Bài giảng Tiếng Việt Lớp 4 - Bài 8B: Ước mơ giản dị (Tiết 2) - Năm học 2021-2022
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chuẩn bị kể chuyện về ước mơ.
1) Thi nêu đúng và nhanh tên truyện trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập một nói về ước mơ của con người.
Gợi ý:
- Ở Vương quốc Tương Lai: ước mơ của các bạn nhỏ mang lại cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp và giàu mạnh cho con người.
- Lời ước dưới trăng: ước mơ giản dị và cao đẹp của chị Ngàn.
- Đôi giày ba ta màu xanh: ước mơ giản dị của chị phụ trách Đội và Lái.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt Lớp 4 - Bài 8B: Ước mơ giản dị (Tiết 2) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2021 Tiếng Việt Bài 8B: Ước mơ giản dị (Tiết 2) Mục tiêu Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ. A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chuẩn bị kể chuyện về ước mơ. 1) Thi nêu đúng và nhanh tên truyện trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập một nói về ước mơ của con người. Gợi ý: - Ở Vương quốc Tương Lai: ước mơ của các bạn nhỏ mang lại cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp và giàu mạnh cho con người. - Lời ước dưới trăng: ước mơ giản dị và cao đẹp của chị Ngàn. - Đôi giày ba ta màu xanh: ước mơ giản dị của chị phụ trách Đội và Lái. 2) Những câu chuyện kể lại ước mơ của con người: a) Những ước mơ đẹp. - Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc (như ước mơ của em bé trong Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen hay của chú bé Rê-mi trong truyện Không gia đình của Ma-lô. - Ước mơ chinh phục thiên nhiên (như ước mơ của các bạn nhỏ trong vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai của Mát-téc-lích) b) Những ước mơ viển vông, phi lí. Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước (Truyện cổ tích Ba-na). Ước mơ phi lí thể hiện lòng tham không đáy của người vợ ông lão đánh cá trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pu- skin. 2.a) Kể chuyện về ước mơ Giới thiệu câu chuyện (nêu tên câu chuyện và các nhân vật) Kể diễn biến câu chuyện (nêu các sự việc theo đúng thứ tự) Kết thúc câu chuyện (nêu kết cục câu chuyện hoặc nêu cảm nhận) - Bạn kể câu chuyện có đúng trình tự và đủ các sự việc chính không? - Lời kể của bạn có rõ ràng, dễ hiểu, truyền cảm không? - Bạn đã thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt kết hợp với lời kể chưa? b ) Nhận xét bạn kể theo gợi ý: Gợi ý: Ư ớc mơ của nhân vật trong câu chuyện có ý nghĩa gì đối với những người xung quanh. c) Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện. 3. Thi kể chuyện: Ông lão đánh cá và con cá vàng Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển. Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngốc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng. Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ. 3. Thi kể chuyện: - Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. Dặn dò Kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe. Chuẩn bị kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. CHÀO CÁCEM !
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_4_bai_8b_uoc_mo_gian_di_tiet_2_nam.pptx