Bài kiểm tra Cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2020-2021

Bài kiểm tra Cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A/ Mười lăm tuổi

B/ Mười sáu tuổi

C/ Mười hai tuổi

D/ Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A/ Ở đảo Phú Quý

B/ Ở đảo Trường Sa

C/ Ở Côn Đảo

D/ Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A/ Bình tĩnh.

B/ Bất khuất, kiên cường.

C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.

D/ Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A/ Trong lúc chị đi theo anh trai

B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển

C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A/ Yêu đất nước, gan dạ

B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A/ Vào năm mười hai tuổi

B/ Sáu đã theo anh trai

C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D/ Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A/ Hồn nhiên

B/ Hồn nhiên, vui tươi

C/ Vui tươi, tin tưởng

D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

 

doc 9 trang cuckoo782 4120
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HOC KỲ I 
LỚP 4 - NĂM HỌC 2020-2021
A. MÔN TIẾNG VIỆT
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)
 Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)
2. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) - 25 phút 
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)
A/ Mười lăm tuổi
B/ Mười sáu tuổi
C/ Mười hai tuổi
D/ Mười tám tuổi
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)
A/ Ở đảo Phú Quý
B/ Ở đảo Trường Sa
C/ Ở Côn Đảo
D/ Ở Vũng Tàu
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
A/ Bình tĩnh.
B/ Bất khuất, kiên cường.
C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.
D/ Buồn rầu, sợ hãi.
Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
A/ Trong lúc chị đi theo anh trai
B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển
C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
A/ Yêu đất nước, gan dạ
B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
A/ Vào năm mười hai tuổi
B/ Sáu đã theo anh trai
C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng
D/ Sáu
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
A/ Hồn nhiên
B/ Hồn nhiên, vui tươi
C/ Vui tươi, tin tưởng
D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?
	“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và chỉ rõ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu
(1 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) - 15 phút
Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)
 (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
2. Tập làm văn: (8 điểm) - 25 phút
Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HOC KỲ I 
LỚP 4 - NĂM HỌC 2020-2021
MÔN TIẾNG VIỆT
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Phần đọc tiếng: 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ ( Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Phần đọc hiểu: 7 điểm
Câu 1.(0,5đ) ý C.
Câu 2.(0,5 đ) ý C.
Câu 3.(0,5 đ) ý B.
Câu 4. (0,5 đ) ý D
Câu 5. (1 đ) ý D
Câu 6. (1 đ) ý D
Câu 7. (1đ) ý B
Câu 8 (1đ) dùng yêu cầu, đề nghị
Câu 9 (1đ) HS viết 
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
	1. Chính tả: 2 điểm
- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài
	2. Tập làm văn: 8 điểm
A - Yêu cầu: 
- Học sinh viết được bài văn tả đồ vật với bố cục rõ ràng : dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)
- Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như só sánh, nhân hóa, khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 
- Diễn đạt lưu lóat. 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
B - Biểu điểm : 
- Mở bài: 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm
+ Nội dung: 1,5 điểm ; + Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài: 1 điểm
- Chữ viết: 0,5 điểm
- Sáng tạo: 1 điểm
B. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021	
Môn: Toán
(Thời gian: 40 phút)
I.TRẮC NGHIỆM: * (3.5đ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 
Bài 1.Chữ số hàng triệu của số 136 070 345 là: 
 A. 9 B. 6 C. 3 D. 7 
Bài 2. Số lớn nhất trong các số 72 385; 72 538; 72 853; 71 999 là: 
 A. 72 385 B. 72 538 C. 72 853 D. 71 999 
Bài 3. Số Ba trăm sáu mươi bảy triệu không nghìn năm trăm ba mươi được viết là: 
 A. 3670 530 B. 367 530 C. 376 000 350 D. 367 000 530
Bài 4. Số: 320 675 401 đọc là:....... 
Bài 5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm : (1đ) 
 a. 254600 cm2 = .......m2.........cm2 ; b. m2 =................dm2
Bài 6. Câu nào đúng ghi Đ câu nào sai ghi S vào ô vuông sau: 
A B
 D C
 A. Cạnh AB vuông góc với cạnh AD	
 B. Cạnh AD vuông góc với cạnh DC 
 C. Cạnh BC vuông góc với CD
 D. Cạnh AB song song với DC 
II. TỰ LUẬN: ( 6.5ĐIỂM)
Bài 7. Đặt tính rồi tính: (3đ) 
a. 254632 + 134258 b. 798643-56429 c. 245 x 304 d. 2599 :23
Bài 8 .Khối lớp Bốn có 72 học sinh chia làm các nhóm, mỗi nhóm có 8 học sinh. Khối lớp Năm có 63 học sinh chia làm các nhóm, mỗi nhóm có 9 học sinh. Hỏi cả hai khối có tất cả bao nhiêu nhóm? (2đ) 
Bài 9 . Dũng và Minh có tổng cộng 64 viên bi, biết rằng nếu Dũng cho Minh 8 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? 
 ĐÁP ÁN TOÁN 4
I.TRẮC NGHIỆM: (6đ)
 Khoanh trúng mỗi câu 0,5 điểm, 
1
2
3
B
C
D
Bài 4: 320 675 401: ba trăm hai mươi triệu sáu trăm bảy nươi lăm nghìn bốn trăm linh một. 0,5 đ)
 Bài 5: Điền đúng mỗi câu 0,5 đ
 A. 254600 cm2 = ..25m24600cm2 ; B. m2 =50dm2
Bài 6: Điền đúng mỗi câu 0,25 đ
Đ
 A. Cạnh AB vuông góc với cạnh AD	
Đ
 B. Cạnh AD vuông góc với cạnh DC 
S
 C. Cạnh BC vuông góc với CD
Đ
 D. Cạnh AB song song với DC
II.TỰ LUẬN: (6.5đ)
Bài 7 (3.5 đ) : Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính a, b (0,5 đ). c, d (1đ) Nếu đặt không thẳng cột trừ toàn câu 0,5 đ
Bài 8. Giải đúng các bước và sạch sẽ (2đ)
	Giải
 Số nhóm của học sinh khối lớp 4 là: (0,5 đ). 
 72 : 8 = 9 (nhóm)
 Số nhóm của học sinh khối lớp 5 là:	 (0,5 đ). 
	63 : 9 = 7 (nhóm)
Số nhóm của cả hai khối lớp là: (0,5 đ). 
	9 + 7 = 16 (nhóm)
	Đáp số: 16 nhóm (0,5 đ). 
Hoặc: Số nhóm của cả hai khối lớp là: 
 72 : 8 + 63 : 9 = 16 (nhóm)
	Đáp số: 16 nhóm 
 Bài 9. Giải đúng toàn bài 1.5 đ 
 Giải
 Vì Dũng cho Minh 8 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau nên số bi của Dũng nhiều hơn số bi của Minh là:
 8 + 8 = 16 (viên) (0,5đ)
 Số bi của Dũng có là:
	(64 + 16) : 2 = 40 (viên) (0,5 đ)
 Số bi của Minh có là:
 40 – 16 = 24 (viên) (0,5 đ)
	ĐÁP SỐ: 24 viên bi	
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021	
Môn: Lịch Sử - Địa lý 
(Thời gian: 40 phút)
A. PHẦN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM: Chọn ý đúng
Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? (M1)
A. Đại Cồ Việt. 
B. Âu Lạc. 
C. Việt Nam. 
D. Văn Lang.
Câu 2: Ai là người lãnh đạo nhân dân ta chống lại quân Nam Hán năm 938? (M1)
A. Hai Bà Trưng. 
B. Ngô Quyền. 
C. Dương Đình Nghệ. 
D. Lê Hoàn.
Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? (M2)
A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt.
B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
C. Cả hai ý trên đều sai.
D. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? (M2)
A. Để chống lũ lụt.
B. Để chống hạn hán.
C. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang.
D. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
Câu 5: Hãy chọn sự kiện ở cột A với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng (M3).
A
B
1. Xây thành Cổ Loa
A. An Dương Vương
2. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt
B. Trần Hưng Đạo
3. Chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
C. Lý Công Uẩn
4. Dời kinh đô ra Thăng Long
D. Lý Thường Kiệt
II. TỰ LUẬN:
Câu 6 (1 điểm): Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? (M3)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
B. PHẦN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về Dãy núi Hoàng Liên Sơn? (M1)
A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
C. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
D. Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
Câu 8: Trung du Bắc Bộ là vùng: (M1)
A. Có thế mạnh về đánh cá.
B. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta.
C. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.
Câu 9: Chọn ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp: (M3)
A
Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên
B
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
1. Có các cao nguyên được phủ đất đỏ Ba-dan
A. Khai thác sức nước
2. Có nhiều loại rừng
B. Khai thác gỗ và lâm sản
3. Là nơi bắt nguồn nhiều con sông
C. Chăn nuôi gia súc
4. Có nhiều đồng cỏ lớn
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm
II. TỰ LUẬN:
Câu 10: Em hãy kể tên một số lễ hội nổi tiếng: (M2)
a) Ở Tây Nguyên:.......................................................................................................
b) Ở Đồng bằng Bắc Bộ:............................................................................................
Câu 11: Ở xã Tân Minh có trồng nhiều lúa gạo như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ không? Vì sao? (M4)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Đáp án môn Lịch sử - Địa lý 4 
A. LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
D
B
A
D
1-A
2-D
3-B
4-C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. TỰ LUẬN: (2đ )
Câu 6 (1 điểm): Vì Đại La là vùng đất trung tâm của đất nước, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt.
B. ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu hỏi
7
8
9
Đáp án
B
C
1-D
2-B
3-A
4-C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. TỰ LUẬN:
Câu 10: (1điểm)
a.Tây Nguyên: Lễ hội Cồng chiêng, hội đua voi, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội ăn cơm mới (0,5 điểm).
b. Đồng bằng BB: Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng, Lễ hội Bà Chúa Kho (0,5 điểm).
Câu 11:(1 điểm)
Ở xã em không trồng được nhiều lúa gạo vì không có những điều kiện thuận lợi như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ:
Là vùng đất đòi núi.
Diện tích trồng lúa nước eo hẹp.
Người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021	
Môn: Khoa học 
(Thời gian: 40 phút)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (1 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp 
B. Thức ăn
C. Nước uống 
D. Tất cả các ý trên
Câu 2 (1 điểm): Chất đạm và chất béo có vai trò:
A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể
C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng?
A. Ăn vừa phải 
B. Ăn theo khả năng
C. Ăn dưới 300g muối
D. Ăn trên 300g muối
Câu 4 (1 điểm): Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm?
A. 1 nhóm 
B. 2 nhóm
C. 3 nhóm 
D. 4 nhóm
Câu 5 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là:
A. Khí Ni-tơ 
B. Khí Ôxi và khí Hiđrô
C. Khí Các- bô- níc và khí ni-tơ 
D. Khí Ôxi và khí Ni-tơ
Câu 6 (1 điểm): Không khí và ước có tính chất gì giống nhau:
A. Hòa tan một số chất. 
B. Không màu, không mùi.
C. Chảy từ cao xuống thấp 
D. Tất cả các ý trên.
PHẦN II; TỰ LUẬN
Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 10 (1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đáp án đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
C
D
D
B
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì?
Trả lời: Trong quá trình con người lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.
Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
Trả lời: Chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều lấy từ nguồn thức ăn khác nhau.
Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?
Trả lời: Muốn phòng bệnh béo phì cần:
- Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và rèn luyện thể dục, thể thao.
Câu 10 (1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Trả lời: Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_cac_mon_lop_4_nam_hoc_2020_2021.doc