Giáo án Toán 4 - Tuần 7 - Bài: Tính chất giao hoán của phép cộng

Giáo án Toán 4 - Tuần 7 - Bài: Tính chất giao hoán của phép cộng

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, óc sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy học:

- Băng giấy viết KL (S 42).

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 15 trang xuanhoa 08/08/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tuần 7 - Bài: Tính chất giao hoán của phép cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 7
Tiết : 
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
Chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
2. Kỹ năng: 
Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận, óc sáng tạo.
Đồ dùng dạy học: 
 Băng giấy viết KL (S 42).
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
T 32: Biểu thức có chứa 2 chữ.
- KT 1 số vở.
+ Lấy VD biểu thức có chứa hai chữ và tính Gt + nêu KL.
+ Gọi số HS chữa BT 4 (S 42).
- Nhận xét phần KTBC.
- 2 HSTL.
- 1 HS chữa
2. Bài mới:
3’
a) Giới thiệu bài:
- Trực tiếp - ghi đầu bài.
- HS ghi vở.
10’
b) GT tính chất GH của phép cộng:
a + b = b + a
- Chỉ vào BT 4 (phần KTBC) YCHS nhận xét:
+ Biểu thức a + b và b +a có gì giống và khác nhau ?
+ GT của hai biểu thức thế nào ?
- Chốt: Hai biểu thức a+b và b+a chỉ là đổi chỗ các số hạng gọi là tính chất giao hoán. Đó là tính chất giao hoán của phép cộng à ghi bảng.
- YCHS phát biểu bằng lời.
à dán băng giấy ghi KL.
+ Đều có số hạng a và b, khác về vị trí các số hạng.
- Bằng nhau.
- HS phát biểu.
– Vài HS đọc.
17’
c) Thực hành:
Bài 1: 
Nêu kết quả tính.
- Gọi HS đọc YC.
- Gọi HS nêu kết quả + giải thích.
- Vì sao em khẳng định ngay kết quả ?
 379 + 468 = 847 ?
- 1 – 2 HS đọc YC.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Từng phép tính ( mỗi HS nêu 1 phép tính).
Dựa vào tính chất GH.
Bài 2: 
Viết số hoặc chữ thích hợp.
- Bài toán YC chúng ta làm gì ?
Ghi: 48 + 12 = 12 + 
Em viết gì vào chỗ chấm trên ? vì sao ?
+ YCHS làm phần còn lại
- YCHS làm bài.
+ Chữa bài và nhận xét Đ - S.
- Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu =vào chỗ chấm ?
- Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm ?
- Hỏi tương tự với các phép tính còn lại ?
-Viết số 48 vì 2 tổng bằng nhau.
1 số hạng giống nhau thì hai số hạng cong lại bằng nhau.
- HS làm vở, 2 HS lên bảng.
- HS làm vở, 2 HS chữa kết quả:
=
<
>
- HSTL.
- HSTL.
Bài 3: 
Điền dấu vào chỗ chấm.
- Đọc công thức và KL của TCGH của phép cộng ?
- Nêu nhanh KQ:
 15064 + 4676 = 4676 + 
M + n = n + 
- 1 – 2 HS.
- Xung phong TL.
5’
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về học công thức + KL.
Hoàn thiện BT và chuẩn bị bài sau.
- Nghe.
Môn : Toán Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 7
Tiết : 
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
 Nhận biết được biểu thức có chứa 2 chữ, giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ. 
2. Kỹ năng: 
Biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ theo giá trị cụ thể của hai chữ.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận, óc sáng tạo.
Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Vẽ sẵn bảng ở phần VD (để trống số ở các cột).
Chép sẵn đề toán VD lên bảng phụ hoặc băng giấy	.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
T31 – Luyện tập.
- Viết BT sau lên bảng:
1928 + 1245 
 15720 – 1452
- YCHS lên bảng tính và thử lại.
- Nhận xét, đánh giá
- 2 HS lên bảng, HS khác làm nháp.
2. Bài mới:
3’
a) Giới thiệu bài:
Nêu MĐ - YC tiết học.
- Nghe.
b) GT biểu thức có chứa 2 chữ:
- Đưa bảng phụ chép bài toán VD.
- YCHS đọc bài toán VD.
- Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- YCHS cho số cụ thể vào dấu ( ) à điền số vào bảng.
- Nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá thì 2 anh em câu được mấy con cá?
- Tương tự với các số khác.
- Nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá thì số cá hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
- GT: a +b là biểu thức có chứa hai chữ.
- Thế nào là biểu thức có chứa hai chữ ?
- Hãy NX đặc điểm của biểu thức có chứa hai chữ ?
- 1 – 2 HS đọc.
- Ta thực hiện phép cộng số con cá của anh với số cá em câu được.
- HS nêu.
- Câu được : 2 + 3 con cá.
- Câu được : a + b con.
- 1- 2 HS TL.
- Luôn có dấu phép tính có 2 chữ cái, ngoài ra có số hoặc không có số khác 
GT của biểu thức chứa 2 chữ.
- GV hỏi và viết bảng:
 Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu?
 à ghi a + b = 3 + 2= 5.
- Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
- GV làm tương tự với a = 4 và 
b = 0; a = 0 và b = 1; .
- Khi biết GT cụ thể của a và b, muốn tính giá trị a + b ta làm như thế nào ?
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số, ta tính được gỡ ?
 Ghi KL.
- HSTL:
a + b = 3 + 2 = 5
- HS lắng nghe.
- HS tìm GT của biểu thức a + b trong từng trường hợp.
- Ta thay các số vào các chữ a và b rồi thực hiện biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một GT của biểu thức 
a + b.
7’
c) Luyện tập 
Bài 1: 
Tính giá trị biểu thức.
- BT 1 YC chúng ta làm gì ?
- YC tự làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Tính GT của biểu thức.
- HS làm bài vào vở ô li +) Nếu c = 10 
 d = 25 Thì
 c + d = 10 + 25 = 35
+) c = 15 cm, 
 d = 45 cm à c + d
 = 15 cm + 45 cm 
 = 60 cm.
Bài 2: 
Tính giá trị biểu thức.
- Tiến hành tương tự BT1.
KQ: BT2: a = 12, b = 9, c = 8m
- HS làm vở ô li.
Bài 3: 
Điền số thích hợp vào ô trống.
- Treo bảng số như phần BT (SGK).
- YCHS nêu ND các dòng trong bảng.
- Quan sát.
- Nêu 1 HS lên bảng làm, HS khác kẻ vào vở và làm bài.
7’
Bài 4: 
Điền số thích hợp vào ô trống.
- Tiến hành GT tương tự BT 3. Nếu hết thời gian cho về nhà làm.
- HS hoạt động cá nhân
- 4,5 HS nêu
3’
3. Củng cố - Dặn dò:
- Thế nào là biểu thức có chứa 3 chữ ?
- Nhận xét tiết học.
- 1 HSTL.
- HS lắng nghe.
Môn : Toán Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 7
Tiết : 
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
 Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
2. Kỹ năng: 
Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận, óc sáng tạo.
Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết VD ở S 43 và KL.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
T33: TC giao hoán của phép cộng.
- KT + chấm một số vở.
- Gọi HS chữa BT số 3 (SGK 43).
- Nêu công thức và KL của bài “Tính chất giao hoán của phép cộng”.
- NX phần KTBC.
- 3 HS mang vở lên chấm.
- 1 HS lên chữa.
- 2 HS nêu.
2. Bài mới:
2’
a) Giới thiệu bài:
- Trực tiếp – ghi bảng.
b) Giảng bài:
10’
GT biểu thức có chứa 3 chữ.
a + b + c là biểu thức có chứa 3 chữ.
- Đưa VD.
+ Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm ntn ?
+ Gọi HS lên bảng, YC cả lớp tự cho số cá và viết phép tính.
+ GV gọi 2 HS nêu và ghi bài toán .Phương pháp tương tự với các HS khác.
- GV nêu vấn đề: Nếu A câu được (Theo số liệu ở bảng HS ghi) ta gọi là a con.
Tương tự: b con, c con.
Vậy cả 3 bạn câu được là bao nhiêu ?
à Ghi bảng và nói 
- YCHS lấy VD về biểu thức có chứa 3 chữ.
- Khắc sâu: BT có chứa ba chữ luôn có dấu phép tính và có chứa 3 chữ cái. Ngoài ra có thể có hoặc không có phần số.
- HS đọc.
+ Thực hiện phép tính cộng số con cá của 3 bạn với nhau.
+ 3 HS lên bảng viết số cá vào bảng và phép tính cộng nêu đề bài toán.
- Vài HS nêu.
- Nghe và TL.
- a +b +c
- Vài HS nêu.
GT biểu thức có chứa ba chữ.
- Hỏi và ghi:
+ Nếu a = 2, b = 3, c = 4 
thì a + b + c = ? à ghi KQ.
- 9 là một giá trị của biểu thức 
a + b + c.
- Để tính GT của biểu thức có chứa 3 chữ ta làm thế nào ?
- Nêu và ghi, mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b +c
- Bằng 2 + 3 + 4 = 9.
- Thay chữ bằng số rồi tính.
- Vài HS nêu.
18’
c) Thực hành:
- Mở SGK, vở BT
Bài 1: 
Tính GT của biểu thức a + b + c
- YCHS tự làm
- Tự làm bài, 2 HS lên bảng.
- KQ: 22, 36
Bài 2: 
Tính GT biểu thức 
- Tương tự bài 1.
- Làm vở, 3 HS chữa.
KQ: 90; 555.
Bài 3: 
Tính Gt biểu thức.
- YCHS làm theo cặp (chỉ cần áp dụng công thức tính ra KQ).
- Từng cặp làm miệng, ghi KQ vào vở.
KQ: 
17 – 17 – 3 - 20 – 30.
Bài 4: 
Viết công thức P và tính P hình thang.
- YC làm miệng.
- Trình bày miệng
5’
3. Củng cố - Dặn dò:
- Đọc công thức + KL.
- Đánh dấu * vào biểu thức có chứa 3 chữ: 
- 125 + m – n + 17 + s
- a x 10 + t : 2 – c
2000 – a + 10 ì b + 40
- BTVN: Hoàn thiện bài tập.
- 1 – 2 HS. 
Môn : Toán Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 7
Tiết : 
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
 Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
2. Kỹ năng: 
Vận dụng tính chất giao hoán & kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thích hợp nhất.
3. Thái độ
Rèn óc tổng hợp, tính cẩn thận.
Đồ dùng dạy học: 
Phấn màu, bảng phụ.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng :
Tính giá trị các biểu thức sau: 
a) a + b +c b) a + (b + c) c) (a + b) + c
Với a = 5, b = 8, c = 9 
- GV đánh giá, nhận xét
- 3 HS lên bảng lớp tính HS làm nháp 
- N/x, bổ sung
2. Bài mới:
5’
a) Giới thiệu:
+ So sánh kết quả 3 biểu thức trên? 
+ 3 biểu thức trên có điểm gì giống nhau?
( chung 3 số hạng a, b, c)
+ Nhận xét điểm khác nhau của 3 biểu thức (dấu ngoặc đơn thể hiện 1 tổng + 1 số ...)
- GV giới thiệu: Tính chất kết hợp của phép cộng
- HS quan sát phần bài cũ để nhận xét
- HS ghi vở
7’
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Dựa vào kết quả BT trên ta có thể tính tổng 3 số (a + b + c) có thể tính theo những cách nào?
- GV chỉ vào các biểu thức & kết luận:
+ Tổng (a + b) với c
+ Tổng a với (b + c)
Rút ra kết luận: CTTQ
 (a + b) + c = a + (b + c)
- HS phát biểu
- Đọc SGK, ghi vở công thức tổng quát.
18’
c) Luyện tập:
- Gv yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, tr 45
Bài 1: 
Tính bằng cách thuận tiện - HS làm 2 phép tính cột a, 2 phép tính cột b
GV làm mẫu 1 phép tính: 
VD: 4367 + 199 + 501
= 4367 + (199 + 501) 
= 4367 + 700 = 5067
Củng cố:
+ Dựa vào căn cứ nào để tính 1 cách thuận tiện
- HS đọc yêu cầu bài
Lớp tự làm
- 2 em chữa bài – n/x
Bài 2: 
Giải toán:
- Đọc yc bài tập
Ba ngày quỹ đó nhận được
75500000 + 86950000 + 14500000 = 176950000 (đồng)
- HS đọc bài tập & tự giải 
- 1 em chữa – n/x
Bài 3: 
Viết số hoặc chữ thích hợp
- YCHS tự làm.
- Tổ chức chữa bài.
- GV NX
- Cá nhân HS làm bài.
- 1 HS lên bảng.
Lớp NX.
5’
3. Củng cố - Dặn dò:
+ Phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng
+ Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để làm gì?
GV dặn dò: bài tập về nhà
Chuẩn bị bài sau
- 2 HS TL.
- HS lắng nghe
Môn : Toán Thứ ngày tháng năm 2018
Tuần: 7
Tiết : 
LUYỆN TẬP
Mục tiêu : 
Kiến thức: 
 Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng và phép trừ.
Kỹ năng: 
Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
Thái độ
Rèn tính cẩn thận, óc sáng tạo.
Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Phấn màu.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
Phép trừ
- Gọi HS chữa bài.
- Tính: 479 892 – 214 589.
10 450 – 8796.
- Tìm X: 14578 + X = 78964.
X – 147 989 = 781450.
- NX phần KTBC.
- 2 HS lên bảng.
KQ: 265303, 1654.
64386, 929439.
2. Bài mới:
5’
a. Giới thiệu:
- TT à ghi đầu bài.
- HS ghi vở
b. Thực hành:
10’
Bài 1: 
SGK 40
KQ: 62981, 71182, 299270.
- Ghi bảng 2416 – 5164.
- Gọi HS lên đặt tính và thực hiện.
- GV HD thử lại “Lấy tổng trừ đi một số hạng”, nếu đựơc số hạng còn lại thì phép tính cộng đã đúng. 
+ Muốn thử lại phép cộng con làm thế nào?
- 1 HS lên bảng.
Lớp nháp.
KQ: 7580.
- Như SGK 40.
- Vài HS nhắc lại.
8’
Bài 2:
(SGK 40)
KQ: 3713, 5263, 7423.
- Hướng dẫn tương tự bài 1.
8’
Bài 3:
(SGK 41)
Tìm X.
- Gọi HS nêu YC.
- YC HS làm bài.
- Chữa bài , NX.
- 1 HS nêu.
- HS làm vở, 2 HS chữa và giải thích cách làm
X + 262 = 4848
 X= 4848 – 262
 X = 4586.
 X – 707 = 3535
X = 3535 + 707
X = 4242.
8’
Bài 4:
SGK 41
- Gọi HS đọc đề bài.
- Núi nào cao hơn ? vì sao em biết ?
- HD HS trình bày.
Bài giải: 
Ta có 3143 > 2428
Vậy núi Pan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3143 – 2428 = 715 (m).
ĐS: 715 m
- Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh vì 3143 > 2428.
- Nghe và tự làm.
1 HS chữa.
8’
Bài 5: 
(SGK 41) Tính nhẩm.
- YC HS hoạt động nhóm 2.
- TL nhóm 2
- Đại diện nhóm TL.
+ Số lớn nhất có 5 CS là:
99 999
+ Số bé nhất có có 5 chữ số là: 10.000
hiệu quả của 2 số là: 
89 999.
5’
3. Củng cố - Dặn dò:
* Nhận xét chung vở toán.
- Nêu cách thử lại phép cộng (hoặc phép trừ)
- Nêu cách tìm SBT, số hạng chưa biết.
- NX tiết học.
- Dặn dò: Về nhà hoàn thiện BT.
- CBBS: T 32.
Biểu thức có chứa hai chữ.
- HSTL.
- 1HS.
- Nghe dặn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_4_tuan_7_bai_tinh_chat_giao_hoan_cua_phep_cong.docx