Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

 THƯ THĂM BẠN

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

* GDMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.

 

docx 37 trang xuanhoa 03/08/2022 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
 TẬP ĐỌC
 THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
* GDMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi với nội dung: đọc thuộc ít nhất 1 khổ thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Truyện cổ nước mình
- Nhận xét
- GV giới thiệu bài:
 Thư thăm bạn
2. Hình thành kiến thức mới: 
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: Quách Tuấn Lương; lũ lụt; xả thân; quyên góp; , 
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. 
* Dự kiến câu văn khó:
Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào / về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
- Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình.
- Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc), yêu cầu trưởng nhóm điều hành chung 
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
? Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên ?
? Nêu tác dụng của dòng mở đầu mà dòng kết thúc thư ?
? Bài tập đọc có ý nghĩa gì ?
- GV rút ra nội dung bài và ghi bảng:
=> Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống.
3. Thực hành kĩ năng: 
Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn 1.
+ GV đọc mẫu đoạn 1. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 1.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học:
? Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn?
- Em hãy viết một bức thư hỏi thăm về một bạn có hoàn cảnh khó khăn mà em được biết qua báo, đài.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ Chia buồn với bạn”
Đoạn 2 : Tiếp đến “những người bạn mới như mình”.
Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng.
- HS thực hiện.
- HS đọc phần chú giải.
- 1HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm 4.
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với bạn.
+ Hôm nay đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
+ Nhưng chắc là Hồng.....dòng nước lũ.
+ Mình tin rằng.....nỗi đau này.
+ Bên cạnh Hồng....như mình.
+ Dòng mở đầu: Nói về địa điểm, thời gian viết thư và lời chào hỏi.
+ Dòng cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn ,kí tên.
- Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
+ HS theo dõi. 
+ HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 1.
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- HS thực hiện, nêu miêng.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
 - HS được củng cố về hàng và lớp.
 BT cần làm: bài 1, bài 2, bài 3.
 BT phát triển năng lực HS: bài 4.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUÂN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, máy tính.
2. Học sinh: SGK, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBVN cho HS hát.
- GV giới thiệu bài:
Tiết 11: Triệu và lớp triệu ( tiếp theo )
2. Hình thành kiến thức mới:
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS quan sát hình SGK và :
a/ Viết số:
- GV nhấn mạnh: Hết mỗi lớp cách ra một chút.
b/ Đọc số:
- GV nhấn mạnh cách đọc số: 
+ Tách số thành từng hàng, từng lớp; từ lớp đơn vị, lớp nghìn đến lớp triệu.
+ Đọc từ trái sang phải: tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ số và thêm tên lớp đó. Sau khi đọc hết phần số tiếp tục chuyển sang phần lớp.
- GV nhắc lại cách đọc số 342 57 413.
- GV viết thêm 1 vài số khác cho HS đọc.
3. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: cá nhân
Bài 2: cá nhân
Bài 3: cá nhân
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài tập bài 4 và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có.
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
=> GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp.
Bài 1:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS cách đọc số, viết số.
Bài 2:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- HS hát.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Cả lớp quan sát hình SGK và thực hiện theo yêu cầu.
+ Viết số 342 157 413
- Lắng nghe:
- Đọc số: Ba trăm bốn mưới hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
- Lắng nghe và nhắc lại:
- HS nghe, nhận nhiệm vụ.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau rồi chia sẻ cách làm.
- HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết và đọc số theo bảng.
- HS chia sẻ kết quả:
- Chữa bài.
- HS chia sẻ kết quả:
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS cách đọc số.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS chia sẻ kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS cách viết số.
* Bài tập phát triển năng lực HS: bài 4.
- GV kiểm tra, hỏi cách làm. Nếu còn thời gian, gọi HS lên chia sẻ.
4. Ứng dụng:
- Cho HS đọc hoặc viết một số có 9 chữ số bất kì.
- Cho HS tự suy nghĩ và viết ra các số có 9 chữ số rồi đọc cho bố mẹ nghe.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc kết quả cho bạn cùng bàn nghe.
a. 10 250 214 b. 253 564 888
c. 400 036 105 d. 700 000 231
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 LỊCH SỬ
 BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (TIẾT 1)
 (Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử - Địa lí lớp 4 tập 1)
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
 ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được VD về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khó trong học tập.
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
 HS có năng lực tốt: biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, NL điều chỉnh hành vi pháp luật, năng lực tự nhận thức hành vi đạo đức, năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức ,pháp luật 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi dộng:
- TBHT cho HS chơi trò chơi Đô bạn với nội dung:
? Vì sao phải trung thực trong học tập
? Nêu những biểu hiện của trung thực trong học tập
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài:
Bài 2: Vượt khó trong học tập ( tiết 1)
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Kể chuyện
- GV kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó.
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện để trả lời các câu hỏi:
? Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày ?
? Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt ?
? Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
=> GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
b. Ghi nhớ:
? Em có khó khăn gì trong học tập ?
? Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có những khó khăn riêng, nhưng để học tập tốt chúng ta phải làm gì ?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
? HS có năng lực tốt: Thế nào là vượt khó trong học tập ? Vì sao phải vượt khó trong học tập ?
3. Thực hành kĩ năng:
Bài 1: 
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc câu hỏi rồi trả lời: 
? Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây ? Vì sao?
a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. 
b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. 
c. Chép luôn bài của bạn. 
d. Nhờ người khác làm bài hộ. 
đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. 
e. Bỏ không làm. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ:
- Nhận xét, chốt: Cách a, b, đ là những cách giải quyết tích cực.
4. Ứng dụng:
? Trong học tập em đã gặp phải những khó khăn gì?
? Em đã làm gì để vượt qua khó khăn trong học tập ? Nếu bạn em gặp khó khăn trong học tập, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- Hãy kể cho các bạn của mình nghe về những người bạn vượt khó trong học tập trong lớp và cùng các bạn nhắc nhở và giúp đỡ bạn đó.
- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Theo dõi GV kể chuyện.
- Trao đổi cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Lắng nghe.
- HS nêu
- HS nêu
- Đọc ghi nhớ SGK.
- HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân rồi trao đổi với bạn bên cạnh
- HS chia sẻ trước lớp và giai thích lí do chọn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
 - Làm đúng bài tập 2a.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, máy tính
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS lên bảng viết một số từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài: 
 Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà
2. Hình thành kiến thức mới:
- Gọi HS đọc đoạn chính tả.
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
? Bài thơ nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
? Hãy nêu cách trình bày bài viết ?
3. Thực hành kĩ năng:
a. Viết bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày.
- GV đọc từng câu cho học sinh viết.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV nhận xét chung.
b. Làm bài tập chính tả.
- GV giao nhiệm vụ, cho HS làm bài 2a ( cá nhân) vào phiếu bài tập chính tả.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chưa làm được.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
4. Ứng dụng:
- Cho HS luyện viết một số từ để phân biệt ch hoặc tr ở các môn học.
- Hãy tìm và luyện phát âm những từ ngữ có âm đầu ch/tr.
- HS lên bảng.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi.
+ Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.
+ Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đễn mức không biết cả đường về nhà mình.
- HS tìm và luyện viết các từ khó: xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau, ...
+ Bài viết gồm 3 khổ thơ.Trình bày theo thể thơ lục bát: Câu 6 lùi vào cách lề vở 1 ô, câu 8 sát lề vở. Hết mỗi khổ khổ thơ để trống 1 dòng rồi viết tiếp khổ thơ sau. 
- Lắng nghe và theo dõi.
- Lắng nghe, viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát bài, báo lỗi.
- Lắng nghe.
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả truớc lớp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS chia sẻ kết quả:
Đáp án: tre - chịu. Trúc - cháy. Tre - tre - chí - chiến. Tre
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 12: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
 - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 BT cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 (a,b,c), bài 4 (a,b).
 BT phát triển năng lực HS: bài 3(d,e); bài 4c.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. CHUẨN BỊ: 	
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bắn tên với nội dung: Đọc các số có 9 chữ số.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài:
Tiết 12: Luyện tập
2. Thực hành kĩ năng:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Bài 1: cá nhân 
Bài 2: cá nhân 
Bài 3: cá nhân 
Bài 4: cá nhân 
- BT phát triển năng lực HS: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì yêu cầu làm thêm bài 3(d,e); bài 4(c )và các bài tập trong tài liệu tham khảo học sinh sẵn có.
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
=> GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả học tập và cách làm trước lớp.
Bài 1:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS về đọc số, viết các số đế lớp triệu và giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó.
Bài 2:
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS về đọc, viết các số đến lớp triệu.
Bài 3 a,b,c:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS viết các số đến lớp triệu.
Bài 4a, b:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS nêu kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
=> Củng cố cho HS về giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong số.
* Bài tập phát triển năng lực HS: bài 3(d,e); bài 4(c)
- GV xuống kiểm tra, hỏi cách làm. Nếu còn thời gian, gọi HS lên chia sẻ.
3. Ứng dụng:
- Cho HS nêu số có 9 chữ số bất kì sau đó nêu các chữ số đó thuộc hàng nào, lớp nào.
- Cho HS tự suy nghĩ và viết ra các số có chín chữ số rồi đọc cho bố mẹ nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài cá nhân sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau rồi chia sẻ cách làm.
- HS chia sẻ kết quả và cách làm theo yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết theo mẫu.
- HS chia sẻ kết quả:
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu: Đọc các số.
- HS chia sẻ kết quả
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài: Viết các số:
- HS chia sẻ kết quả:
a. 4300; b. 24 316;	c. 24 301
- Chữa bài.
a. 613 000 000
b. 131 405 000
c. 512 326 103
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
- HS chia sẻ kết quả:
a. giá trị của chữ số 5 là: 5 000
b. giá trị của chữ số 5 là: 500 000
- Chữa bài.
- HS thực hiện
- HS nêu.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU: 
 - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III) ; bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBVN cho HS hát.
- Giới thiệu bài:
 Từ đơn và từ phức
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Nhận xét
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời 4 câu hỏi trong phần “Nhận xét” rồi thống nhất kết quả trong nhóm sau đó chia sẻ trước lớp:
? Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ?
? Hãy chia các từ trên thành hai loại:
Từ đơn (Từ gồm một tiếng)
Từ phức (Từ gồm nhiều tiếng)
? Tiếng dùng để làm gì ?
? Từ dùng để làm gì ?
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chốt.
b. Ghi nhớ
? Từ gồm có mấy tiếng? 
? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
- GV chốt kiến thức.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
3. Thực hành kĩ năng
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Cho HS chia sẻ kết quả làm việc.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 để làm bài.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chốt kiến thức.
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV giao nhiêm vụ: yêu cầu HS suy nghĩ, tự đặt câu rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe để cùng sửa lỗi.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Ứng dụng:
- Hãy tìm các từ đơn và từ phức trong câu tục ngữ hoặc ca dao mà em đã được học
- Viết một đoạn văn có sử dụng các từ đơn và từ phức nói về lòng nhân hậu.
- HS hát.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu.
+ Câu văn có 14 từ.
+ Từ chỉ gồm 1 tiếng: nhờ,bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
+ Từ gồm nhiều tiếng: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
+ Tiếng dùng để cấu tạo nên từ.
+ Từ dùng để cấu tạo nên câu.
- HS chia sẻ trước lớp.
+ Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng. 
+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng.
 Từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nêu yêu cầu bài: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ.
Rất công bằng rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình đa mang.
- HS làm việc cá nhân.
Rất / công bằng/ rất/ thông minh/
Vừa/ độ lượng/ lại/ đa tình/ đa mang/
Từ đơn
Từ phức
Rất, vừa, lại
Công bằng, 
Thông minh,
Độ lượng,
Đa tình, 
đa mang
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức.
- HS trao đổi nhóm 4
- HS chia sẻ kết quả.
- Chữa bài.
- HS nêu yêu cầu: Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được
- HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện, nêu miệng.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
 KHOA HỌC
 BÀI 4: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ VAI TRÒ GÌ? (TIẾT 1)
 (Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Khoa học lớp 4 – Tập 1)
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 THỂ DỤC
 TIẾT 1: ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU. TC: “KÉO CƯA LỪA XẺ”
TIẾT 2: ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. 
TC: “BỊT MẮT BẮT DÊ”
 (GV chuyên)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK)
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
 HS có năng lực tốt: Kể chuyện ngoài SGK.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đọc hiểu và năng lực cảm thụ văn học, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- TBHT cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung:
? Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc ?
? Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài.
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
2. Hình thành kiến thức mới:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 để cùng tìm hiểu các nội dung:
? Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào ?
? Em đọc được truyện về lòng nhân hậu ở đâu ?
? Khi kể chuyện cần lưu ý gì ?
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả làm việc.
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- GV nêu tiêu chí đánh giá :
+ Nội dung đúng yêu cầu đề bài.
+ Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể.
+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện. 
+ Trả lời được câu hỏi của bạn. 
- Gọi HS nêu tên câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể.
3. Thực hành kĩ năng:
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm 4 theo đúng trình tự.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS có năng lực tốt: kể chuyện ngoài SGK.
- Nhận xét.
4. Ứng dụng:
- Hãy tìm và đọc những câu chuyện nói về lòng nhân hậu.
- Vẽ tranh thể hiện nội dung cho từng đoạn truyện mà em vừa kể ở lớp.
- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc yêu cầu của bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
- HS đọc phần gợi ý.
- HS nhận nhiệm vụ, làm việc nhóm 4.
- HS chia sẻ kết quả làm việc.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS thực hiện theo nhóm 4.
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện, lớp theo dõi, đặt câu hỏi về nội dung câu chuyện bạn vừa kể.
- HS kể theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
NGƯỜI ĂN XIN
Theo Tuốc - Ghê - Nhép
I . MỤC TIÊU:
 - Đọc lưu loát toàn bài, Giọng đọc nhẹ nhàng bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc nhân vật trong truyện.
 - Hiểu nội dung: ca ngợi cậu bé có tấm làng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. ( TL được câu hỏi 1, 2, 3 )
 - HS có năng lực tốt trả lời được câu hỏi 4 trong SGK.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung đọc và TLCH của bài Thư thăm bạn
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài:
 Người ăn xin
2. Hình thành kiến thức mới: 
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ?
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: lọm khọm, run lẩy bẩy , ướt đẫm ,khản đặc ...
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2. 
* Dự kiến câu văn dài:
 Chao ôi! Cảnh nghèo đói / đã gặm nát con người đau khổ kia / thành xấu xí biết nhường nào! //
- Tổ chức cho HS chia sẻ phần luyện đọc của nhóm mình.
- Cho HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong nhóm 4.
- GV bao quát, hỗ trợ HS.
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp:
? Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
? Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
? HS có năng lực tốt: Sau câu nói của ông lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ông, theo em cậu bé nhận được gì từ ông lão?
? Qua bài tập đọc trên giúp em hiểu điều gì 
- Nhận xét, chốt lại:
=> Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xó trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
3. Thực hành kĩ năng:
 Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn 2, đoạn 3.
+ 1 HS đọc đoạn 2, đoạn 3. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3.
+ Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, đoạn 3 trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét,tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- GV nhấn mạnh nội dung bài học:
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Hãy tìm đọc các câu chuyện có nội dung tương tự và kể cho người thân nghe.
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn
Đoạn 1: Lúc ấy ... cầu xin cứu giúp.
Đoạn 2: Tôi lục lọi ... ông cả.
Đoạn 3: Người ăn xin ... của ông lão.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Trưởng nhóm cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm tự phát hiện câu dài và gạch chéo chỗ ngắt giọng, gạch chân chỗ nhấn giọng.
- HS thực hiện.
- HS đọc phần chú giải.
- HS đọc toàn bài, lớp theo dõi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm.
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Ông lão lom khom, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi,dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thiu, giọng rên rỉ cầu xin.
+ Cậu chứng tỏ bằng hành động và lời nói:
Hành động: lục tìm hất túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, nắm chặt tay ông.
Lời nói: Ông đừng giận cháu , cháu không có gì cho ông cả.
+ Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.
+ Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tầm lòng của cậu.
- Lắng nghe, nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, nêu giọng đọc toàn bài.
+ HS theo dõi. 
+ HS đọc thầm trao đổi theo cặp về cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và giọng đọc của đoạn 2, đoạn 3.
- Các nhóm thi đọc với nhau.
- HS nêu miệng:
- HS thực hiện.
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 13: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc viết thành thạo các số đến lớp triệu.
 - Nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của của nó trong mỗi số.
 - BT cần làm bài 1( chỉ nêu giá trị chữ số 3), bài 2(a,b), bài 3a, bài 4.
 BT phát triển năng lực HS: bài 1 ( nêu giá trị của chữ số 5), bài 2c, d; bài 3b; bài 5.
 Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học,

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2021_2022_chuan_kien_th.docx