Giáo án Tin học 4 - Chủ đề 1 - Tuần 3, Bài 3: Làm quen với tệp

Giáo án Tin học 4 - Chủ đề 1 - Tuần 3, Bài 3: Làm quen với tệp

Bài 3: Làm quen với tệp (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng: HS làm quen với tệp, phân biệt được tệp và thư mục

2. Năng lực: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, học tập theo nhóm

3. Phẩm chất: HS luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập

II. Đồ dùng dạy - học

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.

 

doc 5 trang xuanhoa 03/08/2022 1940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 4 - Chủ đề 1 - Tuần 3, Bài 3: Làm quen với tệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Lớp 4
Ngày soạn: 14/9/2021
Bài 3: Làm quen với tệp (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng: HS làm quen với tệp, phân biệt được tệp và thư mục
2. Năng lực: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, học tập theo nhóm
3. Phẩm chất: HS luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Ổn định lớp.
- Tổ chức lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.
Câu 1. Tạo thư mục HOCTAP và các thư mục con Soanthao, Trinhchieu, Ve.
Câu 2. Hãy cho biết đâu là thư mục?
- Nhận xét.
Đặt vấn đề: Ở trò chơi trên các em đã xác định được thư mục. Vậy, các biểu tượng còn lại là gì? Đó chính là các tệp trong máy tính. Bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Tạo tệp
- Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm để các nhóm tự tìm hiểu thao tác tạo tệp theo các yêu cầu ở mục 1 (SGK T15). Lưu ý: Yêu cầu a chúng ta đã thực hiện ở Hoạt động mở đầu nên các em chỉ thực hiện các hoạt động b, c, d.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện thi đua với nhau xem nhóm nào hoàn thành việc tạo các tệp nhanh hơn.
- Giáo viên quan sát, trợ giúp và nhận xét học sinh làm bài.
- Sau khi học sinh tạo tệp xong, giáo viên yêu cầu các nhóm mở thư mục HOCTAP, trình chiếu bài của một nhóm trước lớp. Ngoài thư mục HOCTAP các em đã biết, bây giờ các em biết thêm các biểu tượng còn lại chính là các tệp (em vừa tạo).
- Sau khi quan sát các tệp, em có nhận xét gì về biểu tượng của tệp?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận: Mỗi loại tệp có một biểu tượng khác nhau. Mỗi tệp đều được đặt tên riêng.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- Giáo viên tổ chức học sinh làm việc cá nhân các yêu cầu sau:
+ Tạo thư mục tên em trong ổ đĩa (D:)
VD: Nguyen Van An 4A
+ Tạo một tệp bất kì và lưu vào thư mục của em với tên Thuchanhtaotep.
VD: Soạn thảo một câu tục ngữ, vẽ một ngôi sao, tạo bài trình chiếu ngắn... 
- Giáo viên quan sát, trợ giúp và nhận xét học sinh làm bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên trình chiếu và hỏi: Hãy cho biết đâu là tệp?
- Nhận xét tiết học; Yêu cầu đối với học sinh có máy tính ở nhà: Thực hành tạo tệp (chủ đề: món quà tặng người thân). 
- Ổn định lớp. 
- Lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng?”.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm:
+ Mở phần mềm Word, soạn thảo và trình bày nội dung theo mẫu, lưu lại với tên Baisoan vào thư mục HOCTAP.
+ Mở phần mềm Paint, vẽ hình vuông, lưu lại với tên Hinhvuong vào thư mục HOCTAP.
 + Mở phần mềm PowerPoint, tạo bài trình chiếu theo yêu cầu, lưu lại với tên Gioithieu vào thư mục HOCTAP.
- Thi đua giữa các nhóm.
- Quan sát và lắng nghe.
- Biểu tượng của tệp không giống nhau. 
- Học sinh làm việc cá nhân:
+ Tạo thư mục tên em trong ổ đĩa (D:)
+ Tạo một tệp bất kì và lưu vào thư mục của em với tên Thuchanhtaotep.
- Trả lời nhanh.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
Bài 3: Làm quen với tệp (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Phân biệt được tệp và thư mục.
- Thực hành tạo một số tệp theo yêu cầu của GV.
2. Năng lực: HS vận dụng điều đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập.
3. Phẩm chất: HS chủ động nêu thắc mắc và tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Ổn định lớp.
Đặt vấn đề: Ở Tiết học trước, các em đã được làm quen với cách tạo tệp và bước đầu phân biệt giữa tệp với thư mục qua biểu tượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào biểu tượng của thư mục cũng có dạng “cặp tài liệu màu vàng”. Vậy, để phân biệt tệp và thư mục rõ hơn chúng ta cùng vào tiết 2 của bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Phân biệt tệp và thư mục
- Yêu cầu nhóm trưởng mở thư mục HOCTAP (đã tạo ở tiết 1). Sau đó học sinh làm việc cá nhân quan sát cửa sổ vừa mở hoàn thành mục 2b (SGK T16) theo hiểu biết của em về thư mục và tệp đã được học.
- Em đã dựa vào đâu để phân biệt thư mục và tệp?
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh: Đó cũng là một cách phân biệt thư mục và tệp. Ngoài cách đó, còn có cách để phân biệt thư mục và tệp chính xác hơn, chúng ta cùng tìm hiểu.
- Giáo viên tổ chức lớp làm việc nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh cách hiển thị phần đuôi mở rộng của tệp, để học sinh phát hiện ra các tệp Baisoan, Gioithieu, Hinhvuong có cách hiển thị tên khác so với thư mục. 
- Em có nhận xét gì về tên của các biểu tượng trong thư mục HOCTAP?
- Giáo viên nhận xét, giải thích thêm về tên tệp rồi kết luận: Tên tệp gồm hai phần, phần tên và phần mở rộng, được cách nhau bởi dấu chấm.
Lưu ý: Ở đây giáo viên giúp học sinh xác định phần mở rộng của các tệp Word, PowerPoint, Paint từ đó nhận biết được mỗi tệp sẽ có một biểu tượng khác nhau.
- Dựa vào tên, em hãy kiểm tra lại bài 2b xem mình phân biệt tệp và thư mục đúng chưa? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.
- Qua bài 2b rút ra được nhận xét là: Thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khác nhau.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm để thực hiện hoạt động thực hành a (hoạt động b đã lồng ghép thực hiện ở hoạt động hình thành kiến thức mới). 
Hoạt động này nhằm mục đích giúp học sinh thực hành cách mở một tệp đã có trên máy tính, nhận biết được loại tệp.
- Giáo viên quan sát, trợ giúp và nhận xét học sinh làm bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Giáo viên tổ chức lớp theo cặp thực hiện yêu cầu ở mục 1 hoạt động ứng dụng mở rộng.
- Yêu cầu học sinh thử tạo thêm một tệp văn bản cũng có tên Baisoan.docx trong thư mục HOCTAP. Từ đó, giáo viên gợi ý để học sinh rút ra được nhận xét: “Không thể tạo hai tệp có cùng tên và cùng phần mở rộng trong cùng một thư mục”.
- Nhận xét tiết học và dặn dò chuẩn bị bài mới. Yêu cầu đối với học sinh có máy tính ở nhà: Thực hiện mục 2 của hoạt động ứng dụng mở rộng (SGK T17), từ hoạt động này, học sinh sẽ phát hiện thêm một cách tạo một tệp văn bản mới không theo cách các em đã được học. Học sinh sử dụng cách tạo tệp này trong trường hợp muốn tạo tệp nhanh mà không cần phải mở phần mềm.
- Ổn định lớp. 
- Lắng nghe.
- Mở và quan sát thư mục HOCTAP. Sau đó cá nhân điền tên thư mục con và tệp trong thư mục HOCTAP vào bảng.
- Em đã dựa vào biểu tượng để phân biệt thư mục và tệp.
- Thực hiện theo giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh trả lời.
- Thư mục con và tệp trong thư mục HOCTAP vào bảng
- Mở thư mục HOCTAP
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng tệp, quan sát và hoàn thiện đáp án ở bảng (đánh dấu û vào o ở các ý bên dưới):
+ Paint với bức tranh đã vẽ.
+ Word với văn bản đã soạn.
+ PowerPoint với bài trình chiếu đã soạn.
- Học sinh làm việc cặp đôi thực hiện theo yêu cầu đề ra.
- Trả lời câu hỏi: Em có thể tạo hai tệp cùng phần tên, cùng phần mở rộng trong một thư mục được không?
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_4_chu_de_1_tuan_3_bai_3_lam_quen_voi_tep.doc