Đáp án theo nhóm về Môi trường

Đáp án theo nhóm về Môi trường

Câu 2: Hiến pháp năm 2013 có những quy định nào dưới đây?

a) Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.

b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

c) Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 23. Nhà nước có những chính sách nào sau đây đề bảo vệ môi trường?

a) Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.

b) Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.

c) Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Câu 24(I). Những hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây được khuyến khích?

a) Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

b) Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

c) Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.

 

docx 29 trang cuckoo782 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đáp án theo nhóm về Môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm câu trả lời tất cả các phương án trên đều đúng:
Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có những quy định nào dưới đây?
a, Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
b, Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. 
c) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Câu 2: Hiến pháp năm 2013 có những quy định nào dưới đây?
a) Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
c) Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 23. Nhà nước có những chính sách nào sau đây đề bảo vệ môi trường?
a) Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
b) Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.
c) Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Câu 24(I). Những hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây được khuyến khích?
a) Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
b) Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
c) Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
Câu 26(III). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định hành vi bị nghiêm cấm nào sau đây?
a) Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
b) Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
c) Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 28(III). Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, dự án nào dưới dây thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Câu 30(I). Các trường hợp nào dưới đây chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường?
a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Câu 31. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có những quy định nào dưới đây để quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và phát triển năng lượng tái tạo?
a) Ưu tiên xây dựng, thực hiện chính sách, kế hoạch quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
b) Cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Khuyến khích sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo.
Câu 32. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nguồn nào dưới đây?
a) Nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt,
b) Sóng biển, nhiên liệu sinh học.
c) Các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo.
Câu 34. Câu nói nào sau đây là đúng?
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật.
b) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
c) Nhà nước có chính sách khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải.
Câu 35(I). Để ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng có quyền và trách nhiệm nào dưới đây? 
a) Tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu, trừ thông tin danh mục bí mật nhà nước.
c) Cơ quan quản lý về biến đổi khí hậu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó và biến đổi hậu.
Câu 36. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đưa ra những quy định nào dưới đây để bảo vệ môi trường biển và hải đảo?
a) Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo phải chủ động ứng phó sự cố môi trường và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.
Câu 41. Để bảo vệ môi trường đất, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã đưa ra những quy định nào dưới đây?
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất.
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại cơ sở.
Câu 42. Để bảo vệ môi trường không khí, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có những quy định nào dưới đây?
a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lớn phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê, kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí công nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Câu 45(VII). Trong sản xuất nông nghiệp người sản xuất phải thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp nào dưới đây?
a) Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
b) Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường.
c) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Câu 46. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư; Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
b) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
c) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Câu 49(I). Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và lễ hội phải tuân thủ các quy định nào sau đây để bảo vệ môi trường? 
a) Bỏ chất thải đúng nơi quy định.
b) Giữ gìn vệ sinh công cộng.
c) Không xâm hại cảnh quan di tích, cá loài sinh vật tại khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, nơi cư trú.
Câu 51(I). Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được quy định như thế nào?
a) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
c) Tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường; 
Câu 52(I).Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nào sau đây?
a) Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
b) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật; 
c) Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
Câu 53(I). Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm nào sau đây?
a) Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng.
b) Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Câu 54. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc môi trường gồm?
a) Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển.
b) Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.
c) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng; Môi trường đất, trầm tích; Phóng xạ; Nước thải, khí thải, chất thải rắn; Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường; Đa dạng sinh học.
Câu 56. Cộng đồng dân cư có quyền và nghĩa vụ như thế nào để bảo vệ môi trường? 
a) Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.
b) Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở.
c) Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của công đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
Câu 72(I). Nhà sản xuất có quyền lợi gì khi thực hiện thu hồi các sản phẩm thải bỏ?
a) Được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật 
b) Được thu hồi các sản phẩm thải bỏ khác nhãn hiệu nhưng cùng loại
c) Được ủy quyền cho hiệp hội các nhà sản xuất mà mình là thành viên để đại diện thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ của mình.
Câu 78. Theo Luật Lâm nghiệp, khái niệm nào sau đây là đúng?
a) Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
b) Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. 
d) Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
Câu 81. Câu nói nào sau đây là đúng?
a) Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng 
b) Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
c) Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Câu 84. Theo Luật Lâm nghiệp, các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
b) Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
c) Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
Câu 92. Cần thực hiện các quy định nào dưới đây để bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm?
a) Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
b) Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Câu 93. Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?
a) Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
b) Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y.
c) Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Câu 94. Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã đã ban hành những quy định nào dưới đây?
a) Dừng nhập khẩu động vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài động vật hoang dã (trừ các loài thủy sản phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đã được công bố theo quy định của pháp luật; bộ phận của động vật hoang dã đã được chế biến, xử lý làm dược liệu, làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ hoặc trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
b) Kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật, nhất là động vật hoang dã thuộc lớp thú, chim, bò sát trong môi trường tự nhiên.
c) Mọi công dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức và người thân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật.
Câu 95. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây?
a) Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp.
b) Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.
c) Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Câu 96. Để bảo vệ rừng, cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm nào sau đây?
a) Bảo vệ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; 
c) Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
Câu 99(II). Theo quy định tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ thì đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo điều kiện nào sau đây để buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
a) Cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
b) Có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn.
c) Có kệ kê hàng cách tường tối thiểu 20 cm.
Câu 100(II). Về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng thì người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm nào sau đây?
a) Sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom bao gói sau sử dụng để vào bể chứa theo quy định; Để riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng
b) Không sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các mục đích khác
c) Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
Câu 101(II). Theo quy định tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2019 của Chính phủ thì địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
a) Tách biệt với khu dịch vụ ăn uống
b) Tách biệt trường học, bệnh viện
c) Cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m
Câu 105(II). Trường hợp xảy ra sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm nào sau đây?
a) Cần áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố.
b) Cần báo cho UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố để tiếp tục theo dõi.
c) Phải có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả 
d) Tất cả các phương án đều đúng
Câu 111(II). Tổ chức, cá nhân canh tác trồng trọt phải bảo đảm yêu cầu nào sau đây?
a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khi sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
c) Thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng theo quy định.
Câu 114(II). Luật Thú y năm 2015 quy định những hành vi bị cấm nào sau đây?
a) Vứt động vật mắc bệnh chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải, mầm bệnh ra môi trường
b) Giết mổ động vật, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm trước thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y theo hướng dẫn sử dụng
c) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y hết hạn sử dụng
Câu 116(II). Theo quy định tại Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ thì nhà xưởng sản xuất thuốc thú y phải đáp ứng các điều kiện nào sau đây:
a) Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài
b) Có hệ thống cấp và xử lý nước, thoát nước, khí thải, chất thải
c) Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh
Câu 117(II). Theo Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 21/01/2020 h của Chính Phủ thì cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải bảo đảm các yêu cầu nào sau đây?
a) Địa điểm cơ sở không năm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại
b) Có thiết bị thu gom và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất
c) Có hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm
Câu 118(II). Theo Luật Chăn nuôi năm 2018 có những quy định nào dưới đây để xử lý nước thải trong chăn nuôi?
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng
c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng
Câu 126(IV). Những hành vi nào dưới đây bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm?
a) Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm.
b) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật.
c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm biến chất.
Câu 127(IV). Hình thức xử lý thực phẩm nào sau đây không bảo đảm an toàn?
a) Tái xuất.
b) Tiêu hủy.
c) Chuyển mục đích sử dụng.
Câu 129(IV). Chất thải lây nhiễm gồm những loại nào sau đây? 
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn.
b) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.
c) Chất thải giải phẫu.
Câu 132(IV). Việc phân loại chất thải y tế được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Câu 136(IV). Các quy định về vệ sinh trong tổ chức tang lễ gồm các quy định nào sau đây?
a) Bảo đảm an toàn về vệ sinh thực phẩm. Hạn chế tổ chức ăn uống để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh.
b) Bảo đảm các quy định về giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1998
c) Bảo đảm các quy định về sử dụng nhạc tang trong tổ chức tang lễ.
Câu 139(IV). Tại hộ gia đình, nơi quàn ướp thi hài (lưu giữ thi hài) cần được lưu giữ trong điều kiện nào sau đây?
a) Nơi giữ phải thông thoáng trong nhà.
b) Thi hài được phủ kín bằng chăn hoặc vải.
c) Có người trông coi thường xuyên để bảo vệ thi hài tránh côn trùng, súc vật xâm nhập.
Câu 164(I). Tìm mục tiêu đúng tại Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 của UBND Thành phố về phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội?
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức và cá nhân về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sử dụng đồ nhựa một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy và thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Phát huy, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, phân loại các chất thải từ nhựa sử dụng một lần và bao bì, túi ni lông khó phân hủy; vận chuyển đến nơi quản lý, tái chế theo quy định.
c) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Câu 166. Tìm mục tiêu đúng tại Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 25/10/2019 của UBND Thành phố về phòng, chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội?
a) Thay đổi thói quen, giảm dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy sử dụng một lần trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt cộng đồng dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ từ năm 2020.
b) Tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa từ hoạt động sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
c) Đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa.
Câu 171(IX). UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy tắc ứng xử nào sau đây nên làm để bảo vệ môi trường tại những nơi công cộng như vỉa hè, lòng đường? 
a) Giữ gìn, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường.
b) Duy trì trật tự, vệ sinh thường xuyên.
c) Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.
 Câu 176(IX). Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 5/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy địnhđối tượng hưởng hỗ trợ bằng tiền đối với người dân thuộc vùng ảnh hưởng môi trường khu vực xung quanh các khu xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội là? 
a) Cá nhân là người sinh sống thường xuyên có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú (theo quy định của Luật Cư trú) trong khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng môi trường tính từ hàng rào Khu chôn lấp chất thải theo danh sách của chính quyền địa phương cung cấp.
b) Cá nhân không sinh sống thường xuyên nhưng thường xuyên vào học tập, sản xuất, làm việc tại khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng môi trường theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 mà chưa được hưởng chế độ bồi dưỡng do đơn vị sử dụng lao động chi trả theo quy định tại thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH.
c) Hộ gia đình, cá nhân có đất canh tác nằm trong vùng ảnh hưởng môi trường, vẫn thường xuyên lao động, sản xuất nông, lâm nghiệp theo danh sách của chính quyền địa phương cung cấp.
Câu 203(VII). Tổ chức có hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt tiền theo mức nào dưới đây?
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Câu 205(VII). Tổ chức có hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt tiền theo mức nào dưới đây?
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1000kg.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg.
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg.
Câu 207(VI). Trong các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại là cá nhân dưới đây, hành vi nào có mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng?
a) Kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định.
b) Không báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp.
c) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Câu 217(VII). Cá

Tài liệu đính kèm:

  • docxdap_an_theo_nhom_ve_moi_truong.docx