Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 14: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (Tiết 2) - Năm học 2020-2021

Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 14: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (Tiết 2) - Năm học 2020-2021

5. Nhận xét về phần thân bài miêu tả cái trồng trường.

a) Đọc thầm phần thân bài miêu tả cái trống trường.

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

 Sáng sáng đi học tới gần trường, tôi nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học.Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “cầm càng” cho chúng tôi theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!”đều đặn. Khi anh ta “xả hơi” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “xả hơi” sau một buổi học.

b) Trả lời câu hỏi ( nhóm)

Em hãy:

a. Tìm câu văn tả bao quát cái trống.
b. Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả.
c. Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.

 

ppt 16 trang ngocanh321 2350
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 14: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật (Tiết 2) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Tiếng ViệtBài 14C: Đồ vật quanh em (Tiết 2)Mục tiêuSử dụng được câu hỏi theo mục đích khác.2. Bước đầu vận dụng để miêu tả đồ vật; viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn tả cái trống.a) Đọc thầm phần thân bài miêu tả cái trống trường. Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, tôi nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học.Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “cầm càng” cho chúng tôi theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!”đều đặn. Khi anh ta “xả hơi” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “xả hơi” sau một buổi học.5. Nhận xét về phần thân bài miêu tả cái trồng trường.Em hãy:a. Tìm câu văn tả bao quát cái trống.b. Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả.c. Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.Bai 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Tiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020b) Trả lời câu hỏi ( nhóm) Câu tả bao quát cái trống: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Tiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Mình trốngĐầu trốngNêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả.Ngang lưng trống Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, tôi nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ vào học.Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “cầm càng” cho chúng tôi theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” đều đặn. Khi anh ta “xả hơi” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “xả hơi” sau một buổi học.tròn như cái chum Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.tiếng ồm ồm giụcgiã “Tùng! Tùng! Tùng!”những lúc tập thể dục, anh trống lại “cầm càng” cho chúngtôi theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” đều đặn“xả hơi”một hồi dàiBài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Tiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Hình dáng: tròn như cái chum. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.Âm thanh: - Tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng !”. Giục trẻ rảo bước tới trường.Trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” đều đặn. Trống “xả hơi” một hồi dài.c. Hoạt động thực hành.1. Viết thêm phần mở bài và kết bài để thành bài văn hoàn chỉnh tả cái trống.Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Tiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Có hai cách mở bài: + Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật định tả. + Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào, giới thiệu đồ vật định tả.Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Tiếng Việt Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Có hai cách kết bài bài: + Kết bài không mở rộng là kết bài miêu tả không có bình luận gì thêm.+ Kết bài mở rộng là sau khi kết bài có bình luận thêm về đồ vật.* Gợi ý viết mở bài cho bài văn tả cái trống:+ Cái trống đó là của trường em hay em đã quan sát được ở đâu?+ Nó được dùng để làm gì?Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Tiếng Việt Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020* Gợi ý viết kết bài cho bài văn tả cái trống:+ Em có yêu thích cái trống của trường em không ? Vì sao ?+ Cái trống đã gắn bó với em và các bạn học sinh ở trường như thế nào?* Kết bài mở rộng: Rồi mai đây, chúng tôi sẽ phải rời xa mái trường tiểu học Bản Xen thân thương nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thưở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi.*Kết bài không mở rộng: Trống trường đã trở thành người bạn đồng hành với chúng em. Mai đây, khi lớn lên, dù có đi đến bất cứ nơi nào của Tổ quốc song tiếng trống trường mãi mãi vẫn bập bùng bao kỉ niệm. Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ "tùng, tùng, tùng, ..." gọi chúng tôi đến trường nhé!2. Các câu hỏi sau được dùng để làm gì ?Có nín đi không?Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô giáo ?Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?Tiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2) ATình huống a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.Đặt câu: .Tình huống b) Đến nhà một bạn cùng lớp chơi, em thý nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.Đặt câu: .Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)Tiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020 CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬTTHÂN BÀIKẾT BÀIGiới thiệu đồ vật sẽ tảMB theo kiểu trực tiếpMB theo kiểu gián tiếpTả những bộ phận có đặc điểm nổi bậtTả bao quátKB theo kiểu mở rộngNêu cảm nghĩ hoặc tình cảmKB theo kiểu không mở rộngMỞ BÀITiếng ViệtThứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020Bài 14C: Đồ vật quanh em ( tiết 2)* CỦNG CỐ:CHÀO CÁC EM !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_lam_van_lop_4_tuan_14_cau_tao_bai_van_mieu_ta.ppt