Giáo án Tin học 4 - Tuần 1, 2

Giáo án Tin học 4 - Tuần 1, 2

Tuần 1. BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.

- Phát triển năng lực: HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.

- Có thái độ hứng thú với môn học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở ghi bài

3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :

- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm

- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) Chỉ ra được các bộ phận và chức năng của từng bộ phận của máy tính để bàn. Tạo được thư mục, thư mục con. Mở và đóng được thư mục.

 

doc 37 trang xuanhoa 09/08/2022 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 4 - Tuần 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6/9/2021
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Tuần 1. BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con.
- Phát triển năng lực: HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
- Có thái độ hứng thú với môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) Chỉ ra được các bộ phận và chức năng của từng bộ phận của máy tính để bàn. Tạo được thư mục, thư mục con. Mở và đóng được thư mục.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động thực hành
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ổn định lớp.
- Khởi động đầu giờ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Hoạt động cơ bản)
1. Hoạt động 1. Các bộ phận của máy tính.
- HS hoạt động cá nhân điền sgk.
- HS đổi vở kiểm tra chéo
 2 Hoạt động 2. Các thao tác với thư mục.
- Giới thiệu với hs thư mục và tệp
Thư mục (Folder, Directory) là một dạng tập tin đặc biệt có công dụng như là một ngăn chứa, được dùng trong việc quản lý và sắp xếp các tập tin. Thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục con. Thư mục là nơi lưu trữ thông tin.
- Hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục.
+ Tạo mới: Chuột phải / New / Folder / gõ tên / Enter.
+ Đổi tên: Chuột phải vào thư mục cần đổi tên / Rename / gõ tên mới / Enter.
+ Xóa: Chuột phải vào thư mục cần xóa / Delele / Enter.
- Giáo viên làm mẫu tạo, mở thư mục
- Tổ chức trò chơi nhóm theo hình thức:
Trả lời các câu hỏi và thực hành các thao tác 
So sánh kết quả ở các hoạt động
Mỗi nhóm sẽ nộp câu trả lời cho giáo viên với thời gian nhanh nhất.
Mỗi nhóm cử một bạn lên thực hiện các thao tác tạo, mở, đóng thư mục
- Gọi 2 -> 3 hs lên thực hiện tạo thư mục mang tên em.
- Gọi 2 -> 3 hs lên thực hiện mở thư mục 
- Gọi 3 nhóm lên bảng trình bày 
- GV nhận xét, bổ sung và cho hs ghi chép.
TIẾT 2
3. Hoạt động 3. Thực hành
Trao đổi với bạn, thực hiện các yêu cầu sau:
a) Trên màn hình nền, tạo thư mục KHOILOP4.
b) Tạo thư mục con của thư mục KHOILOP4 có tên lớp em.
c )Trong thư mục lớp em, tạo thư mục con có tên em và tên một vài bạn trong lớp.
d) Đọc thông tin trong hình rồi điền từ còn thiếu vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MỞ RỘNG
- HS báo cáo sĩ số
- HS hát 
- Hs thực hiện theo yêu cầu
* Hs nắm được
- Có 4 bộ phận chính: Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím.
- Yêu cầu 1 số HS TB và yếu nêu được: bộ phận chính của MT để bàn 
- Hs khá giỏi nêu được chức năng của từng bộ phận máy tính.
-HS quan sát
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS được gọi lên tạo thư mục, dưới lớp quan sát.
- HS quan sát
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
- HS hoàn thành câu d vào sách và chia sẻ trước lớp.
- Mở thư mục tên lớp em đã tạo 
- Tạo thư mục con trong thư mục tên lớp em theo cách sau:
+ Mở thư mục tên lớp em;
+ Nháy chọn New folder;
+ Gõ tên thư mục rồi nhấn enter.
D. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại cách tạo, mở và đóng thư mục.
* Dặn dò: Chuẩn bị tuần sau: Bài 2. Các thao tác với thư mục
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV
- HS đọc ghi nhớ trong sách.
- HS về nhà xem lại cách tạo, mở và đóng thư mục.
Ngày dạy: 13/9/2021
Tuần 2: Bài 2. CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết cách sao chép, đổi tên thư mục
- Thực hiện được thao tác sao chép và đổi tên thư mục
- Phát triển năng lực: HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
 - Phát triển phẩm chất : 
+ Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình hoạt động nhóm.
+ Giữ gìn máy tính cẩn thận. Biết làm việc nghiêm túc với máy tính.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) Thực hiện được thao tác sao chép, đổi tên thư mục.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ổn định lớp.
- Khởi động đầu giờ
- Giới thiệu bài mới: Các em đã biết cách tạo và mở thư mục. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cho các em các thao tác với thư mục.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Hoạt động cơ bản)
- HS báo cáo sĩ số
- HS hát kết hợp với bộ gõ cơ thể
- Lắng nghe
1. Hoạt động 1. Nhắc lại các thao tác tạo thư mục, mở thư mục
a) Mở thư mục KHOILOP4 đã tạo trong ổ đĩa D:\
- Thực hiện tạo các thư mục như sau:
+ Thư mục LOP4B là thư mục con của thư mục KHOILOP4.
+ Thư mục TO1, TO2, TO3, là thư mục con của thư mục LOP4B
+ Thư mục An, Binh, Khiem là thư mục con của thư mục TO1
Thực hiện việc hiển thị kết quả gióng như hình vẽ
-Y/c hs báo cáo kết quả làm việc với giáo viên
-Gv nhận xét và kết luận
b) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm ( ) để được câu đúng.
- Y/c hs thực hiện cá nhân làm bài tập vào sách
- Thư mục LOP4B có các thư mục con TO1, TO2, TO3
- Thư mục TO1 có các thư mục con An, Binh, Khiem
- Y/c hs báo cáo kết quả khi đã thực hiện xong
- GV nhận xét và kết luận
c) Đánh dấu x vào ô vuông sau câu trả lời đúng.
- Y/c hs thực hiện cá nhân làm bài tập vào sách
+ Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4B, chọn Open.
+ Nháy nút phải chuột vào thư mục LOP4B, chọn New.
+ Nháy nút chuột vào thư mục LOP4B
+ Nháy đúp chuột vào thư mục LOP4B 
- Y/c hs báo cáo kết quả khi đã thực hiện xong
- GV nhận xét và kết luận
2. Hoạt động 2. Sao chép (copy) thư mục
a)Trao đổi với bạn thực hiện sao chép thư mục theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nháy nút phải chuột vào thư mục Khiem trong thư mục TO1 à chọn lệnh Copy
Bước 2: Mở thư mục TO2 à nháy nút phải chuột chọn lệnh Paste.
-Y/c hs thực hiện theo nhóm máy xong báo cáo với giáo viên
- GV nhận xét và kết luận
b) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm ( ) để được câu đúng.
-Y/c hs làm vào sách
Trong thư mục TO2 có thư mục Khiem
- Nhưng vậy em vừa sao chép thư mục Khiem từ thư mục TO1 sang thư mục TO2. Bây giờ cả hai thư mục TO1 và TO2 đều có thư mục Khiem
3. Hoạt động 3. Đổi tên (Rename) thư mục
- Trao đổi với bạn, thực hiện đổi tên thư mục theo hướng dẫn:
Bước 1: Nháy nút phải chuột vào thư mục TO3, chọn Rename
Bước 2: Gõ tên thư mục TO3 thành to3 rồi nhấn phím Enter.
- Y/c hs thực hiện thao tác đổi tên thư mục TO3 thành to3
- Y/c hs thực hiện xong báo cáo kết quả cho giáo viên
- GV nhận xét và kết luận
- Y/c hs làm bài tập trong sách: Điền từ vào chỗ chấm ( ) để được câu đúng.
Thư mục TO3 đã được đổi tên thành thư mục to3
- GV nhận xét và chốt đáp án
4. Hoạt động 4. Nhắc lại thao tác xóa thư mục
- Em thực hiện thao tác xóa thư mục to3 đã đổi tên và điền từ còn thiếu vào chỗ chấm ( ).
+ Để xóa thư mục to3, em nháy nút phải chuột vào thư mục to3, chọn delete rồi nhấn phím Enter để xóa
- GV nhận xét và kết luận
- Thực hiện mở thư mục KHOILOP4 
- Tạo thư mục LOP4B 
- Tạo thư mục TO1, TO2, TO3
- Tạo thư mục An, Binh, Khiem
- Điều chỉnh của sổ Computer để được như hình vẽ
- Báo cáo kết quả 
- Lắng nghe 
 - Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Thực hiện
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Thực hiện
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát
- Thực hiện đổi tên thư mục
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
- Lắng nghe
- Thực hiện và báo cáo kết quả 
- Lắng nghe
TIẾT 2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
(Hoạt động thực hành)
1/ Mở thư mục LOP4B đã tạo rồi thực hiện yêu cầu sau:
+ Trong thư mục LOP4B tạo TO4;
+ Copy thư mục An, Binh, Khiem từ thư mục TO1 vào thư mục TO4.
+ Đổi tên các thư mục An, Binh, Khiem thành các thư mục Tuan, Lan, Ngoc
-Y/c hs hoàn thành xong báo cáo kết quả cho giáo viên
-Gv nhận xét và kết luận
2/ Trong thư mục LOP4B, tạo thư mục Sơn Ca. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm ( ) để thực hiện được thao tác sao chép thư mục Son Ca từ thư mục LOP4B sang thư mục LOP4A.
-Y/c hs báo cáo kết quả cho giáo viên
-Gv nhận xét và kết luận
- Lắng nghe
- Tạo thư mục
- Copy thư mục
- Đổi tên thư mục
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện
- Điền từ vào sách
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, ĐÀO SÂU 
Hoạt động ứng dụng, mở rộng 
1/Tạo và sắp xếp các thư mục Học tập, Giải trí, Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc và Hình ảnh sao cho hợp lí và dễ tìm kiếm nhất.
-Y/c hs tạo từng thư mục Học tập, Giải trí, Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc và Hình ảnh
- Sắp xếp các thư mục vừa tạo sao cho hợp lí nhất
- Báo cáo kết quả làm việc cho giáo viên
-Gv nhận xét và kết luận
2/Em thực hiện theo các yêu cầu sau:
a)Tạo thư mục có tên là Tập vẽ
- Y/c hs thực hiện tạo thư mục
b)Nháy chuột lên thư mục vừa tạo rồi nhấn F2
- Giải thích cho hs hiểu dùng F2 để đổi tên thư mục
c)Đổi tên thư mục Tập vẽ thành Bài tập vẽ rồi nhấn phím Enter
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận
- GV chốt nội dung
E. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Yêu cầu HS về nhà thực hành tập sao chép, đổi tên thư mục.
- Chuẩn bị bài sau: “Làm quen với tệp”
- Lắng nghe
- Thực hiện tạo thư mục
- Thực hiện sắp xếp
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Tạo thư mục
- Lắng nghe
- Đổi tên thư mục
- Báo cáo kết quả
- Lắng nghe
- Đọc enm cần ghi nhớ
- Lắng nghe
	Ngày dạy: 20/9/2021
Tuần 3. BÀI 3: LÀM QUEN VỚI TỆP (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Làm quen với tệp, phân biệt được tệp và thư mục.
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
+ Nhận biết được mỗi tệp sẽ có một biểu tượng khác nhau và rút ra được nhận xét là thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khác nhau. 
+ Chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
+ Hiểu cấu trúc của tên tệp.
+ Phân biệt được tệp và thư mục. 
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
+Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình hoạt động nhóm.
+ Giữ gìn máy tính cẩn thận. Biết làm việc nghiêm túc với máy tính.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) Chỉ ra được tệp. Phân biệt được tệp và thư mục.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ổn định lớp.
- Tổ chức lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.
Câu 1. Tạo thư mục HOCTAP và các thư mục con Soanthao, Trinhchieu, Ve.
Câu 2. Hãy cho biết đâu là thư mục?
- Nhận xét.
Đặt vấn đề: Ở trò chơi trên các em đã xác định được thư mục. Vậy, các biểu tượng còn lại là gì? Đó chính là các tệp trong máy tính -> Bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Hoạt động cơ bản)
1. Tạo tệp.
- Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm để các nhóm tự tìm hiểu thao tác tạo tệp theo các yêu cầu ở mục 1 (trang 15 - sgk). Lưu ý: Yêu cầu a chúng ta đã thực hiện ở Hoạt động mở đầu nên các em chỉ thực hiện các hoạt động b, c, d.
* Thêm: Yc học sinh nhắc lại cách lưu tệp.
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
- Bước 2: Chọn ổ cần lưu ở dòng Save in
- Bước 3: Gõ tên tệp vào dòng File name
- Mời 2->3 hs lên thực hiện mẫu
- Yêu cầu các nhóm thực hiện thi đua với nhau xem nhóm nào hoàn thành việc tạo các tệp nhanh hơn.
- Giáo viên quan sát, trợ giúp và nhận xét học sinh làm bài.
- Sau khi học sinh tạo tệp xong, giáo viên yêu cầu các nhóm mở thư mục HOCTAP, trình chiếu bài của một nhóm trước lớp -> Ngoài thư mục HOCTAP các em đã biết, bây giờ các em biết thêm các biểu tượng còn lại chính là các tệp (em vừa tạo).
- Sau khi quan sát các tệp, em có nhận xét gì về biểu tượng của tệp?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận: Mỗi loại tệp có một biểu tượng khác nhau. Mỗi tệp đều được đặt tên riêng.
2. Phân biệt tệp và thư mục 
Yêu cầu nhóm trưởng mở thư mục HOCTAP (đã tạo ở tiết 1). Sau đó học sinh làm việc cá nhân quan sát cửa sổ vừa mở hoàn thành mục 2b (trang 16 - sgk) theo hiểu biết của em về thư mục và tệp đã được học.
- Em đã dựa vào đâu để phân biệt thư mục và tệp?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh: Đó cũng là một cách phân biệt thư mục và tệp. Ngoài cách đó, còn có cách để phân biệt thư mục và tệp chính xác hơn, chúng ta cùng tìm hiểu.
- Giáo viên tổ chức lớp làm việc nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh cách hiển thị phần đuôi mở rộng của tệp, để học sinh phát hiện ra các tệp Baisoan, Gioithieu, Hinhvuong có cách hiển thị tên khác so với thư mục. 
- Em có nhận xét gì về tên của các biểu tượng trong thư mục HOCTAP?
- Giáo viên nhận xét, giải thích thêm về tên tệp rồi kết luận: Tên tệp gồm hai phần, phần tên và phần mở rộng, được cách nhau bởi dấu chấm.
Lưu ý: Ở đây giáo viên giúp học sinh xác định phần mở rộng của các tệp Word, PowerPoint, Paint từ đó nhận biết được mỗi tệp sẽ có một biểu tượng khác nhau.
- Dựa vào tên, em hãy kiểm tra lại bài 2b xem mình phân biệt tệp và thư mục đúng chưa? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.
- Qua bài 2b rút ra được nhận xét là: Thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khác nhau
TIẾT 2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. 
 Hoạt động thực hành
- Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm để thực hiện hoạt động thực hành a (hoạt động b đã lồng ghép thực hiện ở hoạt động hình thành kiến thức mới). 
Hoạt động này nhằm mục đích giúp học sinh thực hành cách mở một tệp đã có trên máy tính; nhận biết được loại tệp.
- Giáo viên quan sát, trợ giúp và nhận xét học sinh làm bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, ĐÀO SÂU 
 Hoạt động ứng dụng mở rộng
- Giáo viên tổ chức lớp theo cặp thực hiện yêu cầu ở mục 1 hoạt động ứng dụng mở rộng.
- Yêu cầu học sinh thử tạo thêm một tệp văn bản cũng có tên Baisoan.docx trong thư mục HOCTAP. Từ đó, giáo viên gợi ý để học sinh rút ra được nhận xét: “Không thể tạo hai tệp có cùng tên và cùng phần mở rộng trong cùng một thư mục”.
E. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn học bài ở nhà
Nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị bài mới. Yêu cầu đối với học sinh có máy tính ở nhà: Thực hiện mục 2 của hoạt động ứng dụng mở rộng (Trang 17-sgk) theo hướng dẫn trong sách học sinh, từ hoạt động này, học sinh sẽ phát hiện thêm một cách tạo một tệp văn bản mới không theo cách các em đã được học. Học sinh sử dụng cách tạo tệp này trong trường hợp muốn tạo tệp nhanh mà không cần phải mở phần mềm.
- Ổn định lớp. 
- Lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm:
+ Mở phần mềm Word, soạn thảo và trình bày nội dung theo mẫu, lưu lại với tên Baisoan vào thư mục HOCTAP.
+ Mở phần mềm Paint, vẽ hình vuông, lưu lại với tên Hinhvuong vào thư mục HOCTAP.
 + Mở phần mềm PowerPoint, tạo bài trình chiếu theo yêu cầu, lưu lại với tên Gioithieu vào thư mục HOCTAP.
- Thi đua giữa các nhóm.
- Thi đua giữa các nhóm.
- Quan sát và lắng nghe.
- Biểu tượng của tệp không giống nhau. 
- Mở và quan sát thư mục HOCTAP. Sau đó cá nhân điền tên thư mục con và tệp trong thư mục HOCTAP vào bảng.
- Em đã dựa vào biểu tượng để phân biệt thư mục và tệp.
- Thực hiện theo giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh trả lời theo cách hiểu của cá nhân.
- Thư mục con và tệp trong thư mục HOCTAP vào bảng:
Thư mục
Tệp
Soanthao
Baisoan
Trinhchieu
Gioithieu
Ve
Hinhvuong
- Mở thư mục HOCTAP
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng tệp, quan sát và hoàn thiện đáp án ở bảng (đánh dấu û vào o ở các ý bên dưới):
+ Paint với bức tranh đã vẽ.
+ Word với văn bản đã soạn.
+ PowerPoint với bài trình chiếu đã soạn.
- Học sinh làm việc cặp đôi thực hiện theo yêu cầu đề ra.
-> Trả lời câu hỏi: Em có thể tạo hai tệp cùng phần tên, cùng phần mở rộng trong một thư mục được không?
Ngày dạy:27/9/2021
Tuần 4. Bài 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp
-Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
+ Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh thực hiện sao chép và sắp xếp các tệp là sản phẩm của các em đã làm được trong các bài học về soạn thảo, trình chiếu, vẽ vào các thư mục sao cho khoa học, hợp lí. 
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh sử dụng phím tắt để thực hiện thao tác sao chép tệp (Ctrl+C) và dán tệp vào vị trí mới (Ctrl+V). 
- Năng lực Tin học:Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: (Năng lực A (NLa)): 
+ Biết các thao tác sao chép, đổi tên, xoá tệp
+ Biết sử dụng các phím tắt
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
+ Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
+ Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) Thực hiện được thao tác sao chép, đổi tên , xóa tệp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Ổn định lớp:
- Yêu cầu HS mở cửa sổ Word và lưu tên tệp với tên “NGAY MOI” 
- Tệp con vừa tạo là tệp gì? Có phần mở rộng là gì? 
- GV nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- HS chú ý.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.(Hoạt động cơ bản)
1. Hoạt động 1: Đổi tên tệp
? Nhắc lại thao tác đổi tên thư mục.
- Cho HS đọc thông tin ở SGK
? Nêu các bước đổi tên tệp?
- GV chốt lại: 
B1: Nháy phải chuột tại tệp cần đổi tên chọ Rename
B2: Gõ tên mới và gõ phím Enter
* Chú ý: Không được dùng các kí tự sau trong tên tệp (? / \ : “ )
- Cho HS tập thao tác đổi tên tệp
2. Hoạt đông 2. Sao chép tệp:
- Cho HS đọc thông tin ở SGK
- GV thao tác mẫu
?Nêu cách sao chép tệp?
- GV chốt lại.
B1: Nháy phải chuột tại tệp cần sao chép chọn Copy
B2: Nháy phải chuột vào vị trí cần sao chép đến và chọn Paste
- GV ngoài cách sao chép này ta còn nhiều cách sao chép khác nữa
- GV có thể nêu thêm cách sao chép khác cho HS giỏi tìm hiểu thêm.
- Cho HS tập thao tác sao chép tệp
3. Hoạt động 3. Xóa tệp: 
- Cho HS đọc thông tin ở SGK
- GV thao tác mẫu
? Nêu cách xóa tệp?
- GV chốt lại.
Nháy phải chuột tại tệp cần xóa chọn Delete và gõ phím Enter
- Cho HS tập thao tác
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH ( Hoạt động thực hành)
- Gọi 2 em nhắc lại cách đổi tên, sao chép, xóa tên tệp.
- GV cho HS thực hành theo nội dung SGK trang 20
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, ĐÀO SÂU 
 Hoạt động ứng dụng mở rộng - Cho HS thực hành theo SGK trang 20
- Cho HS thoát khỏi máy tính
E. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn học bài ở nhà
GV yêu cầu HS về nhà thực hành cách đổi tên tệp, sao chép tệp, xóa tệp.
- HS trả lời
- HS đọc thông tin ở SGK
- HS trả lời
- HS lắng nghe
-HS thực hiện
- HS đọc thông tin ở SGK
- HS quan sát
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe
- HS tập thao tác sao chép tệp
- HS đọc thông tin ở SGK
- HS quan sát
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe
- HS tập thao tác xóa tệp
- HS báo cáo kết quả đã làm
- HS nhắc lại kiến thức đã học
- HS thực hành theo nội dung SGK trang 20
- HS báo cáo kết quả đã làm
- HS thực hành theo SGK trang 20
- HS thoát máy tính đúng qui trình
- HS nghiên cứu đề bài và thực hiện.
- 2 bạn cạnh nhau kiểm tra chéo.
- HS về nhà thực hành
TIẾT 2 
Bài 5: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ LƯU TRỮ NGOÀI (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh có hiểu biết ban đầu về sự phát triển máy tính, chương trình và bộ nhớ của máy tính.
- Biết nhận diện và thử nghiệm các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
- Biết sử dụng được USB, đĩa CD/DVD, ổ đĩa ngoài để lưu trữ, trao đổi thông tin.
- Thực hiện được các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
- Sử dụng các thiết bị lưu trữ ngoài để lưu trữ, trao đổi thông tin
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình sử dụng các thiết bị ngoài để lưu trữ, trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) Thực hiện được các thao tác với đĩa cứng, đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ổn định lớp.
- Đặt vấn đề: Trong công việc thường ngày ta rất cần có những thiết bị nhỏ để chứa dữ liệu. Với nhu cầu đó con người đã làm ra những thiết bị nhỏ gọn để chứa dữ liệu. Vậy đó là những thiết bị nào và cách sử dụng ra sao ta tìm hiểu bài mới.
- Vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Hoạt động cơ bản)
 1. Hoạt động 1: Khám phá computer
- Gọi 1 em khởi động Computer
- Cho HS trao đổi với nhau em nhìn thấy những gì?
- Cho HS báo cáo kết quả nhìn thấy
- GV nhận xét và khen những em trả lời đúng
- GV. Các em nhìn thấy có ổ đĩa CD, USB
- Vậy ổ đĩa CD, USB là gì ta tìm hiểu mục 2.
2. Hoạt động 2: Thiết bị lưu trữ USB:
- Cho HS quan sát SGK trang 22 và hình ảnh thiết bị USB
- GV: Đây chính là thiết bị lưu trữ USB
- Em có thể dùng USB để làm gì?
- Vậy USB có thuận tiện cho người dùng không?
a) Mở Computer để gắn USB vào thân máy tính
b) Nháy đúp chuột vào biểu tượng USB. Quan sát và điền thông tin vào bảng SGK trang 22
c) Cho HS thực hiện theo SGK trang 23
3. Hoạt động 3: Các thiết bị lưu trữ ngoài: 
- Cho HS quan sát đĩa CD, VCD, ổ cứng ngoài và quan sát SGK trang 23
* Đĩa CD
* Đĩa DVD
* Ổ đĩa ngoài
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH 
 ( Hoạt động thực hành)
- Cho HS thực hành theo nội dung SGK trang 24
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm được
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, ĐÀO SÂU 
 Hoạt động ứng dụng, mở rộng
- Cho HS thực hiện theo SGK trang 24
- GV nhận xét và khen gợi các nhóm
- Cho HS thoát khỏi máy tính
E. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn học bài ở nhà
GV yêu cầu HS về nhà thực hành cách Sử dụng các thiết bị lưu trữ ngoài để lưu trữ, trao đổi thông tin 
Chuẩn bị bài mới: bài 6. Tìm kiếm thông tin từ internet
- HS khởi động Computer
- HS trao đổi với nhau xem nhìn thấy những gì?
- HS báo cáo kết quả nhìn thấy
- HS quan sát
- HS trả lời. Dùng USB để lưu trữ dữ liệu khi làm việc với máy tính.
- USB rất thuận tiện cho người dùng
- HS thao tác và điền thông tin vào bảng SGK trang 22
1. Cửa sổ nào đang được mở ....
2. Trong USB có những gì? .....
c) HS thực hiện theo nội dung SGK trang 23
- HS quan sát
- HS quan sát
HS thực hành theo nội dung SGK trang 24
- HS báo cáo kết quả đã làm được
- HS thực hiện theo SGK trang 24
* Em cần ghi nhớ: 
- Một số thiết bị lưu trữ thông tin phổ biến: USB, CD, DVD, ổ đĩa ngoài.
- USB là thiết bị lưu trữ ngoài gọn nhẹ, thuận tiện
- HS quan sát
- HS báo cáo kết quả đã làm được
- HS làm việc theo nhóm máy theo yêu cầu của bài, nói cho nhau nghe rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
- Ghi nhớ.
- HS về nhà thực hành .
Ngày dạy: 4/10/2021
Tuần 5. Bài 6: TÌM KIẾM THÔNG TIN TỪ INTERNET (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được thông tin (văn bản, hình ảnh) phục vụ học tập và giải trí từ Internet.
- Biết cách tìm thông tin, lưu hình ảnh tìm được từ Internet vào thư mục trên máy tính.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo, cẩn thận và biết bảo vệ thông tin chung trong quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, biết bảo vệ máy tính trong quá trình học tập, biết sàng lọc thông tin khi tìm kiếm Internet.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: (kết quả của các hoạt động) : Tìm được thông tin (văn bản, hình ảnh) phục vụ học tập và giải trí từ Internet. Lưu hình ảnh tìm được từ Internet vào thư mục trên máy tính.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động:
	Ổn định lớp: 
	Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin đã học? Trong các thiết bị đó đâu là thiết bị lưu trữ ngoài.
	Giới thiệu bài mới. Internet là một dịch vụ cho phép ta trao đổi, tìm kiếm thông tin nhanh.. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách tìm kiếm thông tin từ internet như thế nào?
2. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Ổn định lớp:
Yêu cầu HS trả lời:
+ Em hãy nêu các thiết bị lưu trữ thông tin đã học? Trong các thiết bị đó đâu là thiết bị lưu trữ ngoài.
- Đàm thoại nêu vấn đề 
- Chúng ta đã biết Internet ngày nay đang phát triển mạnh. Nó ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống con người trong đó có cả đối tượng là học sinh. Internet giúp người sử dụng tiếp nhận nhiều nguồn thông tin không giới hạn.
Đó là những thông tin như thế nào ?
- Vậy làm thế nào để có thể tìm kiếm được các thông tin hữu ích và tìm kiếm như thế nào ?
- Vào bài mới
A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Hoạt động cơ bản)
1. Hoạt động 1. Những gì em đã biết:
- Cho HS đọc thông tin và làm bài tập ở SGK trang 25, 26
a) Ghi Đ vào ô câu đúng, S câu sai.
- Để truy cập được Internet máy tính phải được kết nối với mạng Internet và có trình duyệt Web
b) Đánh dấu X vào ô ở cuối câu trả lời đúng
Để truy cập Internet trên máy tính, em có thể dùng cách nào sau đây
c) – violympic.vn: Địa chỉ trang web
Thu nhỏ cửa sổ về thanh công việc
Thu nhỏ, phóng to trên màn hình Desktop
Đóng trang web 
d) Cho HS thực hành truy cập vào trang web thieunien.vn mở và đọc thông tin
2. Hoạt động 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet:
- GV hướng dẫn HS tìm kiếm trang web học toán lớp 4.
B1: Ta truy cập vào trang web Google.com.vn
Gõ địa chỉ trang web
 Gõ nội dung tìm kiếm
B2: Gõ vào ô tìm kiếm “HD Tin Học Lớp 4” và Enter
B3: Mở và đọc thông tin
- Cho HS thực hành truy cập vào trang web học toán lớp 4 để tìm và đọc thông tin
- GV cho HS tìm kiếm trên Google.com.vn hình ảnh hoa hồng
- GV hướng dẫn HS cách tìm hoa hồng trên Internet theo 4 bước như SGK/27
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm
TIẾT 2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. (Hoạt động thực hành)
- Cho HS thực hành.
1. Tìm và đọc truyện cổ tích “Tấm cám” trên Internet
2. Truy cập vào Google.com.vn tìm kiếm hình ảnh về loài hoa mà em thích
- GV hướng dẫn HS cách tải hình ảnh về máy.
B1: Nháy phải chuột tại ảnh cần tải về chọn Save Image as
3. Mở phần mềm soạn thảo văn bản Word soạn nội dung không quá 5 dòng về chủ đề loài hoa em thích. Chèn hình ảnh em vừa tải về 
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm được
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, ĐÀO SÂU 
Hoạt động ứng dụng, mở rộng:
- Cho HS thực hiện theo SGK trang 28
E. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn học bài ở nhà
- Về nhà tập tìm kiếm thông tin trên Internet và tải hình ảnh máy tính, con chuột, bàn phím máy tính về máy tính của em
- Học phần em cấn ghi nhớ và chuẩn bị tuần sau: Chủ đề 2. Bài 1. Những gì em đã biết
- Trả lời
- HS nhận xét
- Học sinh trả lời theo hiểu biết.
- HS đọc thông tin và làm bài tập ở SGK trang 25, 26.
- HS thực hành truy cập vào trang web thieunien.vn mở và đọc thông tin
- HS lắng nghe và quan sát
- HS thực hành truy cập vào trang web học toán lớp 4 để tìm và đọc thông tin
- HS tìm kiếm trên Google.com.vn hình ảnh hoa hồng
- HS báo cáo kết quả đã làm
- HS Tìm và đọc truyện cổ tích “Tấm cám” trên Internet
- HS Truy cập vào Google.com.vn tìm kiếm hình ảnh về loài hoa mà em thích.
- HS lắng nghe và quan sát
- HS mở phần mềm soạn thảo văn bản Word soạn nội dung không quá 5 dòng về chủ đề loài hoa em thích. Chèn hình ảnh em vừa tải về
- HS báo cáo kết quả đã làm được
- HS thực hiện theo SGK trang 28
- Ghi nhớ.
- HS về nhà thực hành
Tuần 6. Ngày dạy: 11/10/2021 
CHỦ ĐỀ 2: EM TẬP VẼ
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (2 Tiết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- HS các kiến thức, kỹ năng đã học về cách vẽ hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ.
- Rèn cho học sinh kỹ năng lưu bài vẽ vào máy tính và mở bài đã lưu để chỉnh sửa.
- Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
* HSKT: Quan sát tranh, nghe các bạn thảo luận và thực hành theo bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Phương tiện dạy học: Giáo án, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
3. Dự kiến phương pháp, hình thức, kết quả :
- Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, Trực quan, hoạt động nhóm
- Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, cá nhân, hoạt động nhóm
- Sản phẩm: Vẽ và tô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_4_tuan_1_2.doc