Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 04 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 04 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,.

- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Thái độ

- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

*GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán .

 

doc 40 trang xuanhoa 06/08/2022 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 04 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Soạn: Ngày 21/9/2021
Dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức	
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu,....
- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (thông qua trả lời các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết sống ngay thẳng và tôn trọng những người chính trực
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK, vở,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu: (3p)
 - HS cùng hát: Đội ca
 - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV chốt nghĩa và giảng giải thêm về một số từ khó:
+ Em hãy đặt câu với từ chính trực.
+ Em hiểu thế nào là người tài ba?
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài có 3 đoạn:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành....Lý cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá ......Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Một hôm......Trần Trung Tá.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đút lót, di chiếu, giường gián nghị, ngạc nhiên),...
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
+ Đọc đoạn 1 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào?
+ Đoạn 1 kể về điều gì?
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
+ Còn Gián nghị đại phu thì sao?
+ Đoạn 2 nói đến ai?
+ Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
+ Đoạn 3 kể điều gì?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
* GDKNS: Chúng ta phải có tấm lòng chính trực và phê phán những hành vi vụ lợi, gian dối
- 1 HS đọc đoạn, lớp đọc thầm.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (3p)
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
1. Phẩm chất chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
+ Quan Tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ.
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
3. Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
- HS nêu ý nghĩa của bài đọc:
* Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
**. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét chung
4. Vận dụng trải nghiệm (1 phút)
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
5. Củng cố dặn dò (1 phút)
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện Phẩm chất kiên định....
- Lời Thái hậu: ngạc nhiên...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu suy nghĩ của mình
- Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề trong sách Truyện đọc 4. 
------------------------------------
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 - HS hiểu được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 - Hiểu về tháp dinh dưỡng: cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối
2. Kĩ năng
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết cách chọn lựa các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ và cân đối theo tháp dinh dưỡng
3. Thái độ
- Ăn uống đầy đủ và đa dạng thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề, hợp tác
* GDKNS:
-Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn
- Bước đầu tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:- Các hình minh hoạ ở trang 16, 17 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Bảng nhóm.
- HS bút vẽ, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Mở đầu (5p)
- Trò chơi: Tôi chứa viatamin gì?
- GV chốt KT, dẫn vào bài mới
- HS chơi theo tổ
- 1 HS cầm tấm thẻ có ghi tên thực phẩm, chỉ định 1 HS khác nói tên vitamin có trong loại thực phẩm đó
- HS nhận xét, đánh giá
2. Hình thành kiến thức mới: (30p)
* Mục tiêu: - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
 - Hiểu được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món, biết cần ăn đủ chất dinh dưỡng...
* Cách tiến hành
a. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món: 
 - Yêu cầu thảo luận theo nhóm 4.
+ Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- GV theo dõi, giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn, GV có thể đưa ra câu hỏi phụ.
- TBHT điều khiển lớp báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn?
+ Nếu ngày nào cũng ăn một vào món cố định em sẽ thấy thế nào?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cẩ các chất dinh dưỡng không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt cá mà không ăn rau?
+ Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- GV chốt KT và chuyển HĐ
HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. 
Bước 1: Làm việc cá nhân: 
+ YC HS nghiên cứu tháp dinh dưỡng dành cho người lớn.
* Bước 2: Làm việc theo cặp: 
- GV yêu cầu hai HS thay phiên đặt câu hỏi và trả lời:
+ Nhóm thức ăn nào cần ăn đủ?
+ Nhóm nào cần ăn vừa phải hoặc có mức độ?
+ Thức ăn nào chỉ nên ăn ít hoặc hạn chế?
* Bước 3: Làm việc cả lớp: 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố vui.
* Lưu ý: HS có thể đố ngược lại: Ví dụ người được đố đưa ra tên một loại thức ăn và yêu cầu người trả lời nói xem thức ăn đó cần được ăn như thế nào.
- GV kết luận và chuyển HĐ
3. Luyện tập - Thực hành:
Trò chơi: Đi chợ: 
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- GV cho HS thi kể hoặc vẽ, viết các thức ăn, đồ uống hằng ngày.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
Bước 3: GV và HS nhận xét sự lựa của ai phù hợp, có lợi cho sức khoẻ.
- Nhận xét, khen, tổng kết trò chơi
- GD KNS: Biết cách chọn lựa thức ăn và tự phục vụ bản thân các món ăn đơn giản phù hợp và có lợi cho SK
4. Vận dụng trải nghiệm (1p)
- Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
5. Củng cố dặn dò (1p)
- HS thảo luận nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng
1. Tại sao phải ăn phối hợp nhiều thức ăn?
- Đại diện nhóm báo cáo câu trả lời
+ Thịt, hay cá, 
+ Em cảm thấy chán, không muốn ăn, không thể ăn được.
+ Không có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dường cả.
+ Sẽ không đủ chất, cơ thể không hoạt động bình thường được 
+ Giúp cơ thể nay đủ chất dinh dưỡng 
- 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17 / SGK.
2.Tìm hiểu tháp dinh dưỡng
- HS nghiên cứu tháp dinh dưỡng
- HS hỏi đáp nhóm đôi 
+ nhóm tinh bột và rau xanh, quả chín
+ thịt cá, dầu mỡ và đường
+ muối
- Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung
- HS tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của TBHT
- HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa và giải thích tại sao lại chọn món ăn đó.
- HS nêu.
- Xây dựng thực đơn cho bữa ăn trưa 4 người với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
---------------------------------
TOÁN
Tiết 16: SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
2. Kĩ năng
- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.
3. Thái độ
- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1(cột a), BT2(a,c), BT3(a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,...
- HS: sách, vở, thước kẻ, bút dạ,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu: (5p)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV đọc số, 3 tổ cử đại diện lên bảng viết số
- HS tham gia chơi
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng
2. Hình thành kiến thức mới:(13p)
* Mục tiêu: HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về so sánh hai STN, đặc điểm về thứ tự các STN..
* Cách tiến hành: Cá nhân – Chia sẻ nhóm- Lớp
a. So sánh 2 STN.
* GV nêu VD 1: 
- So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
* GV nêu VD2: 
 So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+Vì sao em so sánh được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b. Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
+ Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* KL cách sắp thứ tự:
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 2, nêu cách so sánh
- HS: 99 99
Và giải thích tại sao mình lại so sánh như vậy
- HS nhắc lại
- HS lấy VD và tiến hành so sánh
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng và báo cáo kết quả trước lớp
- Hs trả lời: 29 896 < 30 005
 25 136 > 23 894
+ Hs đại diện nêu: Ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng...
- HS nêu lại và lấy VD, thực hiện so sánh
- HS
+ Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
+ Vì ta luôn so sánh được các STN với nhau.
3. Hoạt động thực hành:(20p)
* Mục tiêu: HS biết áp dụng so sánh các số tự nhiên và đặc điểm về thứ tự các STN 
* Cách tiến hành: 
Bài 1(cột a): Cá nhân – Cặp -Lớp
 Điền dấu > ; < ; = .
- Câu hỏi chốt:
+ Tại sao em so sánh được 
 1234>999?
 93 501 > 92 410
+ Muốn so sánh 2 STN ta làm thế nào?
Bài 2(a, c): Cá nhân – Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
Bài 3(a): Cá nhân-Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự
4. Vận dụng trải nghiệm
5. Củng cố dặn dò
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
1234 > 999 35 784 < 35 780
8754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680 
 17600 = 17000 + 600
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
a. 8136 < 8 316 < 8 361
b. 5 724 < 5 740 < 5 742
c. 63 841 < 64 813 < 64 831
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
a. 1984 > 1978 > 1952 > 1942
b. 1969 > 1954 > 1945 > 1890.
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Tìm các bài toán tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải
--------------------------------
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông
3. Thái độ
- Có ý thức nói đúng sự thật và bảo vệ lẽ phải.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: - Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.
 - Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
- HS: - Truyện đọc 4, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu:(5p)
- HS đọc bài thơ Nàng tiên Ốc
- GV nhận xét chuyển ý bài mới
- 2-3 HS lên kể câu chuyện bằng thơ Nàng tiên Ốc 
2. Hình thành kiến thức - Hoạt động nghe-kể:(8p)
* Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện
* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp
- Hướng dẫn kể chuyện.
- GV kể 2 lần:
+Lần 1: Kể nội dung chuyện.
Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện.
+Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ
- HS theo dõi
- Hs lắng nghe Gv kể chuyện.
- Giải thích các từ ngữ: tấu, giàn hoả thiêu, hống hách, bạo tàn,...
-HS lắng nghe và quan sát tranh
3. Luyện tập - Thực hành 15p)
* Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
- Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập.
 - Nhắc nhở học sinh trước khi kể:
 -HD hs làm việc theo nhóm.
 + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.
- GV đánh giá phần chia sẻ của lớp.
* Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo nhóm 4
- HS làm việc nhóm
+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong lớp
- Cả lớp theo dõi
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay
*.Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Cả lớp
- GV phát phiếu học tập có in sẵn các câu hỏi
- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV:
+Trước sự bạo ngược của nhà vua dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+Trước sự đe doạ của nhà vua mọi người có Phẩm chất ntn?
+Vì sao nhà vua phải thay đổi Phẩm chất?
+ Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính hay ca ngợi ông vua bạo tàn đã thay đổi Phẩm chất?
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸, liên hệ giáo dục tính trung thực và bảo vệ lẽ phải
4. Vận dụng trải nghiệm (1p)
5. Củng cố dặn dò (1p)
- HS thảo luận trong nhóm 4 các câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chia sẻ nội dung trước lớp
+ Truyền nhau bài hát nói lên sự hống hách bạo ngược của nhà vua và nỗi thống khổ của nhân dân.
+Vua ra lệnh bắt kì được người sáng tác bài hát.
+ Các nhà thơ lần lượt khuất phục, họ hát những bài ca ca ngợi nhà vua...
+ Vì vua thực sự khâm phục và kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ.
+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn.
- Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm đọc các câu chuyện về tính trung thực trong sách báo, sách kể chuyện 
----------------------------------
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021
TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ) 
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu với những loài cây quen thuộc của làng quê VN, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống. Hãy giữ gìn môi trường sạch đẹp!
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: sưu tầm các tranh, ảnh vẽ cây tre.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu:(3p) 
 - Hs hát kết hợp với vận động
 - GV chuyển ý vào bài mới.
- Hs cùng hát và vận động
2. Hướng dẫn luyện đọc:(10p)
* Mục tiêu: HS đọc rành mạch, trôi chảy thể hiện đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Cặp
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến
- GV chốt vị trí các đoạn (4 đoạn)
Đoạn 1: Từ đầu .....bờ tre xanh.
Đoạn 2: Yêu nhiều....hỡi người.
Đoạn 3: Chẳng may....đến gì lạ đâu.
Đoạn 4: Mai sau....đến tre xanh
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 2, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4)-Cá nhân (M1)- Lớp đọc
(Tre xanh, nắng nỏ trời xanh, khuất mình, bão bùng, lũy thành, nòi tre, lạ thường, lưng trần).
- Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó: luỹ thành, gầy guộc, nòi tre,...
- Báo cáo việc đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài (M4)
3. Tìm hiểu bài:(15p)
* Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung bài thơ, từ đó có Phẩm chất, tình cảm yêu thương, ngay thẳng, chính trực đối với mọi người xung quanh.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi- Cả lớp
- GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhom
- TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với con người Việt Nam?
 GV: Tre có tự bao giờ không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người tự ngàn xưa, tre là bầu bạn của người Việt Nam.
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?
+ Chi tiết nào cho thấy tre như con người?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?
+ Những hình ảnh nào tượng trưng cho tính cần cù?
+ Những hình ảnh nào gợi lên tinh thần đoàn kết của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
+ Đoạn 2,3 nói lên điều gì?
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
GV: Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: Mai sau, xanh để thể hiện sự tài tình, sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc.
+ Qua bài thơ trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?
GDBVMT thông qua câu hỏi 2: (Sau khi HS trả lời, GV có thể nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống).
- GV ghi nội dung lên bảng.
- 1HS đọc to các câu hỏi
- Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn
+ Câu thơ: Tre xanh
 Xanh tự bao giờ?
 Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
- Lắng nghe.
1. Sự gắn bó lâu đời của tre đối với người việt Nam.
+Chi tiết: không đứng khuất mình bóng râm
+ Hình ảnh: Bão bùng thân bọc lấy thân/Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre chẳng ở riêng/Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con
+Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Rễ siêng không chịu đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
+ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
+ Tre già thân gãy cành rơi mà tre vẫn truyền cái gốc cho con. Tre luôn mọc thẳng không chịu mọc cong 
2. Phẩm chất tốt đẹp của cây tre.
3. Nói lên sức sông lâu bền, mãnh liệt của cây tre.
+ Lắng nghe.
* Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua hình tượng cây tre
 HS trả lời 
- HS liên hệ việc giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống trong lành
- HS ghi chép lại nội dung bài
**. Luyện đọc diễn cảm:(10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện đúng nhịp điệu của thơ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài
4. Vận dụng trải nghiệm (1p)
5. Củng cố dặn dò (1p)
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm.
- Cử đại diện đọc trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
- Liên hệ vẻ đep của cây tre với phẩm chất của người VN
- Tìm đọc các tác phẩm viết về cây tre
---------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: 
+ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); 
+ Phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
2. Kĩ năng
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
3. Thái độ
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:Bảng lớp viết sẵn VD của phần nhận xét, giấy khổ to, bút dạ, Từ điển 
(hoặc vài trang pho to), Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1; 2.
- HS: vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: 3p)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và chuyển tiếp vào bài mới.
* Cách tiến hành
- HS đọc bài thơ: Chú bé liên lạc. 
- GV chuyển ý vào bài mới.
- 2 HS đọc.
- Lớp đồng thanh
2. Hình thành kiến thức mới:(15p)
* Mục tiêu: HS hiểu được từ láy và từ ghép là 2 cách cấu tạo từ phức tiếng Việt...
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
a. Phần nhận xét.
- Gọi hs đọc to yêu cầu ở phần nhận xét.
- TBHT điều khiển nhóm báo cáo
+Nêu các từ phức trong đoạn thơ?
+Từ phức nào do các tiếng có nghĩa tạo thành?
+Từ phức nào do các tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
- GV chốt: 
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép laị với nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy.
b. Ghi nhớ:
- Yêu cầu lấy VD về từ ghép, từ láy 
- Hs nối tiếp đọc các yêu cầu.
- HS làm việc nhóm 2 với các câu hỏi phần nhận xét
+ Truyện cổ; cha ông; lặng im,thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
+ Truyện cổ, cha ông, lặng im.
+ Thầm thì; chầm chậm, se sẽ, cheo leo.
- HS lắng nghe và nhắc lại
- 2 hs đọc ghi nhớ.
- HS lấy VD (M3, M4)
3. Hoạt động thực hành:(20p)
* Mục tiêu: HS bước đầu phân biệt được từ ghép từ láy, tìm được từ ghép, từ láy đơn giản
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp- Cả lớp. 
Bài 1: Tìm từ ghép, từ láy.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm vào bảng phụ.
+ Tại sao em xếp từ "bờ bãi", từ "dẻo dai" vào từ ghép?
 - Chốt cách xác định từ ghép, từ láy
Bài 2: Tìm từ ghép, từ láy chứa tiếng:
a. Ngay
b. Thẳng
c.Thật
+ Đặt câu với 1 từ em tìm được ở bài 2
+ Tạo từ ghép thế nào? Tạo từ láy thế nào?
4. Vận dụng trải nghiệm (1p)
5. Củng cố dặn dò (1p)
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm 4- Chia sẻ trước lớp
Câu 
Từ ghép
Từ lá
a
ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ
nô nức 
b
dẻo dai, vững chắc, thanh cao 
mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp 
+tiếng"bờ", tiếng "bãi|" đều có nghĩa
+tiếng "dẻo", tiếng "dai"đều có nghĩa
- 1 hs đọc đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm 2- Chia sẻ trước lớp
Từ
Từ ghép
Từ láy
ngay
Ngay thẳng, ngay thật, ngay đơ...
ngay ngắn
thẳng
thẳng cánh, thẳng đứng, thẳng đuột, thẳng tính...
thẳng thắn
thật
chân thật, chân t
ành...
thật thà
+ HS nối tiếp đặt câu
+ HS nêu cách tạo TG, TL
- Tìm các từ láy, từ ghép trong câu thơ sau:
 Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
 Ôm trọn non sông, cả kiếp người.
 Các từ sau là từ ghép hay từ láy: gập ghềnh, cập kênh, cong queo, cà kê?(Từ láy âm đầu /g/ âm /c/) 
----------------------------------
TOÁN
Tiết 17: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS nắm chắc kiến thức về so sánh các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen dạng X X < 5 với X là số tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng so sánh và sắp thứ tự các số tụ nhiên.
- Kĩ năng trình bày với dạng toán tìm x mới
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác học bài.
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:- Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
- HS: VBT, PBT, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu (5p)
- Trò chơi: Sắp thứ tự
- GV chuẩn bị sẵn các tấm thẻ có ghi các số, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn (lớn đến bé)
- TK trò chơi, nêu lại cách sắp thứ tự
- HS chơi theo tổ
- HS lên bảng bốc các thẻ và thảo luận
- HS cầm thẻ đứng theo thứ tự quy định
- Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng thì thắng cuộc.
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: HS nắm chắc kiến thức về so sánh các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen dạng X X < 5 với X là số tự nhiên. Biết cách giải và trình bày theo mẫu
* Cách tiến hành
Bài 1: Viết số. Cá nhân-Lớp
Bài 3: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
+ Làm ntn điền được chữ số thích hợp vào ô?
- GV hỏi để chốt KT:
+ Hãy nêu cách so sánh 2 số tự nhiên với nhau
Bài 4: Cá nhân- Cả lớp
Tìm số tự nhiên x .
+Hãy nêu những STN bé hơn 5?
- GV HD cách trình bày dạng bài tìm x<5.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài tập chờ (Bài 2): Dành cho Học sinh năng khiếu 
- Gọi hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
+Có bao nhiêu số có 1chữ số ?
+Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
- Chữa bài, nhận xét, chốt công thức tính
4. Vận dụng trải nghiệm (1p)
5. Củng cố dặn dò (1p)
- HS làm bài cá nhân vào nháp và chia sẻ trước lớp
a. 0 ; 10 ; 100
b. 9 ; 99 ; 999
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- Các nhóm cử đại điện trình bày
Đáp án: 
a. 859 0 67 < 859 167
b. 492 037 > 482 037
c.609 608 < 609 60 9
d. 264 309 = 2 64 309
- Giải thích tại sao mình lại điền như vậy
- Hs đọc đề bài.
a. Tìm x biết x < 5
Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2 ; 3; 4
Vậy x là : 0; 1; 2; 3; 4
b.Tìm x biết : 2 < x < 5
Số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là: 3; 4
Vậy x là : 3 ; 4
- HS nêu kết quả
- Giải thích cách làm
- Tìm x biết 13 > x > 5
- Nắm lại kiến thức của tiết học
---------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021 
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác học bài
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:- Giấy khổ to+ bút dạ.
 - Hai bộ băng giấy – mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1.
- HS: Vở BT, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Mở đầu:(5p)
 Gọi HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- 1 HS kể 
2. Hình thành kiến thức mới:(10p)
* Mục tiêu: HS hiểu đươc cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản.
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
Ghi lại những sự việc chính trong truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
+ Theo em thế nào là sự việc chính?
- Yêu cầu HD làm việc theo nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trả bàn: ghi lại những sự việc chính trong truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Các nhóm xong trước báo cáo kết quả, dưới sự điều hành của TBHT
- GV tóm tắt lại các sự việc
Bài 2: 
+ Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Vậy cốt truyện là gì?
 Bài 3: 
+ Sự việc 1 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì? 
- Kết luận: 
+ Sự việc khơi nguồn cho những sự việc khác là phần mở đầu của truyện.
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện.
+ Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện 
+ Nêu cấu tạo của môt cốt truyện?
* Ghi nhớ:
Cá nhân- Nhóm-Lớp
- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
+ Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- HD làm việc theo nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá.
+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn hiếp.
+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_04_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.doc