Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm 2020 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm 2020 (Chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC:

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I.Mục tiêu:

KT:-Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên ;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .

-Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuôỉ nhỏ.

*NL: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn bài văn.

* PC: HS biết tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình.

II.Đồ dùng .

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc

III.Các hoạt động dạy – học :

1.- Khởi động: (1 phút) Lớp trưởng Kiểm tra sĩ số - Hát vui.

2.- Ôn bài: (4 phút)

- Lớp phó học tập mời 2 bạn lần lượt đọc nối tiếp bài “ Chú Đất Nung”.

H. Nêu nội dung của bài.

- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.

 

doc 24 trang xuanhoa 12/08/2022 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm 2020 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15( Từ 10/12 đến 14/12/2018)
Thứ
ngày
S
C
Tiết
TT
Môn
Tên Bài dạy
Đồ dùng dạy học
Thứ
2
10/12
Sáng
1
HĐTT
Chào cờ - Sinh hoạt Đội
2
Tập đọc 
Cánh diều tuổi thơ
Tranh ở sgk
3
Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
Bảng phụ
4
Đạo đức
Biết ơn thầy, giáo cô giáo. (T2)
VBT
Chiều
1
Chính tả
Nghe- viết : Cánh diều tuổi thơ
2
LTVC
Mở rộng vốn từ Đồ chơi- Trò chơi
VBT
3
Khoa học
Tiết kiệm nước
Hìnhở SGK
Thứ
 3
 11/12
Chiều
1
K.chuyện
KC đã nghe đã đọc
2
Tập đọc
Tuổi ngựa
Tranh 
3
Thể dục
Bài 29
Còi; 
Thứ
 4
 12/12
Sáng
1
Thể dục
Bài 30
Còi; 
2
Toán
Chia cho số có 2 chữ số(tiếp)
Bảng phụ
3
T.L văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
4
T. Anh
5
NGLL-GDKNS
KNS: Bài 7
Thứ
 5
13/12
Sáng
1
Toán
Luyện tập
Bảng phụ
2
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí?
Hìnhở SGK
3
LT&C
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Bảng phụ
4
T.L văn
Quan sát đồ vật
Bảng phụ
Thứ
6
14/12
Sáng
1
Toán 
Chia cho số có 2 chữ số(tiếp)
2
Tự học
Hướng dẫn học sinh tự học
3
4
Anh văn
Chiều
1
Toán
Ôn tập
2
Tiếng việt
Ôn Tập
Bảng phụ
3
HĐTT
SHL
 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018
Hoạt động tập thể:
CHÀO CỜ - SINH HOẠT ĐỘI
I. Mục tiêu:
-Hs nắm được ưu điểm, tồn tại từng mặt hoạt động trong tuần qua của toàn trường của lớp mình.
- Biết khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm cho tuần tới.
- tạo sự phấn khởi cho hs trong giờ HĐTT.
III. Các hoạt động lên lớp.
I. Phần I: Chào cờ
- Lớp trực đánh giá mọi hoạt động trong tuần của toàn trường.
- Đội tổng hợp xếp loại chung và trao cờ thi đua.
- Hiệu trưởng nhà trường phổ biến kế hoạch chung của trường trong tuần tới.
II. Phần II: Hoạt động Đội
* Đội kết hợp chuyên môn điều hành theo một số nội dung sau:
- Hỏi bài cũ giữa cờ.
- Thi đua đọc sách, báo.
- Chơi trò chơi dân gian.
TẬP ĐỌC:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I.Mục tiêu:
KT:-Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên ;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
-Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuôỉ nhỏ.
*NL: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn bài văn.
* PC: HS biết tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình.
II.Đồ dùng .
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc
III.Các hoạt động dạy – học :
1.- Khởi động: (1 phút) Lớp trưởng Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (4 phút)
- Lớp phó học tập mời 2 bạn lần lượt đọc nối tiếp bài “ Chú Đất Nung”.
H. Nêu nội dung của bài.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3. Hoạt động cơ bản:18'
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
-Giáo viên treo tranh gọi ý để rút ra tên bài học
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao Lớp trưởng điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
*Bài chia làm 2 đoạn.
- Nhận xét và đọc diễn cảm toàn bài.
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài theo nhóm.
- Theo dõi các nhóm làm việc và hỗ trợ 
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
Nội dung :Cánh diều thật thân thuộc với tuổi thơ.Nó là kỷ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho những trẻ nhỏ 
 4. Hoạt động thực hành:8'
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Giúp đỡ HS luyện đọc.
Toàn bài đọc với giọng tha thiết,thể hiện niềm vi của đám trẻ khi chơi thả diều.
*Đọc diễn cảm đoạn“ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều vì sao sớm”.
-Từ nhấn giọng:nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
5. Hoạt động ứng dụng:4'
H: Tiết học này các con được học bài gì ?
H: Nêu nội dung của bài?.
H : Em thích chơi trò chơi gì nhất ? Vì sao ?
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn dò: 
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Đọc tên bài học .
- Mời 1 bạn (giỏi) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp, đọc theo cặp.
- Đọc chú giải SGK.
- Mời 1 bạn đọc lại cả bài.
* Mời 1 bạn đọc các câu hỏi SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- NT điều khiển các bước:
- Mời 1 bạn NK đọc lại cả bài.
- Luyện đọc theo nhóm đoạn văn bạn thích.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- Lắng nghe.
- Học sinh lần lượt trả lời.
------------------------------------------------------------
TOÁN:
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I:Mục tiêu:
KT: -Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
KN:- Vận dụng để tính nhanh khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
PC:-HS yêu thích học toán.
II:Các hoạt động dạy - học:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (4 phút)
H: Tiết toán trước chúng ta học nội dung gì ?
- Lớp phó học tập lên điều hành hỏi nội dung cần ghi nhớ của Chia một tích cho một số
H: Muốn chia một tích cho một số ta có thể làm như thế nào ?
 -GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3. Hoạt động cơ bản:12'
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
-Từ bài cũ giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài mới
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao nhóm trưởng điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- GV viết lên bảng phép chia 320:40 
-Yêu cầu HS dụng tính chất đã học để thực hiện phép chia trên.
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
 320:40 = 8
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
H: Cách làn nào tiện lợi nhất ?
 320:(10x4)
H:Vậy 320:40 được mấy?
-Em có nhận xét gì về kết quả 320:40 và 32:4?
-Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32;của 40 và 4
-KL.Vậy để thực hiện 320:40 ta chỉ việc xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 cho 4
-Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320:40 có sử dụng tính chất vừa nêu trên
-Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
- GV viết lên bảng phép chia 32000:400 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng kiến thức đã học để thực hiện phép chia trên.
-GV khẳng định các cách trên đều đúng cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32000:(100x4)
H:Vậy 32000:400 được mấy?
-Em có nhận xét gì về kết qủa 32000 :400 và 320:4?
-Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000và 320 của 400 và 4?
-Nêu KL:Vậy để thực hiện 32000:400 ta chỉ việc xoá đi 2 chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 cho 4
-Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000:400 có sử dụng tính chất vừa nêu trên
-GV nhận xét và KL về cách tính đúng
H:Vậy khi thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa một, hai, ba, ... chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
4. Hoạt động thực hành:14'
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lần lượt giải các bài tập1a, 2a riêng bài 1, 2a, 3a , riêng BT2b, 3b (HSNK) .
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
Bài 2: Tìm x.
H : Tại sao để tính X trong phần a em lại thực hiện phép chia 25600:40?
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và xác nhận kết quả.
 Bài 1 : Tính 
- Yêu cầu học sinh nêu miệng và giải thích chách làm câu a, câu b làm vào vở.
Bài 2: Tìm x.
Bài 3 
5. Hoạt động ứng dụng:4'
- Yêu cầu HS ôn bài vừa học.
H: Nêu cách chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0?.
- Nhận xét tuyên dương.
- Dặn ôn bài
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp tựa bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Làm việc cá nhân.
- Trao đổi theo cặp.
- Thống nhất ý kiến cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- NT điều khiển HĐ của nhóm.
- Làm việc cá nhân.
- Trao đổi theo cặp.
 X x 40 = 25600
 X = 25600 : 40
 X = 640 	
 Bài giải
 Nếu mỗi toa chở 20 tấn hàng thì cần số toa xe loại đó là : 180: 20 = 9 (toa )
 Đáp số : 9 toa
- Thống nhất ý kiến cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Ghi nhận ý kiến của GV.
- Lần lượt học sinh trả lời.: 
 ------------------------------------------------------------
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
KNS:
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- SGK Đạo đức lớp 4.
- Các băng chữ để sử dụng cho bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:	
- Gọi 2 HS trả lời trước lớp.
+ Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo? 
+ Cần thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
HĐ 1: Hoạt động nhóm.
- Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ về biết ơn các thầy cô giáo đã sưu tầm được vào một tờ giấy. 
- Yêu cầu các nhóm dán kết qủa lên bảng theo 3 cột: Ca dao, tục ngữ nói lên sự biết ơn thầy cô giáo.
- Yêu cầu đại diện nhóm đọc các câu ca dao, tục ngữ
GV Kết luận: Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?
HĐ 2: - Thi kể chuyện.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
- Lần lượt mỗi HS kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện mình sưu tầm hoặc kỉ niệm của mình.
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để kể thi.
- Tổ chức làm việc cả lớp:
- Yêu cầu các nhóm lên kể chuyện, 
Kết luận: Các câu chuyện mà các em nghe được đều thể hiện bài học gì?
HĐ 3: - Sắm vai xử lý tình huống. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV nêu 3 tình huống: 
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thể hiện tốt.
4. Củng cố: 
- Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS hát.
 2 HS trả lời trước lớp.
+ ...
+ ...
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- Từng HS trong nhóm ghi lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ về biết ơn các thầy cô giáo đã sưu tầm.
- Đại diện nhóm lên dán kết qủa/
- Đại diện nhóm đọc.
+ Khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Kể cho nhóm nghe câu chuyện mình đã chuẩn bị.
- Mỗi nhóm chọn 1 câu chuyện hay, tập kể trong nhóm để thi kể trước lớp
- Đại diện nhóm lên kể, nhóm khác bày tỏ ý kiến.
- HS trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS nghe tình huống và sắm vai thể hiện xử lý từng tình huống.
- HS nhận xét, tuyên dương các nhóm thể hiện tốt.
 2 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS lăng nghe và thực hiện.
CHIỀU: CHÍNH TẢ( Nghe – viết)
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I- MỤC TIÊU
 KT:- Nghe viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng đoạn văn.
 NL:- Làm đúng bài tập 2a/b.
 PC: Có ý thức rèn luyện trong viết chính tả.
BVMT
-Ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ.(Trực tiếp)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu 2 em lên bảng viết lại những lỗi sai ở bài trước : xa tanh, nhỏ xíu 
- Nhận xét việc sửa lỗi ở nhà.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi mục bài
HĐ1- Hướng dẫn viết chính tả.
a- Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
H. Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào? 
b- Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
 - Đọc cho học sinh viết các từ trên ; gọi 1 em viết ở bảng.
 - Sửa bài viết ở bảng.
c- Viết chính tả :
	 -Đọc bài lần 2 
 -Đọc cho học sinh viết bài vào vở. 
	 - Đọc học sinh soát lại bài
- Nhận xét, yêu cầu học sinh sửa lỗi.
HĐ 2 : Luyện tập : 
 Bài 2a :
Phát giấy khổ to, bút dạ.
Yêu cầu học sinh đọc bài luyện tập, nêu yêu cầu, làm bài theo nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm dán kết quả bài làm, thực hiện sửa bài theo đáp án gợi ý sau :
ch : đồ chơi : chong chóng, chó bông, que chuyền,..
tr : trò chơi : chọi dế, chơi chuyền, 
Bài 3 : Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.GV nhận xét về nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố-dặn dò: - Cho cả lớp xem bài viết đẹp, sạch. nhấn mạnh chỗ học sinh còn sai và hướng khắc phục 
 - Nhận xét tiết học . 
 - 2 HS lên bảng viết 
-Nhắc lại mục bài.
- 1 học sinh đọc – cả lớp lắng nghe
( Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời).
- Học sinh tìm từ, cả lớp nhận xét.
- Viết nháp, 1 em viết ở bảng.
- Sửa trên nháp nếu viết sai.
Mở sách theo dõi.
Viết bài vào vở.
Học sinh soát bằng bút mực.Theo dõi soát bằng bút chì.
Thực hiện sửa lỗi
-1 – 2 em đọc bài, nêu yêu cầu, thực hiện làm bài theo nhóm, nhóm nào xong trước dán kết quả lên bảng.
Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
Sửa bài nếu sai.
- Thực hiệncá nhân sau đó thảo luận theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
 Lắng nghe – ghi nhận.
 -Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
-Biết tên 1 số đồ chơi, trò chơi(BT1,2)phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại(BT3);Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
II. Đồ dùng.
- Bảng phụ .
- Tranh vẽ các đồ chơi trò chơi trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học.
Giáo viên
 Học sinh
A/ Kiểm tra.
H? Kể tên một số đồ chơi có trong các bài tập đọc đã học?
B/ Bài mới.GTB-ghi mục bài 
Bài 1:-Gọi HS đọc Y/C Bài tập.
Treo tranh minh họa và y/c HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi có tronh tranh. -Cho HS đọc yêu cầu BT+Quan sát tranh
-Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tên các trò chơi hoặc trò chơi được tả trong tứng bức tranh
-Cho HS làm bài. Phát biểu .
- Nhận xét, kết luận từng tranh đúng. 
Bài2:Tìm thêm từ ngữ chỉ đồ chơi trò chơi khác.
-Cho HS thi đua nêu giữa 3 dãy. -GV nhận xét, tuyên dương. chốt lại.
KL: Như vậy mỗi đồ chơi đều gắn với mỗi trò chơi.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV giao việc:Các em có nhiệm vụ trả lời cho đầy đủ từng ý cụ thể của bài tập
a)Những trò chơi nào bạn trai thường ưa thích? Trò chơi nào bạn gái thường ưa thích?Trò chơi nào cả trai lẫn gái đều ưa thích
b) Những đồ chơi trò chơi nào có ích? Chúng có ích như thế nào? chơi những đồ chơi trò chơi ấy như thế nào thì có hại?
c)Những trò chơi, đồ chơi nào có hại? và nó có hại như thế nào?
-GV nhận xét , bổ sung và chốt lại những việc làm có lợi và có hại.
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu BT, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .
H? Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi? 
-Nhận xét, củng cố cách dùng từ...
C/ Củng cố, dặn dò.
-Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ về trò chơi đồ chơi vừa học
-Nhận xét tiết học.
1 em nêu 
Nhận xét 
* HS đọc yêu cầu lớp lắng nghe
-N2: Quan sát và nêu tên các trò chơi , đồ chơi có trong hình .VD: diều , thả diều ; sư tử – múa sư tử ; dây thừng – kéo co; khăn- bịt mắt bắt dê; 
-Đại diện các N lên bảng chỉ vào từng tranh và phát biểu.
-Lớp nhận xét, bổ sung .
-Cá nhân: tìm và phát biểu.
* Thi đua nêu tên đồ chơi , trò chơi khác .VD: .Đồ chơi bóng,quả cầu, cầu trượt,que chuyển
.Trò chơi đá bóng, đá cầu,đấu kiếm, chơi bi, đánh đáo
* 1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ tìm từ viết ra giấy nháp
-1 số HS trình bày. VD:a/ đá bóng, đấu kiếm , cờ tướng , 
-Búp bê , nhảy dây , chơi chuyền , 
-Thả diều , rước đèn , xếp hình , 
b/ Thả diều , rước đèn là tốt song nếu ham chơi , quên học thì sẽ có hại.
c/ Súng phun nước ( làm ướt người khác), đấu kiếm (dễ bị thương), 
-Lớp nhận xét
-Cá nhân: Tự liên hệ trả lời.
* 1 HS đọc
-HS suy nghĩ tìm từ ngữ và nêu.
 -1 số HS phát biểu .
VD:Các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi: Say mê, say sưa, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, 
-Cá nhân: Nối tiếp nhau đặt.
 2 HS nêu
- Về thực hiện .
KHOA HỌC
TIẾT KIỆM NƯỚC 
I. Mục tiêu:
- Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
- PC: Có ý thức trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 60, 61 SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: GTB: Tiết kiệm nước.
HĐ1: Hoạt động nhóm.
+ Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
- GV thảo luận và trả lời:
1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ?
2) Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
* GDKNS: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
HĐ2: Hoạt động cả lớp.
*Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình?
2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
GV KL: 
HĐ3: Hoạt động nhóm.
* Vẽ tranh cổ động bảo vệ nước. 
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
- YC các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình.
- GV HD động viên, khuyên khích để những HS có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: Chúng ta không những thực hiện bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
4. Củng cố: 
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- HS hát
 2 HS trả lời.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại.
+ HS thảo luận trả lời.
- HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận: 2 nhóm nhỏ 1 hình, từ H.1 đến H.6.
- HS các nhóm quan sát hình được giao.
- HS thảo luận trả lời.
+H.1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước.
+H.2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước.
+H.3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước.
+H.4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước.
+H.5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí.
+H.6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Quan sát suy nghĩ.
1) Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
2) Bạn nam phải tiết kiệm nước vì:
- Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng.
- Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
- Nước sạch không phải tự nhiên mà có.
- Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có.
- Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. ...
+ HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh theo nhóm. 
- HS các nhóm làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng.
+ Thảo luận tìm đề tài.
+ Vẽ tranh.
+ Thảo luận về lời giới thiệu.
- Đại diện các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2018
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
	Đề bài : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
I. MỤC TIÊU:
*KT: -Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi 
của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
* NL: Biết kể chuyện kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
* PC:GD HS biết tích cực, tự giác khi HĐ nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ truyện SGK.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS kể lại đoạn câu chuyện Búp bê của ai bằng lời kể của Búp bê.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
* Hướng dẫn HS kể chuyện.
HĐ 1: Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và phát biểu:
+ Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? 
- Yêu cầu HS tìm đọc 2 truyện không có trong SGK.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. 
HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS:
+ Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+ Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+ Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét,bình chọn, tuyên dương bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố: 
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về học bài kể lại chuyện cho bạn bè, người thân nghe và chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 2 HS lên bảng kể lại đoạn câu chuyện Búp bê của ai bằng lời kể của Búp bê.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
- HS đọc và gạch chân: Kể lại một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
- HS quan sát và phát biểu: 
+ Chú lính chì dũng cảm [An-đéc-xen], Chú đất nung [Nguyễn kiên], Võ sĩ bọ ngựa[ Tô Hoài]. 
- HS tìm đọc 2 truyện không có trong SGK.
- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện của mình đãđọc.
- HS lắng nghe.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể, lớp theo dõi, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- HS nhận xét,bình chọn, tuyên dương bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
TẬP ĐỌC:
 TUỔI NGỰA
I. MỤC TIÊU:
*KT: -Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng;đọc dúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu Cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
*NL: Trả lời được CH 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài.
 *PC: - GD HS luôn luôn biết yêu thương người mẹ của mình.
II. CHUẨN BỊ: - Tranh phóng to minh họa bài tập đọc.
	 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) Lớp trưởng Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Ôn bài: (4 phút)
H: Tiết trước chúng ta học bài gì ?
- Lớp phó học tập mời 2 bạn lần lượt đọc và trả lời bài: “Cánh diều tuổi thơ” 
H: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào?
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3. Hoạt động cơ bản:
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
- Giáo viên treo tranh gợii ý để rút ra tên bài học
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao trưởng ban HT điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
*Bài chia làm 4 khổ thơ.
- Nhận xét.
c. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài theo nhóm.
- Theo dõi các nhóm làm việc và hỗ trợ 
Khổ thơ 1: 
H. Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào? 
H. Khổ thơ 1 cho em biết điều gì? 
Khổ thơ 2: 
H.“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? 
H. Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì?
.Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
Khổ thơ 3: 
H. Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa? 
H. Khổ thơ 3 tả cảnh gì?
.Tả cảnh đẹp của đồng hoa mà ngựa con vui chơi.
Khổ thơ 4: 
H. Ngựa con đã nhắn nhủ mẹ điều gì? 
H. Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
H. Cậu bé yêu mẹ như thế nào?
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
 + GV: Hãy nêu ND chính của bài:
4. Hoạt động thực hành:
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
Toàn bài đọc với giọng tha thiết,thể hiện tình cảm của con đối với mẹ.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
5. Hoạt động ứng dụng:
H:Qua bài thơ này giúp em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tuyên dương.
- Quan sát tranh.
- Đọc tên bài học.
- Mời 1 bạn (NK) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp, đọc theo cặp.
- Đọc chú giải SGK.
- Mời 1 bạn đọc lại cả bài.
* Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
- Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. 
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Mời 1 bạn NK đọc lại cả bài.
- Luyện đọc theo nhóm đoạn văn bạn thích.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- Học sinh lần lượt trả lời.
THỂ DỤC:
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TRÒ CHƠI: THỎ NHẢY
I/. MỤC TIÊU:
*KT: -Ôn bài thể dục phát triển chung. 
 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng các động tác.
-Trò chơi: Lò cò tiếp sức.Yêu cầu hs biết cách chơi và tham gia chơi được.
* NL: Thực hiện được cơ bản các động tác.
* PC: GD ý thức tập luyện để tăng cường sức khỏe.
.II/.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Trên sân trường vệ sinh nơi tập;-Còi.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Khởi động: Xoay các khớp.
-Chạy nhẹ trên 1 hàng dọc.
2.Phần cơ bản:
*Ôn bài thể dục đã học:
-HS nhắc lại 8 động tác thể dục đã học.
-GV điều khiển-hs thực hiện.
-Lớp trưởng điều khiển.
-GV theo dõi sửa sai.
-HS ôn theo tổ-Tổ trưởng điều khiển.
*Trò chơi:Thỏ nhảy
-GV nêu tên trò chơi.
-Hướng dẫn cách chơi.
-HS chơi- Gv theo dõi sửa sai.
-Nhận xét trò chơi.
3.Phần kết thúc:
-Cả lớp ôn bài thể dục đã học.
-Hệ thống bài.
-Nhận xét tiết học. 
*
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
*
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x *
*
x x x x x
x x x x x 
 Thứ 4 ngày 13 tháng 12 năm 2017
THỂ DỤC:
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I/. MỤC TIÊU:
*KT: -Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện thành thạo các động tác.
-Trò chơi: Thỏ nhảy.Yêu cầu hs biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình chủ động hơn tiết trước.
* NL: Thực hiện được cơ bản các động tác.
* PC: GD ý thức tập luyện để tăng cường sức khỏe.
II/.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
-Còi, que để chơi trò chơi đua ngựa.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Khởi động: Xoay các khớp.
-Chạy nhẹ trên 1 hàng dọc.
2.Phần cơ bản:
*Ôn bài thể dục đã học:
-HS nhắc lại 8 động tác thể dục đã học.
-GV điều khiển-hs thực hiện.
-Lớp trưởng điều khiển.
-GV theo dõi sửa sai.
-HS ôn theo tổ-Tổ trưởng điều khiển.
*Trò chơi:Lò cò tiếp sức.
-GV nêu tên trò chơi.
-Hướng dẫn cách chơi.
-HS chơi- Gv theo dõi sửa sai.
-Nhận xét trò chơi.
3.Phần kết thúc:
-Cả lớp ôn bài thể dục đã học.
-Hệ thống bài.
-Nhận xét tiết học.
*
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
*
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x *
*
x x x x x
x x x x x
 TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ CÓ HAI CHỮ SỐ(TT)
I. MỤC TIÊU :
 *KT:-Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia 
hết, chia có dư). BTCL: Bài1, Bài 3a
*NL: Kĩ năng tính toán tốt.
* PC: HS biết tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Ôn bài: (4 phút)
H: Tiết toán trước chúng ta học nội dung gì ?
-Lớp phó học tập lên điều hành hỏi nội dung của bài chia cho số có hai chữ số 
H: Nêu cách chia cho số có hai chữ số ?
. Tính : 786: 24 538 : 12 
-GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3. Hoạt động cơ bản:12'
a/. Gợi động cơ tạo hứng thú: 
-Từ bài cũ giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài mới
- Ghi tựa bài lên bảng.
- Giao nhóm trưởng điều khiển các bước học tập tiếp theo.
b/. Trải nghiệm:
a) Trường hợp chia hết.
Giáo viên ghi bảng 8192 : 64 =?
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hiện phép chia trên 
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
8192 : 64 =128
-Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có hai chữ số ở tiết trước để đặt tính 8192 : 64 =
H? Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào?
-Yêu cầu HS thực hiện phép chia
-Nhận xét cách thực hiện phép chia của HS sau đó thống nhất cách chia đúng như SGK đã nêu
b) Phép chia dư: 1154 : 62 =?
- Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính
-GV HD HS thực hiện tính và đặt tính như nội dung SGK
c/. Phân tích, khám phá, rút ra bài học:
H? Em có nhận xét gì về hai phép chia trên?
H? Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì?
- Quan sát các nhóm làm việc và hỗ trợ.
GV nêu cách ước lượng thương
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
Khi chia cho số có hai chữ số ta chia như chia cho số có một chữ số: chia theo thứ tự từ trái sang phải, lưu ý đối với phép chia có dư thì số dư phảit bé hơn số chia.
4. Hoạt động thực hành:14'
- Yêu cầu HS l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_2020_chuan_kien_thuc.doc