Giáo án Chính tả 4 - Tuần 3 - Bài: Cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ: “Cháu nghe câu chuyện của bà”, trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát & các khổ thơ.
2. Kỹ năng:
- Hiểu được cách trình bày một bài thơ lục bát. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch, hỏi/ngã).
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2a.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 4 - Tuần 3 - Bài: Cháu nghe câu chuyện của bà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Chính tả Thứ ngày tháng năm 2018 Tuần: 3 Tiết : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ Mục tiêu : Kiến thức: Nghe viết lại đúng chính tả bài thơ: “Cháu nghe câu chuyện của bà”, trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát & các khổ thơ. Kỹ năng: Hiểu được cách trình bày một bài thơ lục bát. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch, hỏi/ngã). Thái độ Rèn tính cẩn thận, chính xác. Đồ dùng dạy học: Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2a. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 1. Bài cũ: - Viết lại 1 số từ ở bài trước: khúc khuỷu, gập ghềnh, Tuyên Quang - GV n/x, đánh giá: chính tả & chữ viết cho HS - 2 em lên viết bảng lớp HS viết nháp 2. Bài mới: 2’ a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu & ghi bài - HS ghi vở b) HD tìm hiểu bài: 3’ Đọc mẫu: - GV đọc mẫu bài viết + Câu chuyện của bà là chuyện gì? + Cháu nghe xong cảm thấy như thế nào? - HS mở SGK tr 26 theo dõi GV đọc – 1 vài em TLCH để tìm hiểu n/d 5’ Hướng dẫn chính tả: · Viết 1 số từ dễ lẫn: - GV đọc 1 số từ ngữ: (làm đau lưng bà, lối đi về, nước mắt, nhoà rưng rưng) - GV đánh giá chữ viết & chính tả của HS · Lưu ý về cách trình bày bài thơ: + Bài thơ thuộc thể thơ gì? + Trình bày bài thơ thuộc thể thơ lục bát như thế nào? + Hết mỗi khổ thơ trình bày như thế nào? + Trong bài có dấu (:) vậy trình bày lời tiếp theo sau dấu (:) như thế nào? - HS viết vở nháp, 2 em lên bảng lớp - Lớp n/x bạn viết - HS TLCH để định hình cách trình bày bài trong vở 13’ Viết bài: + Nêu lại tư thế ngồi, cầm bút? - GV đọc từng câu hoặc cụm từ để HS viết? - Soát bài : GV đọc soát lần 1 GV đọc soát lần 2 - Thu nhận xét, đánh giá 5 - 7 vở - 1 HS nêu - HS viết vở - HS tự soát, - HS soát chéo vở - HS đối chiếu sửa sai 7’ c) Luyện tập: Làm bài tập 2a + Đọc yêu cầu của bài 2a - GV chép sẵn bảng phụ nội dung bài tập 2a để HS làm - GV lưu ý HS: viết những từ được điền tr/ch vào vở (không chép đoạn văn vào vở). (Nếu không GV dặn HS chép sẵn đoạn văn để điền) - Chữa bài: - Nội dung đoạn văn trong bài tập 2a nói lên điều gì? - GV giúp HS phân biệt tre/ che; trúc/ chúc; trí/ chí - 1 HS đọc y/c bài - HS làm bài tập vào vở - 1,2 HS nêu - Nhận xét 5’ 3. Củng cố-Dặn dò : - GV chốt nội dung chính bài học. - N/x giờ học Dặn dò: tìm và ghi 5 từ chỉ tên con vật bắt đầu bằng tr/ch - HS lắng nghe, ghi vở
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_chinh_ta_4_tuan_3_bai_chau_nghe_cau_chuyen_cua_ba.docx