Giáo án Toán học 4 - Bài: Bảng đơn vị đo khối lượng - Thiều Quang Hùng
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
-Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau.
-Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau.
-sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
-Khi thực hiện phép tính cộng, trừ , nhân , chia các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau ta so sáng tương tự như so sánh hai số tự nhiên
- khi so sánh các đơn vị đo khác nhau trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường
- toán có lời văn : Đọc kỹ đề bài xác định rõ các đại lượng và các phép tính có trong bài toán. Đổi đơn vị ( nếu cần ) . Giải bài toán và ghi đáp số
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG MINH CHÂU CHUYÊN ĐỀ : XÂY DỰNG TIẾT DẠY MINH HỌA MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH Giáo viên CN LỚP 4/7 thực hiện : Thiều Quang Hùng BÀI DẠY ( tiết 19, tuần 4 ) BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I/ MỤC TIÊU 1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: -Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. -Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé -Khi thực hiện phép tính cộng, trừ , nhân , chia các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. - Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau ta so sáng tương tự như so sánh hai số tự nhiên - khi so sánh các đơn vị đo khác nhau trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường - toán có lời văn : Đọc kỹ đề bài xác định rõ các đại lượng và các phép tính có trong bài toán. Đổi đơn vị ( nếu cần ) . Giải bài toán và ghi đáp số 2. Phẩm chất - Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ trong học tập - Cẩn thận, chính xác khi tính toán. - Yêu thích học toán - HS cảm nhận được sự gần gũi của Toán học với thực tế đời sống hằng ngày. 3. Năng lực - Học sinh tham gia tích cực các hoạt động học tập; hoàn thành các bài tập cá nhân , theo nhóm. - Trình bày ngắn gọn, đầy đủ những ý kiến bản thân trước lớp; phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt động nhóm. - Biết lựa chọn những việc làm đúng để tham gia hoạt động; thể hiện khả năng sáng tạo trong hoạt động học tập. II/ THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên : - các quả cân 1g , 10 g , 100g . 1kg và bảng đơn vị đo khối lương - Các băng giấy đã ghi sẵn các bước tính khi đặt tính như trong sách giáo khoa , 9 bảng nhóm và vở toán lớp - Nam châm , bảng phụ - Học sinh : sách giáo khoa, bút lông màu xanh, màu đỏ, giẻ lau bảng III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ HOẠT DỘNG 1 : Khởi động Mục tiêu: Giới thiệu bài thông qua phổ biến trò chơi “ ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ... “ tạo hứng thú cho HS vào bài. Phương pháp : đàm thoại và giảng giải và thực hành c. Cách thực hiện: - Thông qua trò chơi :” Ta hát to hát nhỏ nhỏ...” .Giáo viên phổ biến cách chơi : Có 4 quả cân , có khối lượng như sau : 1g , 10 g , 100g , 1 kg .Khi hát hết bài hát , quả cân nào rơi vào vị trí em nào, sẽ đứng lên đọc khối lượng quả cân đó . Ai đọc chính xác , đúng sẽ thắng d.- Dự kiến sản phẩm : học sinh chăm chú lắng nghe, - Tiêu chí đánh giá : Tâm thế HS khi bước vào bài mới. Học sinh nắm được cách chơi và trò chơi d/ Kết luận : Học sinh tham gia hào hứng và thích thú khi tham gia trò chơi . GV dẫn dắt vào bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 2 : hình thành kiến thức a. Mục tiêu : -Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. -Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. b. Phương pháp : Đàm thoại , thực hành, giảng giải c. Cách thực hiện: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nắm tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam Đề-ca-gam -GV : để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam. +1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam. +Đề-ca-gam viết tắt là dag. -GV viết lên bảng 10 g =1 dag. -Hỏi :Mỗi quả cân nặng 1g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag. Héc-tô-gam. -Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam , người ta còn dùng đơn vị đo là hec-tô-gam. -1 hec-tô-gam cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g. -Hec-tô-gam viết tắt là hg. -GV viết lên bảng 1 hg =10 dag =100g. -GV hỏi: mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 hg ? : Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng -GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học . -Nêu lại các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Đồng thời ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng. -Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào nhỏ hơn ki-lô-gam ? -Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam ? -Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag ? -GV viết vào cột dag : 1 dag = 10 g -Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg ? -GV hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK trang 24. -Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó ? -Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó ? -Cho HS nêu VD. .- Dự kiến sản phẩm : học sinh chăm chú lắng nghe , hiểu bài - Tiêu chí đánh giá : Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau d/ Kết luận : Học sinh tham gia hào hứng và thích thú khi tham gia tìm hiểu và tiếp thu kiến thức mới . /* Hoạt động 3 : Thực hành , luyện tập Mục tiêu bài 1 trang 24 : -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé Phương pháp : đàm thoại và giảng giải , thực hành. Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( HS không làm bài 1 ý b ) -GV cho HS đổi đúng , nêu cách làm của mình, sau đó nhận xét. -GV hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách đổi : +Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với 1 đơn vị đo. * Giáo viên hỗ trợ HS a) 1dag = 10g 10g = 1dag 1hg = 10dag 10dag = 1hg .- Dự kiến sản phẩm : học sinh áp dụng tốt vào bài tập 1, chăm chú lắng nghe, - Tiêu chí đánh giá : -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé d/ Kết luận : Học sinh tham gia hào hứng và thích thú khi áp dụng các kiến thức mới vào bài tập -GV chữa bài , nhận xét. Mục tiêu bài 2 trang 24 : Khi thực hiện phép tính cộng, trừ , nhân , chia các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. Phương pháp : đàm thoại và giảng giải , thực hành Bài 2: -GV nhắc HS thực hiện phép tính bình thường , sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả . * Giáo viên hỗ trợ HS 380g + 195g = 575g 452hg × 3 = 1356hg 928dag – 274dag = 654dag 768hg : 6 = 128hg Mục tiêu bài 3 trang 24 - khi so sánh các đơn vị đo khác nhau trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường Phương pháp : đàm thoại và giảng giải , thực hành Đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh các kết quả với nhau. Áp dụng cách chuyển đổi: 1 dag = 10 g 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1 000 kg Bài 3: -GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh . * Giáo viên hỗ trợ HS +) Ta có: 1dag = 10g nên 5dag = 50g. +) 4 tạ 30kg = 430kg; 4 tạ 3kg = 403kg Mà: 430kg > 403kg. Vậy: 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3kg. +) 8 tấn = 8000kg Mà: 8000kg < 8100kg. Vậy: 8 tấn < 8100 kg. +) 3 tấn 500kg = 3500kg Mà: 3500kg = 3500kg. Vậy: 3 tấn 500 kg = 3500kg kết quả : 5dag = 50g 4 tạ 30kg > 4 tạ 3kg 8 tấn < 8100kg 3 tấn 500kg = 3500kg -GV chữa bài , nhận xét - Dự kiến sản phẩm : học sinh làm tốt bài tập 3, chăm chú lắng nghe, - Tiêu chí đánh giá khi thực hiện điền dấu lớn , bé , bằng có kèm theo các đơn vị đo khác nhau , trước hết phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực điền dấu bình thườngbình thường d/ Kết luận : Học sinh tham gia hào hứng , mới lạ và thích thú khi áp dụng được các kiến thức mới có mối liên hệ liên quan với nhau vào bài tập Mục tiêu bài 4 trang 24 - toán có lời văn : Đọc kỹ đề bài xác định rõ các đại lượng và các phép tính có trong bài toán. Đổi đơn vị ( nếu cần ) . Giải bài toán và ghi đáp số Phương pháp : đàm thoại và giảng giải , thực hành Bài 4: -GV gọi HS đọc đề bài . - Thảo luận cách tóm tắt và cách giải Tóm tắt 4 gói bánh, mỗi gói: 150 g 2 gói kẹo, mỗi gói: 200 g Bánh và kẹo ? kg * Giáo viên hỗ trợ HS - Tính cân nặng của 4 gói bánh = cân nặng của 1 gói bánh × 4. - Tính cân nặng của 2 gói kẹo = cân nặng của 1 gói kẹo × 2. - Tính tổng cân nặng của 4 gói bánh và 2 gói kẹo = cân nặng của 4 gói bánh + cân nặng của 2 gói kẹo. - Đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị đo là ki-lô-gam, lưu ý ta có: 1kg = 1000g. GIẢI Số gam bánh nặng là : 150 x 4 = 600 (g) Số gam kẹo nặng là : 200 x 2 = 400 (g) Số kg bánh và kẹo nặng là : 600 + 400 = 1000 (g) Đổi : 1000 (g) = 1 kg ĐS : 1 kg. -GV nhận xét. - Dự kiến sản phẩm : học sinh làm tốt bài tập 4, chăm chú lắng nghe, biết góp ý trong nhóm học tập - Tiêu chí đánh giá - Toán có lời văn : biết đọc kỹ đề bài xác định rõ các đại lượng và các phép tính có trong bài toán. Biết đổi đơn vị . Giải bài toán và ghi đáp số rõ ràng , chính xác d/ Kết luận : Học sinh tham gia hào hứng , mới lạ và thích thú khi áp dụng được các kiến thức mới có mối liên hệ liên quan với nhau vào bài toán có lời văn . Hoạt động 6: Củng cố- Dặn dò -GV tổng kết giờ học : Hệ thống toàn bài . Nhận xét tiết học. -Dăn HS về nhà chuẩn bị bài : Giây = thế kỉ cho tiết sau nhé ! -HS nghe GV giới thiệu. -HS đọc: 10 gam bằng 1 đề-ca-gam. -10 quả. -HS đọc. -Cần 10 quả. -3 HS kể . -HS nêu các đơn vị đo khối lượng theo đúng thứ tự. thực hiện vào bảng nhóm -Nhỏ hơn ki-lô-gam là gam, đề-ca-gam, héc-tô-gam. -Lớn hơn kí-lô-gam là yến, tạ, tấn. -10 g = 1 dag. -10 dag = 1 hg. -1hg = 100g 10hg = 1kg 1kg = 1000g 10 kg = 1 yến 10 yến = 1 tạ 1 tạ = 100kg 10 tạ = 1 tấn 1ta6n1 = 1000 kg -Gấp 10 lần . -Kém 10 lần. -HS nêu VD. -HS lắng nghe - HS làm vở a)1dag = 10g 10g = 1dag 1hg = 10dag 10dag = 1hg - HS làm vào vở 380g + 195g = 575g 452hg × 3 = 1356hg 928dag – 274dag = 654dag 768hg : 6 = 128hg --HS lắng nghe --HS lắng nghe -Học sinh thực hiện vào bảng nhóm và- 4 HS mỗi nhóm lên bảng làm bà 5dag = 50g 4 tạ 30kg > 4 tạ 3kg 8 tấn < 8100kg 3 tấn 500kg = 3500kg -HS đọc. đề và thảo luận nhóm, cách giải và thực hiện trên bảng nhóm - 4 HS mỗi nhóm lên bảng làm bài , GIẢI Số gam bánh nặng là : 150 x 4 = 600 (g) Số gam kẹo nặng là : 200 x 2 = 400 (g) Số kg bánh và kẹo nặng là : 600 + 400 = 1000 (g) Đổi : 1000 (g) = 1 kg ĐS : 1 kg. --HS lắng nghe 1. Bảng kiểm: Nội dung Yêu cầu Xác nhận Có Không Vận dụng Nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra Chăm chỉ Hoàn thành bài chính xác, cẩn thận Sử dụng công cụ, HS biết xác định được các quả cân phương tiện học toán . 2. Thang đo: (Vận dụng) Yêu cầu Mức độ Học sunh nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. -Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé -Khi thực hiện phép tính cộng, trừ , nhân , chia các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. - Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau ta so sáng tương tự như so sánh hai số tự nhiên - khi so sánh các đơn vị đo khác nhau trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường - toán có lời văn : Đọc kỹ đề bài xác định rõ các đại lượng và các phép tính có trong bài toán. Đổi đơn vị ( nếu cần ) . Giải bài toán và ghi đáp số - Mạnh dạn trình bày trước lớp Mức 4 Học sunh nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. -Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé -Khi thực hiện phép tính cộng, trừ , nhân , chia các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. - Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau ta so sáng tương tự như so sánh hai số tự nhiên - khi so sánh các đơn vị đo khác nhau trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường Mức 3 Học sunh nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. -Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé -Khi thực hiện phép tính cộng, trừ , nhân , chia các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả. - Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau ta so sáng tương tự như so sánh hai số tự nhiên Mức 2 Học sunh nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. -Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau. -sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét được rẳng : Với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé Mức 1 Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_4_bai_bang_don_vi_do_khoi_luong_thieu_quang.docx