Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

Tiết 1: Kĩ thuật

Tiết 5: KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)

Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành

- Biết cách khâu thường trên đường vạch kẻ. - HS biết cách khâu thường, đường khâu ít bị dúm.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim khi khâu

 - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. đường khâu ít bị dúm.

2.KN: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, thực hành.

3. NL, PC: Tạo cơ hội cho học sinh phát triển tất cả các năng lực và phẩm chất

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh quy trình khâu thường .

 - Mẫu khâu thường, 1 số S/P khâu bằng mũi thường

 - 1 mảnh vải trắng kim, chỉ, thước, kéo, phấn vạch

- HS: - 1 mảnh vải trắng kim, chỉ, thước, kéo, phấn vạch

 

doc 10 trang xuanhoa 09/08/2022 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn:13/10/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 15/10/2018
Tiết 1: Kĩ thuật 
Tiết 5: KHÂU THƯỜNG (Tiết 2)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Biết cách khâu thường trên đường vạch kẻ.
- HS biết cách khâu thường, đường khâu ít bị dúm.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim khi khâu 
 - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với học sinh khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. đường khâu ít bị dúm.
2.KN: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, thực hành.
3. NL, PC: Tạo cơ hội cho học sinh phát triển tất cả các năng lực và phẩm chất
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh quy trình khâu thường .
 - Mẫu khâu thường, 1 số S/P khâu bằng mũi thường 
 - 1 mảnh vải trắng kim, chỉ, thước, kéo, phấn vạch 
- HS: - 1 mảnh vải trắng kim, chỉ, thước, kéo, phấn vạch 
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ học tập của HS 
Hỗ trợ của GV 
- HS bày lên bàn GV kiểm tra.
1. Hoạt động 1: Thực hành khâu thường
- 1 HS đọc ghi nhớ.	
- 2 HS lên bảng thực hiện khâu thường.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu các mũi thường theo đường vạch dấu.
- 2 HS nhắc lại, cả lớp thực hiện thao tác kêt thúc đường khâu.
- HS thực hành
2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- HS trưng bày theo nhóm 4.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí
- HS nêu.
- Lắng nghe.
* Kiểm tra vật liệu, dụng cụ 
- GV nhận xét khen ngợi
* G/T bài: 
- HS thực hành khâu thường.
- Gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện khâu vài mũi khâu thường.
- GV nhận xét thao tác của HS .
+ Nêu các bước khâu thường.
- GV nhắc lại kĩ thuật khâu thường theo các bước. 
 - GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu, yêu cầu HS vừa nhắc lại vừa thực hiện thao tác.
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- GV hỗ trợ HS chậm
* PA 2 : Có thể thực hành trên giấy
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. 
- GV nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét tuyên kết quả học tập của HS.
* PA 2:Có thể trưng bày theo nhóm 6
* Nêu các bước khâu thường.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS đọc và CB bài sau.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 2: Kĩ thuật
Tiết 6: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG 
(Tiết 1)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- HS biết cách khâu thường, đường khâu ít bị dúm.
- Biết khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
Với HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, vận dụng, thực hành khâu thường để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- GD PTTNTT: Cần đảm bảo an toàn trong khi làm.
2. Kĩ năng: Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
- Tự phục vụ, tự quản, sáng tạo , hoàn thành sản phẩm 
-Tính cẩn thận, chăm chỉ
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu khâu ghép hai mép vải. 
+ Bộ đồ dùng khâu, thêu
- HS: Bộ đồ dùng khâu, thêu
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 1 HS
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu
- HS quan sát, nhận xét
+ Các mũi khâu cách đều nhau, mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau, đường khâu ở mặt trái
+ Cổ áo, tay áo, khâu túi, ...
- HS nghe
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- HS quan sát
- Vạch dấu đường khâu, khâu lược 2 mép vải, khâu ghép bằng mũi khâu thường
- 1 vài HS nêu
- HS quan sát
- 1 vài HS nêu
- HS quan sát
- 1 vài HS nêu
+ Khâu ghép 2 mép vải được thực hiện ở mặt trái
- HS quan sát
- 1 HS thực hiện bước khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu
- Lớp quan sát
- 1 HS lên thao tác, GV hướng dẫn thêm 
- 2 HS đọc ghi nhớ
* 2 HS Nêu qui trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu lược
+ B ước 3: Khâu khép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Lắng nghe.
* Nêu các bước khâu thường
- Nhận xét
* GT ghi đầu bài
- GV giới thiệu mẫu
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét 
+ Nêu đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải?
+ Nêu một số sản phẩm được khâu ghép hai mép vải?
 Kết luận: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm như đường giáp của tay áo, cổ áo,...
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 sgk
- Để khâu được như mẫu ta cần thực hiện theo những bước nào?
- Yêu cầu HS đọc mục 1, quan sát hình 1 sgk nêu cách vạch dấu đường khâu
- GV thao tác mẫu
- Yêu cầu HS đọc mục 2, quan sát hình 2 sgk nêu cách khâu lược 2 mép vải và tác dụng của đường khâu lược
- GV thao tác mẫu
- Yêu cầu HS đọc mục 3, quan sát hình 3 nêu cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
+ Khâu ghép 2 mép vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải của 2 mảnh vải?
- GV thao tác mẫu
- Gọi HS thực hiện bước khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu
- GV thao tác lại các bước để HS quan sát
- Gọi HS lên thao tác, GV hướng dẫn thêm 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Còn thời gian, cho HS thực hành 
 *PA 2: HS thực hành trên giấy nháp
* ATLĐ: Khi thực hành cần đảm bảo an toàn trong khi làm....
* Nêu quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
- Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị giờ sau thực hành.
- Nhận xét tiết học. 
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
Bài 11. MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành
- Biết một số cách thông thường khi bảo quản thức ăn và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn.
Nêu được các cách bảo quản thức ăn. Biết bảo quản thức ăn đúng cách.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nêu được các cách bảo quản thức ăn. Nêu được bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày. Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
- Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
2. Kỹ năng: Kĩ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác, trình bày ý kiến
3. NL, PC: 
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II .Đồ dùng dạy-học:
- GV: Phiếu học tập, bút dạ.
- HS: Một vài loại rau thật.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét 
*Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn
- HS lắng nghe
- Thảo luận nhóm
+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh, làm mắm (ướp mặn), làm mứt (cô đặc với đường), ướp muối (cà muối)
+ Tiếp nối trả lời.
+ Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.
+ Các vi sinh vật không thể xâm nhập được.
* Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
1. Nhóm phơi khô: 
+ Tên thức ăn: cá, tôm, mực, củ cải, miến, mộc nhĩ...
+ Trước khi bảo quản: cá, tôm, mực...
rửa sạch, bỏ phần ruột; các loại rau, chọn loại tươi, bỏ phần dập nát, rửa sạch để ráo nước, khi sử dụng rửa lại.
2. Nhóm ướp muối:
+ Tên thức ăn: thịt, cá, tôm, cua...
+ Trước khi bảo quản: Chọn loại còn tươi, loại bỏ phần ruột. Trước khi sử dụng, rửa lại cho bớt mặn.
3. Nhóm ướp lạnh:
+ Tên thức ăn: Cá, thịt, tôm, các loại rau...
+ Trước khi bảo quản: Chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập nát, rửa sạch để ráo nước.
4. Nhóm đóng hộp:
+ Tên thức ăn: Thịt, cá, tôm...
+ Trước khi bảo quản: Chọn loại còn tươi, bỏ ruột rửa sạch.
5. Cô đặc với đường:
+ Tên thức ăn: Mứt dâu, mứt sen, mứt cà rốt...
+ Trước khi bảo quản: Chọn quả tươi, rửa sạch, để ráo nước.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu mục Bạn cần biết.
- HS nêu.
- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Nhận xét.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ trang 24, 25 SGK thảo luận:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh họa?
+ Gia đình em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
+ Nguyên tắc chung của bảo quản thức ăn là gì?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
PA 2: Có thể cho học sinh trả lời miệng.
 Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu không bị mất chất dinh dưỡng, ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
- Tổ chức hoạt động nhóm:
- Đặt tên nhóm:
 1. Nhóm: phơi khô
 2. Nhóm: ướp muối
 3,4. Nhóm: ướp lạnh
 5. Nhóm: cô đặc với đường
 6. Nhóm : đóng hộp
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời:
+ Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo nhóm?
+ Ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm?
* Kết luận: Trước khi đưa thức ăn (thịt, cá, rau...) vào bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập, nát, úa...sau đó rửa sạch và để ráo nước.
 Trước khi dùng để nấu phải rửa sạch, nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối).
* Mục bạn cần biết: SGK
+ Tại sao phải bảo quản thức ăn? Có những cách nào để bảo quản thức ăn
+ Nêu các cách bảo quản thức ăn ở gia đình em?
+ Cần lưu ý gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn?
- GV lưu ý HS: Những cách làm trên chỉ giữ được một thời gian nhất định. Vì vậy khi những thức ăn đã được bảo quản cần xem kỹ hạn sử dụng.
- Học thuộc mục bạn cần biết.
- Thực hiện bảo quản thức ăn đúng cách
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/10/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 16/10/2018
Tiết 1: Khoa học
Tiết 12: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần được hình thành
- Biết vai trò của vi-ta –min : A, B, C, D.
- Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng tránh.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
2. Kỹ năng: - Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
3. NL, PC: 
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hình trang 26, 27 SGK.
 - HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của GV
+ Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, 
+ Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn. 
- Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình. 
1. Hoạt động 1. Nguyên nhân gây bệnh: 
- HS quan sát. 
- Thảo luận theo nhóm 4. 
- Báo cáo kết quả. 
- Nhận xét bổ sung. 
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. 
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. 
+ Do không được ăn đầy đủ lượng và chất. 
- HS quan sát và lắng nghe. 
2. Hoạt động 2. Cách phòng các bệnh thiếu dinh dưỡng: 
- Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng. 
- Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu. 
- Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, 
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Thi kể tên một số bệnh 
- HS tham gia vào 2 đội.
- Tham gia trò chơi.
- HS trả lời
+ Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn?
+ Theo em, tại sao những cách bảo quan thức ăn lại giữ thức ăn được lâu hơn?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
PA 2: - Kiểm tra việc HS sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
- Nêu mục tiêu tiết học.
**GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển. 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: 
+ Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
* Kết luận: Trẻ em không được ăn đầy đủ lượng và chất, đặt biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương 
(H1). Nếu thiếu i- ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ (H2). 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và cách đề phòng?
- GV nhận xét, kết luận. 
Bước 1: Tổ chức: 
GV chia lớp làm 2 đội: Mỗi đội cử ra một đội trưởng, rút thăm xem đội nào được nói trước. 
Bước 2: GV nêu cách chơi và luật chơi. 
VD: Đội 1 nói “thiếu chất đạm”. Đội 2 phải trả lời nhanh “sẽ bị suy dinh dưỡng”. Tiếp theo, đội 2 lại nêu, “thiếu i- ốt”. Đến đội 1 phải nói được tên bệnh “sẽ bị bướu cổ”. Trường hợp đội 1 nói sai đội 2 sẽ được ra câu đố. 
Chú ý: Cũng có thể nêu tên bệnh và đội kia phải nói được là do thiếu chất gì. 
- Kết thúc trò chơi, GV khen/ động viên.
- Nêu cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
- Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. Chuẩn bị bài “Phòng bệnh béo phì”
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành
trong bài 
Biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Biết cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
I. Mục tiêu:
1. KT- KN: Trẻ em cần phải bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* GD BVMT: 
- HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...
2. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, bày tỏ ý kiến
3. Năng lực - Phẩm chất: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. Tự tin, cẩn thận, chăm học, trung thực, đoàn kết, yêu thương.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ để chơi trò chơi phóng viên.
- Một số đồ dùng để hoá trang, diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động học của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. HĐ 1: 
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học.
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học.
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
2. HĐ 2:
a. Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
* HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luận nhóm, đóng vai.
- Một số nhóm HS xung phong đóng vai 
b. “ Trò chơi phóng viên”.
* HĐ cá nhân:
- Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của “phóng viên”
+ Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
...
c. Trình bày bài vẽ, bài viết:
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học, để trên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to-nhẩm-thầm.
- GV nhấn mạnh một số yêu 
- GV cần đảm bảo HS nào cũng hiểu rõ mình cần đạt được điều gì trong bài học, tiết học.
- Gọi HS lên bảng đọc ghi nhớ
* Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (Xem SGV).
- GV YC HS thảo luận nhóm, đóng vai.
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- Mời một số nhóm HS xung phong đóng vai .
- Kết luận: 
* Cách chơi: GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
- Hướng dẫn cách phỏng vấn:
+ Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
+ Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
+ Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
+ Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
+ Dự định của em trong hè này.
 - Kết luận:
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) 
- GV kết luận chung:
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2018_2019.doc