Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn tập các hàng liền kề.

2. Kỹ năng: Biết đọc và viết các số đến 6 chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học

* Giúp đỡ HS học chậm, chưa biết cách đọc số trong tiết học.

II. Đồ dùng dạy học

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động: Tổ chức một trò chơi

 Giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.

2. Hoạt động cơ bản:

* Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk và mối quan hệ giữa các hàng liền kề - Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu học sinh nêu cách viết số 100000.

*Giới thiệu số có sáu chữ số:

- HS quan sát bảng trong sgk có viết các hàng từ đơn vị đến 100000.

- GV cho học sinh trao đổi trong nhóm nêu cách viết và cách đọc các số có sáu chữ số - GV nhận xét.

Chốt: Cách viết các số có sáu chữ số: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

*Đánh giá:

- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.

- Tiêu chí:Hoc sinh biết:

+ Biết đọc số, viết các số có sáu chữ số.

+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề.

3. Hoạt động thực hành:

 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 4 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lơp

IV. Hoạt động ứng dụng:

 Đọc số sau: 153 001; 690 450; 410 003; 100 001; 709 100

 

docx 15 trang cuckoo782 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2020 
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS đọc rõ ràng trôi chảy, đọc đúng các từ khó dễ lẫn.Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò, yếu đuối, bất hạnh.
2.Kĩ năng
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK ( 1,2,3,4). HSKG đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện. 
3.Thái độ: Giáo dục HS phải có tấm lòng hiệp nghĩa, biết bênh vực kẻ yếu.
* Giúp đỡ HS đọc chậm, hay sai lỗi trong tiết học.
II. Đồ dùng dạy học :Sử dụng tranh trong SGK
III.Các hoạt động dạy học
1. Khởi động: Nêu ND tiết học trước
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc bài, các em theo dõi, đọc thầm, Gv nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó: nặc nô, béo múp béo míp, cuống cuồng...
- Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK (Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài)( Lưu ý em: Phong, Lợi, An)
- Thi đọc trước lớp - 1 em đọc cả bài.
* Đánh giá: 
+ Phương pháp: vấn đáp. 
+Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
+Tiêu chí : 
- Đọc trôi chảy lưu loát, nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc đúng các từ : chóp bu, co rúm, nặc nô, béo múp béo míp, cuống cuồng..
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài: sừng sững,lủng củng...
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ, tự học.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 
- GV y/c HS đọc bài theo đoạn, thảo luận nhóm 4 và TLCH.
- TBHT điều hành cả lớp trả lời câu hỏi trước lớp 
Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò, yếu đuối, bất hạnh.
4. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Luyện đọc phân vai .
- Thi đọc trước lớp
IV. Hoạt động ứng dụng:
Chia sẻ cho các bạn nghe 1 hành động thể hiện em đã bênh vực người khác?
TIẾT 3: TOÁN
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập các hàng liền kề.
2. Kỹ năng: Biết đọc và viết các số đến 6 chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học
* Giúp đỡ HS học chậm, chưa biết cách đọc số trong tiết học.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Tổ chức một trò chơi
 Giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hoạt động cơ bản:
* Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk và mối quan hệ giữa các hàng liền kề - Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu học sinh nêu cách viết số 100000.
*Giới thiệu số có sáu chữ số:
- HS quan sát bảng trong sgk có viết các hàng từ đơn vị đến 100000.
- GV cho học sinh trao đổi trong nhóm nêu cách viết và cách đọc các số có sáu chữ số - GV nhận xét.
Chốt: Cách viết các số có sáu chữ số: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
*Đánh giá: 
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:Hoc sinh biết:
+ Biết đọc số, viết các số có sáu chữ số.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
3. Hoạt động thực hành:
 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 4 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lơp
IV. Hoạt động ứng dụng: 
	Đọc số sau: 153 001; 690 450; 410 003; 100 001; 709 100
TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
2.Thái độ:
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.
3.Hành vi:
-Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học : -Vở bài tập đạo đức
III.Các hoạt động:
1. Khởi động TC trò chơi “ Đố bạn”.
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài.
3.Hoạt động thực hành.
- Nhóm: xử lí tình huống ở bài tập 3
- Khuyến khích các nhóm xây dựng tình huống mới.
-Theo dõi, giúp đỡ.
*Đánh giá:
 - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
 - Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời
-Tiếu chí: + Giúp HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ,được mọi người yêu mến.
-Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS..
- Trung thực trong học tập là thành thật, không giả dối, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Đồng tình với hành vi trung thực –Phản đối hành vi không trung thực.
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
IV . Hoạt động ứng dụng:
-Em đã trung thực trong học tập chưa? Nêu gương tốt trung thực trong học tập.
Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số; Nắm được thứ tự của các số có sáu chữ số.
2. Kỹ năng: Hoàn thành các bài tập nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
	*Quan tâm giúp đỡ những em còn chậm trong tiết học.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Nhảy theo nhạc
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động thực hành:
* Tổ chức cho học sinh làm bài tập: 
- Cá nhân làm bài 1 đến bài 4 - Chia sẻ trong nhóm - Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thông nhất kết quả.
Chốt: 
Bài 1: Vận dụng cách đọc, viết và phân tích các hàng của số.
Bài 2: Vận dụng cách đọc số.
Bài 3: Vận dụng cách viết số.
Bài 4: Viết được đúng số theo yêu cầu.
*Đánh giá
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:Hoc sinh biết:
+ Biết đọc số, viết , xếp thứ tự các số có sáu chữ số.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
IV. Hoạt động ứng dụng:
Nêu số tiền em tích lũy được sau dịp Tết Nguyên đán?
TIẾT 2: CHÍNH TẢ ( Nghe viết)
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Nghe – viết và trình bày đúng chính tả đoạn văn trong bài: Mười năm cõng bạn đi học.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/x; phân biệt vần ông/ ong.
2.Kĩ năng : Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, viết nhanh, trình bày đúng đoạn văn.
3. Thái độ: Gi¸o dôc häc sinh ý thøc gi÷ vë s¹ch, viÕt ch÷ ®Ñp. 
* Quan sát cách viết, tư thế ngồi viết để uốn nắn cho HS trong tiết học.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1:
- Tìm hiểu nội dung bài viết:Theo SGK
- HD viết:
- GV hướng dẫn viết chữ khó, dễ lẫn khi viết: 
- Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2: Viết chính tả:
GV đọc cho HS viết vào vở chú ý nhắc nhở HS cách trình bày bài, cách cầm bút, tư thế ngồi viết ( Lưu ý:)
- Đọc bài cho HS dò lỗi.
* Đánh giá: 
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét.
- Tiêu chí: +Nghe - viết đúng chính tả. Viết đúng các từ dễ viết sai: Đoàn Trường Sinh, khúc khuỷu,gập ghềnh, quãng đường 
+ Viết đảm bảo tốc độ, chữ viết mềm mại, đẹp, khuyến khích hs viết nét thanh, nét đậm.
+ Thái độ học tập tích cực, chủ động.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
*Làm bài tập chính tả
Bài 2, 3: 
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.- Chia sẻ trong nhóm - Chia sẻ trước lớp. 
IV. Hoạt động ứng dụng: Viết lại những chữ em hay viết sai ra giấy nháp và luyện tập nhiều lần.
TIẾT 3 :LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng đúng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa trong cuộc sống .
3. Kỹ năng: Giáo dục HS yêu thích môn học
* Tạo điều kiện cho HS chậm được nói nhiều hơn trong tiết học này.
II. Đồ dùng dạy học : 
III.Các hoạt động:
1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp chơi 1 trò chơi .
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản:
* Tổ chức cho học sinh làm bài tập: 
- Cá nhân làm bài vào vở bài tập - Chia sẻ nhóm đôi - Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thống nhất kết quả.
*Đánh giá:
- Phương pháp: Vấn đáp. 
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời
-Tiêu chí:
+ Học sinh nắm được các từ cùng nghĩa với nhân hậu: yêu thương,quý mến, độ lượng..; trái nghĩa với nhân hậu: hung ác, tàn ác .
+Hiểu nghĩa các câu tục ngữ ở bài tập 4
+ Hs hoàn thành được các bài tập 1, 2, 3, 4
+ HS có ý thức làm bài.
IV. Hoạt động ứng dụng:Trong bài tập 4, em thích câu tục ngữ nào? Vì sao?
TIẾT 4: KHOA HỌC
SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
2. Kỹ năng: Hiểu và giải thích được sơ đồ của quá trình trao đổi chất.
- Vẽ được sơ đồ quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
* Tạo điều kiện để HS trao đổi vốn hiểu biết trong cuộc sống về quá trình trao đổi chất ở người.
II. Đồ dùng: Hình minh họa SGK
III. Hoạt động dạy học
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất:
- HS quan sát các hình minh họa trang 8 sgk và trả lời câu hỏi ở mục quan sát – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
Chốt: Trong quá trình trao đổi chất mỗi cơ quan đều có một chức năng.
*Sơ đồ quá trình trao đổi chất:
- HS quan sát hình 5 sgk, thảo luận nhóm 4 tham gia trò chơi ghép chữ đúng vào sơ đồ.
- Gv cùng Hs tham gia đánh giá, thống nhất kết quả
*Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời mục câu hỏi – Chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá:
- Phương pháp : Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
-Tiêu chí: 
+Hs biết nắm được các cơ quan và chức năng của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất..
+ Vẽ được sơ đồ mối liên hệ của các cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
+Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc sức khỏe.
IV. Hoạt động ứng dụng: Khi ăn no các em nên làm gì?
BUỔI CHIỀU 
TIẾT 1: LỊCH SỬ
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ 
Xác định được 4 hướng chính(đông, tây, nam, bắc) trên bản đồ theo quy ước
2 . Kỹ năng : Sử dụng được các kí hiệu trên bản đồ. Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ
3. Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học : GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III.Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn HS cách sử dụng bản đồ (cá nhân).
* Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, nhận xét
- Kĩ thuật : Tôn vinh, chia sẻ.
-Tiêu chí: 
+Hs biết hình dáng ví trí của đất nước ta trên bản đồ và có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
+ HS dựa vào bản đồ biết được các đối tượng địa lí trên bản đồ, ranh giới, đường biên.
+ Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng và rèn luyện thành người có ích.
+ HS có năng lực hợp tác, trình bày ý kiến của mình.
4.Hoạt động thực hành:
- Học sinh làm bài tập theo nhóm đôi các bài tập a, b trong SGK vào vở bài tập
- Giáo viên nhận xét bổ sung câu trả lời cho học sinh. (bài tập b, ý 3. Các nước láng giềng VN là: Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia; Vùng biển nước ta là phần biển đông; Quần đảo của VN: Hoàng Sa, Trường Sa)
 IV. Hoạt động ứng dụng:
- Tỉnh Quảng Bình có hòn đảo lớn nào? Năm ở đâu?
Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
HÀNG VÀ LỚP
Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng là: đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng là: nghìn, chục nghìn và trăm nghìn.
-Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng từng lớp.
2. Kỹ năng: Đọc, viết các số chính xác theo từng hàng.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
* Giúp đỡ HSchậm đọc, viết số.
II.Đồ dùng: kẻ sẵn bảng 
III. Các hoạt động.
1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp chơi 1 trò chơi .
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản:
Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo số có 6 chữ số
*Lưu ý - Số có 6 chữ số gồm 2 lớp: lớp nghìn và lớp đơn vị
 - Cách viết số có 6 chữ số: viết từ trái sang phải ( bắt đầu từ lớp nghìn )
*Đánh giá
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:Hoc sinh biết:
+ Biết được lớp đơnvị gồm 3 hàng là: đơn vị, chục, trăm, lớp nghìn gồm 3 hàng là: nghìn, chục nghìn và trăm nghìn.
+ Đọc, viết các số chinh xác theo từng hàng.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
4. Hoạt động thực hành:
Cá nhân làm vào vở, trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp.
	- Chia sẻ trong nhóm 2, trước lớp. 
IV. Hoạt động ứng dụng: Trong số 456 789, số 5 thuộc hàng nào? Lớp nào?
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm bài với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tự hào, trầm lắng.
2. Kỹ năng:
- Hiểu ND bài: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta.
3. Thái độ: Yêu quý, tự hào về đất nước, lịch sử của dân tộc.
* Rèn đọc đúng và to cho HS chậm.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động:Tổ chức 1 trò chơi.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Luyện đọc:
-Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh đọc phần chú giải: cá nhân 1 lần
- HS đọc thầm và chia bài văn thành 4 đoạn
- Nhóm trưởng điều hành luyện đọc trong nhóm.
- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên kiểm tra đọc trước lớp: (Đoạn văn).
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
* Đánh giá :
- Phương pháp: vấn đáp. 
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
- Tiêu chí : 
+ Đọc trôi chảy lưu loát, nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các từ : truyện, phật tiên, rặng
+Hiểu nghĩa các từ mới trong bài: truyện cổ, nhân hậu,...
+Biết đọc diễn cảm toàn bài thơ .
+Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ, tự học.
3. Tìm hiểu bài: 
- Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK
- Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm
- Giáo viên điều hành chia sẻ trước lớp
- Chốt nội dung bài: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta.
- Liên hệ giáo dục: Biết giữ gìn kho tàng truyện cổ nước nhà.
IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ với bạn các câu ca dao tục ngữ mà em biết? 
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
 KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết cách kể lại hành động của nhân vật để khắc học tính cách của nhân vật.
- Kể những hành động tiêu biểu của nhân vật;Hành động xảy ra trước thì kể trước, sau thì kể sau.
2. Kỹ năng: Kể lại được những hành động của nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
* Luyện nói , viết cho HS chậm.
II-Đồ dùng dạy – học.
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành lớp chơi 1 trò chơi .
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản:
- HS đọc 3 yêu cầu trong phần nhận xét và trả lời – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, thống nhất kết quả.
Chốt: Đọc nội dung ghi nhớ.
*Đánh giá:
-Phương pháp: quan sát quá trình: ghi chép ngắn; 
-Kỹ thuật: vấn đáp: Nhận xét bằng lời.
-Tiêu chí:
+Hs biết kể lại những hành động của nhân vật để khắc họa tính cách của nhân vật.
+ Kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
+ Hành động xảy ra trước thì kể trước, sau thì kể sau
4. Hoạt động thực hành:
* Tổ chức cho học sinh làm bài tập
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thông nhất kết quả.
IV. Hoạt động ứng dụng: Hành động nhân vật nói lên tính cách nhân vật đó, chú ý những hành động và việc làm hằng ngày của mình sẽ phản ánh đến tính cách của bản thân. Các em cần tập luyện để trở thành người tốt.
Thứ 5 ngày 17 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết cách so sánh các số có nhiều chữ số, biết tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có nhiều chữ số.
2. KĨ năng: Hoàn thành các bài tập nhanh, chính xác.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
* Vận dụng kiến thức lớp dưới để nêu cách so sánh.
II. Đồ dùng: 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản:
* Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số:
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1, 2 trong sgk và nêu cách so sánh – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng Hs nhận xét và thống nhất kết quả.
Chốt: So sánh các số có nhiều chữ số bằng cách so sánh số các chữ số với nhau, so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau.
* Đánh giá :
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm.
-Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:Hoc sinh biết:
+ Biết so sánh các số có nhiều chữ số.
+ Tìm được các số lớn nhất, nhỏ nhất trong các nhóm số
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
4. Hoạt động thực hành:
 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 4 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp.
IV. Hoạt động ứng dụng: Nêu ngắn gọn cách so sánh các số có nhiều chữ số.
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU HAI CHẤM
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu và biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn.
2. Kĩ năng: Biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, chăm chỉ làm bài tập.
* Giúp đỡ HS chậm.
II. Đồ dùng dạy học : Vở BT tiếng việt
III.Các hoạt động:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Tìm hiểu ví dụ: 
- HS đọc các yêu cầu trong mục nhận xét và trả lời – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thống nhất kết quả.
*Ghi nhớ:
- HS đọc ghi nhớ trong nhóm
- GV yêu cầu 1 HS đọc to trước lớp.
4. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Cá nhân làm bài vào vở BTTV – chia sẻ nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp.
Bài 2: Cá nhân làm bài vào vở BTTV – trao đổi nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:Hs hiểu được tác dụng của dấu hai chấm trong câu và biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn.
+ Biết cách dùng dấu hai chấm khi viết văn.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
IV. Hoạt động ứng dụng: Tìm trong các bài tập đọc đã học cách sử dụng dấu hai chấm.
- Em thường dùng dấu hai chấm trong trường hợp nào? Vận dụng dấu hai chấm vào viết văn.
BUỔI CHIỀU
TIẾT 2 : KHOA HỌC
CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT, ĐƯỜNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Sắp xếp thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
2. Kĩ năng:
-Nói tên và vai trò các thức ăn có chứa chất bột đường, nhận ra nguồn gốc các thức ăn có chứa chất bột đường.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết ăn các thức ăn đầy đủ chất trong bữa ăn .
* Nhắc nhở những em hiện tượng thừa cân, em thiếu cân chú ý trong ăn uống hằng ngày để điều chỉnh trong quá trình ăn uống hằng ngày.
II.Đồ dùng: Hình SGK
III.Các hoạt động
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Phân loại thức ăn: Sắp xếp các thức ăn hằng ngày theo nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật ,thực vật.
*Tìm hiểu vai trò của những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.
-Nêu yêu cầu thảo luận.
-Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường?
-Kể thêm các loại khác?
-Nêu vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đường?
*Liên hệ: Cần ăn uống đủ chất.
*Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
-Tiêu chí: 
+Hs kể được các đồ ăn, thức uống có trong thức ăn.
+ Nắm được và phân loại các nhóm thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi – ta – min, chất khoáng,...
+ Nêu được tên các loại thức ăn và vai trò của các chất.
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc sức khỏe.
IV. Hoạt động ứng dụng: 
- Về nhà thực hiện ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.
TIẾT 3: ĐỊA LÍ
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa Lí tự nhiên Việt Nam.
-T rình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (Vị Trí, Địa Hình và khí hậu).
2. Kỹ năng:
- Dựa vào bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản:dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học : lược đồ và bản đồ địa Lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát tập thể , GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động cơ bản:
*Tìm hiểu vị trí địa lí
Làm việc theo cặp.
-Treo bản đồ và chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. 
-Dựa vào kí hiệu em hãy tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn ở Hình 1 SGK.
-Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta? Núi nào dài nhất?
- Dãy núi hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào Sông Hồng và Sông Đà?
-Đỉnh núi, sườn núi và thung lũng như thế nào?
Thảo luận nhóm
-Nêu yêu cầu HĐ nhóm.-Theo dõi và giúp đỡ.-Nhận xét KL:
*Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, phương pháp vấn đáp.
- Kĩ thuật: Sử dụng bản đồ và kí hiệu trên bản đồ.
- Tiêu chí:
 + HS biết sử dụng bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
 + HS biết được vị trí, độ cao của dãy Hoàng Liên Sơn
 + Kể được tên của các dãy núi chính ở phía Bắc.
 IV. Hoạt động ứng dụng: Cho hs xem hình ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn.
Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
2. Kĩ năng: Biết đọc, viết các số tròn triệu.HS hoàn thành các bài tập nhanh, chính xác.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
* Theo dõi trong tiết học kèm cặp HS chưa nắm được bài.
II. Đồ dùng: Kẻ sẵn bảng
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- HS đọc nội dung trong sgk, nêu cấu tạo của lớp triệu – Chia sẻ trong nhóm – chia sẻ trước lớp.
- GV cùng Hs nhận xét và thống nhất kết quả.
Chốt: Lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu
*Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
- Tiêu chí:
+ HS nắm được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu
+ Đọc, viết được các số có trong lớp triệu.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
4. Hoạt động thực hành:
 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 4 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp
IV. Hoạt động ứng dụng:
Giá một chiếc xe đạp là 6 000 000 đồng nhưng được cửa hàng giảm giá 50%. Vậy người mua phải trả bao nhiêu tiền để mua chiếc áo đó?
TIẾT 2: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc đã học.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kỹ năng: Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn thói quen ham đọc sách.
* Giúp HS chậm luyện nói nhiều hơn.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi.
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động thực hành:
* Tìm hiểu đề bài:
- GV yêu cầu cá nhân đọc đề bài trong sgk; HS trao đổi trong nhóm yêu cầu của đề bài
* Kể trong nhóm:
- HS kể câu chuyện của mình trong nhóm - HS trong nhóm nhận xét câu chuyện của bạn– Cá nhân trao đổi ý nghĩa câu chuyện mình kể - hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV đi hướng dẫn giúp đỡ các nhóm. 
* Kể trước lớp
- Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành thi kể trước lớp.
- GV tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá bình chọn bạn kể hay nhất. ( Hình thức giơ tay: mỗi em được giơ tay 1 lần).
*Đánh giá:
-Phương pháp: quan sát quá trình: ghi chép ngắn; 
-Kỹ thuật: vấn đáp: Nhận xét bằng lời.
-Tiêu chí:
+Hs biết xây dựng câu chuyện và kể câu chuyện của mình.. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- .Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện
 Liên hệ: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. 
IV.Hoạt động ứng dụng: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện trên.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm, ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách, thân phận của nhân vật đó trong bài văn kể chuyện. 
2. Kỹ năng: Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học; có ý thức tự giác làm bài tập.
* Luyện kĩ năng giao tiếp và quan sát cho HS chậm. 
II. Đồ dùng dạy học 
III.Các hoạt động:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Tìm hiểu ví dụ:
- HS đọc các yêu cầu trong phần nhận xét và trả lời – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và thống nhất kết quả
*Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ trước lớp, gv chốt nội dung chính của bài học.
4. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Cá nhân làm bài – chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
Bài 2: Thảo luận nhóm cử đại diện trình bày.
*Đánh giá:
-Phương pháp: quan sát quá trình: ghi chép ngắn; 
-Kỹ thuật: vấn đáp: Nhận xét bằng lời.
-Tiêu chí:
+Hs biết kể lại những hành động của nhân vật để khắc họa tính cách của nhân vật.
+ Kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
+ Hành động xảy ra trước thì kể trước, sau thì kể sau
IV. Hoạt động ứng dụng:
Nàng Tiên Ốc có ngoại hình như thế nào? Em hãy tả ngoại hình của 1 bạn trong lớp.
 BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ÔN LUYỆN TOÁN
TUẦN 2 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- HS đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự được các số đến lớp triệu.
- Nêu được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào hoàn thành tốt các bài tập .
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích học toán, cẩn thận, chính xác , và biết cách chia sẻ, hợp tác cùng bạn khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học Vở HD Em tự ôn luyện toán.
III. Hoạt động dạy học:
Như sách em tự ôn luyện
* Đánh giá: 
-Phương pháp: Thực hành,vấn đáp, viết.
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi , nhận xét, trình bày.
- Tiêu chí: +HS nắm chắc kiến thức và vận dụng vào hoàn thành tốt các Bt.
+Trâm, Phong, Phú, làm được các bài tập.
IV. Hoạt động ứng dụng:
 Chia sẻ về nội dung bài học.
TIẾT 3: A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ:
SỐNG ĐẸP: CHỦ ĐỀ 1. PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA EM Ở KHU DÂN CƯ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- HS hoàn thành hoạt động 2. Tìm hiểu hoạt động của khu dân cư...
2. Kỹ năng: HS nắm được các hoạt động diễn ra thường xuyên ở khu dân cư nơi mình sinh sống.
3. Thái độ: Yêu quý ,tự hào và có trách nhiệm với khu dân cư nơi em ở.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bút màu, Tài liệu Sống đẹp.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát .
2. Hoạt động cơ bản:
Thực hiện như HĐ 2 trong tài liệu sống đẹp trang 6.
*Đánh giá:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp..
- Kỹ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
- Tiêu chí: + HS hoàn thành hoạt động 2. Biết trình bày được các hoạt động diễn ra thường xuyên ở khu dân cư nơi mình sinh sống.
IV. Hoạt động ứng dụng: Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương.
B: SINH HOẠT
 NHẬN XÉT TUẦN 2
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần 2, phổ biến kế hoạch tuần 3.
 - Giúp HS nhận thấy ưu và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
II . Chuẩn bị:
- Sổ theo dõi của lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng.
- Sổ theo dõi của giáo viên
III. Nội dung:
1. Ổn định lớp. Hát.
2. Lớp trưởng và tổ trưởng đánh giá
3. Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 2
+ Ưu điểm: 
+ Tồn tại: ( GV nêu những tồn tại trong tuần đã viết nhật kí hằng ngày)
- Nề nếp, học tập, chuẩn bị sách vở...
* Bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần. Nêu gương điển hình
4. Kế hoạch tuần 3 : 
- Thực hiện dạy học chương trình tuần 3
- Duy trì số lượng, nề nếp
- Tập trung nâng cao chất lượng đại trà, phụ đạo giúp đỡ hs chậm các kĩ năng.
- Thực hiện các kế hoạch của nhà trường và đội đề ra.
- Tắt quạt, điện giờ ra chơi, giờ học chuyên biệt.
- Xếp hàng nghiêm túc khi đi học thể dục.
- Tiếp tục chăm sóc bồn hoa.
- Tự giác làm vệ sinh lớp học, khu vực được phân công, không để cô giáo nhắc nhở.
5. Nhận xét - dặn dò
 TỔ TRƯỞNG DUYỆT NGƯỜI SOẠN 	
 Phan Thị Báu Trần Thị Thương 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_4_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.docx