Bộ đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2018-2019

Bộ đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2018-2019

I. Chính tả nghe - viết: (5 điểm) – 30 phút

Về thăm bà

 Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

 -Bà ơi !

 Thanh bước xuống giàn thiên lí .Có tiếng người đi , rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ chạy lại gần .

 -Cháu đã về đấy ư ?

 Bà thôi nhai trầu ,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu ,âu yếm và mến thương .

 

doc 21 trang xuanhoa 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Lý Tự Trọng
Lớp: 4 __
Tên: 
Thứ ngày tháng năm 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2018 –2019
MÔN: Chính tả - Khối lớp: Bốn
Thời gian: 30phút
Chữ ký
GT:
GK:
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
 Chỗ sửa lỗi Chính tả
Trường TH Lý Tự Trọng
Lớp: 4 __
Tên: 
Thứ ngày tháng năm 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: Tập làm văn - Khối lớp: Bốn
Thời gian: 40phút
Chữ ký
GT:
GK:
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
 Đề bài: Hãy tả một đồ vật dụng cụ học tập mà em yêu thích. 
Bài làm
TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG
LỚP: 4 .
HỌ TÊN: 
Thứ ..,ngày.......tháng.....năm............
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: ĐỌC THẦM – LỚP: 4
Chữ ký
GT:
GK:
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GV:
	 Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 40 phút
Đọc thầm bài Điều ước của vua Mi-đát, , sau đó khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi phía dưới :
Điều ước của vua Mi-đát
	Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Theo THẦN THOẠI HI LẠP
(Nhữ Thành dịch) 
Câu 1 : Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? (Mức 1)
	A . Xin được hạnh phúc.	
B. Xin được sức khỏe.
	C. Xin được sống lâu.
 D. Xin mọi vật vừa chạm đến đều hóa thành vàng.
Câu 2 : Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? (Mức 1)
 Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng 
 Thức ăn, nước uống đều biến thành vàng.	
 Vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng 
 Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo thì quả táo đó biến thành vàng, thức ăn, nước uống đều biến thành vàng.	
Câu3 : Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì? ( Mức 2)
A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
B. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước. 
C. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của 
D. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng lời nói.
Câu 4 : Từ nào trong câu ’’ Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát’’ là động từ ? ( Mức 2)
A. Mi-đát
B. đầy tớ.
C. dọn.
D. thức ăn.
Câu 5 : Những từ nào là danh từ riêng? ( Mức 2)
A. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.
B. Mẹ, con, núi, sóng biển .
C. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê .
D.	Cây, Hòn Tre, Tý.
Câu 6 : Hàng nào dưới đây gồm các từ láy? ( Mức 2)
A. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.
B. Oa oa, da dẻ, nghiêng nghiêng, phất phơ, trùi trũi.
C. Oa oa, hoàng hôn, xanh ngắt, bình minh.
D. Oa oa, loắt choắt, vàng óng.
Câu 7 : Câu: "Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?" là câu hỏi dùng để: ( Mức 2)
Nêu đề nghị . 
 Tự hỏi mình. 
Nêu yêu cầu .
Nêu lời khuyên.
Câu 8 :Hãy viết lại chủ ngữ trong câu sau “ Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân?(Mức 3 ) ..........................................................................................................................................
Câu 9 : Đặt một “câu kể ai làm gì”.(Mức 4)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
 GV ra đề: Châu Thị Thúy Hằng
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2018 – 2019
Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thầm) – Lớp: Bốn D
Thời gian: 40 phút
2/ Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Ý đúng
D
D
A
C
C
B
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 8: ( 0,5 đ)
Đáp án: Cha tôi.
Câu 9 : (1đ)
-Đáp án: VD: - Sau khi đi học về, em giúp mẹ nấu cơm.
 - Chiếc bút em đang dùng có màu sắc rất đẹp.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – Năm học: 2018 – 2019
Môn: Đọc thành tiếng – Lớp: 4
Đọc thành tiếng (5 điểm)
1/ Bài : Ông Trạng thả diều ( SGK/ 104)	
2/ Bài : Vẽ trứng ( SGK / 120 )	
3/ Bài : Người tìm đường lên các vì sao ( SGK /125)
4/ Bài : Văn hay chữ tốt ( SGK/129)
5/ Bài : Cánh diều tuổi thơ ( SGK/ 146)
1. Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ trong bài Tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập một (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng).
2. Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
 GV ra đề: Châu Thị Thúy Hằng
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
 GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm.
- Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm.
- Đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.
3. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
	- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm.
	- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.
4. Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm.
- Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm.
- Đọc quá 2 phút: 0 điểm.
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm.
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm.
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
Năm học: 2018 – 2019
Môn: Viết – Lớp: 4
Về thăm bà
	Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :
	-Bà ơi !
	Thanh bước xuống giàn thiên lí .Có tiếng người đi , rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ chạy lại gần .
	-Cháu đã về đấy ư ?
	Bà thôi nhai trầu ,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu ,âu yếm và mến thương .
 I. Chính tả nghe - viết: (5 điểm) – 30 phút
..........................................................................................................................................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 
 Năm học: 2018 – 2019
Môn: Viết – Lớp: 4
II. Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút
Đề bài: Hãy tả một đồ vật dụng cụ học tập mà em yêu thích. .
-------------------------------------------------------
 GV ra đề: Châu Thị Thúy Hằng
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT(Viết) – LỚP: 4
NĂM HỌC: 2018 - 2019
I. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.
 ..
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT(Viết) – LỚP: 4
NĂM HỌC: 2018 - 2019
II. Tập làm văn: (5 điểm)
- Giới thiệu được đồ vật em định tả ( 1 điểm )
- Tả bao quát đến chi tiết các bộ phận, diễn đạt ý rõ ràng ( 3 điểm) 
- Nêu được công dụng hoặc tình cảm đối với đồ vật được miêu tả. ( 1 điểm )
- Tùy theo mức độ mà giáo viên cho điểm 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 
TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG
LỚP: 4 .
HỌ TÊN: 
Thứ ..,ngày......tháng......năm..........
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN : TOÁN – LỚP: 4
Chữ ký
GT:
GK:
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GV:
Thời gian làm bài 40 phút
PHẦN I: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
Câu 1: (3điểm) Khoanh tròn vào kết quả đúng: ( Mức 1)
a/ Chọn số nào để khi điền vào chỗ chấm thì được 3 số tự nhiên liên tiếp: 495789, .,495791( Mức 1)
 A. 496790	B. 495790	C. 495792	D. 495788
b) Số tám trăm năm mươi triệu hai trăm linh sáu nghìn ba trăm viết là : ( Mức 1)
 A. 850 200 630	 B. 850 206 030	 C. 850 206 300 
c/ Số gồm: Năm triệu, bảy trăm nghìn, năm trăm hai chục và bốn đơn vị viết là: ( Mức 1)
A. 57024	B. 5700524	C. 57524	D. 575024
d/ Giá trị của chữ số 5 trong số sau 82 175 263 là : ( Mức 2)
A. 5000 000	B. 50 000	 C. 500	 D. 5000
e/ Số chia hết cho cả 2 và 5 là: ( Mức 1)
A. 356	B. 345	C. 652	 D. 760	
f) Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Diện tích hình chữ nhật đó là : ( Mức 4)
36 cm2 B. 72cm2 C. 144cm2 D. 720cm2
Câu 2: (2 điểm) Đặt tính rồi tính : ( Mức 2)
a/ 678 490 + 53 247	b/ 586 283 – 94 675
 	 .
 	 .
 	 .
 	 .
c/ 1567 x 45	d/ 6840 : 15
 	 .
 	 .
 	 .
 	 .
 	 .
Câu 3:Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1 điểm)( Mức 2 )
 206 x 16 + 206 x 4 
 ........................................................
.......................................................
..........................................................
 ..........................................................
Câu 4: (3 điểm): Một bao gạo cân nặng là 60kg, một bao ngô cân nặng là 70kg. Một xe ô tô chở 40 bao gạo và 30 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu kí-lô-gam gạo và ngô ? ( Mức 3)
Bài giải
 ....................................................
 ....................................................
 ....................................................
 ....................................................
 ....................................................
 ....................................................
 ....................................................
 ....................................................
Câu 5: Tìm x: (1 điểm) ( Mức 2)
 a) 42 x x = 15 792 b) x : 255 = 203
 . ................................................................................................................................................................
 GV ra đề: Châu Thị Thúy Hằng
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN: TOÁN - CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
PHẦN I: (2 điểm) Khoanh đúng vào chữ đặt trước mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Kết quả là:
Câu 1 (3 đ): Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
B: 495790
C: 850 206 300
 B: 5700524
 D: 5.000
 D: 760
B: 72cm2
Câu 2: (2đ) Mỗi ý trả lời đúng được 0, 5 điểm
 a- 678490	b- 	 586283
 + 53247	 - 94675
 731737	 491608
	c- 	1567	d- 6840 	15
	 x 45 084 456
 7835 090
 6268 0
	 70515	
Câu 3:Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1 điểm)
 206 x 16 + 206 x 4 = 206 x ( 16 + 4) ( 0,5đ)
 = 206 x 20 ( 0,25đ)
 = 4120 ( 0,25 đ)
Câu 4: ( 3đ). Bài giải:
Số kg của 40 bao gạo là: (0, 5 đ)
60 x 40 = 2400 (kg) (0, 5 đ)
Số kg của 30 bao ngô là: (0, 5 đ)
70 x 30 = 2100 (kg) (0, 5 đ)
Số kg gạo và ngô xe ô tô chở tất cả là: (0, 5 đ)
2400 + 2100 = 4500 (kg) (0,25 đ)
 Đáp số: 4500 kg. (0,25 đ)
Câu 5 : ( 1đ)
 a/ 42 x X = 15792	b/X : 255 = 203
 X = 15792 : 42 X = 203 x 255 
 X = 376	 X = 51765
* -Lưu ý đúng phép tính sai lời giải không cho điểm.
 -Nếu học sinh làm cách giải khác hợp lí vẫn được điểm. 
 - Sai đơn vị phép tính đó 0 điểm.
TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG
LỚP: 4 .
HỌ TÊN: 
Thứ ..,ngày......tháng......năm..........
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN : KHOA HỌC – LỚP: 4
Chữ ký
GT:
GK:
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GV:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau:
Câu 1: Nước tồn tại ở mấy thể ? (1 điểm) (Mức 1)
 A. Ba thể B. Hai thể C. Bốn thể D. Năm thể
Câu 2: Các bệnh lây qua đường tiêu hóa là : (1điểm) (Mức 1)
 A. Tiêu chảy, bệnh tả, kiết lị, viêm họng ...
 B. Tiêu chảy, bệnh tả, sâu răng...
 C. Tiêu chảy, bệnh tả, kiết lị...
 D. Tiêu chảy, bệnh tả, bệnh quáng gà, ...
Câu 3: Tính chất của không khí là: (1 điểm) (Mức 2)
 A. Không mùi, không vị. 
 B. Có thể bị nén lại hoặc dãn ra. 
 C. Không có hình dạng nhất định.
 D. Không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc dãn ra. 
Câu 4: Khí nào duy trì sự cháy? (1 điểm) (Mức 2)
 A. Các-bô-níc 
 B. Oxi. 
 C. Ni-tơ.
 D. Các-bô-níc, oxi, ni- tơ. 
Câu 5: Đúng ghi (Đ ), sai ghi (S) vào ô trống ( 2điểm ) (Mức 3)
	 . Nước sạch luôn có sẵn trong tự nhiên
 Nguồn nước là vô tận cứ việc dùng thoải mái.
 . Phải tốn nhiều công sức ,tiền của mới sản xuất ra được nước sạch nên cần tiết kiệm .
 Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân , vừa để cho nhiều người khác được 
dùng nước sạch. 
Câu 6: Nối ở cột A với cột B cho phù hợp. (2 điểm) (Mức 4)
 A B
Có nhiều phù sa
Nước sông, hồ, ao
b. thường bị vẩn đục vì lẫn nhiều đất, cát
Nước sông
d. thường trong vì không bị lẫn nhiều đất, cát.
c. thường có màu xanh
4.Nước hồ, ao có nhiều tảo sinh sống.
3.Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy
Câu 7: Thế nào là nước sạch? (2 điểm) (Mức 3)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
 GV ra đề: Châu Thị Thúy Hằng
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN: KHOA HỌC - CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
	Câu 1: A (1 điểm )
	Câu 2: C (1 điểm )
	Câu 3 : D (1 điểm )
Câu 4 : B (1 điểm )
	Câu 5 : S - S - Đ - Đ (2 điểm )
	Câu 6: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (2 điểm)
 	1 – b	2 – a 	3 – d	4 – c
Câu 7 : Nước sạch là nước trong suốt , không màu , không mùi , không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người .(2 điểm )
TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG
LỚP: 4 .
HỌ TÊN: 
Thứ ..,ngày......tháng......năm..........
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN : LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ – LỚP: 4
Chữ ký
GT:
GK:
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GV:
PHẦN I : LỊCH SỬ
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm: ( 1 điểm ) (Mức 1)
	A. 40 B. 968 C. 938 D. 986
Câu 2 : Nhà Trần đã làm gì để phòng chống lũ lụt giúp kinh tế nông nghiệp phát triển? ( 1 điểm ) (Mức 2)
Nhà Trần đã xây dựng quân đội hùng mạnh để phòng chống lũ lụt
Nhà Trần đã xây thành để phòng chống lũ lụt
Nhà Trần đắp đê phòng chống lũ lụt
Nhà Trần lập khuyến nông xứ để phòng chống lũ lụt.
 Câu 3: Điền các từ ngữ: (từ miền đất chật hẹp, ở trung tâm đất nước) vào chỗ trống của câu sau cho thích hợp. (1 điểm) (Mức 3)
Vua thấy đây là vùng đất đất rộng lại bằng phẳng. Dân cư không khổ vì ngập nước, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, Vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống âm no thì phải dời đô .Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. 
Câu 4: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì? ( 2 điểm ) (Mức 4)
PHẦN II : ĐỊA LÍ
	Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ : (1điểm) (Mức 1)
Lớn thứ nhất
Lớn thứ hai
Lớn thứ ba
Lớn thứ tư
Câu 2 : Hoàng Liên Sơn là dãy núi : (1điểm) (Mức 2)
	A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
	B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
	C. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.
 D. Cao nhất nước ta, có đỉnh hình tam giác, sườn dốc.
Câu 3: Thế mạnh của Trung du Bắc Bộ : (1điểm) (Mức 3)
A. Đánh, bắt cá, thủy hải sản.
	B. Trồng cà phê.
	C. Trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè.
 D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 4 : Điền từ ngữ Đà Lạt, công trình , không khí , nghỉ ngơi vào chỗ chấm cho thích hợp (2điểm ) (Mức 4)
	Những điều kiện để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát: 
Nhờ có ..................................trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp. Nhiều .....................................phục vụ cho .. và du lịch. Nên . . trở thành thành phố du lịch nghỉ mát, nổi tiếng.
 GV ra đề: Châu Thị Thúy Hằng
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
MÔN: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ - CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2018 - 2019
PHẦN I : LỊCH SỬ ( 5 điểm )
	Câu 1: A (1 điểm )
	Câu 2 : C (1 điểm )
	Câu 3 : ( 1 điểm ) (Nối mỗi ý đúng được 0,5 điểm )
1. ở trung tâm đất nước 
2. từ miền đất trật hẹp.
	Câu 4 : Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.( 2điểm)
PHẦN II : ĐỊA LÍ ( 5 điểm )
	Câu 1 : B (1 điểm)
	Câu 2 : B (1 điểm )
	Câu 3 : C (1 điểm )
	Câu 4 : ( 2 điểm ) Điền đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
không khí
công trình
nghỉ ngơi
Đà Lạt

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_4_nam_hoc_2018_2019.doc