Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019

Tiết 1+ 2: Mĩ thuật

Chủ đề 7: VŨ ĐIỆU SẮC MÀU ( 2 tiết)

Tiết 3: Khoa học

Bài 37: TẠI SAO CÓ GIÓ?

Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- HS nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. - HS biết làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió.

- Giải thích được nguyên nhân gây gió.

2. Kĩ năng: kỹ nănghợp tác, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày, kỹ năng quan sát.

- Xác định vai trò của gió và việc ứng dụng trong đời sống.

3. NL, PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.

 

doc 6 trang xuanhoa 09/08/2022 3430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn:12/1/2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14/1/2019
Tiết 1+ 2: Mĩ thuật 
Chủ đề 7: VŨ ĐIỆU SẮC MÀU ( 2 tiết)
Tiết 3: Khoa học
Bài 37: TẠI SAO CÓ GIÓ?
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. 
 - HS biết làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây gió.
2. Kĩ năng: kỹ nănghợp tác, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày, kỹ năng quan sát.
- Xác định vai trò của gió và việc ứng dụng trong đời sống.
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: Hộp đối lưu, nến, diêm, hương. 
- HS: Chong chóng
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- HSTL câu hỏi
- HS nhận xét, đánh giá.
1. Hoạt động 1 : Chơi chong chóng.
- HS chơi chong chóng, quan sát hiện tượng TLCH: 
+ Khi không có gió chong chóng không quay, khi có gió chong chóng quay.
+ Nếu trời lặng gió thì để trước quạt.
+ Khi ta chạy không khí xung quanh chuyển động tạo thành gió, gió thổi chong chóng quay, gió thổi mạnh quay nhanh, gió thổi yếu quay chậm, không có gió chong chóng không quay.
2. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió.
- 1 HS đọc
- HS theo dõi
- Phần hộp bên ống a
- Phần hộp bên ống b.
- Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống a và bay lên.
- Do không khí chuyển động từ b sang a
+ Không khí từ ống a có ngọn nến đang cháy thì nóng lên nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống b không có nến cháy thì lạnh không khí lạnh nặng hơn và đi xuống. Khói từ mẩy hương cháy đi ra ống a là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyện nhân gây ra sự chuyển động của không khí.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK/74
3. Hoạt động 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
- Thảo luận, trình bày:
+ Hình 6 ban ngày hướng gió thổi từ biển vào đất liền
+ Hình 7 ban đêm hướng gió thổi từ đất liền ra biển.
- Ban ngày không khí đất liền nóng không khí ngoài biển lạnh cho nên không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển vào đất liền. Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn không khí ngoài biển vì thế không khí chuyển động từ đất lền ra biển. Tạo nên gió từ đất liền ra biển.
- HS giải thích nguyên nhân gây ra gió.
- Nêu vai trò của không khí đối với con người, động vật, thực vật? 
 - Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
- Cho HS chơi theo N 4, quan sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Khi nào chóng chóng không quay, khi nào chong chóng quay, khi nào quay nhanh, quay chậm?
+ Nếu trời lặng gió thì làm thế nào để chong chóng quay?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
*PA2:Thảo luận nhóm 4
- HS đọc thí nghiệm SGK.
- Quan sát thí nghiệm
- GV nêu mục đích của thí nghiệm.
- GV làm thí nghiệm HS quan sát.
- Gọi HS giải thích hiện tượng.
+ Phần nào của hộp có không khí nóng?
+ Phần nào của hộp có không khí lạnh?
+ Khói bay qua ống nào?
+ Khói từ mẩu hương đi ra ống a là do tác động gì?
- Cho HS đọc mục bạn cần biết SGK/74
- Yêu cầu HS thảo luân theo cặp quan sát hình minh họa 6,7.
+ Hình 6 vẽ khoảng thời gian nào trong ngày?
+ Hình 7 mô tả hướng gió minh họa trong hình ntn?
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
+ Tại sao có gió?
- Nhận xét giờ. 
Điều chỉnh bổ sung: .
Ngày soạn: 13/1/2019
Ngày giảng: Thứ ba ngày 15/1/2019
Tiết 1: Khoa học
Bài 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS biết không khí chuyển động tạo thành gió.
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống bão.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
 - Nêu cách phòng chống bão: 
 + Theo dõi bản tin thời tiết.
 + Cắt điện, tàu thuyền không ra khơi
 + Đến nơi chú ẩn an toàn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, trả lời câu hỏi, trình bày, điều tra, thảo luận nhóm, 
3. NL, PC: Tạo điều kiện cho học sinh hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
*GDBVMT: Bảo vệ bầu không khí sẽ giảm thiên tai bão lũ.
*GDPTTNTT: Phòng tranh gây thương tích khi có giông bão.
II. Chuẩn bị
	Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
+ Không khí chuyển động từ nới lạng đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
+ Sự chệnh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho gió thay đổi giữa ngày và đêm.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cấp gió.
- HS đọc thông tin trong SGK và quan sát các hình trang 76, trao đổi trong cặp.
- Vài cặp HS trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- H1: Cấp 2: Gió nhẹ, bầu trời sáng sủa.
- H2: Cấp 5: Gió khá mạnh, mây bay cây nhỏ đu đưa.
- H3: Cấp 7: Gió to, trời tối và có bão.
- H4. Cấp 9: Gió dữ, gió quá mạnh, bầu trời đầy mây đen.
- Từ cấp 7 đến cấp 12.
2. Hoạt động 2. Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống.
- HS quan sát hình 5,6 thảo luận nhóm.
- Gió mạnh kèm theo mưa to.
- Gió mạnh liên tiếp mưa to bầu trời đầy mây đen đôi khi có gió xoáy.
- Thiệt hại về người của, đổ cây cối, tốc mái nhà, đổ nhà, thiệt hại mùa màng.
- Theo dõi bản tin thời tiết, bảo vệ nhà cửa, đi chú ẩn đến nơi an toàn.
- VD: Nghe thời tiết thường xuyên, làm nhà chắc chắn,...
- HS đọc 
- Trồng cây, để rác đúng nơi quy định,...
- HS nêu
- HS làm bài rồi trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Tại sao có gió?
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền nhưng ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Nhận xét, củng cố trò chơi, khen/ động viên, chuyển vào bài mới.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi
+ Quan sát hình 1, 2, 3, 4 hãy mô tả về cấp gió ở các hình?
+ Từ cấp gió nào thì gây thiệt hại người và của?
 Khi có giông, bão ta cần làm gì để phòng tránh TNTT?
- HS đọc mục Bạn cần biết (tr.76).
- Không đi ra ngoài đường khi có giông bão, tránh bão đến nơi an toàn,...
- YC HS quan sát hình 5, 6, thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Nêu những dấu hiệu của trời có giông?
+ Nêu dấu hiệu đặc trưng của bão?
+ Nêu tác hại của bão gây ra?
+ Nêu cách phòng chống bão.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Gia đình em đã phòng chống bão ntn?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết (tr.77)
*. PA2: Làm BT vào vở BT
 Cần làm gì để bảo vệ môi trường không khí?
+ Nêu một số cách phòng chống bão?
- Làm BT 4 trong VBT (tr.49)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh bổ sung: .
Tiết 2: Đạo đức
BÀI 9: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 1)
Những kiến thức đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết vì sao phải yêu lao động?
- Biết những biểu hiện của người yêu lao động
- Biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- HSNK: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng biết ơn những người lao động.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, nhận xét, đánh giá, trình bày ý kiến, lắng nghe. Kĩ năng ứng xử.
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất
* GDKNS: Kỹ năng tôn trọng giá trị sức lao động, kỹ năng thể hiện sự tôn trọng, lế phép với người lao động.
II. Chuẩn bị 	
 1. Giáo viên: SGK đạo đức 4, VBT đạo đức 4.
 2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Nêu, nhận xét
 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Buổi học đầu tiên”
- 2 học sinh đọc 
- Vì các bạn coi thường nghề mà bố mẹ Hà đang làm.
- Chưa biết tôn trọng người lao động
- Em không cười vì bố mẹ Hà là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó đứng lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi Hà.
* Ghi nhớ
- Nghề nào cũng đáng quý vì vậy chúng ta phải tôn trọng
- Cơm ăn, áo mặc đều do người lao động làm ra...
- Đọc ghi nhớ sgk trang 28
2. Hoạt động 2: Kể tên các nghề nghiệp (Bài tập 1)
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- Thực hiện theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, đánh giá
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2) 
- Quan sát và chia sẻ theo cặp câu hỏi
- Nối tiếp nêu ý kiến
- Nhận xét, đánh giá
- HS trả lời
+ Vì sao phải yêu lao động?
+ Yêu lao động thì ta phải làm gì?
- Nhận xét
* Giới thiệu bài: Nêu MT của bài.
- GV gọi đọc truyện
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
+ Em có nhận xét gì về thái độ của các bạn khi nghe Hà kể?
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
*PA2: GV đọc truyện
+ Thế nào là tôn trọng người lao động?
+ Vì sao phải tôn trọng người lao động?
- Quan sát, giúp đỡ học sinh
+ Người lao động là: bác sĩ, nông dân, người giúp việc, người lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ.
- Đọc yêu cầu bài tập 2, quan sát tranh vẽ, thảo luận cặp đôi
* PA2: Kể cho các bạn trong nhóm về nghề của bố mẹ mình
+ Bố mẹ em làm nghề gì? Công việc hàng ngày của bố mẹ em là gì?
+ Bố mẹ em làm công việc đó để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
+ Thế nào là tôn trọng, biết ơn những người lao động?
+ Vì sao phải tôn trọng, biết ơn những người lao động?
- Thực hiện theo bài học.
+ Chuẩn bị cho tiết học sau: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiết 2)
- Nhận xét giờ học.
Điều chỉnh bổ sung: .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2018_2019.doc