Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Năm học 2019-2020

Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Năm học 2019-2020

Đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( họa, nhạc, võ thuật,.).Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh chị hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.

 1. Xác định mục đích trao đổi. Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của mình và giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà anh chị đặt ra để anh (chị) ủng hộ nguyện vọng ấy.

2.Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải đáp:

a. Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học văn hóa ở trường.

b. Ngoài giờ học ở trường, em phải dành thời gian làm việc nhà. Học thêm các môn năng khiếu, sẽ không làm giúp gia đình được.

c. Nhà em ở xa câu lạc bộ đi học các môn năng khiếu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

d. Em không có năng khiếu họa, nhạc hoặc võ thuật.

e. Em gầy yếu không học võ thuật được.

g. Con gái đi học võ thuật người ta chê cười.

 

pptx 22 trang ngocanh321 2940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂNLuyện tập trao đổi ý kiến với người thânThứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2019Tập làm vănLuyện tập trao đổi ý kiến với người thânĐề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( họa, nhạc, võ thuật,...).Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh chị hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.Gợi ý 1. Xác định mục đích trao đổi. Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của mình và giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà anh chị đặt ra để anh (chị) ủng hộ nguyện vọng ấy. 2.Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải đáp:a. Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học văn hóa ở trường.b. Ngoài giờ học ở trường, em phải dành thời gian làm việc nhà. Học thêm các môn năng khiếu, sẽ không làm giúp gia đình được.c. Nhà em ở xa câu lạc bộ đi học các môn năng khiếu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.d. Em không có năng khiếu họa, nhạc hoặc võ thuật.e. Em gầy yếu không học võ thuật được.g. Con gái đi học võ thuật người ta chê cười.3.Khi đóng vai trao đổi với bạn cùng nhóm, cần sử dụng cử chỉ, điệu bộ hỗ trợ cho lời nói. Hôm đi dự Hội khoẻ Phù Đổng của thành phố, thấy các bạn cùng lứa tuổi biểu diễn võ thuật, em thích lắm! Về nhà, em liền trao đổi với anh trai nguyện vọng muốn học môn Ka-ra-te. Em sợ mẹ sẽ không đồng ý, vì em là con gái, nhà lại ở xa Câu lạc bộ. Nỗi băn khoăn của em được anh trai tìm cách giúp đỡ. Anh bảo : - Em cứ nói với mẹ rằng muốn tập võ để nâng cao sức khoẻ, rèn luyện bản lĩnh và phòng thân. Mỗi tuần học hai buổi, anh sẽ đưa đón bằng xe đạp. Được anh trai hết lòng ủng hộ, em mạnh dạn thưa chuyện với mẹ. Không ngờ, mẹ đồng ý ngay. Từ ngày học võ ở Câu lạc bộ, em thấy sức khoẻ tốt hơn và tinh thần sảng khoái hơn, học bài mau nhớ, mau thuộc. Không tin, các bạn cứ làm thử xem! 1. Sắm vai trao đổi trong nhóm đôi Em gái: - Anh ơi, trường em mới mở lớp dạy võ Vovinam. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé! Anh trai: - Trời ơi, con gái mà đòi học võ à? Em gầy yếu không có thể lực làm sao học võ được. Anh thấy em nên đi học lớp dinh dưỡng thì hay hơn. Em gái: - Em yếu nên mới học võ để có thể tự bảo vệ mình và cũng là rèn luyện thân thể để có sức khỏe hơn mà. Anh trai: - Nhưng con gái mà đi học võ người ta sẽ cười chê cho là mình không ra dáng con gái nữa. Em gái: - Ai nói anh học võ là không ra dáng con gái? Anh đã thấy chị Thúy Hiền biểu diễn chưa nào? Đẹp mê hồn đấy chứ! Anh trai: - Thôi được rồi, nếu em thực sự thích môn võ ấy thì anh ủng hộ nhưng em phải hứa là không làm ảnh hưởng đến việc học và giúp mẹ đâu nhé! Em gái (reo lên): - Em cảm ơn anh hai, em xin hứa!Thảo luận nhóm đôiThi trình bày trước lớpHướng dẫn cách nhận xét: + Nội dung trao đổi có đúng với đề bài không?+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn có phù hợp với bai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tap_lam_van_lop_4_tuan_11_luyen_tap_trao_doi_y_kie.pptx