Đề cương ôn tập Cuối học kì I môn Khoa học và Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập Cuối học kì I môn Khoa học và Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường những gì?

A. Thức ăn, nước, không khí B. Thức ăn, nước

C. Nước, không khí D. Thức ăn, không khí

Câu 2. Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào ?

A. Không ăn uống.

B. Chỉ uống nước đun sôi, không ăn cháo.

C. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống dung dịch ô-rê-dôn.

D. Ăn uống thật nhiều.

Câu 3: Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể thì sinh vật sẽ chết?

A. 5 - 10% B. 5 - 15% C. 10 - 15% D. 10 - 20%

Câu 4: Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?

A. Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước.

B. Để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc.

C. Làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.

D. Đun sôi nước làm tách các chất rắn có trong nước

Câu 5. Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

 A. Thể lỏng B. Thể rắn C. Thể khí D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn.

Câu 6: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành nước đá là hiện tượng gì?

 A. Đông đặc B. Bay hơi

 C. Ngưng tụ D. Nóng chảy

Câu 7: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?

A. Cá. B. Thịt gà. C.Thịt bò. D. Rau xanh.

Câu 8: Khí duy trì sự cháy là khí?

A. Ni-tơ B. Ô-xi C. Khí quyển D. Khí các-bô-níc

 

docx 10 trang cuckoo782 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Cuối học kì I môn Khoa học và Lịch sử Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020 – 2021
A. MÔN KHOA HỌC 
I. Trắc nghiệm 
Câu 1: Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường những gì?
A. Thức ăn, nước, không khí	B. Thức ăn, nước	
C. Nước, không khí	D. Thức ăn, không khí
Câu 2. Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào ? 
Không ăn uống.	
 Chỉ uống nước đun sôi, không ăn cháo.
 Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống dung dịch ô-rê-dôn.	
D. Ăn uống thật nhiều.
Câu 3: Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể thì sinh vật sẽ chết?
A. 5 - 10%	B. 5 - 15%	C. 10 - 15%	D. 10 - 20%
Câu 4: Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?
Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước.
Để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc.
Làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.
D. Đun sôi nước làm tách các chất rắn có trong nước	
Câu 5. Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
 A. Thể lỏng	B. Thể rắn	C. Thể khí	D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn.	
Câu 6: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành nước đá là hiện tượng gì?
	A. Đông đặc	B. Bay hơi	
	C. Ngưng tụ	D. Nóng chảy
Câu 7: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
A. Cá.	B. Thịt gà. 	C.Thịt bò. 	D. Rau xanh.
Câu 8: Khí duy trì sự cháy là khí?
A. Ni-tơ	B. Ô-xi	C. Khí quyển	D. Khí các-bô-níc
Câu 9. Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp: (2điểm)
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Thiếu vi-ta-min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng.
Thiếu vi-ta-min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Đáp án: 
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Thiếu vi-ta-min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng.
Thiếu vi-ta-min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Câu 10: (2điểm) Chọn các từ thích hợp mưa, ngưng tụ, đám mây, hạt nước vào chỗ chấm: 
 Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ............................................................ thành những ............................................ rất nhỏ, tạo nên các .............................................................. . Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành ....................................................... .
Đáp án:
 Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 11 Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? 
A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ăn 
C. Nước uống D. Tất cả các ý trên
Câu 12 Chất đạm và chất béo có vai trò: 
A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể
C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13 Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? 
A. Ăn vừa phải
B. Ăn theo khả năng
C. Ăn dưới 300g muối
D. Ăn trên 300g muối
Câu 14 Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? 
A. 1 nhóm B. 2 nhóm
C. 3 nhóm D. 4 nhóm
Câu 15 Không khí có thành phần chính là: 
A. Khí Ni-tơ B. Khí Ôxi và khí Hiđrô
C. Khí Các - bô- níc và khí ni-tơ D Khí Ôxi và khí Ni-tơ 
Câu 16 Không khí và nước có tính chất gì giống nhau: 
A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi.
C. Chảy từ cao xuống thấp D. Tất cả các ý trên. 
Câu 17: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật, vì? 
A. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
B. Đạm động vật và đạm thực vật có chứa nhiều chất bổ dưỡng quý.
C. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.
D. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn được ngon miệng hơn.
Câu 18: Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống ?
 A. Không khí, thức ăn. B. Thức ăn, ánh sáng 
 C. Không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng D. Thức ăn 
Câu 19: Hãy điền vào ô c chữ Đ trước ý đúng và chữ S trước ý sai. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống đối với sức khoẻ: 
a. Muốn trách béo phì cần ăn uống hợp lí, điều độ, năng rèn luyện, vận động.	c
b. Béo phì ở trẻ em không phải là bệnh nên cứ để các em ăn uống thoải mái. 	c
c. Trẻ em không được ăn uống đủ lượng và đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng. 	c
d. Khi bị bất cứ bệnh gì cũng cần ăn kiêng cho chóng khỏi. 	 	c
Đáp án: Đ – S – Đ - S
Câu 20: Để phòng bệnh béo phì cần: 
 A. Ăn ít.
 B. Giảm số lần ăn trong ngày.
 C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.
 D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Câu 21: Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp:
- Chọn thức ăn .............................., .............................., có giá trị dinh dưỡng
- Dùng ............................... để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn
- Thức ăn được ................................ nên ăn ngay
- Thức ăn chưa dùng hết phải.......................... đúng cách
Đáp án: Điền theo thứ tự sau:
- tươi, sạch
- nước sạch
- nấu chín
 - bảo quản
Câu 22: Thế nào là nước bị ô nhiễm? 
A. Nước có màu, có chất bẩn.
B. Nước có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép.
C. Nước chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
D. Cả 3 ý trên.
II. Phần tự luận
Câu 1: Nước có những tính chất gì? 
- Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 
- Để bảo vệ nguồn nước, cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. Xây dựng nhà tiêu tự hoại,nhà tiêu phải làm xa nguồn nước.
Câu 3: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? 
Trả lời: Chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều lấy từ nguồn thức ăn khác nhau. 
Câu 4: Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? 
Trả lời: Muốn phòng bệnh báo phì cần: 
- Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và rèn luyện thể dục, thể thao.
Câu 5: Quá trình trao đổi chất là gì? 
- Quá trình con người lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã là quá trình trao đổi chất.
Câu 6: Nêu vai trò của nước trong đời sống con người, sinh vật?
Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
Câu 7 . Nêu những việc nên làm để tiết kiệm nước ( quan trọng ) 
Những việc nên làm để tiết kiệm nước là:
- Chỉ lấy lượng nước vừa đủ dùng khi tắm rửa, vệ sinh hàng ngày.
- Khóa vòi nước khi đang rửa tay hoặc đánh răng.
- Tiết kiệm số lần xả nước ở toa lét
- Khi phát hiện ra nước bị rò rỉ, phải báo ngay với người lớn.
- Tái sử dụng nước tắm hoặc giặt quần áo để xả toa lét, cọ nhà vệ sinh....
Câu 8. Nêu những biện pháp để phòng tránh tai nạn đuối nước. ( quan trọng)
Những biện pháp để phòng tránh tai nạn đuối nước là: 
- Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối....
- Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia phương tiện giao thông đường thủy
- Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn, có phương tiện cứu hộ
- Tuân thủ các qui định của bể bơi, khu vực bơi.
B. MÔN LỊCH SỬ 
Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là:
A. Văn Lang	B. Đại việt	C. Đại cồ Việt	D. Nam Việt
Câu 2: Ai là người chỉ huy quân ta chống quân xâm lược Tống lần thứ hai
 (1075 – 1077)?
A. Nguyễn Huệ	 B. Lê Thánh Tông	C. Lý Thường Kiệt	 D. Lý Công Uẩn
 Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 A. Lòng yêu nước căm thù giặc của hai bà.
 B. Tô Định đã giết Thi Sách (chồng của Trưng Trắc).
 C. Cả hai ý trên.
Câu 4. Nhà Trần cho đắp đê để: 
 A. Phòng chống lũ lụt	B. trồng lúa nước
 C. khuyến khích nông dân sản xuất	D. phòng chống quân xâm lược phương Bắc
Câu 5: Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1
 968
a
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn
2
 981
b
Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
Đáp án
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1
 968
a
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn.
2
 981
b
Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
Câu 6 Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? 
A. Âu Lạc.	B. Văn Lang.	C. Đại Cồ Việt.	D. Đại Việt.
Câu 7 Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán vào năm nào? ( M2)
A. 40.	B. 179.	C. 938	D. 968.
Câu 8 Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? 
A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt
B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng
C. Cả hai ý trên đều sai
Câu 9. Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? 
A. Để chống lũ lụt.
B. Để chống hạn hán.
C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 10 : Hãy nối sự kiện ở cột A với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.	
C. Chống quân xâm lược Mông - Nguyên. 
B. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
A. Xây thành Cổ Loa
D. Dời kinh đô ra Thăng Long
A
3. Lý Công Uẩn
2.Trần Hưng Đạo
1. An Dương Vương
4. Lý Thường Kiệt
B
Đáp án: 1A, 2C, 3D, 4B
C. Chống quân xâm lược Mông - Nguyên. 
B. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
A. Xây thành Cổ Loa
D. Dời kinh đô ra Thăng Long
A
3. Lý Công Uẩn
2.Trần Hưng Đạo
1. An Dương Vương
4. Lý Thường Kiệt
B
Câu 11: Điền vào các từ ngữ: thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin vào các chổ trống của các câu sau cho thích hợp. 
Cuộc........... chống quân Tống xâm lược............... đã giữ vững được nền.................. của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta....................ở sức mạnh của dân tộc.
Đáp án: kháng chiến – thắng lợi – độc lập – lòng tin 
 Câu 12: Nước Văn Lang có vua nào?
A. Vua Hùng 
B. Vua Đinh Tiên Hoàng
C. Vua Lý Thái Tổ 
D. Vua Lê Thái Tổ
Câu 13 : Sau khi dời đô ra Thăng Long đời sống của nhân dân như thế nào? (M2)
A. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông.
B. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi.
C. Cả a, b đúng
D. Cả a, b sai
II. Phần tự luận: 
Câu 1. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Trả lời: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi, muốn cho con cháu đời sau được sống ấm no.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Trả lời: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
-Chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
Câu 3: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Trả lời: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã: Bắc dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
Câu 4: Hãy chọn các từ: Nam Hán, thuỷ triều, năm 938, bãi cọc rồi điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (2 điểm)
Quân.................kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng .....................lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào ...............rồi đánh tan quân xâm lược ...................
Câu 5: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì độc lập cho dân tộc ta.
- Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.
C.Địa lí
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? (0,5 điểm)
a. Cây rừng lâu năm
b. Rau củ quả.
c. Hồ tiêu, cà phê, cao su.
d. Cây ăn quả và cây công nghiệp (chè).
Câu 2: Đồng Bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của? (0,5 điểm)
a. Sông Hồng và sông Cả.
b. Sông Hồng và sông Thái Bình.
c. Sông Thái Bình và sông Cả.
d. Sông Cửu Long và sông Đồng Nai.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S (1 điểm)
 Biểu tượng của vùng Trung Du Bắc Bộ là rừng cọ đồi chè Đ
 Đà Lạt năm trên cao nguyên Lâm Viên Đ
Đà Lạt nằm ở vùng trung du Bắc Bộ S
Hà Nội là thủ đô của nước ta Đ
Câu 4: Điền các từ trong ngoặc (Lâm Viên, rừng thông, Đà Lạt, du lịch)? (2 điểm)
Đà Lạt nằm trên cao nguyên ....................., có khí hậu quanh năm mát mẻ. Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau xanh;......................., thác nước và biệt thự. ..........................là thành phố ....................., nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
Câu 5: Tây Nguyên là sứ sở của: 
a. Cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. 
b. Cao nguyên có độ cao bằng nhau.
c. Đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
d. Núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc.
Câu 6: Khí hậu Tây Nguyên có:
a. Bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
b. Hai mùa rõ ràng : Mùa nóng bức và mùa đông giá rét.
c. Hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô.
d. Mùa Đông và mùa Thu
Câu 7: Điền vào chỗ trống những từ sau (bằng phẳng, tam giác, bờ biển, hai, Thái Bình, Đồng Nai, nhất) vào chỗ chấm trong đoạn văn bên dưới.
Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình , với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường . Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ ở nước ta, do sông Hồng và sông bồi dắp nên. 
 Câu 8:Những biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục rừng? (3 điểm).
 A. Ngăn chặn đốt phá rừng bừa bãi.
 B. Khai thác rừng hợp lý.
 C. Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
 D. Tất cả biện pháp trên
Câu 10: Hoàng Liên Sơn là dãy núi: 
A. Cao nhất nước ta ,có đỉnh tròn , sườn thoải.
B. Cao nhất nước ta ,có đỉnh nhọn ,sườn dốc 
C. Cao thứ hai nước ta ,có đỉnh nhọn , sườn dốc
Câu 11 . Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: 
A. Người Thái 
 B. Ngươì Tày 
C. Người Kinh
Câu 12: Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc. 
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
D. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải
Câu 13: Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp:
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B.Khai thác gỗ và lâm sản.
A.Khai thác sức nước.
D. Chăn nuôi gia súc.
Hoạt động sản xuất của
người dân ở Tây Nguyên
3.Là nơi bắt nguồn nhiều con sông. 
2. Có nhiều đồng cỏ lớn. 
1.Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba-dan. 
4. Có nhiều loại rừng. 
Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên
Câu 14:
II.Tự luận
Câu 1:Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ 2 nước ta.
Có nguồn nước dồi dào
Đất đai màu mỡ, nhiều phù sa
Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước
Câu 2: Những điều kiện thuận lợi nào để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghĩ mát. 
Không khí trong lành, mát mẻ quanh năm
Thiên nhiên tươi mát nhiều cảnh đẹp
Công trình du lịch nghỉ dưỡng đảm bảo
Có nhiều loại hình du lịch
Câu 3 : Nêu những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta?
– Hà Nội là nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
– Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.
– Có nền kinh tế rất phát triển, nhiều ngành nổi bật như công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch 
Câu 4: Kể tên làng nghề thủ công nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết?
Làng Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm
Tranh Đông Hồ nổi tiếng tranh dân gian đám cưới chuột, hứng dừa
Làng Vạn Phúc nổi tiếng với sản phẩm lụa
Đông Kị Bắc Ninh nổi tiếng với gỗ
Câu 5: Kể tên cây trồng chính và vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ?
Cây trồng chính: Lúa, ngô, khoai, sắn 
Vật nuôi: Trâu, bò, lợn gà 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_va_lich_su_lop_4.docx