phép dừng, đỗ);
trong trường hợp không có vỉa hè, thì phải dừng, đỗ xe sát mép đường phía bên phải.
Tranh 1 (trang 5): Bạn HS nam chuẩn bị dừng, đỗ xe sát mép đường phía tay phải (đúng quy định).
Tranh 2 (trang 5): Bạn HS nữ dừng, đỗ xe giữa đường để lấy áo mưa ra mặc (sai quy định).
Hoạt động 2:
Nhận biết một
số hành vi điều
khiển xe đạp
không an toàn
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6(trang 6).
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và trảlời câu hỏi:
– Quan sát tranh và chỉ ra những hành vi điều khiển xe đạp không an toàn?
– Kể thêm một số hành vi đi xe đạp không an toàn khác?
GV mời đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh:
– Khi điều khiển xe đạp, các em cần chú ý quan sát phương tiện giao thông đi đến từ các hướng,nhường đường cho những phương tiện ở đường ưu tiên như tàu hoả, xe buýt...
– Đi đúng làn đường dành cho xe đạp.
– Tuân thủ tín hiệu điều khiển giao thông.
– Không được lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang, bá vai, bá cổ, sử dụng ô, tai nghe...
Tranh 1 (trang 6): Bạn nhỏ đang cố gắng vượt đường sắt (không có rào chắn) mà không chú ý quan sát tàu hoả đang đến rất gần.
Tranh 2 (trang 6): Các bạn nhỏ đang điều khiển xe đạp vượt tín hiệu đèn đỏ (không được phép đi).
Tranh 3 (trang 6): Các bạn nhỏ đang điều khiển xe đạp dàn hàng ngang, bá vai, bá cổ, đu bám xe nhau.
Tranh 4 (trang 6): Hai bạn nhỏ đang thả hai tay, bốc đầu xe đạp.
Tranh 5 (trang 6): Bạn nam đang sử dụng tai nghe, bạn nữ đang cầm ô khi điều khiển xe đạp.
Tranh 6 (trang 6): Bạn nhỏ đang điều khiển xe đạp đi vào làn xe cơ giới.
THỰC HÀNH
Hoạt động 1:
Quan sát tranh
và chỉ ra những
việc nên làm và
không nên làm
khi điều khiển
xe đạp
Bước 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1, 2, 3, 4 (trang 7).
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
– Quan sát tranh và chỉ ra những việc nên làm vàkhông nên làm khi điều khiển xe đạp?
– Nói lời khuyên với các bạn có hành vi chưa đúng ở trong tranh?
GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV nhận xét, giải thích các tranh và nhấn mạnh:
– Ngoài việc bản thân phải điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, các em cần phải nhắc nhở người thân và bạn bè cùng tham gia giao thông đúng luật.
– Trường hợp bạn bè, người thân chưa thực hiện đúng luật, các em phải nhắc nhở, khuyên bảo bạn bè và người thân thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và những người xung quanh.
Tranh 1 (trang 7): Các bạn nhỏ đang điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông.
Tranh 2 (trang 7): Các bạn nhỏ đang điều khiển xe đạp dàn hàng ngang, nói chuyện gây cản trở giao thông.
Tranh 3 (trang 7): Bạn nhỏ điều khiển xe đạp đi đúng làn đường dành cho xe đạp.
Tranh 4 (trang 7): Bạn nhỏ thả hai tay khi điều khiển xe đạp, xe đạp đang đi ở giữa lòng đường gây cản trở giao thông và rất dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 2:
Sắm vai xử lí
tình huống
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi cách xử lí tình huống.
Bước 2: Sắm vai, xử lí tình huống:
GV mời một số nhóm sắm vai, xử lí các tình huống.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh:
– Các em không được tổ chức hoặc rủ bạn đua xe.Trong trường hợp các em bị rủ hoặc nhìn thấy bạn bè tổ chức đua xe, các em cần đưa ra lời khuyên, nhắc nhở các bạn không được đua xe.
– Khi đến đoạn đường giao nhau với đường sắt có rào chắn, rào chắn đã hạ xuống thì các em tuyệt đối không được điều khiển phương tiện lách, chui qua rào chắn. Ở những nơi giao nhau với đường sắt không có rào chắn, các em cần quan sát kĩ hai bên trái – phải, nếu không thấy tàu hoả đang đi đến thì mới được điều khiển xe vượt qua. Các em hãy nhắc nhở bạn bè và người thân cùng thực hiện.
VẬN DỤNG
Hoạt động 1:
Chơi trò chơi “Đi xe đạp an toàn”
Bước 1: GV chuẩn bị 03 bộ thẻ, mỗi bộ gồm 02 thẻ màu vàng và xanh hoặc các thiết bị phù hợp. Thẻ màu xanh ghi tên các bước để điều khiển xe đạp an toàn. Thẻ màu vàng ghi các việc làm tương ứng với các bước điều khiển xe đạp an toàn. Trò chơi có thể thực hiện tại lớp học (HS đóng vai người đi xe đạp) hoặc trên sân trường (HS có thể sử dụng xe đạp trong trò chơi).
Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm và giải thích luật chơi (cách chơi):
– Từng thành viên trong nhóm điều khiển xe đạp đi theo vạch kẻ sẵn đến vị trí để những tấm thẻ, lấy thẻ vàng xếp vào ô thẻ xanh phù hợp. Mỗi lần chỉ được lấy một thẻ.
– Nhóm nào hoàn thành chính xác và nhanh nhất hoặc đúng nhiều nhất trong cùng một khoảng thời gian sẽ giành chiến thắng.
Bước 3: Tổ chức trò chơi.
Hoạt động 2: Đềxuất với người lớn trong gia đình cùng kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận của xe đạp
GV tổ chức cho HS thực hành tại sân trường hoặc hướng dẫn cho HS về thực hành tại nhà với người thân trong gia đình theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 chiếc xe đạp.
Bước 2: Hướng dẫn HS kiểm tra, điều chỉnh các bộphận cơ bản của xe đạp:
– Điều chỉnh yên xe;
– Kiểm tra phanh xe;
– Kiểm tra hơi xe.
Bước 3: Thực hành.
ĐÁNH GIÁ
GV hướng dẫn HS thực hiện tự đánh giá sau khi học xong bài học với các nội dung sau:
– Biết cách điều khiển xe đạp an toàn khi tham gia giao thông.
– Không thực hiện những hành vi không antoàn khi tham gia giaothông bằng xeđạp.
Với các mức đánh giá: Tốt – Đạt – Cần cố gắng.
ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô
sơ khác:
Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở
thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3, Điều 30 củaLuật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quyđịnh tại khoản 4, Điều 30 của Luật này.
(Khoản 3, 4, Điều 30 quy định như sau:
 3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham
gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.)
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểmcó cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phầnđường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi banđêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vậtkéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hoá xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trởgiao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. 
Bài 2
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:Biết được ý nghĩa, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người điều khiển
giao thông;
-Hiểu được một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông;
-Có ý thức chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
-Chia sẻ và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ
-Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4.
-Hình trong Bài 2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông – Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4 phóng to (nếu có thể).
-Một số hình ảnh người điều khiển giao thông đang thực hiện nhiệm vụ (tại địaphương hoặc gần khu vực nhà trường).
-GV tìm hiểu về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
III. THỜI LƯỢNG (gợi ý): 2 tiết
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
KHỞI ĐỘNG
Bước 1: GV cho HS hát và vận động theo một bài hát về cảnh sát giao thông. (Gợi ý: Bài Em làm công an tí hon, nhạc sĩ Trần Quân Tiến).
– Qua bài hát, em hãy cho biết chú cảnh sát giao thông đã làm gì?
Bước 2: GV kết nối với bài học:
Cảnh sát giao thông là một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc hệ thống tổ chức bộ máy của Cảnh sát nhân dân nói riêng và của lực lượng Công an nhân dân nói chung. Để biết được vai trò, nhiệm vụ và hiểu được một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua 
Bài 2: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1:
Tìm hiểu vai trò,
nhiệm vụ của
người điều
khiển giao thông
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát tranh 1, 2, 3,4 (trang 9).
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và trảlời câu hỏi:
– Nội dung bức tranh vẽ những gì?
– Những ai đang thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông?
– Người điều khiển giao thông có vai trò gì?
– GV mời đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi.
Bước 3: GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời:
Tranh 1(trang 9):Côcảnh sát giao thông đang điều khiển g thông tại ngã tư đường phố.
Tranh 2 (trang 9): Bác bảo vệ đang điều khiển giaothông ở khu vực cổng trường.
Tranh 3 (trang 9): Chú công an đang điều khiển giaothông ở khu vực cổng trường.
Tranh 4 (trang 9): Côcông nhân đang điều khiển gthông ở khu vực côngtrường xdựng.
Lưu ý:– Tất cả người tham gia giao thông (kể cả người đi bộ) đều phải nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
– Trong trường hợp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển, biển báo hiệu giao thông hoặc vạch kẻ đường thì phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Mở rộng: GV yêu cầu HS kể thêm những người có thể thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông mà em biết.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu một
số hiệu lệnh
của người
điều khiển
giao thông
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh 1, 2, 3 (trang 10) và tìm hiểu:
– Đọc thông tin trong sách, tìm hiểu một số hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Mô tả hành động của những người điều khiển giao thông trong bức tranh.
– Sau đó, GV mời đại diện các nhóm trả lời.
Bước 2: GV và HS nhận xét, sau đó GV giải thích tranh,kết luận:
Tranh 1 (trang 10): Nữ cảnh sát giao thông giơ taythẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giaothông ở các hướng đều phải dừng lại.
Tranh 2 (trang 10): Nữ cảnh sát giao thông dang nganghai tay để báo hiệu cho người tham gia giao thông ởphía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừnglại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bêntrái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
Tranh 3 (trang 10): Nam cảnh sát giao thông giơ tayphải về phía trước để báo hiệu cho người tham giagiao thông ở phía sau và bên phải người điều khiểndừng lại; người tham gia giao thông ở phía trướcngười điều khiển được rẽ phải; người tham gia giaothông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưngngười điều khiển giao thông được phép đi; đồng thờitay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, songsong với tay phải báo hiệu người tham gia giao thôngở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trướcmặt người điềukhiển.
THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Quan sát và Chỉ ra những hành động người thamgia giao thông phải làm
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh (trang 11). 
Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: – Nội dung bức tranh vẽ những gì? – Quan sát và chỉ ra hành động những người tham gia giao thông phải làm. Sau đó, GV mời đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi. 
Bước 3: GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời: Nữ cảnh sát dang ngang hai tay, A và C phải dừng lại, B và D được đi tất cả các hướng.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Bước 1: GV cho HS làm việc theo nhóm, sắm vai xử lí các tình huống 1 và 2 (trang 11, 12). GV mời một số nhóm trình bày cách xử lí tình huống. 
Bước 2: GV và HS nhận xét, thống nhất cách xử lí. Tình huống 1 (trang 11): Trong trường hợp này Bốp cần dừng lại. Vì đây là tín hiệu bằng tay của người điều khiển giao thông, yêu cầu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại. Tình huống 2 (trang 11): Trong trường hợp này Bông cần di chuyển theo hiệu lệnh của cô cảnh sát giao thông. Vì trong trường hợp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông thì phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
VẬN DỤNG
Tham gia trò chơi “Em tập làm cảnh sát giao thông
Bước 1: GV sắp xếp lớp thành những hàng dọc. 
Bước 2: Giải thích trò chơi và luật chơi. – GV chọn một bạn HS đóng vai cảnh sát giao thông, có còi và cầm gậy điều khiển giao thông. Các HS khác đóng vai những người tham gia giao thông. Các vai có thể thay đổi luân phiên nhau. – Cảnh sát giao thông thực hiện các động tác điều khiển giao thông bằng gậy và còi. Người tham gia giao thông thực hiện đúng hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 
Bước 3: HS tham gia chơi dưới sự điều khiển của quản trò (GV hoặc 1 HS được chỉ định). Người nào đi sai sẽ ra ngoài đợi lượt chơi kế tiếp. Trò chơi kéo dài khoảng 3 – 5phút.
ĐÁNH GIÁ
GV hướng dẫn HS thực hiện tự đánh giá sau khi học xong bài học với các nội dung sau: 
– Biết được vai trò, nhiệm vụ của người điều khiển giao thông; 
– Hiểu được một số hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông và thực hiện được đúng theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Với các mức đánh giá: Tốt – Đạt – Cần cố gắng.
V. ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộtrưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVTngày 31 tháng 12 năm 2019:
Điều 7. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
7.1. Hiệu lệnh của người điều khiển được thểhiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèntín hiệu ánhsáng điềukhiển giaothông. Để thu hút sự chú ý của ngườithamgia giaothông,người điềukhiển giaothông ngoài sử dụng cácphương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.
7.2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
7.2.1. Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ởcác hướng đều phải dừng lại;
7.2.2. Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham giagiao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừnglại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái ngườiđiều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiểngập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên
trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điềukhiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giaothông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặcphải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, 
xuốngbáo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải ngườiđiều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiểngiơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham giagiao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
7.2.3. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giaothông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người thamgia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; ngườitham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cảcác hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều 
khiểngiao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đilặp lại nhiều 
lần, song song với tay phải báo hiệu người tham giagiao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trướcmặt người điều khiển.
7.3. Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát
 điều khiển giao thông như sau:
7.3.1. Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
7.3.2. Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
7.3.3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
7.3.4. Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
7.3.5. Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
7.3.6. Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện
dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
Điều 8. Hiệu lực của người điều khiển giao thông
Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnhcủa người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tínhiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Điều 9. Người điều khiển giao thông
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theoquy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
Bài 3
Hậu quả của tai nạn giao thông
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS: Hiểu được hậu quả của tai nạn giao thông;
-Nhận biết được một số hành vi không an toàn có thể dẫn đến tai nạn giao thông; 
-Có ý thức phòng, tránh tai nạn giao thông; 
-Nhắc nhở mọi người xung quanh tham gia giao thông an toàn nhằm phòng, tránh tai nạn giao thông. 
CHUẨN BỊ 
-Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4. Hình trong Bài 3. Hậu quả của tai nạn giao thông – Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4 phóng to (nếu có thể). Một số đoạn phim, hình ảnh thực tế về tai nạn giao thông và hậu quả của tai nạn giao thông (chú ý lựa chọn tư liệu mang tính giáo dục). GV tìm hiểu một số hậu quả của tai nạn giao thông.
THỜI LƯỢNG (gợi ý): 2 tiết
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
KHỞI ĐỘNG
Bước 1: GV cho HS xem một đoạn phim hoặc một đoạn thông tin về tai nạn giao thông và trả lời câu hỏi: – Vì sao lại xảy ra tai nạn giao thông (trong đoạn phim)?
Bước 2: HS trả lời, GV và HS khác nhận xét.
 Bước 3: GV nhấn mạnh, kết nối vào bài: Đã từ lâu, tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng tăng. Số người tử vong vì tai nạn giao thông gia tăng theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy để hiểu được hậu quả của tai nạn giao thông, nhận biết được một số hành vi không an toàn có thể dẫn đến tai nạn giao thông, từ đó mỗi người có ý thức phòng, tránh tai nạn giao thông, chúng ta cùng tìm hiểu qua Bài 3: Hậu quả của tai nạn giao thông.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của tai nạn giao thông
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát và tìm hiểu các tranh 1, 2 (trang 13). 
Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: – Tai nạn giao thông gây ra những hậu quả gì? GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 
Bước 3: GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời: Tai nạn giao thông gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. 
Tranh 1 (trang 13): Hai bạn nhỏ sang đường, chiếc ô tô vàng đi ở làn trong không chú ý quan sát nên tài xế giật mình, đánh lái tránh hai bạn nhỏ, đâm vào dải phân cách và đâm đổ cột biển báo giao thông. Hậu quả: xe hỏng, cột biển báo đổ, các bạn nhỏ hoảng sợ. 
Tranh 2 (trang 13): Tai nạn liên hoàn, ô tô đâm vào xe máy, xe máy đâm vào xe đạp. Hậu quả: xe máy, xe đạp và ô tô hỏng, người điều khiển xe đạp và xe máy bị thương. Mở rộng: GV giới thiệu thêm một số thông tin hoặc hình ảnh về hậu quả của tai nạn giao thông.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân, quan sát và tìm hiểu các tranh 1, 2, 3 (trang 14). 
Bước 2: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: – Quan sát tranh và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. – Nêu thêm một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà em biết. 
Bước 3: GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời:
 Tranh 1 (trang 14): Hai bạn nhỏ đi xe đạp không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ), làm ô tô màu vàng đánh lái tránh các bạn và đâm vào ô tô màu đỏ. 
Tranh 2 (trang 14): Bạn nhỏ đi xe đạp đi sai làn đường dành cho xe đạp, ô tô màu xanh đánh lái tránh bạn nhỏ đi xe đạp, có thể đâm vào ô tô màu đỏ đi ngược chiều.
 Tranh 3 (trang 14): Bạn nhỏ đi xe đạp cầm ô (sai quy định), gió thổi vào ô, làm bạn mất thăng bằng khi đang điều khiển xe, có thể dẫn đến ngã xe và va chạm với xe máy đi phía sau.
THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh 1, 2 (trang 15) và thảo luận các tình huống. Sau đó, GV mời đại diện một số nhóm trình bày cách xử lí tình huống. 
Bước 2: GV và HS nhận xét, thống nhất cách xử lí các tình huống: – Tình huống 1 (trang 15): Khuyên các bạn nên tuân thủ luật giao thông, không được đi xe đạp dàn hàng ngang trên làn đường dành cho xe máy, ô tô. Vì những hành vi như vậy có nguy cơ gây tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng.
– Tình huống 2 (trang 15): Khuyên em trai cần phải chấp hành luật giao thông đường bộ, sang đường bên kia để đến nhà bác bằng cách đi qua cầu vượt dành cho người đi bộ, để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và các phương tiện tham gia giao thông khác.
Hoạt động 2: Sắm vai xử lí các tình huống trên
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, sắm vai tình huống 1 và 2 trong hoạt động 1 (trang 15). GV mời một số nhóm trình bày sắm vai xử lí các tình huống. 
Bước 2: GV và HS nhận xét.
VẬN DỤNG
Xây dựng bảng nguyên tắc đảm bảo an toàn của em khi tham gia giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông (theo mẫu)
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm lớn: 
– Lập bảng nguyên tắc đảm bảo an toàn của em khi tham gia giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông (theo mẫu). 
Bước 2: GV mời một số đại diện nhóm trình bày. 
Bước 3: GV và HS nhận xét, kết luận. Những quy định về an toàn giao thông cần tuân thủ để phòng, tránh tai nạn: 
1. Người đi bộ phải chú ý quan sát và nhường đường cho các phương tiện giao thông khi qua đường. 
2. Khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và cài quai đúng quy cách.
 3. Thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây an toàn.
 4. Khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
 5. Phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
6. Giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử lí các hình huống bất ngờ có thể xảy ra. 
7. Tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông để thể hiện mình là người có văn hoá giao thông.
ĐÁNH GIÁ
GV hướng dẫn HS thực hiện tự đánh giá sau khi học xong bài học với các nội dung sau: – Kể được những hậu quả của tai nạn giao thông. – Biết được một số hành vi không an toàn có thể dẫn đến tai nạn giao thông. – Thực hiện những hành vi an toàn để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông; nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện. Với các mức đánh giá: Tốt – Đạt – Cần cố gắng.
Bài 4
Dự đoán để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Giúp HS: Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông; Hình thành khả năng quan sát, dự đoán và phòng tránh tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông; Chia sẻ với mọi người về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông và cách phòng tránh. 
CHUẨN BỊ Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4. Hình trong Bài 4. Dự đoán để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ – Tài liệu Giáo dục an toàn giao thông – dành cho HS lớp 4 phóng to (nếu có thể). Một số đoạn phim, hình ảnh thực tế về nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (gắn liền với địa phương và nhà trường). GV tìm hiểu một số cách dự đoán để phòng tránh tai nạn giao thông. I
 THỜI LƯỢNG (gợi ý): 2 tiết
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
KHỞI ĐỘNG
Bước 1: GV cho HS nghe bài vè về an toàn giao thông.
Ve vẻ vè ve Thì mới an toàn. 
Cái vè xe cộ 	 Còn khi bước xuống 
An toàn lên, xuống Chớ vội, chớ mau 
Tình huống hằng ngày Quan sát trước sau 
 Xe đạp, xe máy Phòng ngừa tai nạn. 
Nếu muốn bước lên An toàn là bạn
Phải đứng đúng bên	 Tai nạn là thù 
 Chân trái nhấc lên 	 Bạn ơi nhớ nhé 
Chân phải dưới đất Ve vẻ vè ve!
Hai tay bám chắc 
 Và đặt câu hỏi: Bài vè nhắc nhở em điều gì? Sau đó, GV mời một số HS trả lời câu hỏi. 
Bước 2: GV nhấn mạnh, kết nối vào bài: Khi tham gia giao thông, có rất nhiều tình huống nguy hiểm khác nhau có thể xảy ra. Để giúp các em nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông, hình thành khả năng quan sát, dự đoán và phòng tránh tình huống nguy hiểm, chúng ta cùng tìm hiểu qua Bài 4: Dự đoán để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.	
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống có thể dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ
Bước 1: GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát và tìm hiểu các tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6 (trang 17).
 Bước 2: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: 
– Dự đoán điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống. – Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông trong các tình huống trên? – Liên hệ thực tế tham gia giao thông hằng ngày của em để phòng tránh tai nạn giao thông.
GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 
Bước 3: GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời:
 Tranh 1 (trang 17): Chiếc xe công-te-nơ đang chuyển hướng (rẽ phải), đây là chiếc xe đầu kéo, thùng xe có thể áp sát về phía phải nhiều hơn phần đầu. Tránh đi song song hoặc đi gần những chiếc xe to, đặc biệt là khi chúng đang có tín hiệu chuyển hướng (còi, xi–nhan ). 
Tranh 2 (trang 17): Xe ô tô đi từ trong ngõ ra. Khi đến ngã rẽ, đặc biệt là những ngõ nhỏ, phải đi chậm, chú ý quan sát, lắng nghe tiếng còi, đèn xi–nhan để phòng tránh xảy ra va chạm giao thông.
 Tranh 3 (trang 17): Xe ô tô đang đậu ở ven đường, bất ngờ mở cửa, có thể làm các phương tiện di chuyển phía sau đâm vào cánh cửa, gây tai nạn. Khi nhìn thấy những chiếc xe đỗ ven đường, cần giảm tốc độ, chú ý quan sát và tránh đi quá gần. 
Tranh 4 (trang 17): Hố ga trên đường đang bị bật nắp. Cần chú ý quan sát cẩn thận để tránh đâm phải hố ga. 
Tranh 5 (trang 17): Xe ô tô đang vào cua, xuống dốc lúc trời tối. Tại những đoạn đường cua, khuất tầm nhìn, cần phải đi chậm, đúng phần đường quy định, chú ý quan sát để xử lí những tình huống bất ngờ. 
Tranh 6 (trang 17): Người điều khiển xe máy suýt đâm vào cậu bé đang xuống xe buýt ở điểm dừng đỗ. Cần chú ý quan sát khi lên, xuống ô tô, cần tránh những đoạn xe hay dừng đỗ (bến xe buýt, điểm trông giữ xe ).
Hoạt động 2: Cách dự đoán và phòng tránh tình huống giao thông nguy hiểm
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_4.doc