Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

2. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?

A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

A. Có cảm giác thong thả và bình yên.

B. Có cảm giác được bà che chở.

C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

 

docx 5 trang xuanhoa 12/08/2022 2370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề Kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
STT
Chủ đề
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
4
2
Câu số
1,2
3,4
5
6
1,2,3,4
5,6
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
2,0
2,0
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
2
1
1
3
1
Câu số
7,8
9
10
7,8,9
10
Số điểm
1,0
1,0
1,0
2,0
1,0
Tổng
Số câu
4
3
2
1
7
3
Câu số
1,2,7,8
3,4,9
5,10
6
1,2,3,4,7,8,9
5,6,10
Số điểm
2,0
2,0
2,0
1,0
4,0
3,0
TRƯỜNG TH&THCS ÂU LÂU 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn Tiếng Việt - Lớp 4
Điểm 
bằng số
Điểm bằng chữ
Nhận xét
Họ tên GV chấm
( Kí, ghi rõ họ tên)
Số phách
 ............
 ..............
........................................................................
..............................
(HS không ghi vào đây)
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: Giáo viên kiểm tra đọc một đoạn trong những bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17 sách HDH TV4 tập 1.
II. Đọc thầm và làm bài tập
1. Đọc thầm
2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1. Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?
A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?
A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
5. Theo em, Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
6. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
7. Câu Cháu về đấy ư ?được dùng làm gì?
A. Dùng để hỏi
B. Dùng để yêu cầu, đề nghị
C. Dùng để thay lời chào
8. Trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” Có mấy động từ, có mấy tính từ?
A. Hai động từ, hai tính từ
B. Hai động từ, một tính từ
C. Một động từ, hai tính từ
9. Những từ nào cùng nghĩa với từ “hiền”
A. Hiền hậu, thương yêu
B. Hiền từ, hiền lành
C. Hiền từ, âu yếm
10. Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)
Dòng sông chảy giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bạn Lan lớp em rất 
Ba em luôn nhìn em với cặp mắt........................
Cụ già ấy là một người.....................................
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả
Nghe – viết: Chiếc áo búp bê (trang 147) TV lớp 4 tập 1
(Từ “Trời trở rét” đến “Tôi đã may cho bé.”)
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
II. Tập làm văn
Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Đáp án kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Phần đọc tiếng: 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Phần đọc hiểu: 7 điểm.
Câu
1
2
3
4
7
8
9
Đáp án
C
A
C
C
C
A
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
Câu 5: (1đ) Thanh được nhận tình cảm yêu thương, chăm sóc từ bà
Câu 6: (1đ) Tuỳ vào cách nói lời cảm ơn và những lời yêu thương nhất với bà để GV cho điểm
Câu 10: (1đ)
- Dòng sông chảy hiền hoà giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô
- Bạn Hương lớp em rất thông minh.
- Ba em luôn nhìn em với cặp mắt hiền từ
- Cụ già ấy là một người hiền từ
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm
- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Từ lỗi thứ 6, mỗi lỗi sai trừ 0,2 đ
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài
2. Tập làm văn: 8 điểm
A - Yêu cầu:
- Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)
- Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Diễn đạt lưu loát.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
B - Biểu điểm:
- Mở bài: 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm
+ Nội dung: 1,5 điểm; + Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài: 1 điểm
- Chữ viết: 0,5 điểm
- Sáng tạo: 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020.docx