Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng: vũ trụ, thiên văn học, Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, Ga-li-lê, cuối cùng, chân lí,

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cô-péc-ních, thiên văn học, tà thuyết, Ga-li-lê, chân lí,

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- GD HS yêu thích tìm hiểu khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi đoạn: “Chưa đầy một thế kỉ Dù sao trái đất vẫn quay!”

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang xuanhoa 05/08/2022 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 27
Thứ
Tiết
Môn
Bài dạy
Đồ dùng
2
18/3
1
2
3
4
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Tập trung toàn trường
Dù sao trái đất vẫn quay!
Luyện tập chung
Nhớ-viết: Bài thơ về tiêu đội xe không kính
Bảng phụ
Bảng phụ
Bảng phụ
3
19/3
1
2
3
Toán 
Luyện từ &câu
Kể chuyện 
Luyện tập
Câu khiến
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Bảng phụ
4
20/3
1
2
3
4
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Thể dục
Con sẻ
Hình thoi
Luyện tập miêu tả cây cối 
Bài 55
Bảng phụ
Bộ lắp ghép
Tranh
5
21/3
1
2
3
Toán
Luyện từ &câu
Thể dục
Diện tích hình thoi
Cách đặt câu khiến
Bài 56
Bộ ĐD toán
Còi
1
3
Tập làm văn
Tự học
Luyện tập bài văn miêu tả cây cối
Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập
Tranh
6
22/3
1
3
Toán
Sinh hoạt
Luyện tập
Sinh hoạt lớp
 Thứ Hai, ngày 18 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC
 DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng: vũ trụ, thiên văn học, Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, Ga-li-lê, cuối cùng, chân lí, 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cô-péc-ních, thiên văn học, tà thuyết, Ga-li-lê, chân lí, 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- GD HS yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đoạn: “Chưa đầy một thế kỉ Dù sao trái đất vẫn quay!”
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Gọi HS đọc bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
- GV nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (2 ph)
(Ghi mục bài lên bảng)
2. Luyện đọc: (10 ph)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn:
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS: Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai: vũ trụ, thiên văn học, Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, Ga-li-lê, 
+ Hiểu nghĩa các từ mới: Cô-péc-ních, tà thuyết, Ga-li-lê, chân lí, 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS đọc trôi chảy các đoạn trong bài.
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
3. Tìm hiểu bài: (10 ph)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- HD nêu ý 1.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
H: Gia li lê viết sách nhằm mục đích gì?
H: Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông?
- HD nêu ý 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
H: Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga li lê thể hiện ở chỗ nào?
- HD nêu ý 3.
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bào vệ chân lý khoa học.
- Gọi HS nhắc lại.
4. Đọc diễn cảm. (10 ph)
- HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm toàn bài
- GV treo bảng phụ, HD và đọc mẫu đoạn văn trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
C. Củng cố dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1HS khá giỏi đọc to, lớp đọc thầm.
- Ba đoạn:
+ Đ1: Xưa kia, người của Chúa trời.
+ Đ2: Chưa đầy một bảy chục tuổi.
+ Đ3: Bị coi là sống ngày nay. 
- Từng tốp 3 HS luyện đọc.
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn của GV
- HS nêu theo mục Chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm.
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên 1 chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc - ních đã chứng minh quay ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh xung quanh mặt trời.
+ Ý1: Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- 1HS đọc.
+ Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô - péc - ních.
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời.
+ Ý2: Kể chuyện Ga - li - lê bị xét xử.
- HS đọc thầm.
+ Hai nhà bác học đã dám nói thẳng ngược lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Ga - li - lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
+ Ý3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- N2: Luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị bài sau.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Ôn tập về 1 số nội dung cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn phân số; quy đồng mẫu số các phân số.
- GV nhận xét.
B. Bài mới. (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. HD làm bài tập. (30 ph)
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu.
H: Trong các phân số đó, phân số nào tối giản, phân số nào còn rút gọn được?
a, Yêu cầu HS tự làm bài, rút gọn đến phân số tối giản.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL lời giải đúng.
H: Dựa vào kết quả vừa rút gọn, cho biết các phân số ở BT1 có những phân số nào bằng nhau?
Bài 2: - Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích và tìm hướng giải.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV giúp HSKK nhớ lại cách tìm phân số của một số.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng; 
Bài 3: 
(Thực hiện tương tự bài 2)
- GV giúp HSKK viết đúng lời giải và phép tính của bài toán
Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích và tìm hướng giải.
- Yêu cầu HS giải bài toán, một học sinh làm và bảng nhóm.
- GV quan sát giúp đỡ HSKK.
- GV chấm một số bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS nối tếp nhau nêu ý kiến.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở, mỗi nhóm rút gọn hai phân số.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: = = ; = = ;
 = = ; = = .
 = = ; = = 
- HS đọc nội dung bài toán.
- HS phân tích bài toán và nêu hướng giải.
- 1HS lên bảng vào bảng phụ, lớp giải vào vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
a, Phân số chỉ ba tổ học sinh là: .
b, Số học sinh của ba tổ là:
32 x = 24 (bạn)
 Đáp số: a, .
 b, 24 bạn.
Bài giải
Quãng đường anh Hải đã đi được là:
15 x = 10 (km)
Quãng đường còn lại anh Hải phải đi là:
15 - 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
- 2HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán, nêu các bước giải.
- 1HS lên bảng giải; lớp giải vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Số lít xăng người ta lấy ra lần sau là:
32850 : 3 = 10950 (lít)
Số lít xăng lấy ra cả hai lần là:
32850 + 10950 = 43800 (lít)
Số lít xăng lúc đầu trong kho có là:
43800 + 56200 = 100000 (lít)
 Đáp số: 100000 lít xăng
- Chuẩn bị bài sau
CHÍNH TẢ: (Nhớ – viết)
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Biết cách trình bày các khổ thơ và các dòng thơ theo thể tự do.
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng khó có âm vần dễ lẫn: s/x, dấu ?/~.
- GD HS trau dồi chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ chép BT3b.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (5 ph)
- Yêu cầu HS viết các từ: tín hiệu, chín chắn, chính xác, kín kẽ, kính cận, ...
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (35 ph)
1. Giới thiệu bài:(Ghi mục bài lên bảng)
2. Hướng dẫn viết chính tả. (15 ph)
a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Gọi HS đọc 3 khổ thơ cuối bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
H: Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
b. Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc cho HS viết các từ còn sai và dễ lẫn: Xoa mắt đắng, sa, ùa vào, ướt áo, tiểu đội, ...
- GV nhận xét, sửa sai.
c. Viết chính tả 
- GV đọc HS viết bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày.
- Yêu cầu HS nhớ – viết bài.
d. Chấm bài, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (15 ph)
Bài 2a: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS trả lời miệng.
- GV giúp HS trả lời đúng câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3b:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Treo bảng phụ và HD HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (5 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt 5 HS lên bảng viết; Lớp viết nháp.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc thuộc. Cả lớp đọc thầm.
+ Không có kính, ừ thì ướt áo; Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
- HS lần lượt lên bảng viết. HS khác viết vào vở nháp.
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng, lớp nhận xét.
+ 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x: Sân trường, sóng vỗ, màu sẫm.
+ 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s: Tròn xoe, viêm xoang, xuôi dòng.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp.
- HS theo dõi cách làm.
- 1HS làm trên bảng phụ, lớp làm bài vào VBT.
- HS làm trên bảng phụ lên chữa bài, lớp nhận xét.
- Đáy biển; thung lũng.
- Luyện viết, chuẩn bị bài sau.
 Thứ Ba, ngày 19 tháng 3 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức của HS về: Khái niệm về phân số, so sánh phân số, các phép tính về phân số, giải toán có lời văn liên quan đến phân số.
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài (Ghi mục bài lên bảng)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. GV ghi đề bài lên bảng.
Đề bài:
Bài 1: Trong các số 265, 480, 354, 710, 372
a. Số nào chia hết cho 2?
b. Số nào chia hết cho 5?
c. Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
d. Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5?
Bài 2: Các phân số 
a. Phân số nào bé hơn 1?
b. Phân số nào lớn hơn 1?
Bài 3: a. Viết các phân số 
Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b. Viết các phân số 
theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 4: Tính
a. b. 
c. d. 
Bài 5: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 70 m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh đất đó.
Bài 6: 
a. Viết tất cả các phân số có tổng tử số và mẫu số bằng 5.
b. Tìm tích tất cả các phân số ở câu a.
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
3. Thu bài: 
- GV thu bài
- Nhận xét chung giờ học.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra, bút, thước.
Biểu điểm - Đáp án:
Bài 1: (1 điểm)
a. 480, 354, 710, 372.
b. 265, 480, 710.
c. 480, 710.
d. 354, 372.
Bài 2: (1 điểm)
a. Các phân số bé hơn 1 là: 
b. Các phân số lớn hơn 1 là:
Bài 3: (1 điểm) a. 
b. 
Bài 4: (4 điểm)
a. b. 
c. d. 
Bài 5: (2 điểm) Bài giải
Chiều dài là: 70 x = 42 (m)
Chu vi là: (70 + 42) x 2 = 224 (m)
Diện tích là: 70 x 42 = 2940 (m2)
 Đáp số: Chu vi 224 m 
 Diện tích 2940 m2
Bài 6: (1 điểm)
a. 
b. 
- Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu: 
- Nắm được tác dụng và cấu tạo của câu khiến.
- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ ghi BT1 phần nhận xét.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: (5 ph)
- Gọi HS đọc thuộc các thành ngữ thuộc chủ điểm: Dũng cảm.
- GV nhận xét.
2. Bài mới (35 ph)
a. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
b. Phần nhận xét: (15 ph)
Bài 1, 2: GV treo bảng phụ viết bài 1.
H: Câu nào được in nghiêng trong đoạn văn?
H: Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
H: Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
- GV: Câu “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!” là lời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để nhờ vả, đề nghị, yêu cầu, ... người khác một việc gì đó gọi là câu khiến. Cuối câu khiến dùng dấu chấm than.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Yêu cầu: Em hãy nói với bạn bên cạnh 1 câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc.
- Khuyến khích HS nêu yêu cầu cho bạn
c. Phần ghi nhớ: 
H: Câu khiến dùng để làm gì? Cuối cấu khiến dấu gì?
d. Phần luyện tập: (15 ph)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu và đoạn trích.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu các câu khiến.
- GV nhận xét và ghi nhanh các câu khiến lên bảng:
+ Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
+ Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! + Đừng có nhảy lên boong tàu!
+ Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
+ Con đi chặt cho đủ 1 trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
GV: Thường là câu khiến cuối câu dùng dấu chấm than. Nhưng trong SGK các em thấy viết dấu chấm. Lý do chính ở đây là để tạo cái vẻ đẹp trình bày. Nếu trong một đoạn viết sử dụng nhiều dấu chấm than thì làm mất vẻ đẹp. Hơn thế nữa nếu là lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng thì các em dùng dấu chấm. Còn lời đề nghị mạnh mẽ thì các em dùng dấu chấm than.
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- HD chữa bài.
- GV nhận xét chung.
GV: Khi các em sử dụng câu khiến để yêu cầu, đề nghị nhờ vả bạn bè, các em chú ý đến cách nói, xưng hô phải đúng ngôi thứ, tránh hiểu lầm.
3. Củng cố dặn dò: (5 ph)
H: Câu khiến là gì?
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc.
- HS lắng nghe.
- 2 em đọc bài. 
+ Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
+ Là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
+ Chấm than.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
- Ví dụ: 
+ Nam ơi! Cho mình mượn quyển vở này đi!
+ Bạn cho mình mượn quyển vở của bạn nhé!
- 3 HS nêu theo mục ghi nhớ SGK.
- 1HS đọc yêu cầu, 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trích.
- HS trao đổi theo cặp, sau đó làm bài vào VBT.
- HS nối tiếp nhau nêu các câu khiến.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS tìm và nêu trước lớp.
- Ví dụ: 
+ Cháu đi vào nhà đi kéo nắng cháu!
+ Vào ngay!
+ Hãy điền dấu thích hợp vào ô trống.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS đặt câu và viết vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
Ví dụ: Linh cho mình mượn hộp bút màu này đi!
+ Anh đi nhanh lên!
+ Thưa thầy, thầy giảng cho em bài toán này với ạ.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Chuẩn bị bài sau
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- HS chọn được câu chuyện về lòng dũng cảm mình đã nghe, đă đọc
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GDKNS: - Giao tiÕp: tr×nh bµy suy nghÜ ý t­ëng.
 - Tù nhËn thøc ®¸nh gi¸.
 - Ra quyÕt ®Þnh: t×m kiÕm c¸c lùa chän.
 - Lµm chñ b¶n th©n: ®¶m nhËn tr¸ch nhiÖm.
II. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: (2 ph) Giới thiệu bài” Kể chuyện đă nghe, đă đọc”
Hoạt động 2: (10 ph) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
- 1 HS đọc đề bài (GV gạch dưới những chữ cần chú ý trong đề bài)
- 4 HS đọc tiếp nối gợi ý 1, 2, 3, 4
- HS tiếp nối nhau nói đề tài câu chuyện mình chọn kể 
- 1 HS đọc 
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS lần lược nêu
Hoạt động 3: (20 ph) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- KC theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Yêu cầu HS nêu câu hỏi cho bạn
- GV kết hợp câu chuyên HS kể để GDKNS cho HS.
- GV nhận xét và ghi điểm
- HS kể 
- Một vài HS kể
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất
Hoạt động 4: (5 ph) Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân. Nhắc nhở những HS chưa kể đạt về nhà tiếp tục luyện tập
- Dặn HS đọc trước nội dung của bài Đôi cánh của ngựa trắng KC tiết tớiSHSHS
 Thứ Tư, ngày 20 tháng 3 năm 2019
TẬP ĐỌC
CON SẺ
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1ph)
B. Kiểm tra bài cũ (5ph)
Bài “Dù sao trái đất vẫn quay”
GV nhận xét.
- 3 HS đọc bài đọc, 1 HS nêu nội dung của bài. HS khác nhận xét, bổ sung
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1ph)
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc (11ph)
- GV chia bài thành 5 đoạn.
GV chú ý nghe và sửa lỗi cách đọc của HS. HD HS hiểu rõ nghĩa của các từ được chú thích.
HD nghỉ hơi: Bỗng/ từ hòn đá / rơi trước 
Đọc lần 2:
- Luyện đọc theo cặp
- GV theo dõi giúp HSKK đọc trôi chảy các đoạn trong bài.
* Đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc, đọc mẫu. Nhấn giọng: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết, lao đến, phủ kín, hung dữ, 
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1 (10 em). 
- 1 em đọc chú giải.
- 5 HS đọc (lần 2)
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc cả bài (2 em)
b. HD HS tìm hiểu bài (12 ph).
- 1 HS đọc to đoạn 1. 
+ Câu 1(SGK)?
- 1 HS đọc to đoạn 2
+ Câu 2: (SGK)?
+ Câu 3 (SGK)? 
+ Theo em “sức mạnh vô hình là sức mạnh như thế nào? Và là sức mạnh gì?”
+ Câu 4 (SGK)? 
- GV theo dõi và giúp đỡ HSKK trả lời các câu hỏi.
* GV cho HS phát hiện nội dung của bài, chốt ý chính rồi ghi bảng.
- Cả lớp đọc thầm.
C1:Con chó thấy 1 con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần.
- Cả lớp đọc thầm.
C2: Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cao lao xuống cứu con. Dáng vẻ của nó rất hung dữ khiến chó phải dừng lại và lùi 
C3: Con sẻ già lao xuống như 1 hòn đá, longo dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết 
+ Sức mạnh không nhìn thấy mà chỉ cảm thấy. Đây là sức mạnh của tình mẫu tử.
C4: Vì sẻ già tuy nhỏ bé nhưng đã dũng cảm đối đầu với con chó to lớn hung dữ để cứu con 
- HS ghi nội dung vào vở.
c. HD HS đọc diễn cảm (8 ph).
- Y/c HS đọc toàn bài.
GV HD HS tìm đúng giọng đọc của bài 
GV treo bảng phụ chép đoạn “Bỗng xuống đất” 
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm.
GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn.
H: đọc nối tiếp đoạn trên bảng (4-5 em)
- HS đọc diễn cảm nhóm đôi.
- HS thi đọc đoạn.
3. Củng cố (2 ph)
+ Em cảm nhận được gì sau khi học bài “Con sẻ”?
G. củng cố nội dung bài và nhận xét tiết học
HS nêu ý kiến cá nhân
H. Đọc toàn bài - nêu nội dung bài (1 em)
4. Dặn dò (1 ph)
- GV nhận xét tiết học
- HS về đọc bài 
TOÁN
HÌNH THOI 
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hình thoi 
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi từ đó phân biệt với một số hình đã học.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng nhóm; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1 ph)
B. Kiểm tra bài cũ (5 ph)
- Kiểm tra VBT của HS
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1 ph)
2. Hình thành kiến thức
* Hình thành biểu tượng về hình thoi.
- GV cho HD HS dùng bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lắp 1 hình vuông và nhận xét các cặp cạnh của HV.
- GV “xô” lệch hình tạo thành hình thoi, vẽ lên bảng và GT hình thoi. 
* Đặc điểm của hình thoi:
- Y/C HS nhận xét về các cặp cạnh của hình thoi.
AB=BC=CD=DA. AB//CD, AD//BC
- GV nêu kết luận
- Tất cả các cạnh đều bằng nhau. Có 2 cặp cạnh đối diện // và bằng nhau.
- Vẫn có 4 cạnh bằng nhau và song song với nhau.
- 3 HS nhắc lại.
3. HD thực hành (17 ph)
Bài 1(SGK/140): Tính
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nhắc thế nào là hình thoi.
- HS làm bài vào vở và phát biểu miệng kết quả
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Hình 1, 3 là hình thoi.
Hình 2, 4 là hình chữ nhật.
Bài 2 (SGK/141): 
- 1 HS nêu Y/C của bài. GV phân tích Y/C
- Yêu cầu HS thực hành đo và nêu kết quả. 
- GV theo dõi và giúp đỡ HS gặp khó khăn
- GV nhận xét như SGK và Y/c HS nhắc lại
- HS làm bài
- 5-6 em.
3. Củng cố (2 ph)
 Củng cố KT bài học và nhận xét giờ học.
- HS nhắc lại đặc điểm của hình thoi
- HS về làm bài tập và chuẩn bị bài “Diện tích hình thoi (tt)”
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục đích yêu cầu
- Viết được bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong (SGK).
- Bài viết đủ 3 phần (MB, TB, KB) diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.
- GD học sinh biết chăm sóc cây cối bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh, ảnh một số cây, bảng phụ ghi dàn ý bài văn miêu tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1 ph)
B. Kiểm tra bài cũ 
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (3 ph)
2. HD HS chọn đề: (5ph)
- HS đọc to 4 đề bài.
- GV HD từng đề bài.
- HS chọn đề bài cho mình.
- GV treo tranh, ảnh chụp các loại cây để HS quan sát.
- Cả lớp đọc thầm 
- HS chọn đề bài
- Quan sát tranh, ảnh.
3. HS viết bài: (25 ph)
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý HD HS làm
- GV quan sát và HD kịp thời các bước.
- GV theo dõi nhắc nhở HS bám sát yêu cầu của đề bài và dàn ý để tả.
- HS đọc thầm lại dàn ý
- Làm bài vào vở.
D. Củng cố (2 ph)
- Nhận xét về ý thức làm bài cuả HS
- Chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC
MÔN TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI"DẪN BÓNG".
I. Mục tiêu:
- Bứơc đầu biết cách tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khuỷu gối.
- Tro chơi "Dẫn bóng" YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, bóng ném, cầu.
III. Tiến trình thực hiện: (Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học)
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
1. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Ôn nhảy dây.
 1-2p
 1-2p
2lx8nh
 1-2p 
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
2. Cơ bản:
- Đá cầu.
Tập tâng cầu bằng đùi.
+ GV làm mẫu, giải thích động tác.
+ Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị.GV uốn nắn sai cho HS.
+ Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi.Sau đó GV nhận xét uốn nắn sai chung.
+ Chia tổ tập luyện.
+ Cho mỗi tổ cử 2 HS lên tâng cầu giỏi.
- Ném bóng.
Tập các động tác bổ trợ:Tung bóng từ tay nọ sang tay kia,vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
GV nêu tên động tác, làm mẫu, kết hợp giải thích.
+ Cho HS tập GV điều khiển.
-Trò chơi"Dẫn bóng"
GV nêu tên trò chơi, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
 9-12p
 2-3 lần
 2p
 4-5p
 1p
 9-12p
 8-10p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X 
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
X X--------------> §
X X--------------> §
X X--------------> § 
3. Kết thúc:
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, về nhà tập tâng cầu cá nhân.
 2-3p
 1-2p
 1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 Thứ Năm, ngày 21 tháng 3 năm 2019
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS:Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
- Bước đầu biết áp dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
- GD HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ; Bộ đồ dùng dạy toán (Sử dụng các hình thoi).
- HS: Giấy ôli, thước kẻ, kéo.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (5 Ph)
H: Hình như thế nào thì được gọi là hình thoi?
H: Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau?
- GV nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. Hướng dẫn lập công thức tính diện tích hình thoi. (15 ph)
- GV cho HS quan sát miếng bìa hình thoi. (Bộ đồ dùng học toán)
- GV nêu: Hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi.
- GV: Hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau sau đó ghép lại thành hình chữ nhật.
H: Theo em diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật AMNC được ghép từ các mảnh của hình thoi như thế nào với nhau?
- GV:Vậy ta có thể tính diện tích hình thoi thông qua tính diện tích của hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS đo các cạnh của hình chữ nhật và so sánh chúng với đường chéo của hình thoi ban đầu.
H: Vậy diện tích hình chữ nhật AMNC tính thế nào?
Vậy: ta có thể tính diện tích của hình thoi bằng cách lấy tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2.
3. HD làm bài tập: (20 ph)
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, GV vẽ hình lên bảng, giúp HS hiểu AC, BD, MP, NQ chính là độ dài các đường chéo.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS vận dụng công thức để làm bài; Lưu ý câu b) khác đơn vị đo.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 3: GV treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò: (2 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe.
- HS suy nghĩ tìm cách ghép hình:
+ Cắt theo hai đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC.
+ Diện tích của hai hình bằng nhau.
- 3 em nhắc lại.
- HS nêu: AC = m, AM = 
- Diện tích hình chữ nhật AMNC là: 
(m và n là độ dài hai đường chéo của hình thoi)
- HS nhắc lại.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm; lớp làm vào vở nháp, mỗi nhóm làm một câu.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq:a,DT hình thoi ABCD là =6cm2.
b, DT hình thoi MNPQ là: =14cm2
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm; lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: a, DT hình thoi là: = 50dm2.
 b, Đổi: 4m = 40dm.
 DT hình thoi là: = 300dm2.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- N2: Trao đổi cùng làm bài.
- HS lên bảng điền vào bảng phụ.
Kq: a) Sai; b) Đúng.
- Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN.
I. Mục tiêu:
- Hiểu được cách đặt câu khiến.
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến; bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình hình giao tiếp; biết đặt câu với từ cho trước theo cách đã học;
- HS khá nêu được tình huống có thể dùng câu khiến.
- Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp.
- GD học sinh biết cách dùng câu khiến đúng mục đích và hoàn cảnh.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Bảng phụ chép bài tập 1, phần Luyện tập.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: (5 ph)
- H:Câu khiến dùng để làm gì? Cho ví dụ.
- Giáo viên nhận xét.
B. Bài mới (35 ph)
1. Giới thiệu bài: (Ghi mục bài lên bảng)
2. Phần nhận xét. (12 ph)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
H: Động từ trong câu nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào?
H: Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến.
H: Hãy thêm một số từ thích hợp vào cuối câu kể để trở thành câu khiến.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi HS đọc lại các câu khiến cho đúng giọng.
- GV kết luận: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng hãy, đừng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
H: Có những cách nào để đặt câu khiến?
- GV kết luận cách đặt câu khiến như ghi nhớ SGK.
c. Phần ghi nhớ. (2 ph)
- Gọi vài em đọc mục ghi nhớ.
d. Phần luyện tập (15 ph)
Bài 1:- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu kể:
+ Thanh đi lao động
+ Ngân chăm chỉ.
+ Giang phấn đấu học giỏi.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và các tình huống.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV giúp HS đặt được câu theo yêu cầu.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Ví dụ:
Bài 3, 4: Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau trả lời.
- GV nhận xét, KL:
3. Củng cố dặn dò: (2 ph)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời.
-HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
+ Là từ hoàn.
+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương.
+ Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi.
- 3 em làm ở bảng. Học sinh khác làm vào VBT.
+ Thêm vào các từ: hãy, đừng, chớ nên, phải vào trước động từ.
+ Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào.. vào cuối câu.
+ Thêm các từ đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu.
+ Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT.
- HD nhận xét bài trên bảng.
Câu khiến
+ Thanh đi lao động đi!
+ Thanh phải đi lao động!
+ Thanh hãy đi lao động!
+ Ngân hãy chăm chỉ nào!
+ Ngân phải chăm chỉ lên.
+ Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!
+ Giang phải phấn đấu học giỏi!
+ Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!
+ Giang cần phấn đấu học giỏi!
+ Mong Giang phấn đấu học giỏi!
- 1HS đọc yêu cầu; 3HS khác đọc tình huống.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Ví dụ: a) Với bạn
+ Linh cho tớ mượn bút của cậu với!
+ Linh ơi, cho tớ mượn cái bút nào!
+ Tớ mượn cậu cái bút nhé!
+ Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
b) Với bố của bạn
+ Thưa bác, bác cho cháu gặp bạn Kiên ạ!
+ Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Kiên ạ!
+ Nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với Kiên ạ!
c) Với một chú
+ Nhờ chú chỉ cháu nhà bạn Khiêm ạ!
+ Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Khiêm ở đâu ạ!
+ Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Khiêm ở đâu?
- HS thảo luận.
- HS tiếp nối trả lời.
- Chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC
MÔN TỰ CHỌN - TRÒ CHƠI"DẪN BÓNG".
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, đỡ chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Bước đầu biết cách thực hiện cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng.
- Trò chơi “dẫn bóng”.YC Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. Biết cách thực hiện động tác dùng tay đập bóng nảy liên tục xuống mặt đất. 
II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_chuan_kien_t.doc