Giáo án Tin học 4 - Học kì 1 - Năm học 2011-2012
Chương 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này các em có khả năng nhớ lại:
- Vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin.
- Các bộ phận quan trọng của máy tính
- Các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng học tập với những thuật ngữ Tin học
3.Thái độ:
- Hào hứng trong việc học
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn
- Đ/v học sinh: SGK, tập, bút
III. Các hoạt động dạy và học:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 4 - Học kì 1 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 23/8/2011 ND: 25/8/2011 Tuần 1 - Tiết 1, 2 Chương 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này các em có khả năng nhớ lại: - Vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin. - Các bộ phận quan trọng của máy tính - Các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng học tập với những thuật ngữ Tin học 3.Thái độ: - Hào hứng trong việc học II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án, bảng, phấn - Đ/v học sinh: SGK, tập, bút III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở lớp 3 các em đã được làm quen với máy tính - người bạn thân thiết của các em. Các em được học khả năng của máy tính cũng như nắm bắt được các dạng thông tin cơ bản và các bộ phận của máy tính. Hôm nay, mình cùng nhau ôn lại những nội dung trên Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: ? Máy tính có khả năng làm việc như thế nào? - Nhận xét ? Máy tính sử dụng mấy loại thông tin? Là những loại nào? - Nhận xét - Đưa ra 1 số tranh ảnh, sách báo, đoạn nhạc..., yêu cầu học sinh phân loại thông tin - Nhận xét ? Máy tính giúp con người làm những gì? - Nhận xét ? Máy tính thường có mấy bộ phận chính? - Nhận xét 2. Hoạt động 2: ? Kể tên vài thiết bị dùng trong gia đình cần điện để hoạt động? ? Kể tên 2 thiết bị ở lớp học khi hoạt động phải dùng điện? ? Trình bày các thao tác để khởi động 1 phần mềm từ màn hình nền - Nhận xét - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - 2 HS trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi 1. Những gì em đã biết: + Nhanh, chính xác, liên tục... + Có 3 loại thông tin: Văn bản, âm thanh, hình ảnh. + Làm việc, học tập, giải trí, liên lạc + Có 4 bộ phận: Màn hình, chuột, phần thân, bàn phím 2. Bài tập: - Quạt, bóng điện, tivi - Quạt, bóng điện - Kích đúp vào biểu tượng có trên màn hình máy tính 4. Củng cố: Nhắc lại - Các bộ phận chính của máy tính - Ứng dụng của máy tính trong đời sống 5. Dặn dò: - Làm BT3 (T4/SGK) - Đọc trước bài “Khám phá máy tính”. . NS: 30/8/2011 ND: 01/9/2011 Tuần 2 - Tiết 3, 4 Bài 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng nhận biết được khái niệm đầu tiên về sự phát triển của máy tính, chương trình và bộ nhớ máy tính 2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết được đâu là bộ phận quan trọng nhất của máy tính 3.Thái độ: Thích thú II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: Giáo án, SGK - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Hiện nay có rất nhiều loại máy tính khác nhau được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Và chúng ta cũng biết chiếc máy tính đầu tiên ra đời từ rất lâu. Vậy, chúng có đặc điểm như thế nào, vì sao nó có thể làm nhiều việc? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời được các câu hỏi trên. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: - Yêu cầu HS quan sát H2 (SGK/5) và giới thiệu về chiếc máy tính đầu tiên - Các em có nhận xét gì về chiếc MT đầu tiên? - Nhận xét - Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK/5) và giới thiệu về chiếc máy tính để bàn ngày nay - Các em hãy so sánh trọng lượng, diện tích và hình dáng của MT xưa và nay - Nhận xét - Tùy hình dạng và kích thước, nhưng các MT đều có 1 đặc điểm chung: Có khả năng thực hiện tự động các chương trình. 2. Hoạt động 2: - Yêu cầu HS quan sát H5 (SGK/7) - Em hãy kể tên các bộ phận quan trọng của máy tính - Nhận xét - Yêu cầu HS cho VD tương tự SGK - Hằng ngày chúng ta gặp nhiều hoạt động có thể mô tả như trên, chẳng hạn thấy trời nhiều mây đen, các em nhắc ba mẹ đi làm mang theo áo mưa. Trời nhiều may là thông tin vào, nhăc ba mẹ là thông tin ra sau khi em đã xử lí thông tin. Bộ não em là bộ phận xử lí thông tin. 3. Hoạt động 3: - Y/c HS làm B1, B2 (SGK/6) - Nhận xét - Y/c HS làm B4, B5 (SGK/8) - Nhận xét - Quan sát - Lắng nghe, ghi chép - Có kích thước rất lớn, bằng 1 căn phòng - Quan sát - Lắng nghe - MT ngày nay nhẹ, nhỏ, và hình dáng đẹp hơn MT xưa - Lắng nghe, ghi chép - Quan sát - Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột - Cho VD - Lắng nghe và ghi chép - Đọc đề và làm BT - Đọc đề và làm BT 1. Máy tính xưa và nay: - Chiêc MT đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng 27 tấn, S gần bằng 167m2 - MT để bàn ngày nay nặng khoảng 15kg và chỉ chiếm S khoảng ½ m2 - Chương trình là những lệnh do con người viết ra để chỉ dẫn MT thực hiện những việc cụ thể 2. Các bộ phận của máy tính làm gì? - Bàn phím và chuột giúp em đưa thông tin vào để MT xử lí theo chỉ dẫn của chương trình - Màn hình cho em biết thông tin sau khi được MT xử lí 3. Bài tập: * B1: a. 27000 :15 = 1800 (lần) b. 167: 20 = 8,35 (lần) * B2: Nghe nhạc, chơi game, vẽ tranh, học toán, liên lạc bạn bè * B4:Thông tin vào là 15, 21 và 9. Thông tin ra là 45 * B5: Thông tin vào là chiều dài 2 cạnh. Thông tin ra là diện tích hcn 4. Củng cố: Nhắc lại: - Sự phát triển của MT - Khái niệm chương trình - Chức năng các bộ phận của MT 5. Dặn dò: - Làm B6, B7 (SGK/8) - Học bài cũ - Xem trước bài mới: “Chương trình máy tính được lưu ở đâu?” NS: 04/9/2011 ND: 06/92011 Tuần 3 - Tiết 5 Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong, HS có khả năng - Hiểu biết về sự phát triển của máy tính, chương trình và bộ nhớ của máy tính - Nhận diện và biết được tác dụng của đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng được các thiết bị nêu trên - Biết được chương trình máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào? 3.Thái độ: Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Em hãy cho biết, khi tính chu vi hình vuông với cạnh đã biết, thông tin vào và thông tin ra là gì? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Khi em soạn thảo văn bản, hay vẽ hình mà muốn lưu lại để lần sau dùng, chỉnh sửa hay in thì em phải lưu bài lại. Vậy bài được lưu ở đâu và lưu như thế nào? Đó chính là nhờ các thiết bị lưu trữ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: - Nhắc lại khái niệm chương trình - Những chương trình và thông tin quan trọng thường được lưu trên đĩa cứng 2. Hoạt động 2: - Y/c HS quan sát H8, H9 (SGK/10) - Giới thiệu - Các thiết bị trên có thể được tháo lắp vào máy tính để sử dụng hoặc tháo ra khỏi máy tính 1 cách dễ dàng, thuận tiện - HD cho HS cách sử dụng thiết bị nhớ flash - Lắng nghe - Lắng nghe và ghi chép - Quan sát - Nghe, ghi chép - Chú ý lắng nghe 1. Đĩa cứng: - Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất, được lắp đặt trong thân máy tính 2. Đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash: - Để thuận tiện cho việc trao đổi, thông tin còn được ghi trong đĩa mềm, đĩa CD hoặc thiết bị nhớ flash - Cần bảo quản đĩa mềm, đĩa CD không bị cong vênh, bị xước hay bám bụi, không để đĩa nơi ẩm hoặc nóng quá 4. Củng cố: Nhắc lại: - Thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng - Cách lưu trữ, sử dụng và bảo quản đĩa mềm, đĩa CD hoặc thiết bị nhớ flash 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ - Tiết sau thực hành NS: 06/9/2011 ND: 08/9/2011 Tuần 3 - Tiết 6 Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU? (thực hành) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong, HS có khả năng nhớ lại: - Sự phát triển của máy tính, chương trình và bộ nhớ của máy tính - Tác dụng của đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng được các thiết bị nêu trên - Biết được chương trình máy tính được lưu ở đâu và lưu nhờ những bộ phận nào? 3.Thái độ: Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Thiết bị lưu trữ nào là quan trọng nhất? ? Cách bảo quản đĩa mềm, đĩa CD? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Chương trình MT được lưu ở đâu? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Y/c HS quan sát máy tính để bàn và tìm vị trí của ổ đĩa mềm, đĩa CD - Quan sát đĩa mềm đĩa CD và chỉ ra mặt trên, mặt dưới - Thực hiện các thao tác đưa đĩa mềm và đĩa CD vào ổ đĩa. Cho HS quan sát sự chuyển động của ngăn chứa đĩa, sự thay đổi của đèn tín hiệu trên ổ đĩa và thông báo trên màn hình - HD HS nhận biết khe cắm thiết bị nhớ flash, thực hiện thao tác cắm thiết bị nhớ flash vào khe và quan sát sự thay đổi của đèn tín hiệu trên thiết bị nhớ flash và thông báo trên màn hình - Quan sát và thực hành - Chú ý quan sát - Quan sát - Quan sát, thực hành * Thực hành:T1, T2, T3, T4 (SGK/11) 4. Củng cố: Nhắc lại: - Các thiết bị lưu trữ của máy tính - Thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng - Cách sử dụng các thiết bị lưu trữ 5. Dặn dò: - Ôn lại những kiến thức đã học ở chương 1 - Tiết sau ôn tập và kiểm tra NS: 11/9/2011 ND: 13/9/2011 Tuần 4 - Tiết 7 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1. Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương 1 2. Kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức để hoàn thành bài kiểm tra - Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm 3.Thái độ: Thể hiện tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Em hãy nhận xét hình dạng đĩa mềm, đĩa CD? ? Hãy nêu 1 số lưu ý khi sử dụng đĩa mềm, đĩa CD? 3. Bài mới: * ND ÔN TẬP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Thông tin gồm mấy dạng? ? Máy tính gồm những bộ phận nào? ? Vai trò của máy tính? - Nhắc lại quá trình &của MT ? Các bộ phận của máy tính dùng để làm gì? ? Khi em tính tổng của 3 số 1, 10, 20 thì thông tin vào và thông tin ra là gì? ? CT MT được lưu ở đâu? ? Trong các thiết bị lưu trữ, thiết bị nào là quan trọng nhất? Tại sao? - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời Bài 1: Những gì em đã biết - Gồm 3 dạng: Văn bản, âm thanh, hình ảnh - Máy tính gồm 4 bộ phận: Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột - Máy tính giúp em học tập, làm việc, giải trí, liên lạc Bài 2: Khám phá máy tính - Bàn phím và chuột giúp em đưa thông tin vào để MT xử lí theo chỉ dẫn của chương trình - Màn hình cho em biết thông tin sau khi được MT xử lí - Thông tin vào: 1, 10, 20 - Thông tin ra: Kết quả bằng 31 Bài 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu? - Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash - Thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng. Vì: Nó được dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng của MT * KIỂM TRA Câu 1: Khi em tính tổng của 3 số 5, 14, 16 thì thông tin vào và thông tin ra là gì? Câu 2: Em hãy kể tên các thiết bị lưu trữ. Trong các thiết bị đó, thiết bị nào là quan trọng nhất? Câu 3: Hãy khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: I. Thông tin gồm các dạng: a. Văn bản b. Âm thanh c. Hình ảnh d. Cả a, b, c đều đúng II. Máy tính có bộ phận: a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 III. gửi tín hiệu vào máy tính a. Màn hình b. Thân máy c. Bàn phím d. Chuột IV. Bộ xử lý là thiết bị của a. màn hình b. thân máy c. bàn phím d. chuột V. hiển thị kết quả làm việc của máy tính a. Màn hình b. Thân máy c. Bàn phím d. Chuột * ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Câu 1: Trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm - Thông tin vào: 5, 14, 16 - Thông tin ra: kết quả bằng 35 Câu 2: Trả lời đúng mỗi ý được 1 điểm - Các thiết bị lưu trữ: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash - Trong các thiết bị lưu trữ, thiết bị quan trọng nhất là đĩa cứng - Vì: Nó được dùng để lưu trữ những dữ liệu và thông tin quan trọng của MT Câu 3: Mỗi phương án đúng được 1 điểm I. d II. d III. c IV. b V. a 4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức, nhận xét giờ kiểm tra 5. Dặn dò: - Xem trước Chương 2, bài 1: “Những gì em đã biết” NS: 13/9/2011 ND: 15/9/2011 Tuần 4 - Tiết 8 Chương 2: EM TẬP VẼ Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng nhớ lại: - Các kiến thức đã học về phần mềm Paint, nhận biết các công cụ vẽ - Cách chọn màu vẽ, màu nền, cách vẽ đường thẳng, đường cong - Rèn luyện tư duy logic, cách sử dụng chuột thành thạo II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Nêu một số lưu ý khi sử dụng đĩa mềm, đĩa CD? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở lớp 3 các em đã được làm quen với phần mềm giúp các em học vẽ, các em đã biết sử dụng công cụ này để vẽ các hình đơn giản. Bài học ngày hôm nay chúng ta hãy cùng ôn tập lại những kiến thức đã được học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: ? Chương trình Paint là chương trình gì? ? Nhắc lại cách khởi động phần mềm Paint? - Y/c HS quan sát H10 (SGK/13) ? Em chọn màu vẽ bằng cách nháy nút chuột nào, ở đâu? ? Em chọn màu nền bằng cách nào? ? Công cụ tô màu là công cụ nào? ? Trình bày thao tác tô màu một vùng hình vẽ? ? Chỉ ra công cụ dùng để sao chép màu? ? Nêu các bước sao chép màu có sẵn trên hình làm màu vẽ? 2. Hoạt động 2: ? Hãy chỉ ra công cụ vẽ đường thẳng? - Nhắc lại thao tác vẽ đường thẳng - CT Paint là CT dùng để vẽ - Nháy đúp chuột vào biểu tượng Paint trên màn hình nền hoặc nhấp chuột vào nút Start / Program/ Accessories / Paint - Quan sát - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời, ghi chép - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe, ghi chép 1. Tô màu: - Để chọn màu vẽ, em nháy nút trái chuột lên một ô màu trong hộp màu - Để chọn màu nền, em nháy nút phải chuột lên một ô màu trong hộp màu - Công cụ tô màu: * Thao tác tô màu: - Nháy chuột để chọn công cụ trong hộp công cụ - Nháy chuột vào màu tô - Nháy chuột vào vùng muốn tô màu * Công cụ sao chép màu: * Các bước sao chép màu: - Chọn công cụ trong hộp công cụ - Nháy chuột lên phần hình vẽ có màu cần sao chép - Chọn công cụ - Nháy chuột lên nơi cần tô bằng màu cần sao chép 2. Vẽ đường thẳng: - Công cụ vẽ đường thẳng: - Thao tác vẽ ĐT: + Chọn công cụ trong hộp công cụ + Chọn màu vẽ + Chọn nét vẽ ở dưới hộp công cụ + Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của ĐT 4. Củng cố: Nhắc lại: - Cách khởi động phần mềm Paint - Cách tô màu - Các vẽ đường thẳng 5. Dặn dò: - Học bài cũ - Làm các bài thực hành trong SGK - Xem trước mục 3: “ Vẽ đường cong” NS: 18/9/2011 ND: 20/9/2011 Tuần 5 - Tiết 9 Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (tt) I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng nhớ lại: - Các kiến thức đã học về phần mềm Paint, nhận biết các công cụ vẽ - Cách chọn màu vẽ, màu nền, cách vẽ đường thẳng, đường cong - Rèn luyện tư duy logic, cách sử dụng chuột thành thạo II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Cách tô màu 1 vùng hình vẽ? ? Các thao tác vẽ đường thẳng? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được ôn lại công cụ tô màu, công cụ vẽ đường thẳng. Bài hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn lại côn cụ để vẽ đường cong và thực hành các bài tập trong SGK Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: ? Hãy chỉ ra công cụ vẽ đường cong? - Nhắc lại thao tác vẽ đường cong 2. Hoạt động 2: - Thực hành bài T2 (SGK/14); T4, T5, T6 (SGK/16) - Trả lời - Lắng nghe, ghi chép - Thực hành 3. Vẽ đường cong: - Công cụ vẽ đường cong: - Thao tác vẽ đường cong: + Chọn công cụ trong hộp công cụ + Chọn màu vẽ, nét vẽ + Kéo thả chuột từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong. Một đường thẳng được tạo ra + Đưa con trỏ chuột lên đường thẳng. Nhấn giữ và kéo nút trái chuột để uốn cong đoạn thẳng, tới khi vừa ý thì thả nút chuột và nháy chuột lần nữa 4. Thực hành: * T2 (SGK/14): Vẽ và tô màu ngôi nhà theo mẫu * T4 (SGK/16): Vẽ và tô màu chiếc quạt theo mẫu * T5 (SGK/16): Vẽ và tô màu con nhím * T6 (SGK/16): Quan sát và vẽ ngôi nhà bên đường 4. Củng cố: Nhắc lại: - Cách vẽ đường cong - Các thao tác làm bài thực hành 5. Dặn dò: - Học bài cũ - Làm lại các bài thực hành tại nhà - Xem trước bài mới: “ Vẽ hình chữ nhật, hình vuông” NS: 20/9/2011 ND: 22/9/2011 Tuần 5 - Tiết 10 Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong, HS có khả năng: - Nhận biết được công cụ hình chữ nhật - Biết sử dụng công cụ để vẽ hình chữ nhật, hình vuông 2. Kỹ năng: - Biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản 3.Thái độ: - Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học - Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Em hãy nêu công cụ để vẽ đường thẳng và đường cong? ? Em có thể sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật được không? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học công cụ vẽ đường thẳng. Với công cụ này em có thể vẽ được hình chữ nhật nhưng mà rất mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi có sự chính xác. Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu công cụ vẽ hình chữ nhật. Với công cụ này việc vẽ hình chữ nhật và hình vuông sẽ được nhanh và chính xác hơn. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: - Y/c HS làm BT B1 (SGK/18) ? Sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật như H22 em phải thực hiện mấy bước? - Giới thiệu công cũ vẽ HCN - Y/c HS quan sát H23, 24, 25 (SGK/18) - Kiểu vẽ HCN em chọn ở H23 sẽ cho hình có đường biên với màu vẽ và phần bên trong tô màu nền * Chú ý: Trước khi chọn công cụ , em có thể: - Chọn công cụ rồi chọn nét vẽ cho đường biên (H25) - Chọn màu vẽ cho đường biên và màu nền đển tô phần bên trong ? Để vẽ hình vuông, em làm ntn? - HD HS vẽ chiếc phong bì thư theo mẫu như H26 (SGK/19) 2. Hoạt động 2: - Y/c HS quan sát H28 (SGK/20) ? Em hãy cho biết có bao nhiêu kiểu vẽ hình chữ nhật? - Chốt lại 3. Hoạt động 3: - Ngoài công cụ HCN , CT Paint còn có công cụ HCN tròn góc . Với công cụ này, em có thể vẽ các HCN có 4 góc được vê tròn - Y/c HS quan sát H30 (SGK/21) - Có 3 kiểu vẽ hình chữ nhật góc tròn (giống vẽ HCN góc vuông) - Đọc đề và làm BT - Thực hiện 4 bước - Lắng nghe, ghi chép - Quan sát, ghi chép - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời - Quan sát và làm theo mẫu - Quan sát - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe 1. Vẽ hình chữ nhật, hình vuông: - Công cụ vẽ HCN: * Thao tác vẽ hình chữ nhật: - Chọn công cụ trong hộp công cụ - Chọn một kiểu vẽ hình chữ nhật ở phía dưới hộp công cụ (H23) - Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng chéo đến điểm kết thúc (H24) * Để vẽ hình vuông, thao tác giống vẽ hình chữ nhật, nhưng lưu ý nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả chuột trước khi thả phím Shift 2. Các kiểu vẽ hình chữ nhật: - Có các kiểu vẽ hình chữ nhật + Chỉ vẽ đường biên + Vẽ đường biên và tô màu bên trong +Chỉ tô màu bên trong 3. Hình chữ nhật tròn góc: - Công cụ hình chữ nhật tròn góc: - Cách vẽ HCN tròn góc bằng công cụ giống như cách vẽ HCN có góc vuông bằng công cụ 4. Củng cố: Nhắc lại: - Cách vẽ HCN góc vuông, tròn góc - Các kiểu vẽ hình chữ nhật 5. Dặn dò: - Học bài cũ, làm trước các bài thực hành tại nhà - Tiết sau thực hành NS: 25/9/2011 ND: 27/9/2011 Tuần 6 - Tiết 11 Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG (thực hành) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau khi học xong, HS có khả năng: - Nắm được kiến thức đã học để làm bài tập thực hành theo - Biết sử dụng công cụ để vẽ hình chữ nhật, hình vuông 2. Kỹ năng: - Biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản 3.Thái độ: - Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học - Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Em hãy nêu công cụ để vẽ hình chữ nhật và hình vuông? ? Có bao nhiêu kiểu vẽ hình chữ nhật? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học công cụ vẽ hình chữ nhật. Với công cụ này em có thể vẽ được hình chữ nhật nhanh và chính xác. Hôm nay, cô và các em cùng nhau thực hành, kết hợp các công cụ đã được học để vẽ những hình phức tạp hơn Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: - Y/c HS vẽ kiểu HCN chỉ có đường biên - Y/c HS vẽ kiểu HCN có đường biên và màu nền bên trong - Y/c HS vẽ kiểu HCN có chỉ màu nền bên trong - Y/c HS làm LT (SGK/19) 2. Hoạt động 2: - Y/c HS làm bài TH T1 (SGK/19) (giống H27) - Dùng công cụ và các công cụ đã học để vẽ hình mẫu trang trí như H29 (SGK/20) - Y/c HS làm bài TH T4 (SGK/21) (giống H31) - Y/c HS làm bài TH T5 (SGK/21) (giống H32) - Dùng công cụ , , và 3. Hoạt động 3: - Y/c HS đọc bài đọc thêm - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện - Thực hành - Đọc đề và làm bài - Thực hành - Thực hành - Thực hành theo hướng dẫn - Đọc bài và thực hiện theo hướng dẫn 1. Luyện tập: (SGK/19) - Sử dụng công cụ vẽ hình chữ nhật chỉ có màu nền bên trong và công cụ đường thẳng để vẽ chiếc phong bì thư 2. Thực hành: * T1 (SGK/19): Vẽ chiếc tử lạnh theo mẫu * T2 (SGK/20): - Dùng công cụ và để vẽ đồng hồ treo tường theo các bước như H31 (SGK/21) - Dùng các công cụ thích hợp để vẽ cặp sách và ti vi theo mẫu ở hình 32 3. Bài đọc thêm: Lưu hình vẽ của em - Nhấn giữ phím Ctrl và nhấn phím S - Thực hiện các thao tác mô tả trên H33 - MT sẽ lưu hình vẽ của em thành 1 tệp 4. Củng cố: Nhắc lại: - Cách vẽ HCN góc vuông, tròn góc - Các kiểu vẽ hình chữ nhật 5. Dặn dò: Học bài cũ, làm lại bài TH tại nhà; Xem trước bài mới “Sao chép hình” NS: 27/9/2011 ND: 29/9/2011 Tuần 6 - Tiết 12 Bài 3: SAO CHÉP HÌNH I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết cách chọn và di chuyển hình vẽ - Biết sao chép hình vẽ thành nhiều hình giống nhau - Biết tác dụng của việc sao chép hình vẽ 2. Kỹ năng: - Thẩm mỹ hơn khi vẽ tranh - Sử dung tốt công cụ sao chép hình 3.Thái độ: - Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học - Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Em hãy nêu công cụ vẽ hình chữ nhật? A, B, C, D, ? Em hãy nêu công cụ vẽ hình chữ nhật tròn góc? A, B, C, D, 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Trong quá trình vẽ tranh có nhiều trường hợp em cần vẽ nhiều hình giống nhau. Nếu vẽ đi vẽ lại nhiều lần thì sẽ rất mất thời gian, công sức. Có một công cụ giúp các em làm nhanh hơn, chỉ cần vẽ 1 hình rồi sao chép thành nhiều hình như ý muốn. Vậy công cụ nào giúp chúng ta làm việc đó? Công cụ đó sử dụng như thế nào? Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về công cụ này. Hôm nay chúng ta học Bài 3: Sao chép hình Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: - Y/c HS làm BT B1, B2, B3 (SGK/23) *BT1: Em hãy chỉ ra công cụ để chọn một phần hình vẽ: *BT2: Trình bày thao tác đúng để chọn 1 phần hình vẽ *BT3: Có 4 câu hãy chọn các câu đúng - Nhận xét, sửa - Chốt lại 2. Hoạt động 2: - Y/c HS quan sát H34 (SGK/24) ? Nêu nhận xét về việc sao chép hình - Nhận xét, sửa - Trình bày cách sao chép hình ? Nêu sự khác nhau giữa thao tác di chuyển và sao chép hình? 2. Hoạt động 2: - Y/c HS quan sát 2 biểu tượng ở H37 (SGK/25) - Giới thiệu biểu tượng “trong suốt” là: - Nêu tác dụng của việc sử dụng biểu tượng “trong suốt” - Y/c HS xem H38 (SGK/26) - Y/c HS xem ví dụ con thỏ và chiếc lá ở H39 (SGK/26) để thấy được sự khác nhau giữa việc có sử dụng biểu tượng “trong suốt” và không dùng - GV chốt ý - Quan sát các biểu tượng và trả lời - Trả lời - Đọc kỹ các câu và chọn câu đúng - Lắng nghe, ghi chép - Quan sát - NX: Giúp chúng ta vẽ nhanh hơn, chính xác va đơn giản hơn - Lắng nghe - Thảo luận, trả lời - Chú ý quan sát - Quan sát - Lắng nghe - Xem hình - Lắng nghe và rút ra ý nghĩa - Lắng nghe 1. Nhắc lại cách chọn một phần hình vẽ: - Công cụ để chọn một phần hình vẽ: và - Cách chọn 1 phần hình vẽ: Kéo thả chuột bao quanh vùng cần chọn - Có 2 câu đúng: + Dùng công cụ để chọn vùng có dạng hình chữ nhật + Dùng công cụ để chọn vùng có dạng tùy ý bao quanh vùng cần chọn 2. Sao chép hình * Cách sao chép hình: - Chọn phần hình vẽ muốn sao chép - Nhấn giữ phím Ctrl và kéo that phần đã chon đến vị trí mới - Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc * Hai thao tác sao chép và di chuyển hình chỉ khác nhau ở chỗ: + Khi di chuyển hình, em không nhấn giữ phím Ctrl trong lúc kéo thả chuột + Khi sao chép hình, em nhấn giữ phím Ctrl trong lúc kéo thả chuột 3. Sử dụng biểu tượng “trong suốt”: Nếu nháy chuột vào biểu tượng “trong suốt” trước khi kéo thả chuột để sao chép hay di chuyển, những phần có màu nền của phần hình được chọn trở thành trong suốt và không che lấp phần hình nằm dưới 4. Củng cố: Nhắc lại - Công cụ sao chép hình - Sự khác nhau giữa sao chép và di chuyển hình - Tác dụng của việc sử dụng biểu tượng “trong suốt” 5. Dặn dò: Học bài, làm trước các bài TH ở nhà. Tiết sau thực hành “Sao chép hình” NS: 02/10/2011 ND: 04/10/2011 Tuần 7 - Tiết 13 Bài 3: SAO CHÉP HÌNH (thực hành) I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết cách chọn và di chuyển hình vẽ - Biết sao chép hình vẽ thành nhiều hình giống nhau - Biết tác dụng của việc sao chép hình vẽ 2. Kỹ năng: - Thẩm mỹ hơn khi vẽ tranh - Sử dung tốt công cụ sao chép hình 3.Thái độ: - Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học - Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Trình bày các bước thực hiện việc sao chép hình? ? Nêu sự khác nhau giữa thao tác di chuyển và sao chép hình? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã được làm quen với công cụ sao chép hình, để sao chép được các hình giống nhau, di chuyển hình để được 1 hình vẽ theo ý muốn. Tiết học ngày hôm nay, các em sẽ thực hành, kết hợp các thao tác để tạo ra được 1 bức tranh đẹp và sinh động. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Hoạt động 1: - Y/c HS vẽ H41 (SGK/27) - Thực hiện việc sao chép hình theo các bước đã được học - Sử dụng công cụ “trong suốt” 2. Hoạt động 2: - Y/c HS vẽ H42 (SGK/27) - Thực hiện việc sao chép hình theo các bước đã được học - Sử dụng công cụ “trong suốt” 3. Hoạt động 3: - Y/c HS vẽ H43 (SGK/27) - Thực hiện việc sao chép hình theo các bước đã được học - Sử dụng công cụ “trong suốt” 4. Hoạt động 4: - Y/c HS vẽ H44 (SGK/27) - Thực hiện việc sao chép hình theo các bước đã được học - Sử dụng công cụ “trong suốt” - Nhìn hình mẫu và vẽ theo - Thực hiện sao chép thành 1 đôi con thỏ giống nhau theo mẫu - Nhìn hình mẫu và vẽ theo - Thực hiện sao chép thành hai quả táo giống nhau theo mẫu - Nhìn hình mẫu và vẽ theo - Thực hiện sao chép các quả nho thành 1 chùm nho theo mẫu - Nhìn hình mẫu và vẽ theo - Thực hiện di chuyển khung cửa sổ và sao chép cửa sổ nhỏ thành 2 cửa sổ và lắp vào ngôi nhà theo mẫu 1. T1 (SGK/27): - Vẽ 1 con thỏ - Sao chép thành một đôi thỏ giống nhau theo mẫu 2. T2 (SGK/27): - Vẽ 1 quả táo - Sao chép thành hai quả táo giống nhau theo mẫu 3. T3 (SGK/27): - Vẽ 3 lá cây và 8 quả nho - Sao chép các quả nho để thành 1 chùm nho theo mẫu 4. T4 (SGK/27): - Vẽ ngôi nhà, khung của sổ và 1 cửa sổ nhỏ - Di chuyển khung cửa sổ - Sao chép cửa sổ thành 2 cửa sổ và lắp vào ngôi nhà theo mẫu 4. Củng cố: Nhắc lại - Công cụ sao chép hình - Sự khác nhau giữa sao chép và di chuyển hình - Tác dụng của việc sử dụng biểu tượng “trong suốt 5. Dặn dò: - Học bài cũ - Làm lại các bài thực hành T1, 2, 3, 4 (SGK/27) tại nhà - Xem trước bài mới: “Vẽ hình e-líp, hình tròn” NS: 04/10/2011 ND: 06/10/2011 Tuần 7 - Tiết 14 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1. Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức đã học trong 3 bài 2. Kỹ năng: - Vận dụng các kiến thức để hoàn thành bài kiểm tra - Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm 3.Thái độ: Thể hiện tinh thần tự giác, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra II. Đồ dùng dạy học: - Đ/v giáo viên: SGK, giáo án - Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Em hãy nhắc lại công cụ sao chép hình? ? Hãy nêu sự khác nhau giữa sao chép và di chuyển hình và tác dụng của việc sử dụng biểu tượng “trong suốt? 3. Bài mới: * ND ÔN TẬP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ? Em chọn màu vẽ bằng cách nháy nút chuột nào, ở đâu? ? Em chọn màu nền bằng cách nào? - Nhắc lại thao tác tô màu một vùng hình vẽ ? Nêu các bước sao chép màu có sẵn trên hình làm màu vẽ? - Nhắc lại thao tác vẽ đường thẳng -Giới thiệu lại công cụ vẽ HCN ? Để vẽ hình vuông, em làm ntn? ? Em hãy cho biết có bao nhiêu kiểu vẽ hình chữ nhật? - Trình bày cách sao chép hình ? Nêu sự khác nhau giữa thao tác di chuyển và sao chép hình? - Nêu tác dụng của việc sử dụng biểu tượng “trong suốt” - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe Bài 1: Những gì em đã biết - Để chọn màu vẽ, em nháy nút trái chuột lên một ô màu trong hộp màu - Để chọn màu nền, em nháy nút phải chuột lên một ô màu trong hộp màu * Thao tác tô màu: - Nháy chuột để chọn công cụ trong hộp công cụ - Nháy chuột vào màu tô - Nháy chuột vào vùng muốn tô màu * Các bước sao chép màu: - Chọn công cụ tron
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_4_hoc_ki_1_nam_hoc_2011_2012.doc