Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo)
I.MỤC TIU
- Đọc đúng các từ: sừng sững, lủng củng, ra oai, co rúm, vòng vây,
- HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát)
- Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ở phần Chú giải.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa).
- Học sinh khá, giỏi chọn dúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4).
KNS: - Thể hiện sự cảm thơng
-Xác định giá trị
-Thể hiện sự cảm thơng
-Xác định giá trị
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 2 Ngày Tiết Mơn Tên bài dạy Thứ hai 31/8 1 SHĐT 2 Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tt 3 Tốn Các số cĩ 6 chữ số 4 Khoa học Trao đổi chất ở người tt 5 Đạo đức Trung thực trong học tập (t2) Thứ ba 1/9 1 Chính tả Mười năm cõng bạn đi học 2 Tốn Luyện tập 3 Lịch sử Làm quen với bản đồ 4 Anh văn 5 Thể dục Thứ tư 2/9 1 LTVC MRVT: Nhân hậu đồn kết 2 Tốn Hàng và lớp 3 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc 4 Âm nhạc 5 Mĩ thuật Thứ năm 3/9 1 Tập đọc Truyện cổ nước mình 2 Tốn So sánh các số cĩ nhiều chữ số 3 Khoa học Các chất dd cĩ trong thức ăn, vai trị của chất bột đường 4 Anh văn 5 Thể dục Thứ sáu 4/9 1 LTVC Dấu hai chấm 2 TLV Kể lại hành động của nhân vật 3 Tốn Triệu và lớp triệu 4 Địa lý Dãy Hồng Liên Sơn 5 Kĩ thuật Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu tt Thứ bảy 5/9 1 TLV Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện 2 PĐ-BD 3 SHCT Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2015 Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) I.MỤC TIÊU - Đọc đúng các từ: sừng sững, lủng củng, ra oai, co rúm, vòng vây, - HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát) - Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ở phần Chú giải. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa). - Học sinh khá, giỏi chọn dúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). KNS: - Thể hiện sự cảm thơng -Xác định giá trị -Thể hiện sự cảm thơng -Xác định giá trị II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh hoạ - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Ổn định: B. Kiểm tra bài cũ: - Mời 1 học sinh đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. - Yêu cầu 1 học sinh đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1), nêu ý nghĩa truyện. - GV nhận xét C. Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) Trong bài đọc lần trước, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Nhà Trò. Nhà Trò đã kể cho Dế Mèn nghe về sự ức hiếp của bọn nhện & tình cảnh khốn khó của mình. Dế Mèn hứa sẽ bảo vệ Nhà Trò. Bài đọc các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò. 2) Hướng dẫn luyện đọc - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc: + Bài văn chia thành mấy đoạn? - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trong bài (2 – 3 lượt) Lượt đọc thứ 1: GV chú ý các từ ngữ dễ phát âm sai: lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp . ; nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các cụm từ, đọc đúng giọng các câu sau: + Ai đứng chóp bu bọn này? + Thật đáng xấu hổ! + Có phá hết vòng vây đi không? Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc - Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải: sừng sững, cuống cuồng, quang hẳn. - Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn nhóm đôi - Đọc mẫu toàn bài văn - Mời học sinh đọc cả bài à GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho học sinh. 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? - GV nhận xét và chốt ý: Để bắt được một kẻ nhỏ bé & yếu đuối như Nhà Trò thì sự bố trí như thế là rất kiên cố và cẩn mật. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? - GV nhận xét và chốt ý (GV lưu ý HS nhấn mạnh các từ xưng hô: ai, bọn này, ta) - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? + GV treo bảng phụ + Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào? - GV nhận xét và chốt ý 4) Hướng dẫn dẫn đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS đọc 1 đoạn văn (Từ trong hốc đá phá hết các vòng vây đi không?) - Mời học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn (GV có thể hỏi cả lớp bạn đọc như thế có đúng chưa, cần đọc đoạn văn đó, lời những nhân vật đó với giọng như thế nào?) từ đó giúp HS hiểu: Giọng đọc cần thể hiện sự khác biệt ở những câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời Dế Mèn. Lời Dế Mèn cần đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh. Cần phải chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết (Đoạn tả trận địa mai phục của bọn nhện – đọc chậm, giọng căng thẳng, hồi hộp; đoạn tả sự xuất hiện của nhện cái chúa trùm – nhanh hơn; đoạn kết – hả hê) - Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sừng sững, lủng củng, hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô, quay phắt, phóng càng, co rúm, thét, dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn. - Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm - Nhận xét, bình chọn 5) Củng cố : Thể hiện sự cảm thơng -Xác định giá trị -Thể hiện sự cảm thơng -Xác định giá trị Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 và hoạt động nhóm đôi để trao đổi, thảo luận GV kết luận: Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi những mỗi danh hiệu đều có nét nghĩa riêng nhưng thích hợp nhất để đặt cho Dế Mèn chính là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu. 6) Nhận xét, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong giờ học - Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn, chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình - Hát tập thể - Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nôi dung. - Học sinh đọc bài và nêu ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp theo dõi - Học sinh trả lời: 3 đoạn - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. HS nêu: + Đoạn 1: 4 dòng đầu (Trận địa mai phục của bọn nhện) + Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện) + Đoạn 3: Phần còn lại (Kết cục của câu chuyện) + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc. HS nhận xét cách đọc của bạn + HS đọc thầm phần chú giải - Học sinh đọc theo nhóm đôi - Học sinh nghe - 1, 2 HS đọc lại toàn bài - Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm đoạn 2 + Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh. Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô - Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh “quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách” - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời: Dế Mèn vừa phân tích vừa đe doạ bọn nhện + HS theo dõi bảng phụ để thấy sự so sánh của Dế Mèn + Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. - Cả lớp theo dõi Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp. Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp - Nhận xét bình chọn - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn: Dế Mèn là danh hiệu hiệp sĩ. - Cả lớp theo dõi - Cả lớp theo dõi Toán CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU -Biết quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. - Biết đọc và viết các số có tới sáu chữ số. II-CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Số có sáu chữ số: 1.1. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn: - Yêu cầu HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 1.2. Hàng trăm nghìn: - GV giới thiệu. 1.3. Viết và đọc số có sáu chữ số: - Cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn trong SGK rồi hướng dẫn thêm. 2. Thực hành: Bài 1: + Phần a: - Hướng dẫn HS phân tích mẫu. + Phần b: - GV hướng dẫn làm bài tập. - GV nhận xét chữa sai. Bài 2: - Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả. - GV nhận xét chữa sai. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc số. - GV nhận xét chữa sai. Bài 4 a, b : - Yêu cầu HS làm rồi chữa bài. - GV cùng cả lớp nhận xét. - Đại diện HS nêu. - HS theo dõi và đọc. - Lắng nghe. - Cả lớp làm bài. - Tự chữa bài vào vở. - 2 HS đọc bài. - Lắng nghe và chữa bài. - 3 HS đọc rồi chữa bài. - 2 HS làm bài trên bảng lớp - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học tập cho tiết sau. - Lắng nghe. Khoa học TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao dỏi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. - Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình trang 8. 9 Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất & những cơ quan thực hiện quá trình đó Hoàn thành bảng sau: Lấy vào Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài Thải ra Thức ăn Nước Hô hấp Bài tiết nước tiểu Mồ hôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: Trao đổi chất ở người - Trong quá trình sống, con người cần gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì? - Giáo viên nhận xét 3) Dạy bài mơi1: Giới thiệu bài: Trao đổi chất ở người (tt) Hoạt động 1: Thảo luận: Mục tiêu: Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất & những cơ quan thực hiện quá trình đó. Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho các nhóm Bước 2: Chữa bài tập cả lớp Giáo viên chữa bài Bước 3: Thảo luận cả lớp - Giáo viên đặt câu hỏi: + Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường? + Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó? + Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. - Giáo viên kết luận chung Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người Mục tiêu: HS trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể & giữa cơ thể với môi trường. Cách tiến hành: Trò chơi Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ Bước 1: - GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm: 1 sơ đồ như hình 5 trang 9 SGK & các tấm phiếu rời có ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng, ô-xi, khí các-bô-níc; ô-xi & các chất dinh dưỡng; khí các-bô-níc & các chất thải; các chất thải) - Cách chơi: Các nhóm thi nhau lựa chọn các phiếu cho trước để ghép vào chỗ trong sơ đồ cho phù hợp. Nhóm nào gắn nhanh, đúng và đẹp là thắng cuộc. - Tiến hành cho học sinh chơi như hướng dẫn ở trên Bước 2: Trình bày sản phẩm Giáo viên đánh dấu thứ tự xem nhóm nào làm xong trước. Bước 3: Làm việc cả lớp Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Bước 4: Nhận xét, bổ sung, chốt lại Kết luận của: GV sử dụng mục Bạn cần biết ở trang 9 SGK & nhấn mạnh: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện. Nếu 1 trong cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá ngưng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng & cơ thể sẽ chết. 4) Củng cố : - Yêu cầu HS suy nghĩ & trả lời câu hỏi: + Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường & thải ra môi trường những gì? + Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện? + Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? 5) Nhận xét, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh - Chuẩn bị bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường - Hát tập thể - Học sinh trả lời - Nhận xét, bổ sung - Cả lớp theo dõi - Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu làm việc - Học sinh làm việc theo nhóm, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp - Học sinh trả lời: Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất cơ quan và thực hiện quá trình trao đổi chất đó là: + Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện: lấy khí ô-xi; thải ra khí các-bô-níc. + Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hoá thực hiện: lấy nước & các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể; thải chất cặn bã (phân). + Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu (thải ra nước tiểu) & da (thải ra mồ hôi) thực hiện. + Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được từ cơ quan tiêu hoá) & ô-xi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài & đem khí các-bô-níc đến phổi để thải ra ngoài. - Cả lớp theo dõi - Các nhóm nhận bộ đồ chơi - Các nhóm theo dõi cách chơi - Học sinh chơi như đã hướng dẫn - Các nhóm treo sản phẩm của mình Các nhóm cử đại diện làm giám khảo để chấm về nội dung & hình thức của sơ đồ. - Đại diện nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong quá trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. - Nhận xét, bổ sung - Cả lớp theo dõi, sau đó đọc mục Bạn cần biết Trao đổi chất ở người trang 9/SGK - Học sinh thực hiện - Cả lớp theo dõi Đạo đức TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. *KNS - Kĩ năng nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân. - Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi khơng trung thực trong học tập. - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Sách giáo khoa - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định 2) Kiểm tra bài cũ: Trung thực trong học tập (tiết 1) - Vì sao cần phải trung thực trong học tập? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3) Dạy bài mới Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập (tiết 2) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT3) - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm - Yêu cầu học sinh thảo luận - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả - Giáo kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống: Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại. Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng. Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập. Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được (bài tập 4) - Yêu cầu vài học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được - Yêu cầu thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó? - Nhận xét, bổ sung - Kĩ năng nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân. - Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi khơng trung thực trong học tập. - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó. 4) Củng cố - Giáo viên đưa ra một số tình huống, học sinh đưa thẻ đúng, sai. Tình huống 1: Em luôn đi học sớm để mượn bài tập về nhà của bạn chép trước khi vào học. Tình huống 2: Khi em không hiểu bài, em nhìn sang bài của bạn bên cạnh để chép mà không yêu cầu cô giảng lại. Tình huống 3: Chép bài văn mẫu có sẵn trong các sách. Tình huống 4: Tự mình làm các bài tập làm văn, trong đó có học tập những câu văn hay. Tình huống 5: Khi không hiểu bài, nhờ cô giáo hoặc bạn giảng lại chứ nhất định không chép bài của bạn. 5) Nhận xét, dặn dò - Nhận xét tiết học - Luôn thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Dặn học sinh chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập (tiết 1) - Hát tập thể - Học sinh nêu trước lớp - Nhận xét, tuyên dương - Học sinh hình thành nhóm và nhận nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung - Học sinh trình bày, giới thiệu - Lớp thảo luận (có thể thảo luận nhóm đôi) - Nhận xét, bổ sung - HS thể hiện dúng sai bắng thẻ màu: xanh, đỏ + Tình huống 1:( S) xanh. + Tình huống 2:( S) xanh. + Tình huống 3:( S) xanh. + Tình huống 4 :( Đ) đỏ. + Tình huống 5 :( Đ) đỏ. Học sinh lắng nghe Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2015 Chính tả (nghe – viết) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC TIÊU - Nghe – viết đúng chính tả và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng các BT2 và BT(3)a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn. -Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ, viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Sách giáo khoa Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2, để phần giấy trắng ở dưới để học sinh làm tiếp bài tập 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A) Ổn định B) Kiểm tra bài cũ - GV đọc cho HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước (an/ ang) - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. C) Dạy bài mới 1) Giới thiệu bài: Mười năm cỗng bạn đi học. 2) Hướng dẫn học sinh nghe, viết GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài Giáo viên viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt GV chấm bài 1 số HS và yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau - Giáo viên chấm một số bài và nhận xét chung 3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: Giáo viên mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2 Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập GV dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung truyện vui lên bảng, mời HS lên bảng thi làm đúng, nhanh (GV lưu ý: gạch tiếng sai, viết tiếng đúng lên trên). GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng, kết luận bạn thắng cuộc. Bài tập (3)a: Mời HS đọc yêu cầu của BT3a Yêu cầu học sinh giải câu đố Giáo viên và học sinh chốt lại lời giải đúng Dòng 1: chữ sáo Dòng 2: chữ sao 4) Củng cố: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung học tập 5) Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học, - Nhắc nhở học sinh viết lại các từ sai(nếu có) - Về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x. - Chuẩn bị bài: Nghe–viết Cháu nghe câu chuyện của bà; phân biệt tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã - Hát tập thể - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: ngan, dàn, ngang /giang, man / mang. - Học sinh nhận xét - Cả lớp theo dõi trong SGK - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: những tên riêng cần viết hoa Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh; những từ ngữ dễ viết sai khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt - Học sinh phân tích, nhận xét - HS luyện viết bảng con: Vinh Quang, Thiêm Hoá,Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh, khúc khuỷu gập ghềnh. - Cả lớp nghe và viết vào vở - HS theo dõi và soát lại bài - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả - Học sinh theo dõi - HS đọc yêu cầu của bài tập - Học sinh tự làm vào vở - Vài HS lên bảng làm vào tờ phiếu đã in sẵn nội dung truyện Từng em đọc lại truyện sau khi đã điền từ hoàn chỉnh, sau đó nói về tính khôi hài của truyện vui - Cả lớp nhận xét kết quả làm bài, sửa bài theo lời giải đúng Lời giải đúng: + Lát sau – rằng – Phải chăng – xin bà – băn khoăn – không sao ! – để xem + Về tính khôi hài của truyện: Ông khách ngồi ở đầu hàng ghế tưởng rằng người đàn bà đã giẫm phải chân ông hỏi thăm ông để xin lỗi. Hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải đố vào vở nháp - Nhận xét, chốt lại lời giải - Học sinh thực hiện - Cả lớp theo dõi Toán LUYỆN TẬP I-MỤC TIÊU: - Viết và đọc các số có đến sáu chữ số. II-CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học Yêu cầu HS đọc các số sau: 917097; 612123. 2 HS đọc. 1. Ơn lại hàng: - Yêu cầu HS đọc nhẩm rồi xác định các hàng và chữ số đó thuộc hàng nào. - Số: Xem bảng trong SGK trang 10. 2. Thực hành: Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài tập. - GV nhận xét chữa sai. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc số. - Yêu cầu HS xác định số thuộc hàng nào. - GV nhận xét chữa sai. Bài 3 a, b, c : - GV hướng dẫn mẫu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi đọc kết quả. - GV nhận xét chữa sai. Bài 4 a : - GV hướng dẫn HS làm bài. - Yêu cầu HS làm rồi chữa bài. - GV kết luận. - Đại diện HS nêu. - 2 HS đọc kết quảbài làm. - Tự chữ bài vào vở. - 2 HS đọc. - Cả lớp làm bài. - Tự chữa bài vào vở. - Cả lớp theo dõi. - 2 HS lên bảng làm bài. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 3 HS làm bài rồi chữa bài. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tốt và nhắc các em còn lại phấn đấu thêm. - Cả lớp lắng nghe. Lịch sử LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ. - Biết đọc bản đồ ở mức đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Sách giáo khoa, Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: Làm quen với bản đồ - Bản đồ là gì? - Kể một số yếu tố của bản đồ? - Bản đồ thể hiện những đối tượng nào? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3) Dạy bài mới Giới thiệu bài:Làm quen với bản đồ (tiếp theo) Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân Bước 1: - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau: + Tên bản đồ có ý nghĩa gì? + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí + Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các nước xung quanh trên hình 3 (bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia Bước 2: - Giáo viên yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ - Nhận xét, bổ sung, chốt ý 4) Bài tập Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo nhóm bài tập a, b - Mời đại diện nhóm trình bày trước kết quả làm việc của nhóm - Giáo viên hoàn thiện câu trả lời của các nhóm. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng và mời học sinh đọc tên và chỉ các hướng. - Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn. 5) Củng cố - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 6) Nhận xét, dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang - Hát tập thể - Học sinh trả lời trước lớp - Học sinh khác nhận xét - HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi - Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ treo tường - Các bước sử dụng bản đồ: + Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì. + Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lí cần tìm + Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu - Nhận xét, bổ sung - Học sinh trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b, - Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm. - Học sinh các nhóm khác sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ & chính xác. - Học sinh thực hiện: + Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ + Một HS lên chỉ vị trí của thành phố mình đang sống trên bản đồ. + Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình trên bản đồ theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. - Học sinh trả lời. - Cả lớp theo dõi Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2015 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I. MỤC TIÊU -Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. (BT1, BT4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. (BT2, BT3). Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. * Học sinh khá, giỏi nêu được ý nghĩa các câu tục ngữ ở BT4. II. DỒ DÙNG DẠY – HỌC -Sách giáo khoa, bút dạ và 4 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột của BT1; kẻ bảng phân loại để học sinh làm BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A) Ổn định: B) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập cấu tạo của tiếng - GV yêu cầu HS viết vào vở những tiếng có chỉ người trong gia đình mà phần vần: + Có 1 âm (ba, mẹ) + Có 2 âm (bác, ông) - Giáo viên nhận xét C) Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Mời HS đọc yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn học sinh làm mẫu 1 phần - Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm đôi làm bài tập - Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Lời giải đúng: Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn Bài tập 2: - Mời HS đọc yêu cầu của bài tập - Giáo viên phát phiếu khổ to riêng cho 4 cặp học sinh - Yêu cầu học sinh làm trên phiếu trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2015_2016.doc